NỘI DUNG
Danh mục các bảng biểu 4
Danh mục hình minh hoạ 4
Những ký tự viết tắt 5
1. Phần I - Giới thiệu 7
1.1. Cơ sở 7
1.2. Nguyên tắc phân tích 7
1.2.1. Phạm vi chiến lược 7
1.2.2. Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược 8
1.2.3. Phân tích chuỗi giá trị 8
2. Phần II – Phân tích thực trạng 9
2.1. Những thách thức mới sau khi xoá bỏ hệ thống hạn ngạch 9
2.2. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam 10
2.3. Chuỗi giá trị xuất khẩu Dệt May hiện nay của Việt Nam 11
2.3.1. Phân tích định tính Chuỗi giá trị 12
2.3.2. Phân tích định lượng chuỗi giá trị 27
2.4. Các nhân tố quyết định thành công và đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh 28
2.4.1. Giá cả 32
2.4.2. Thời gian sản xuất 34
2.4.3. Dịch vụ khách hàng 37
2.5. Phân Tích SWOT (Mạnh-Yếu-Cơ hội-Thách thức) 37
2.5.1. Điểm mạnh 37
2.5.2. Điểm yếu 38
2.5.3. Cơ hội 39
2.5.4. Thách thức 40
2.6. Chính sách và Chiến lược hỗ trợ ngành của chính phủ 41
2.7. Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành 42
3. Phần III – Tầm nhìn và Chuỗi giá trị trong tương lai
3.1. Tầm nhìn 44
3.2. Chuỗi giá trị trong tương lai - Hình ảnh minh họa. 44
4. Phần IV - Kết luận và khuyến nghị 46
4.1. Tập trung hơn vào thị trường EU đồng thời tiếp tục quan tâm đầy đủ đối với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. 46
4.2. Chính phủ quan tâm hơn đối với ngành dệt may 46
4.3. Chuyển trọng tâm từ CMT sang FOB
4.4. Cải thiện hệ thống nghiên cứu và đào tạo cho ngành dệt may 47
4.5. Giảm chi phí sản xuất 47
4.6. Giảm thời gian sản xuất 48
4.7. Nâng cao ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn lao động 48
5. Định hướng 50
5.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 50
5.1.1. Vấn đề chiến lược 1: Kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu 50
5.1.2. Vấn đề chiến lược 2: Củng cố năng lực thiết kế 50
5.1.3. Vấn đề chiến lược 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia Hội chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng và quan hệ với công chúng. 52
5.1.4. Vấn đề chiến lược 4: Nâng cao năng suất 53
5.1.5. Vấn đề chiến lược 5: Thúc đẩy hoạt động phát triển SMEs 54
5.2. Cải thiện môi trường kinh doanh cho Các doanh nghiệp 55
5.2.1. Vấn đề chiến lược 6: Xây dựng các Trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu 55
5.2.2. Vấn đề chiến lược 7: Xây dựng trung tâm thông tin 56
5.2.3. Vấn đề chiến lược 8: Thúc đẩy thương mại điện tử 57
5.2.4. Vấn đề chiến lược 9: Củng cố năng lực của Vitas 58
5.3. Cải thiện các chính sách của Nhà nước liên quan tới Ngành 58
5.3.1. Vấn đề chiến lược 10: Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp dệt may nhà nước và Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào thượng nguồn 58
5.3.2. Vấn đề chiến lược 11: Cải tiến thủ tục hải quan 59
5.3.3. Vấn đề chiến lược 12: Cải thiện chính sách thuế 60
5.4. Tăng cường sự đóng góp của ngành dệt may vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước 60
5.4.1. Vấn đề chiến lược 13: Cải tiến quy phạm lao động 60
6. Xác định các ưu tiên 61
7. Kế hoạch hành động và giám sát thực hiện
7.1. Kế hoạch hành động 65
7.2. Giám sát thực hiện 73
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thảo Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là chi phí chuyên chở ở hàng. Hình 4 minh hoạ cơ cấu chi phí của giá CIF hàng dệt may.
Hình 4: Cơ cấu chi phí theo giá CIF của của hàng dệt may Việt Nam8 Đánh giá của ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas 2005
So với Trung Quốc, Ấn Độ và Pa-kis-tăng, cơ cấu lương của Việt Nam thấp hơn (xem Bảng 13).
Bảng 13: Tỉ lệ lương trong ngành dệt may ở một số nước.
Nước
Lương/giờ (US cents)
Trung Quốc
68
Shi Lanka
48
Pa-kis-tăng
41
Ấn Độ
38
In-đô-nê-xia
27
Việt Nam
26
Băng-la-đét
18-25
Campuchia
23
Lào
12.5
Nguồn: Stuart-Smith, Dayal, Brimble and Holl, 2004
Tuy nhiên, chi phí sản xuất của Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ, nguyên nhân chủ yếu là do:
Nhập khẩu nguyên liệu: Vận chuyển, hải quan, thiết bị, chi phí vận chuyển liên quan đến nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam làm cho chi phí nguyên vật liệu ở Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ. Chi phí đầu vào của nguyên liệu ở Việt Nam cao hơn khoảng 25-30% ở Trung Quốc. Vì chi phí nguyên liệu chiếm một phần lớn – 45% tổng chi phí, nên đây là một bất lợi lớn cho ngành dệt may Việt Nam.
Năng suất lao động: Nhìn chung, năng suất lao động thấp hơn từ 25-30% so với Trung Quốc và cao hơn một chút so với Ấn Độ. Năng suất lao động thấp hơn là do nhiều nguyên do, trong đó có việc quản lý sản xuất kém, máy may cũ kỹ và thiếu ứng dụng công nghệ thông tin.
2.4.2 Thời gian sản xuất
Thời gian sản xuất ngày càng có tầm quan trọng tác động lớn đến quyết định của khách hàng quốc tế. Một mặt, nguời bán lẻ và những công ty phát triển thương hiệu sẽ tung ra nhiều loại sản phẩm quần áo đa dạng hơn với khối lượng ít hơn mỗi mùa. Mặt khác, họ sẽ gia tăng “bán lẻ hiệu quả”, có nghĩa là các nhà bán lẻ và các công ty quảng bá thương hiệu sẽ cố gắng cắt giảm khâu lưu kho và giảm bớt hoạt động giảm giá để tăng lợi nhuận. Những xu hướng này đòi hỏi các nhà cung cấp sản phẩm dệt may phải vận chuyển hàng hoá với thời gian ngắn hơn.
Bảng 14: Thời gian sản xuất trong ngành may mặc của Việt Nam và của một số đối thủ cạnh tranh.
Ngành dệt
Hàng dệt kim (chu trình)
50-60 days
60-70 days
70-80 days
90-120 days
40-60 ngày
Trung Quốc
50-70 ngày
Ấn độ
60-90 ngày
Malaysia
Thái Lan
In-đô-nê-xia
Việt Nam
90-120 ngày
Băng-la-đét
Campuchia
Nguồn: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam-WTC, 2005
Bảng 14 so sánh thời gian sản xuất giữa Việt Nam và các nước khác. Thời gian sản xuất của ngành may mặc Việt Nam dài hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ và ngắn hơn so với Băng-la-đét và Campuchia.
Hình 5: Thời gian sản xuất điển hình của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam.
Dự tính thời gian sản xuất
Không dự tính thời gian sản xuất
Đơn hàng
Hợp đồng
Giao nguyên liệu
Sản xuất
Giao hàng cho khách hàng EU
Giao hàng cho khách hàng Hoa Kỳ
Giao hàng cho khách hàng Nhật Bản
20-30 ngày
25-30 ngày
20-30 ngày
40-50 ngày
35-40 ngày
12-25 ngày
65-95 ngày
Những nhân tố chính dẫn tới thời gian sản xuất kéo dài của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam là:
Nhập khẩu nguyên liệu
Hình 5 cho thấy mối liên kết dài nhất trong thời gian sản xuất là thời gian cần thiết dành cho nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác, thời gian này trong khoảng từ 25-30 ngày. Mối liên kết này có thể được chia nhỏ ra thành 03 thời kỳ gồm (i) vận chuyển từ các nước tới Việt Nam, mất khoảng 15-25 ngày, (ii) thủ tục hải quan khoảng 3-7 ngày, và (iii) vận chuyển từ cảng tới nhà máy, mất khoảng 2-3 ngày.
Có thể tiến hành sản xuất với thời gian ngắn hơn nhiều nếu các nhà sản xuất sản phẩm dệt may có thể mua nguyên liệu trong nước. Thời gian từ lúc Đặt hàng đến lúc ký kết Hợp đồng có thể giảm xuống từ 15-25 ngày do các nhà sản xuất có thể chào giá và gửi vải mẫu nhanh hơn. Thời gian từ lúc ký kết Hợp đồng đến lúc chuyển giao nguyên liệu cũng có thể giảm xuống được 15-25 ngày.
Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan đối với mỗi loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam củng như hàng xuất khẩu mất từ 3-7 ngày. Tổng thời gian cần thiết cho nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm là từ 6-14 ngày, việc này gây ra những bất lợi lớn cho xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam về mặt thời gian chuyển giao. Ngược lại, một phần lớn các cảng biển ở Trung Quốc chỉ mất khoảng từ 1-1,5 ngày để thông qua các thủ tục hải quan cho các hoạt động xuất nhập khẩu của mình.
Vận chuyển ở và cách trở về địa lý.
Khoảng cách xa xôi giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản và công suất cuả các cảng Việt Nam đã làm cho Việt Nam giảm sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên những thị trường này, đặc biệt là với Trung Quốc và Ấn Độ. Thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là 35-45 ngày trong khi đó từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ chỉ có 12-18 ngày (Bảng 15). Chuyên chở sản phẩm dệt may từ Việt Nam tới các thị trường này phải quá cảnh ở Hồng Kông hoặc Singapore. Tại những cảng này, các côngtenơ hàng của Việt Nam được chuyển sang những tàu lớn hơn để đưa tới các cảng đích.
Bảng 15: So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sang các thị trường lớn.
Hoa Kỳ
EU
Nhật Bản
Trung Quốc
12-18 ngày
25-30 ngày
2-4 ngày
Ấn Độ
30-40 ngày
35-45 ngày
15-25 ngày
Việt Nam
35-45 ngày
40-50 ngày
12-15 ngày
Nguồn: Được tính toán trên cơ sở các điều kiện về khoảng cách và hậu cần.
2.4.3 Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là khả năng cung cấp thêm các dịch vụ chứ không phải chỉ đơn thuần là thực hiện CMT. Dịch vụ khách hàng gồm có tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thu xếp các hoạt động về vận chuyển, thiết kế, đóng gói, thủ tục bảo hiểm và hải quan. Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện vẫn còn yếu trong việc cung cấp các dịch vụ bổ sung này.
2.5 Phân Tích SWOT (Mạnh-Yếu-Cơ hội-Thách thức)
2.5.1 Điểm mạnh
Chi phí nhân công rẻ: Đây là một lợi thế quan trọng nhất của ngành may mặc Việt Nam và cũng là nhân tố có tính chất quyết định cho phép xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Tỉ lệ lương của Việt Nam trong ngành may mặc là một trong những tỉ lệ thấp nhất trên thế giới, xấp xỉ hai phần ba tỉ lệ lương của Ấn Độ và bằng một nửa của Trung Quốc.
Thợ may lành nghề: Thợ may Việt Nam được coi là có tay nghề và có thể học hỏi những kỹ năng mới một cách nhanh chóng. Một mặt, điều này cho phép các nhà sản xuất của Việt Nam tuyển dụng và đào tạo công nhân một cách nhanh chóng với chi phí đào tạo thấp. Mặt khác, công nhân lành nghề và tiếp thu nhanh đã mang lại cho ngành dệt may của Việt Nam một hình ảnh về một nhà cung cấp sản phẩm dệt may tốt, có chất lượng và ổn định.
Hỗ trợ từ Chính phủ: Ngành dệt may đã nhận được sự hỗ trợ lâu dài từ chính phủ. Chính phủ đã dành hơn 8.000 tỉ đồng để đầu tư vào thượng nguồn trong năm năm gần đây. Các hình thức về khuyến khích thuế, hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận thị trường đã được thực hiện để hỗ trợ cho sự phát triển của ngành và tăng kim ngạch xuất khẩu.Chính sách quan trọng nhất để hỗ trợ cho ngành là Quyết định 55-QĐ/TTg, sẽ phân tích chi tiết hơn trong Phần 2.5 dưới đây.
Điều kiện kinh tế chính trị ổn định: Việt Nam đã tạo dựng một hình ảnh tiêu biểu trên thế giới về một nền kinh tế ổn định và tình hình chính chị không phức tạp. Điều này đóng vai trò quan trọng trong quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may.
2.5.2 Điểm yếu
Chi phí sản xuất cao: Mặc dù chi phí dành cho lương thấp, nhưng chi phí sản xuất của Việt Nam lại khá cao so với Trung Quốc, Ấn Độ và Pa-kis-tăng do năng suất lao động thấp, chi phí cho sản xuất cao (điện, internet, điện thoại và vận chuyển) và phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Những yếu tố trên làm cho Việt Nam không thể cạnh tranh với sản phẩm dệt may cấp thấp so với Trung Quốc, Ấn Độ và Pa-kis-tăng.
Thời gian sản xuất kéo dài: Khoảng cách lớn giữa Việt Nam và những thị trường chính (thị trường Hoa Kỳ và EU), nhập khẩu nguyên liệu, thủ tục hải quan mất nhiều thời gian là những lý do chính kéo dài quá trình sản xuất của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Khi khách hàng quốc tế ngày càng yêu cầu các nhà cung cấp sản phẩm chuyển giao hàng hoá với thời gian ngắn hơn thì vấn đề này đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của ngành may mặc của Việt Nam.
Không đủ năng lực cung cấp dịch vụ trọn gói: Do Hiệp định về hàng Dệt May (TCA) đã dỡ bỏ hạn ngạch vào ngày 01 tháng 01 năm 2005, khách hàng quốc tế ngày càng có xu hướng không thông qua các đại lý mua hàng mà trực tiếp tìm nguồn hàng từ các nhà sản xuất có khả năng cung ứng dịch vụ trọn gói. Có rất ít doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói do không đủ năng lực về thiết kế, tìm nguồn nguyên liệu và thực hiện các hoạt động hậu cần.
Khan hiếm nguồn lao động, đặc biệt là ở các khu vực thành thị: Các doanh nghiệp ở các khu vực công nghiệp và thành thị cảm thấy khó khăn trong việc tuyển dụng đủ công nhân may. Hơn thế, các nhà sản xuất hàng dệt may thường có một tỉ lệ thay thế công nhân khá cao, đặc biệt sau dịp Tết nguyên đán.
Phát triển các nguồn nhân lực chưa tương thích: Ngành dệt may thiếu nguồn lao động có kỹ năng cao như kỹ thuật viên, cán bộ marketing, các nhà quản lý và thiết kế bậc trung. Trong thời gian khá dài, hầu hết các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam chỉ tập trung vào thực hiện CMT và thụ động trong việc tiếp cận với khách hàng; do đó, các kỹ năng về marketing, quản lý và thiết kế không có vai trò quan trọng trong thời gian trước đây.
Các ngành công nghiệp phụ trợ không tương xứng: Các ngành sản xuất phụ kiện và vải dệt trong nước đã không đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất hàng may mặc về cả số lượng và chất lượng. Ngành dệt may của Việt Nam đang nhập khẩu 70-80% nguyên liệu và đang tăng lên về chi phí cho quá trình sản xuất, thời gian sản xuất và những rủi ro liên quan đến vận chuyển, hải quan và sự chậm trễ.
2.5.3 Cơ hội
Thị trường nội địa tiềm năng: Năm 2005, khách hàng nội địa chi tiêu cho sản phẩm dệt may là 1,5 tỉ đôla Mỹ và dự kiến mức chi sẽ là 3,5 tỉ vào năm 2010. Do đó các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam đang hướng sự chú ý vào thị trường nội địa, tạo ra sự cạnh tranh hơn trên thị trường gữa các sản phẩm có thương hiệu cả trong nước và nước ngoài. Sự cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dệt may phát triển các kỹ năng về marketing và thiết kế. Những kỹ năng này giúp cho các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường xuất khẩu.
Xoá bỏ hạn ngạch vào thị trường EU: Việc xoá bỏ hạn ngạch về hàng dệt may vào thị trường EU đối với Việt Nam vào ngày 01 tháng 01 năm 2005 mở ra một cơ hội mới cho ngành dệt may Việt Nam để có thể tăng lên đáng kể kim ngạch xuất khẩu. Như đã phân tích ở Phần 2.2.1, thị trường EU có sức cuốn hút hơn so với thị trường Hoa Kỳ về quy mô và tỉ lệ tăng trưởng.
Hạn ngạch đối với Trung Quốc: Đầu năm 2005, để giới hạn sự lan tràn qúa mức của xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc sang thị trường của mình, các nước Hoa Kỳ và EU đã áp mức hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc theo hình thức không cho phép tỉ lệ gia tăng nhập khẩu hàng dệt may của mình cao hơn 10%/năm. Hạn ngạch đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của xuất khẩu dệt may Trung Quốc và mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam.
Gia nhập WTO: Hi vọng Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO trong hai năm tới. Khi Việt Nam gia nhập WTO, hạn ngạch hiện nay đang áp đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam chắc chắn sẽ được dỡ bỏ, đặc biệt là hạn ngạch đối với thị trường Hoa Kỳ. Điều này sẽ làm tăng tỉ lệ nhập khẩu sản phẩm dệt may của Hoa Kỳ từ Việt Nam vì hạn ngạch là một trong những rào cản lớn nhất của Việt Nam ở thị trường này.
Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN: Thoả thuận về miễn thuế giữa các thành viên ASEAN đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội: (i) In-đô-nê-xia và Thái Lan có thể là nguồn dồi dào về các loại vải, (ii) xây dựng các nhà máy ở các nước ASEAN khác như Campuchia có thể phần nào giải quyết được vấn đề về hạn ngạch của Việt Nam đối với thị trường Hoa Kỳ, và quan trọng nhất (iii), Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng trong một khối liên minh thương mại có thể tiến hành thương lượng với các thị trường Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ về việc dành cho ASEAN thuế ưu đãi đối với hàng dệt may nhập khẩu từ ASEAN và/hoặc chấp nhận những quy định liên quan đến xuất xứ đối với sản phẩm dệt may.
Tiềm năng về nâng cao khả năng cạnh tranh: Ngành dệt may Việt Nam có tiềm năng lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh một cách toàn diện. Tăng cường khả năng cung ứng nguyên liệu trong nước sẽ giúp cho các nhà sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam giảm bớt chi phí sản xuất cũng như rút ngắn thời gian của quá trình sản xuất. Những sáng kiến trong lĩnh vực hải quan như điện tử hoá các thủ tục hải quan (e-customs clearance), thẻ ưu tiên về thủ tục hải quan (ưu tiên về thủ tục cho các doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định về hải quan) đã được triển khai. Việc kiểm tra hải quan (có chọn lựa) hy vọng sẽ được thực hiện dựa trên luật hải quan mới sẽ được thông qua vào đầu năm 2006 có thể rút ngắn hơn thời gian sản xuất đối với họat động xuất khẩu dệt may của Việt Nam, đó chính là kết quả của việc rút ngắn thời gian đối với nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm.
Mặc dù không dễ dàng có thể mở rộng thêm trang thiết bị cho sản xuất hàng dệt may ở khu vực thành thị do thiếu lao động, chi phí mặt bằng cao, … cũng có những cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may đầu tư và xây dựng các nhà máy ở khu vực nông thôn, đặc biệt trong các khu công nghiệp để tận dụng nguồn lao động rồi rào và rẻ cùng với chính sách đầu tư ưu đãi của các cấp có thẩm quyền ở địa phương.
2.5.4 Thách thức
Xoá bỏ hạn ngạch đối với Trung Quốc vào năm 2008: Hạn ngạch hiện nay đối với xuất khẩu dệt may Trung Quốc sang Hoa Kỳ và EU chỉ có giá trị đến cuối năm 2008. Khi hạn ngạch này được dỡ bỏ, ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ xuất khẩu dệt may của Trung Quốc. Do đó, Việt Nam chỉ có 03 năm để nâng cao sức cạnh tranh của mình, chuẩn bị đối phó với sức mạnh của Trung Quốc.
Không áp thuế (Zero tariff) đối với các nước chịu thảm hoạ sóng thần, gồm có Sri Lanka, Thái lan và Inđonêxia. EU đã không áp thuế cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Sri Lanka, Thái Lan và In-đô-nê-xia, những nước phải chịu thảm hoạ sóng thần vào năm 2004. Việc này đã làm tăng sức cạnh tranh của xuất khẩu hàng dệt may từ những nước này ở thị trường EU trong khi những nước này có thứ hạng xuất khẩu sang thị trường EU cao hơn Việt Nam.
2.6 Chính sách và Chiến lược hỗ trợ ngành của chính phủ.
Cho đến nay, những chính sách quan trọng nhất của chính phủ nhằm hỗ trợ cho xúc tiến xuất khẩu là Quyết định 55/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chíh phủ phê duyệt về Chiến lược Xúc tiến Ngành Dệt May Việt Nam từ 2001 – 2010 và Thông tư 106/2001-BTC của Bộ Tài Chính về phương hướng thực hiện Quyết định 55-QĐ/TTg. Nội dung chính của các chính sách này bao gồm:
Thúc đẩy những lĩnh vực có tiềm năng phát triển và tăng cường những nhân tố nội địa trong sản phẩm dệt may xuất khẩu thông qua đầu tư của nhà nước vào các nhà máy dệt và khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào sản xuất nguyên liệu.
Sử dụng kinh phí thu được từ hạn ngạch cho xúc tiến xuất khẩu.
Bảng 16: Kết quả thực hiện Quyết định 55/2001/QĐ-TTg
Hạng mục
Mục tiêu
2005
2004
2005 (dự kiến)
Nhận xét
Sản xuất
Cotton thô (tấn)
30.000
10.500
20.000
Không đạt chỉ tiêu
Sợi tổng hợp (tấn)
60.000
120.000
Vượt chỉ tiêu
Tổng số sợi (tấn)
150.000
248.000
260.000
Vượt chỉ tiêu
Vải dệt (triệu m2)
800
518,2
750
Không đạt chỉ tiêu
May mặc (triệu sản phẩm)
780
926,3
1.000
Vượt chỉ tiêu
Kim ngạch xuất khẩu (tỉ đôla)
4-5
4,38
4,8
Đạt chỉ tiêu
Thuê nhân công
2,5-3 triệu
2 triệu
2-2,1 triệu
Không đạt chỉ tiêu
Phần nội địa
50%
35%
38-42%
Không đạt chỉ tiêu
Nguồn: Đánh giá ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas, 2005
Bảng 17: Kết quả của hoạt động thực hiện Quyết định 55/2001/QĐ-TTg
Hạng mục
Chính sách
Thực hiện
VAT
VAT đối với nguyên liệu trong nước sử dụng cho xuất khẩu dệt may tương tự như VAT của nguyên liệu xuất khẩu.
Chưa thực hiện
Ngành thượng nguồn (ngành có xu hướng phát triển)
Đầu tư vào ngành dệt
Không đạt chỉ tiêu
Xúc tiến xuất khẩu
Sử dụng tổng kinh phí về hạn ngạch cho xúc tiến xuất khẩu, đào tạo và hội nhập thương mại
38%
Nguồn: Đánh giá ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas, 2005
Quyết định trên đã không được thực hiện một cách triệt để. Nhiều chính sách quan trọng đã không được thực hiện như chính sách thuế cho nguyên liệu sản xuất trong nước và chính sách xúc tiến xuất khẩu mặc dù những chính sách này đã được đệ trình để Bộ Công nghiệp phê duyệt vào đầu năm 2005. Một trong số những chính sách quan trọng nhất về xúc tiến những ngành có tiềm năng phát triển để đạt được 50% phần tham gia của nhân tố nội địa đối với xuất khẩu dệt may cũng đã không được thực hiện.Chính sách sử dụng tổng kinh phí về hạn ngạch cho xúc tiến xuất khẩu, đào tạo và hội nhập thương mại cũng chỉ được thực hiện một chút ít.
2.7 Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành.
Khả năng cạnh tranh của ngành không chỉ phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của chính các doanh nghiệp mà còn phụ thuộc phần lớn vào các dịch vụ hỗ trợ. Dịch vụ hỗ trợ cho ngành dệt may Việt Nam vẫn được xem là chưa đảm bảo về số lượng và có chất lượng chưa tương xứng.
Bất cứ một ngành dù có mạnh mẽ và phát triển đến đâu cũng cần có sự hỗ trợ lớn từ dịch vụ và các ngành bổ trợ. Điều quan trọng nữa là mối liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Bảng 18 được thực hiện nhằm đưa ra một quang cảnh toàn diện về tình hình hiện tại của dịch vụ hỗ trợ cho ngành dệt may Việt Nam.
Bảng 18: Một số nét chính về các tổ chức hỗ trợ thương mại của Việt Nam đối với ngành dệt may.
5: rất mạnh; 4:mạnh; 3 trung bình; 2: yếu hoặc kém; 1:không có khả năng
Đào tạo
Thông tin thương mại
Nghiên cứu
thiết kế
Nghiên cứu kỹ thuật
Vận động chính sách
Nhận xét
Vitas
3
4
0
0
4
Đóng vai trò quan trọng trọng trong hoạt động vận động chính sách. Hiệp hội có nguồn thông tin đảm bảo nhưng cần phải củng cố hơn nữa về hoạt động tuyên truyền thông tin.
Agtek (Hội Dệt-May-Thêu- Đan Tp. HCM)
3.5
3.5
0
0
2.5
Rất thiết thực trong đào tạo và thông tin thương mại
Viện nghiên cứu và các trường đại học
2
0
2
2
1
Hoạt động đào tạo và nghiên cứu liên kết lỏng lẻo với doanh nghiệp.
Viện mẫu và thời trang Việt Nam (FADIN)
2
0
3.5
0
2
Thực hiện tốt nghiên cứu thiết kế và thiết kế vì mục tiêu cụ thể, cũng vẫn còn lỏng lẻo trong liên kết với những yêu cầu của doanh nghiệp
Trường đào tạo nghề
2.5
0
1
1
0
Đào tạo công nhân may ở các trường dạy nghè thường chỉ ở mức cơ bản với trang thiết bị đã rất lạc hậu.
Bảng biểu trên cho thấy những dịch vụ này vẫn còn yếu ở Việt Nam. Điều này cũng phản ánh quá trình sản xuất CMT còn chiếm ưu thế ở các đơn vị sản xuất hàng dệt may của Việt Nam. Thiết kế hàng dệt may được thực hiện hầu như chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước.
Phần III – Tầm nhìn và Chuỗi giá trị trong tương lai
3.1 Tầm nhìn
Trong 5 năm tiếp theo, Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu dệt may thứ 9 trên thế giới, thay vì đứng thứ 13 như hiện nay, với kim ngạch xuất khẩu là 8-9 tỉ đôla Mỹ và tỉ lệ về FOB tăng tới 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam sẽ là nước được lựa chọn của khách hàng quốc tế do sản phẩm chất lượng cao, thời gian chuyển giao ngắn và luôn đúng hạn, tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của quốc tế.
3.2 Chuỗi giá trị trong tương lai - Hình ảnh minh họa.
Chuỗi giá trị trong tương lai sẽ có một số đặc điểm bổ sung:
Sự xuất hiện các đại lý cung cấp nguồn nguyên liệu trong nước và có thể cả các đại lý mua hàng trong nước.
Tăng tầm quan trọng của các nhà sản xuất nguyên liệu trong nước, từ đó các nhà sản xuất sản phẩm dệt may có thể tìm ra được nguồn nguyên liệu hiệu quả hơn.
Tỉ lệ FOB cao hơn trong kim ngạch xuất khẩu; bán hàng trực tiếp hơn cho khách hàng quốc tế.
Hình 6: Chuỗi giá trị trong tương lai của ngành dệt may Việt Nam.
Nguồn
Sợi
Vải
Cotton thô
Máy móc
Phụ kiện
Nhuộm
Hoá chất
Vận chuyển nguyên liệu thô
Đóng gói
Xe chỉ
Dệt
Tạo mẫu
Pha chế
Thiết kế hàng hoá
VP bán nguyên liệu nước ngoài
Sản xuất
Hậu cần
Hải quan
Vận chuyển
Thành phần mới
Đ.lý trong nước
Nhà sx nguyên liệu trong nước
Đ.lý mua
Trung gian
Đ.lý mua hàng
VP mua hàng
Khách hàng quốc tế
Hậu cần
Hải quan
Bán lẻ
C.ty p.triển thương hiệu
Nhập khẩu
Bán buôn
Sự chuyển dịch của sản phẩm
Sự chuyển dịch của thông tin
Nhà sản xuất trong nước
Phần IV - Kết luận và khuyến nghị
Xuất khẩu dệt may Việt Nam đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của Việt Nam trong nhiều thập kỷ gần đây. Sự đóng góp này không chỉ được tính bằng ngoại tệ mà ngành mang lại mà còn ở khía cạnh giải quyết công ăn việc làm và giảm nghèo. Tuy nhiên, việc tháo bỏ TCA từ đầu năm 2005 đã làm cho sự cạnh tranh mạnh hơn trong xuất khẩu dệt may, đặc biệt là từ các nước Trung Quốc và Ấn độ; tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của dệt may trong năm 2005 đã giảm xuống còn 9,5% so với 20% năm 2004. Theo ước tính thì nếu Trung Quốc và Ấn Độ không bị áp lại hạn ngạch ở các thị trường EU và Hoa Kỳ vào giữa năm 2005, tỉ lệ xuất khẩu dệt may của Việt Nam còn thấp hơn nữa. Hạn ngạch cho hai nước này sẽ được tháo bỏ vào năm 2008 và Việt Nam có hai năm để chuẩn bị.
Để đạt được Mục tiêu vào năm 2010 rằng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ đạt được từ 8-9 tỉ đôla Mỹ và xếp vị trí thứ 9 trong số những nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất, những động thái mang tính chiến lược sau đây cần phải được thực hiện.
4.1 Tập trung hơn vào thị trường EU đồng thời tiếp tục quan tâm đầy đủ đối với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Như đã phân tích trong Phần 2.2.1, EU là thị trường tiềm năng nhất đối với xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam. Một phần lớn sự tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai có khả năng lớn bắt nguồn từ thị trường này. Đồng thời, các chương trình xúc tiến thương mại sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản nên được tiến hành khi hai thị trường này hiện chiếm 67,5% tổng số xuất khẩu sản phẩm dệt may.
4.2 Chính phủ quan tâm hơn đối với ngành dệt may.
Như đã phân tích ở Phần 2.5, Việt Nam chỉ còn gần 03 năm để chuẩn bị cho tình hình khi Trung Quốc được dỡ bỏ hạn ngạch vào thị trường EU và Hoa Kỳ. Do đó, chính phủ nên chú trọng hơn nữa vào ngành dệt may để hỗ trợ cho ngành đối phó với tình hình này. Các chính sách trong Quyết định số 55 và Thông tư 106 cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc.Quan trọng nhất là chính sách sử dụng kinh phí hạn ngạch để xúc tiến xuất khẩu. Do tầm quan trọng hiện nay của ngành dệt may đối với nền kinh tế đất nước, những thách thức mà ngành đang phải đối mặt trong hệ thống phi hạn ngạch, và đặc biệt là mối đe doạ trước mắt từ Trung Quốc khi hạn ngạch vào thị trường EU và Hoa Kỳ được dỡ bỏ, chính phủ có nên cân nhắc để thiết lập một uỷ ban quốc gia về điều phối và giám sát các hoạt động của ngành.
4.3 Chuyển trọng tâm từ CMT sang FOB
Như đã phân tích, chuyển từ CMT sang FOB là một bước chuyển đối hợp lý và cần thiết cho ngành dệt may của Việt Nam. Việc chuyển đổi này không những làm tăng kim ngạch xuất khẩu, khuyến khích sản xuất nguyên liệu trong nước mà còn làm cho nhu cầu của khách hàng tăng lên. Ví dụ như, khách hàng EU đang ngày càng yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm về việc tìm nguồn nguyên liệu và hiện thời khoảng 60% xuất khẩu vào thị trường EU dưới dạng FOB Loại hình II.
4.4 Cải thiện hệ thống nghiên cứu và đào tạo cho ngành dệt may.
Như đã phân tích trong Phần 2.7, với một ngành lớn như ngành dệt may của Việt Nam, hệ thống đào tạo và nghiên cứu để hỗ trợ cho ngành vẫn chưa có sự phát triển tương xứng. Hệ thống này có khả năng mang lại cho một ngành cơ sở vững chắc để phát triển ổn định, đối phó được những thay đổi và cải thiện được tình hình. Hệ thống này cũng cho phép một sự chuyển đổi thành công từ CMT sang FOB. Cải thiện hệ thống nghiên cứu và đào tạo hiện hành là yếu tố quan trọng trong các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy xuất khẩu của ngành.
4.5 Giảm chi phí sản xuất
Giá cả vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng về việc nước nào/nhà máy nào sẽ được lựa chọn là nguồn cung cấp sản phẩm. Hệ thống phi hạn ngạch đã thúc đẩy xu hướng giảm giá trong tất cả các loại sản phẩm. Để có thể phát triển một thời đại không hạn ngạch, Việt Nam nên giảm chi phí sản xuất. Việc này có thể thực hiện thông qua:
Giảm chi phí cho nguyên liệu bằng cách tăng khả năng sẵn có về nguồn nguyên liệu trong nước bao gồm cả nguyên liệu sản xuất trong nước và nguyên liệu nhập khẩu.
Nâng cao năng suất lao động; và
Giảm chi phí cho cơ sở hạ tầng gồm có vận chuyển, thông tin liên lạc, internet và điện.
Giảm thời gian sản xuất
Thời gian sản xuất kéo dài là một trong những bất lợi lớn của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong khi thời gian sản xuất đang ngày càng trở thành một nhân tố rất quan trọng. Bên cạnh những bất lợi về địa lý, là một bất lợi không thể khắc phục được, ngành dệt may Việt Nam có thể giảm bớt thời gian sản xuất thông qua một số biện pháp sau:
Tăng khả năng về sự sẵn có của nguyên liệu ở trong nước, điều này có thể thực hiện được thông qua thiết l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc