Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam

MỤC LỤC

1. Tóm tắt báo cáo.8

2. Giới thiệu .17

3. Hai thập kỷhội nhập: Từ Đổi mới đến gia nhập WTO và tham gia các FTA

ASEAN Cộng .19

3.1. Việt Nam hội nhập kinh tế. 19

3.2. Tổng quan hệthống thương mại và đầu tưcủa Việt Nam. 23

3.3. Tác động kinh tếcủa hội nhập ởViệt Nam. 33

3.4. Phương pháp tiếp cận chung. 38

4. Quản trịhội nhập trong bối cảnh thịtrường tài chính biến động .39

4.1. Biến động kinh tếvĩmô được dựbáo. 40

4.2. Quản trịrủi ro trong điều kiện thịtrường tài chính biến động. 41

5. Ngành dệt - may .44

5.1. Tổng quan và cấu trúc ngành. 44

5.2. Rào cản thương mại và đầu tư. 45

5.3. Lợi ích kinh tếtừviệc đẩy mạnh tựdo hóa hơn nữa. 47

6. Phương tiện giao thông .50

6.1. Tổng quan và cấu trúc ngành. 50

6.2. Rào cản đầu tưvà thương mại. 54

6.3. Tác động của tựdo hóa. 54

7. Hóa chất .56

7.1. Bối cảnh và cấu trúc ngành. 56

7.2. Đầu tưvà Rào cản thương mại. 59

7.3. Đánh giá tác động tựdo hóa. 60

8. Dược phẩm.62

8.1. Bối cảnh và cơcấu ngành. 62

8.2. Đầu tưvà rào cản thương mại. 63

8.3. Đánh giá tác động tựdo hóa thương mại. 65

9. Thiết bịvà máy móc tạo năng lượng (điện).67

9.1. Bối cảnh và cơcấu ngành. 67

9.2. Đầu tưvà rào cản thương mại. 70

9.3. Tác động của tựdo hóa. 71

10. Điện tử.73

10.1. Bối cảnh và cơcấu ngành. 73

10.2. Thương mại và Rào cản đầu tư. 73

10.3. Tác động của tựdo hóa. 74

11. Bán lẻvà phân phối .75

11.1. Tổng quan và cấu trúc ngành . 75

11.2. Đầu tưvà rào cản thương mại . 76

11.3. Đánh giá tác động của tựdo hóa . 77

12. Dịch vụViễn Thông.81

12.1. Tổng quan và cấu trúc ngành . 81

12.2. Rào cản thương mại và Đầu tư. 83

12.3. Tác động của tựdo hóa . 85

13. Công nghiệp xây dựng .87

13.1. Tổng quan và Cấu trúc ngành. 87

13.2. Rào cản thương mại và đầu tư. 89

13.3. Đánh giá Tác động của tựdo hóa. 92

14. Dịch vụTài chính.96

14.1. Tổng quan. 96

14.2. Cấu trúc của ngành Ngân hàng Việt Nam. 96

6

14.3. Tựdo hóa tài chính ởViệt Nam: Các cam kết quốc tếvà Vấn đềthực thi cam kết. 102

14.4. Đánh giá tác động của tựdo hóa . 105

15. Đánh giá triển vọng tựdo hóa thương mại .108

15.1. Những hậu quảcủa bảo hộ đối với kinh tếViệt Nam. 108

15.2. Mởrộng thương mại hay chuyển hướng thương mại.110

15.3. Những thách thức trong việc điều chỉnh chính sách.111

15.4. Đạt được tăng trưởng cao.111

16. Thách thức trong tương lai.112

16.1. Lợi ích kinh tếvà các quá trình hội nhập hiện thời.112

16.2. Đẩy mạnh việc củng cốchính sách và khung khổpháp luật.112

16.3. Hội nhập ngày càng sâu rộng.113

16.4. Những gợi ý chính sách cho việc phát triển và tăng trưởng kinh tế.113

17. Phụlục .115

17.1. Các nghiên cứu vềhội nhập của Việt Nam.115

17.2. Phân tích chi phí của bảo hộ.118

17.3. Danh mục tài liệu tham khảo. 12

pdf125 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bayer33 và Syngenta (Thụy Sĩ) có nhà máy sản xuất tại Biên Hòa, sản xuất các hóa chất nông nghiệp. Cả hai công ty này chỉ cung ứng cho thị trường địa phương, và hoạt động với công nghệ pha trộn và đóng gói lại lạc hậu. Arkema (Pháp) cũng có nhà máy ở Biên Hòa, sản xuất hợp chất PVC cho ngành nhựa. Merck, Rhodia, và BASF là những công ty có mặt trên thị trường, nhưng mới chỉ dưới hình thức các văn phòng đại diện. Với những điều kiện thị trường thuận lợi, những công ty này, và những công ty khác, có thể thúc đẩy hoạt động ở Việt Nam để mang lại lợi ích cho toàn ngành. Trung Quốc ít xuất hiện ở lĩnh vực này hơn các lĩnh vực khác, cho dù Trung Quốc cung cấp nguyên liệu rẻ hơn. Việt Nam cũng có tiềm năng cung ứng nhiều nguyên liệu cho ngành nhựa để đáp ứng hoạt động sản xuất của điện thoại di động, máy in lase, và máy tính xáh tay. Rất nhiều công ty đang chuyển dần từ Trung Quốc sang Việt Nam (như Acer). 7.3. Đánh giá tác động tự do hóa Như đã đề cập, lĩnh vực này ít chịu tác động của những hạn chế thương mại và đầu tư. Do đó. Do đó, tác động mang tính xúc tác của tự do hóa đối với lĩnh vực này (như thuế quan) là tương đối nhỏ. Tuy vậy, ngành này cũng cần vốn đầu tư nước ngoài, và khi ít có những rào cản cụ thể, những cải cách tiến bộ trong gây tác động đến FDI trong lĩnh vực này (như quyền thành lậo, quản lý kinh tế vĩ mô, can thiệp về hành chính, tính minh bạch, xử lý lợi nhuận để lại...) lại có tiềm năng cải thiện đáng kể triển vọng toàn ngành trong tương lai. Những tác động tích cực có thể xảy ra đối với những lĩnh vực sau. Đầu tư vốn: Thiếu vốn thường xuyên và thiếu máy móc hiện đại là một thách thức lớn đối với sự phát triển.Hầu hết thiết bị trong ngành hóa chất và nhựa đều được nhập khẩu, trong đó nhiều thiết bị lạc hậu được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Do mức vốn đầu tư thấp nên cả ngành hóa chất và nhựa đều không phát triển đúng với tiềm năng vốn có của ngành. Những lĩnh vực có khả năng cải thiện gồm: đổi mới công nghệ, quản lý marketing, hiệu quả sản xuất và thiết kế/phát triển sản phẩm. 33 Bayer có hai nhà máy với quy mô lớn ở khu vực; một tại Map Ta Hut ở Thái Lan, nơi sản xuất polycarbonat, và một ở Thượng Hải ở Trung Quốc (nhà máy lớn nhất của Bayer ngoài Đức) nơi sản xuất polycarbonat và polyethan. 61 Hầu hết các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và thiếu vốn, đây chính là hạn chế để tiếp cận máy móc phức tạp với chi phí cao. Một số doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp những khó khăn khi gia nhập thị trường cung ứng máy móc cho ngành nhựa bởi họ bán thiết bị được thiết kế cho những doanh nghiệp lớn. Lao động: Đa số lực lượng lao động thiếu kỹ năng do trình độ công nghệ lạc hậu và thiếu giáo dục và đào tạo chính thức và do yếu kém trong quản lý ở nhiều doanh nghiệp. Thiết lập quan hệ đối tác với các nhà đầu tư nước ngoài có thể là một giải pháp để giúp nâng cao kỹ năng mà ngành này đòi hỏi. Tích cực đào tạo nhân viên là rất cần thiết nếu Việt Nam muốn đạt được trình độ quản lý mạnh trong lĩnh vực hóa chất theo quy định REACH của EU, một tiêu chuẩn khó khăn nhất trên thế giới. Quy định REACH về quản lý hóa chất được nhiều ngành áp dụng và bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam từ đầu năm 2008. Nhật Bản đã hỗ trợ đào tạo nhân lực cho Việt Nam trong lĩnh vực này. Nguyên liệu thô: Nhu cầu thế giới và giá dầu ngày càng tăng đã đẩy cao giá nguyên liệu thô, nhất là các loại chất dẻo. Sự phát triển của các nhà máy lọc dầu mới trong những năm tới là chiến lược phát triển quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tăng khả năng tự vững trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những công nghệ đòi hỏi cho sản xuất với các đầu vào đa dạng không nằm trong khả năng đạt được của Việt Nam và cần thiết phải hợp tác ở mức độ cao với các đối tác nước ngoài. Tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản: Những cơ hội hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên giữa các nhà đầu tư nước ngoài và DNNN vẫn còn rất nhiều, và thiết lập quan hệ đối tác với một doanh nghiệp nhà nước có thể mang lại lợi ích chiến lược cho nhà đầu tư nước ngoài. Một số DNNN có nhiều cơ sở sản xuất ở những vị trí tốt. Mặc dù Việt Nam thiếu đất sản xuất nhưng tình trạng này không xảy ra đối với các DNNN. Thông thường, những doanh nghiệp này được sở hữu khu đất sản xuất với vị trí đẹp và cơ sở hạ tầng tốt, hơn nhu cầu của doanh nghiệp và sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. 62 8. Dược phẩm 8.1. Bối cảnh và cơ cấu ngành Xu hướng thị trường: Thị trường Việt Nam bộc lộ những thách thức lớn cho các công ty dược nước ngoài, những bất lợi này bao gồm giá cả thất thường, quy trình quản lý giá không thống nhất, lượng thuốc giả lớn và mạng lưới phân phối rải rác. Thị trường dược phẩm vẫn còn ở giai đoạn đầu phát triển và chi tiêu theo đầu người mới chỉ là 12 USD, và thấp nhất trong khu vực. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đầu tư và mở rộng mạng lưới y tế trên toàn quốc. Tư nhân hóa một phần thị trường đang là xu hướng phát triển và được Chính phủ chấp thuận, cho dù không tích cực khuyến khích. Hệ thống pháp luật của quốc gia còn yếu kém, và đại đa số người dân vẫn chưa đủ khả năng để tiếp cận những dịch vụ y tế cơ bản nhất. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng vẫn khá, ước tính 10-12% một năm, và chi tiêu trong năm 2007 ước tính ở mức 1,13 tỷ USD billion (so với 882 triệu USD năm 2006). Chi tiêu trong năm 2008 được dự báo ở mức 1,3 tỷ USD34 . So với các nước giàu trong khu vực Đông Nam Á, con số này là thấp, và được giải thích là do thu nhập đầu người thấp35. Với kinh tế tiếp tục tăng trưởng và mức thu nhập ngày càng cao, con số này có thể thay đổi, và các chuyên gia trong ngành dự báo rằng thị trường dược phẩm Việt Nam có thể tăng hơn 10% một năm từ nay đến 36 và sẽ đạt mức 2,25-2,4 tỷ USD vào năm 2015 và 3,5 tỷ USD vào 2020. Hình thức bệnh tật ở Việt Nam cũng tương tự như hình thức bệnh tật ở các nước công nghiệp hóa. Thuốc theo đơn chi phối thị trường, phần lớn là do bản chất chưa phát triển của mạng lưới chăm sóc cơ sở. Thị trường thuốc theo đơn cũng được tiếp thêm nhiên liệu từ xu hướng tư nhân hóa và tư cải thiện IP và môi trường chính sách. Do những thách thức trong tài trợ cho lĩnh vực y tế nên ngành dược phẩm tập trung vào sử dụng những loại thuốc không đòi hỏi phải bảo vệ, đồng thời với những áp lực giảm thiểu sử dụng những loại dược phẩm không được ủy quyền. Cấu trúc ngành: Việt Nam có khoảng 200 nhà máy sản xuất, năng lực sản xuất (ước tính 560 triệu USD trong năm 2007) chỉ cung cấp cho một nửa nhu cầu thị trường trong nước. Giá nguyên liệu thô nhập khẩu tăng đòi hỏi Chính phủ phải trợ cấp để tránh thâm hụt và duy trì hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy vậy, tác động của lạm phát tăng cao cũng là một quan tâm chính sách của Chính phủ. Các sản phẩm nhập khẩu thường là những loại thuốc chất lượng thành phẩm cao, những chất chống vi khuẩn hay thuốc cổ truyền của Trung Quốc. Do tiềm năng hấp dẫn của thị trường, số công ty dược phẩm nước ngoài hoạt động ở Việt Nam ngày càng tăng. Tổng cộng có khoảng 800 công ty dược (con số này gồm cả các công ty nhập khẩu, phân phối và sản xuất) hiện đang hoạt động, 370 trong số đó là công ty nước ngoài. Hầu hết đều là các doanh nghiệp nhỏ và từ châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc). Chính sách trong lĩnh vực y tế có xu hướng thiên về tự bền vững, với mục tiêu đặt ra là giảm sự phụ thuộc vào các công ty sản xuất thuốc nước ngoài, và mục tiêu tự bền vững đặt ra là 70% vào năm 34 Báo Vietnam News, 1 tháng 7 năm 2008. 35 Chẳng hạn, thị trường dược phẩm Thái Lan, với dân số khoảng 65 triệu, ước đạt được 2,16 tỷ USD trong năm in 2007, và được dự báo tăng lên 2,62 tỷ năm 2012 (Giám sát Kinh doanh Quốc tế), tăng tương ứng là 4% một năm. 36 Nghiên cứu và Thị trường 2008, Trung tâm Guinness, Taylor Lane, Dublin. 63 2015 và 80% vào 2020. Việc hạn chế bán buôn và bán lẻ đối với các công ty dược nước ngoài ở Việt Nam luôn song hành với những nỗ lực nâng cao hợp tác của các công ty nước ngoài với các công ty dược trong nước trong qua nhượng quyền hay chuyển giao công nghệ. Một số ít các loại thuốc tiên tiến được bán ở Việt Nam vẫn chứng tỏ cơ hội dành cho các công ty nước ngoài, nhưng mặt khác, quy định của Việt Nam liên quan đến đăng ký và thử nghiệm loại thuốc mới không hoàn toàn tuân thủ theo các quy định quốc tế và cản trở đầu tư. Việc Việt Nam gia nhập WTO và các cam kết về pháp lý đi kèm sẽ trợ giúp để phát triển thị trường có trật tự hơn. 8.2. Đầu tư và rào cản thương mại Có nhiều mâu thuẫn trong chính sách y tế của chính phủ, và điều này được bộc lộ một mặt qua tuyên truyền quy định bảo hộ và mặt khác qua cổ vũ thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài. Theo luật pháp của Việt Nam hiện nay, các công ty dược nước ngoài không được phép trực tiếp hoạt động kinh doanh trong cả lĩnh vực bán buôn và bán lẻ thuốc. Tuy nhiên, Bô Y tế có chính sách khuyến khích sự hợp tác của các công ty nước ngoài với các công ty dược trong nước dưới hình thức liên doanh để xây dựng nhà máy, chuyển giao công nghệ và khuyến khích nhượng quyền. Đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, phê duyệt phát minh sáng chế (như Viagra vào tháng 5 năm 2006) cũng được khuyến khích, và thu hút nhiều công ty nghiên cứu nước ngoài. Các quan chức chính phủ hiểu rằng các loại thuốc bán ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, và thiếu những loại thuốc cắt cạnh. Những hạn chế này tạo thêm cơ hội cho các công ty nước ngoài, nhưng mặt khác, quy định của Việt Nam liên quan đến đăng ký và thử nghiệm loại thuốc mới không hoàn toàn tuân thủ theo các quy định quốc tế và cản trở đầu tư. Việc Việt Nam gia nhập WTO và các cam kết về pháp lý đi kèm sẽ trợ giúp để phát triển thị trường có trật tự hơn. Thị trường Việt Nam có truyền thống được coi là có rủi ro cao và lộn xộn, chủ yếu là do tình trạng giả mạo và chính sách sở hữu trí tuệ (IP) không theo quy chuẩn; điều này không thể thay đổi trong một đêm. Gần đây, cũng đã có một số sửa đổi trong các quy định về IP (cho dù Việt nam vẫn nằm trong ‘Danh sách theo dõi’ năm 2007 của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), báo cáo đặc biệt 301). Kế hoạch theo cam kết WTO đối với lĩnh vực dược phẩm như sau: • Đến 1 tháng 1 năm 2007, lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam thực hiện những cam kết WTO đầu tiên, khi các công ty dược nước ngoài được phê duyệt mở rộng chi nhánh ở Việt Nam. • Từ 1 tháng 1 năm 2008, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (phía đối tác nước ngoài nắm giữa dưới 51% vốn kinh doanh) được phép nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm dược; • Và từ 1 tháng 1 năm 2009, các doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép thực hiện hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm dược trực tiếp ở Việt Nam sẽ được quyền trực tiếp phân phối các sản phẩm dược. Thuế quan Mức thuế áp dụng tương đối thấp, không có đỉnh thuế. Mức thuế MFN áp dụng chủ yếu tỏng khoảng 5-8%, và mức thuế theo CEPT là 5%. Mức thuế áp dụng không làm nản lòng các nhà đầu tư tiếp cận và hoạt động tại thị trường Việt Nam. Giải quyết những vấn đề phi thuế và pháp lý là quan trọng hơn đối với sự phát triển của ngành. Với mức thuế thấp, đôi khi một số vấn đề lại phát sinh với các thủ tục hải quan, như sử dụng giá tham chiếu chứ không phải giá giao dịch thực tế trong chứng từ nhập khẩu để xác định thuế nhập khẩu (thực tế này được áp dụng để đối phó với tình trạng dùng hóa đơn giả). Nhà nhập khẩu phàn nàn về những chậm trễ gây tốn chi phí và những yêu cầu phải trả những khoản phi chính thức cho 64 các bên khác nhau khi nhập khẩu hàng hóa qua các cảng Việt Nam. Đây là một vấn đề chung, không phải là vấn đề cụ thể và riêng của ngành dược. Cũng có một số vấn đề liên quan đến tình trạng giả mạo hay hàng giả. Những sản phẩm này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, nhưng việc phân phối và bán không được kiểm soát hiệu quả. Rào cản phi thuế được ưu tiên NTB chính trong ngành bao gồm. Giá tham chiếu (GSK) Chỉ thị gần đây của Chính phủ (Thông tư số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT) hướng dẫn những thay đổi trong quy định giá tham chiếu với sản phẩm dược cho các MNC, được coi là bị chệch khỏi các cam kết WTO, và gây phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài thông qua miễn thuế hoàn toàn cho các sản phẩm sản xuất bởi các công ty trong nước. Thông tư này quy định giá thuốc nhập khẩu phải dựa vào giá (CIF) của công ty, được tham chiếu bởi giá CIF trung bình của các nước lân cận. Theo luật hiện nay của Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài không được trực tiếp nhập khẩu mà phải thông qua bên thứ ba, trong khi đó những quốc gia xung quanh lại không có hạn chế này. Sự phân biệt này tạo ra cơ cấu thương mại khác và môi trường giá khác. Do đó, giá CIF đối với các sản phẩm dược ở Việt nam không mang tính so sánh trực tiếp với giá CIF trung bình của những nước được liệt kê. Hình thức giá tham chiếu này tác động đến những doanh nghiệp không thể thành lập pháp nhân đầy đủ ở Việt Nam. Do giá chuyển giao là cơ chế tài chính để các công ty quản lý luồng hàng hóa giữa các bên, nên nó rất nhạy cảm với những quy định như hạn chế nhập khẩu và phân phối ở Việt Nam. Ở những nước như Thái Lan và Philippine, các công ty được phép trực tiếp nhập khẩu sản phẩm, giá CIF phản ánh giá chuyển giao nội bộ. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty dược đa quốc gia phải phụ thuộc vào bên thứ ba độc lập để nhập các sản phẩm và giá CIF của công ty không phản ảnh những quyết định nội bộ của mình. Cho đến giờ vẫn chưa rõ tác động của phương pháp này sẽ phai nhạt như thế nào khi những hạn chế nhập khẩu và phân phối được dỡ bỏ vào tháng 1 năm 2009. Độc quyền dữ liệu Thậm chí trong luật Bảo vệ sở hữu trí tuệ của Việt Nam và việc áp dụng các quy định của WTO theo TRIPS, kể cả điều khoản độc quyền dữ liệu trong 5 năm, thì thực thi sở hữu trí tuệ vẫn là một vấn đề và không có điều kiện rõ ràng nào hay thủ tục hành chính nào ràng buộc Cục Quản lý Dược Việt Nam khẳng định rằng việc đăng ký thuốc không vi phạm sáng chế nào đã được cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ (NOIP) hay các phiên tòa trước khi phê duyệt. Hiện nay, gánh nặng đối với những người có bằng sáng chế là phải giám sát thị trường và cảnh báo với quan chức về khả năng vi phạm sở hữu trí tuệ. Trong quy định về độc quyền dữ liệu mới của Việt Nam, một điều kiện đặt ra là nhà sản xuất phải đăng ký độc quyền dữ liệu. Quy định này là không bình thường nếu so sánh với thực tế của các nước khác là tự động cung cấp độc quyền dữ liệu khi phê duyệt thuốc. Quản lý giá Vấn đề giá cả và bồi hoàn bao gồm: • Quyết định giá và bồi hoàn không minh bạch và không dự báo được. • Áp dụng giá sàn và khung giá phù hợp. • Không có sự liên kết về giá giữa sản phẩm có bằng sáng chế và sản phẩm không có bằng sáng 65 chế. • Việc sử dụng giao dịch giá không đại diện, như chiết khấu, giảm giá bán đặc biệt, v.v… để đưa ra hướng dẫn thiết lập giá. Quyền phân phối Kế hoạch mở rộng quyền phân phối cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được ngành dược rất quan tâm. Kiểm soát chuối cung ứng và phân phối là rất quan trọng đối với các công ty dược bởi những lý do liên quan đến kiểm soát chất lượng và kỳ vọng vào sự thay đổi này sẽ tăng thêm tính hấp dẫn của Việt Nam đối với ngành này. Tuy nhiên, vẫn còn những quan ngại liên quan đến thực hiện vấn đề này. 8.3. Đánh giá tác động tự do hóa thương mại Phạm vi thay đổi được đề cập, nhất là cải thiện cơ chế IPR, mở rộng quyền tiếp cận phân phối và nhập khẩu, giảm những vướng mắc trong cơ chế điều tiết giá, và cải thiện lĩnh vực độc quyền dữ liệu, sẽ cải thiện rõ ràng sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các công ty dược nước ngoài, trong điều kiện những yếu tố cơ bản của thị trường hấp dẫn được ưu tiên. Ngành dược Việt Nam cần hợp tác và thu hút đầu tư của nước ngoài. Ngành sản xuất trong nước chủ yếu nhập khẩu hầu hết các thành phần, và phần lớn tập trung vào ép thuốc, bao thuốc, hay làm xirô. Tham vọng lớn nhất của ngành (hiện nay) là sản xuất thuốc kháng sinh. Khả năng vô trùng trong sản xuất hay thử nghiệm trong các phòng thí nghiệm còn thiếu. Nhiều nhà máy tự vận hành hướng dẫn GMP (Thông lệ sản xuất tốt) của bản thân, và thường không phù hợp với hướng dẫn của WHO. Hướng dẫn tiêu chuẩn của WHO rất tốm kém chi phí để thực hiện và đòi hỏi phải nâng cấp, đầu tư nhiều vào cơ sở sản xuất, điều mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được. FDI của châu Âu hay các nước phương Tây và Nhật Bản là rất cần thiết. Mặc dù Việt Nam thu hút được nhiều FDI trong những năm gần đây nhưng chất lượng FDI còn phải bàn cãi. Lợi ích kinh tế của hội nhập sâu hơn Mở của thị trường rõ ràng sẽ cải thiện sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các công ty dược nước ngoài, trong điều kiện những yếu tố cơ bản của thị trường hấp dẫn được ưu tiên. Những kết quả có thể sẽ là tăng thêm đầu tư vào các cơ sở y tế tư nhân và mở rộng cung ứng sản phẩm qua cả mạng lưới chăm sóc sức khỏe công và tư, tạo nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, cho dù không nhất thiết phải mở mức thấp hơn chi phí trung bình chung. Quản lý ngân quỹ cho y tế cũng vẫn là thách thức chính, và tác động của ngân sách sẽ tập trung vào thỏa thuận giá giữa nhà cung cấp và quan chức trong lĩnh vực y tế. Những sản phẩm dược hàng đầu có xu hướng giảm giá mạnh đối với thị trường của các nước đang phát triển (lên đến 5 lần), nhưng liệu tác động ròng của việc mở rộng này có do lạm phát gây ra hay không vẫn còn chưa rõ ràng. Sản xuất trong nước không đủ chính là nhân tố quan trọng góp phần vào tăng giá thuốc, đây cũng là một quan tâm của chính phủ và một vấn đề mà tự do hóa thị trường có thể hỗ trợ giải quyết. Theo quan điểm của quy mô thị trường, một kịch bản với khả năng tiếp cận rộng hơn, thị trường dược Việt Nam sẽ nhanh chóng đạt được mức gần bằng các nước lân cận, như Thái Lan hay Malaysia. Hiện nay, thị trường Việt Nam tăng trưởng gần gấp 3 lần so với các nước phát triển hơn (12% so với 4% một năm), do sự kết hợp của tăng trưởng kinh tế nhanh và tự do hóa thị trường. Tác động có thể thấy từ tự do hóa là bù đắp lại, ít nhất ở mức độ nào đấy, tác động của quy giảm kinh tế hiện đang diễn ra, và hỗ trợ con số ước tính về tăng trưởng thị trường ở mức $2.4 tỷ năm 201537 và $3.5 tỷ vào 2020, tương đương mức tăng trưởng 9% so với hiện nay. Tuy 37 Nghiên cứu và Thị trường 2008, Trung tâm Guinness, Taylor Lane, Dublin. 66 nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh sự khắc nghiệt của suy giảm kinh tế và cam kết của chính phủ đối với duy trì và cải thiện chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Trong nội bộ ngành, những công ty dược Việt Nam hiện đang đóng vai trò là nhà phân phối cho các công ty dược nước ngoài rõ ràng phải chịu những thách thức. Do cơ chế sở hữu trí tuệ sẽ được củng cố, những loại thuốc ‘không đăng ký’ sẽ dần bị loại bỏ, áp lực lại đặt ra với các nhà sản xuất trong nước, mặc dù với việc thực thi IP lỏng lẻo, nhiều công ty có thể phải chịu những hình phạt tạm thời, Việc gia nhập thị trường của các MNC, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải giảm doanh số bán để có chất lượng tốt hơn, các loại thuốc nhập khẩu sẽ thay thế vị trí. Một số công ty dược Việt Nam sẽ phải đấu tranh để tồn tại. Chỉ có một nửa nhà sản xuất hiện đạt được tiêu chuẩn GMP của ASEAN, và sự tồn tại của một nửa còn lại, khoảng 100 công ty, là điều đáng nghi ngại. Tuy nhiên, bù đắp lại vấn đề này sẽ là sự đầu tư của các công ty nước ngoài. Chi phí để thực hiện tiêu chuẩn GMP của ASEAN ở các công ty Việt Nam ước tính trung bình là $1,5 triệu. Tiêu chuẩn GMP của WHO cũng đòi hỏi đầu tư tương đối lớn, lên đến $10 triệu, mức mà hầu hết các công ty Việt Nam không đáp ứng được. FDI của châu Âu, các nước phương Tây và Nhật Bản là cần thiết. Việc 'chuyển nhượng' của 10 công ty theo tiêu chuẩn WHO có thể là một bước quan trọng, và có thể tương đương với bơm vào vốn đầu tư tới $100 triệu. 9. Thiết bị và máy móc tạo năng lượng (điện) 9.1. Bối cảnh và cơ cấu ngành Lĩnh vực/Nhu cầu năng lượng ở Việt Nam Việt Nam là nền kinh đang phát triển nhanh chóng và khả năng đáp ứng các nhu cầu phát triển, nhu cầu kinh tế xã hội của ngành năng lượng là vô cùng quan trọng đối với quốc gia. Việt Nam có nhiều nguồn năng lượng tự nhiên, nhưng việc chuyển đổi những nguồn này thành các nguồn cung cấp đáng tin cậy và hiệu quả về chi phí lại là một thách thức lớn. Những nhân tố chính tác động đến quá trình này bao gồm: chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và sử dụng nhiều năng lượng; mở rộng các khu công nghiệp; đô thị hóa; tăng thu nhập cho người dân; và mở rộng mạng lưới truyền tải ở nông thôn38. Theo kinh nghiệm phát triển của các nước khác, nhu cầu điện tăng theo cấp số nhân đối với tăng trưởng GDP, trong trường hợp Việt Nam thì gấp khoảng 2-3 lần39 và tốc độ tăng nhu cầu trung bình là 15% một năm từ thập kỷ 90. Dự báo trong tương lai rất khác nhau (và có thể thay đổi thường xuyên), nhưng dự báo gần đây của Chính phủ (xem phần dưới) kỳ vọng tốc độ tăng trưởng nằm trong khoảng 17-20% trong giai đoạn từ nay đến 2015. Nhu cầu chung được dự đoán lên đến 88-93 tỷ kWh vào 2010, và lên đến hơn gấp đôi 201-250 tỷ kWh vào 202040. Vẫn có khoảng cách lớn về phạm vi bao phủ và năng lực. Tỷ lệ thất thoát điện trong toàn ngành được ước tính ở mức 13%; mục tiêu chính là cải thiện hiệu quả và giảm tỷ lệ này xuống 10% vào 2010 và 8% vào 2020. Tỷ lệ thất thoát điện này cũng hạn chế thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Sự biến động nguồn điện cũng đã phần nào được giải quyết qua các hiệp định trao đổi giữa Việt Nam và các nước lân cận. Sự phát triển của khu vực 'thiết yếu' này được các chuyên gia hoạch định định hướng là khá quan trọng, như trong các Kế hoạch Phát triển Tổng thể khác nhau, gần đây nhất là Kế hoạch Phát triển tổng thể số 6, 18 tháng 7 năm 2007, bao gồm nhữn kế hoạch chính cho sự phát triển của ngành điện trong giai đoạn 2006-2015 và dự báo đến 2025. Theo MDP 6, kịch bản cơ bản cho tốc độ tăng nhu cầu trong giai đoạn 2006-2015 được dự báo ở mức 17%, và kịch bản với nhu cầu cao là 20%. Quá trình xây dựng tạo nguồn điện cũng được lập kế hoạch rộng rãi và thúc đẩy nhằm đáp ứng nhu cầu nặng nề theo dự báo. MOI chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch này trước mắt, còn MPI chịu trách nhiệm xây dựng cơ chế và chính sách thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn ODA. Về khía cạnh đòi hỏi công suất mới, MDP 6 cũng đưa ra những đòi hỏi 45.787 MW trong giai đoạn 2008 và 2015 – con số này gấp 3 đến 4 lần công suất lắp đặt hiện nay. Phân theo loại năng lượng thì nhiệt điện chiếm 57%, thủy điện 23%, 11% là các nhà máy kết hợp cả hai loại, phần còn lại là các thủy điện nhỏ, khôi phục hay nhập khẩu của Lào và Campuchia. Năm 2006, có 28/30 nhà máy điện với tổng công suất 11.360 MW đi vào hoạt động41. Để minh họa cho quy mô đầu tư, chỉ trong vòng 5 năm của Kế hoạch trước (số 5), chỉ riêng trong giai đoạn 2005-2010 đã đầu tư tới 19-20 tỷ USD. 38 Hiện nay khoảng 80% hộ gia đình ở nông thôn có điện. 39 Để minh họa sự thiếu hụt mà Việt Nam phải đối mặt rõ hơn, đối với Malaysia, năm 2003, với khoảng ¼ dân số so với Việt Nam, công suất đã là Gw 15,67, gần gấp đôi công suất của Việt Nam năm 2003 là Gw 8.75, trong khi đó Thái Lan, với dân số bằng 2/3 dân số Việt Nam có công suát lắp đặt là Gw 24.16, cao gần gấp 3 lần so với Việt Nam. Nguồn: US DOE, IAEA. 40 Dự báo nhu cầu năng lượng liên tục thay đổi, và những dự báo gần nhất cũng không được coi là cuối cùng; mà chỉ mang tính chất minh họa. 41 EVN chiếm khoảng 85% sản lượng, phần còn lại là do các nhà sản xuất nhỏ ở địa phương và IPP cung cấp. Những mục tiêu này là tham vọng, nhưng là cần thiết để nâng công suất điện của Việt Nam ngang tầm với những quốc gia phát triển ở ASEAN. Việc đạt được những mục tiêu này là không chắc chắn, những đòi hỏi vốn là rất lớn, và rất phức tạp do tác động của lạm phát đến ngân sách ban đầu của dự án. Tuy nhiên, quy mô mở rộng theo kế hoạch càng củng cố tính hấp dẫn của thị trường tiềm năng đối với các nhà cung cấp nước ngoài, và tiếp đó là 'khả năng thương lượng' của quan chức Việt Nam trong việc kết hợp sự quan tâm của các nhà đầu tư với các mục tiêu phát triển kinh tế và công nghiệp42. Kế hoạch này nhấn mạnh thực tế là cần chú trọng vào xây dựng những nhà máy nhiệt điện dùng than; trong quá trình xây dựng các nhà máy thủy điện, cần tính đến những lợi ích bổ sung, như ngăn lỹ, cung cấp nước và tưới tiêu. Đề xuất xây dựng những nhà máy thủy điện nhỏ và năng lượng mới, có thể phục hồi ở vùng xâu vùng xa, vùng núi và vùng biên giới. Đồng thời, cũng bắt đầu tính đến kế hoạch xây dựng nhà may điện hạt nhân. Trong lĩnh vực điện khí hóa nông thôn, mục tiêu đặt ra là cung cấp cho 95% số xã vào năm 2010, và 100% vào 2015. Về khía cạnh cung cấp, kế hoạch cũng chỉ ra rằng 50% công suất mới sẽ do EVN triển khai, 30% được triển khai qua các hình thức IPP và/hoặc BOT (Xây dựng, Vận hành và Chuyển giao) (chủ yếu liên quan đến các đối tác nước ngoài), và 20% do cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan