Mở đầu 1
Chương I: Hợp đồng mua bán ngoại thương 2
1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương 2
1.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương của nước ta 3
1.3. Các loại hợp đồng mua bán ngoại thương 4
Chương II: Hợp đồng ngoại thương - Nội dung và cách thức soạn thảo 4
2.1. Nội dung của hợp đồng ngoại thương 4
2.2. Các điều khoản của hợp đồng 5
Chương III: Hợp đồng mua bán ngoại thương đối với hoạt động kinh doanh XNK 8
3.1. Vai trò của XNK đối với nền kinh tế nước nhà 8
3.2. Vai trò của hợp đồng mua bán ngoại thương trong hoạt động kinh doanh XNK 10
Kết luận 12
13 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng ngoại thương - Nội dung và cách thức soạn thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp đồng ngoại thương - nội dung và cách thức soạn thảo
Mở đầu
Công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế - xã hội. Chặng đường đổi mới tiếp theo đòi hỏi chúng ta phải tìm tòi, nghiên cứu, tiếp cận và giải quyết nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong công cuộc hội nhập quốc tế việc các doanh nghiệp của ta tìm kiếm và hợp tác với các đối tác nước ngoài thông qua việc ký kết các hợp đồng.Trong đó hợp đồng ngoại thương là loại văn bản chủ yếu, quan trọng và phổ biến nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu(XNK). Vì tính quan trọng của nó nên em đã chọn chủ đề này cho bài tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận của em chia làm 3 Chương:
Chương I : Hợp đồng mua bán ngoại thương là gì?
Chương II: Hợp đồng ngoại thương – Nội dung và cách thức soạn thảo.
Chương III: Hợp đồng mua bán ngoại thương đối với hoạt động kinh doanh XNK.
Chương I : Hợp đồng mua bán ngoại thương là gì?
1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương
Với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên quy mô toàn thế giới đang diễn ra ngày càng sâu sắc xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức hợp tác. Tuy vậy trao đổi hàng hoá vốn là một hình thức mang tính chất cổ điển của quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng và có vị trí quan trọng bậc nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Để các hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các bên thông qua một hình thức pháp lý nhất định. Hợp đồng mua bán ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá quốc tế.
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thương. Do vậy nên em xin lấy một khái niệm về hợp đồng ngoại thương: Hợp đồng ngoại thương là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa một tổ chức ngoại thương hoặc thương nhân trong nước với một tổ chức hay thương nhân nước ngoài
Hợp đồng mua bán ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, cũng như một hợp đồng kinh tế ở trong nước. Sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có yếu tố quốc tế, được thể hiện qua các dấu hiệu:
Thứ nhất: Chủ thể của hợp đồng - Hợp đồng mua bán có tính quốc tế nếu trụ sở kinh doanh của bên mua và bên bán được đăng ký tại hai quốc gia khác nhau.
Thứ hai: Hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá phải được giao tại một nước khác với nước mà hàng hoá đó được tồn trữ hoặc sản xuất ra khi hợp đồng được ký kết.
Thứ ba: Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ hay có gốc ngoại tệ
Thứ tư: Được coi là hợp đồng mua bán quốc tế khi:
+ Có sự vận chuyển hàng hoá là đối tượng của hợp đồng từ lãnh thổ của quốc gia này sang lãnh thổ của quốc gia khác.
+ Tất cả các hành vi cấu thành sự chào hàng và sự ưng thuận không được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia.
+ Sự giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia mà ở đó các hành vi cấu thành sự chào hàng và sự ưng thuận đã được hoàn thành. Quan điểm trên đã được đề nghị trong dự thảo luật ROMA 1956.
Công ước Vienne ngày 11/04/1980 đã không chấp nhận quan điểm trong dự thảo luật Roma và chấp thuận tiêu chuẩn thứ nhất: Hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế khi hai bên có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau. Dấu hiệu quốc tịch của các bên không phải là yếu tố để phân biệt.
Ngoài ra, bên ký kết hợp đồng cấn phải tôn trọng các điều ước quốc tế(như Công ước Bruxelles ngày 24-4-1924 về vận đơn đường biển; Công ước vận chuyển đường biển của Liên hợp quốc; Luật về hối phiếu của Công ước Geneve 1930...). Khi lựa chọn luật quốc gia khác để đIều chỉnh quan hệ ngoại thương cần chú ý các nguyên tắc:
Hoàn toàn tự nguyện.
Không trái luật pháp của nước bán, nước mua hàng luật quốc tế.
Không hạn chế năng lực pháp lý và năng lực hành vi của các chủ thể(của các bên mua và bán).
Không làm phương hại đến lợi ích của nhà nước bên bán, bên mua.
Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương của nước ta.
(Điều 50 và 81 Luật Thương mại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997)
Muốn hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực phải có đủ ba điều kiện sau:
Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán có đủ tư cách pháp lý .
Đối tượng của hợp đồng là háng hóa, hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.
Hợp đồng mua bán ngoại thương phải gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên hàng, Số lượng, Quy cách,Phẩm chất, Giá cả, Phương thức thanh toán, Địa chỉ và thời gian giao nhận hàng.
Ngoài ra các bên còn có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng.
1.3 Các loại hợp đồng mua bán ngoại thương:
Hợp đồng giao hàng một lần(là loại phổ biến nhất trong ngoại thương).
Hợp đồng giao hàng định kỳ(thường là hàng tháng hay nửa năm, giao đều đặn).
Hợp đồng thanh toán bằng tiền.
Hợp đồng thanh toán bằng hàng đổi hàng.
Hợp đồng giao hàng chậm.
Hợp đồng mẫu(theo tiêu chuẩn quy định ).
Chương II : Hợp đồng ngoại thương – Nội dung và cách thức soạn thảo.
2.1 Nội dung của hợp đồng ngoại thương
Là một doanh nghiệp hợp tác với nứớc ngoài thì việc nắm vững cách thức soạn thảo và nội dung của hợp đồng ngoại thương là cực kỳ quan trọng. Hợp đồng mua bán ngoại thương được chia thành ba phần:
2.1.1 Phần mởi đầu(Preamble)
Tên và số hợp đồng.
Ngày và nơi ký hợp đồng.
Các bên ký hợp đồng(Bên mua,bên bán):Tên đơn vị, địa chỉ thư, Tên điện tín, số điện thoại, fax, tên và chức vụ người ký hợp đồng.
Cam kết ký hợp đồng.
2.1.2 Các điều khoản của hợp đồng
Có hai loại điều khoản:
2.1.2.1 Điều khoản chủ yếu (condition): là những đIều khoản nếu một bên trong hợp đồng không thực hiên được, bên kia có quyền hủy hợp đồngvà bắt phạt bên gây thiệt hại. Các điều khoản chủ yếu là(Điều 50 luật Thương mại, Việt Nam): Tên hàng, Số lượng, Quy cách,Phẩm chất, Giá cả, Phương thức thanh toán, Địa chỉ và thời gian giao nhận hàng.
Ngoài ra các bên còn có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng.
2.1.2.2 Điều khoản không chủ yếu (warranty): nếu một bên vi phạm, bên kia không có quyền hủy hợp đồng mà chỉ có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện và bắt phạt.
2.1.3 Phần ký kết
Hợp đồng làm thành máy bản bằng tiếng nước nào, mỗi bên giữ mấy bản, hiệu lực như nhau.
Hiệu lực hợp đồng từ lúc nào.
Bên bán và bên mua ký.
2.2 Các điều khoản của hợp đồng
2.2.1 Tên hàng
Tên hàng là đối tượng của hợp đồng cần được thể hiện chính xác nhằm tránh những hiểu lầm do bất đồng về mặt ngôn ngữ, tập quán của các bên có nhiều cách để ghi tên hàng hoá.
- Ghi tên thương mại của hàng hoá kèm theo tên thông thường và tên khoa học.
- Ghi tên hàng hoá kèm theo xuất xứ của hàng hoá.
- Ghi tên hàng hoá kèm theo tên nhà sản xuất, nhãn hiệu hàng hoá.
2.2.2 Số lượng hàng hoá.
Bao gồm các thoả thuận về định lượng đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng, độ dung sai cho phù hợp với đặc trưng của hàng hoá và tập quán buôn bán quốc tế.
2.2.3 Chất lượng hàng hoá.
Đó là thoả thuận của các bên liên quan đến việc xác định chất lượng hàng hoá kiểm tra chất lượng, bảo hành, quyền và nghĩa vụ của các bên khi hàng hoá không đảm bảo chất lượng đã thoả thuận tuy nhiên sự thoả thuận phải phù hợp với pháp luật của các bên và tập quán quốc tế.
2.2.4 Giá cả hàng hoá.
Đó là các thoả thuận có liên quan đến đồng tiền thanh toán, cách quy định phương pháp tính và đơn vị tính giá về đồng tiền thanh toán : đồng tiền thanh toán là đồng tiền của nước bên mua, bên bán hoặc của một nước thứ ba do các bên thoả thuận.
Về cách định giá, các bên có thể thoả thuận một giá cố định hoặc thoả thuận một giá di động theo từng đợt hàng.
2.2.5 Điều khoản về phương thức thanh toán
Các phương thức thanh toán trong thực tiễn rất đa dạng, các bên có thể thoả thuận thanh toán bằng trao đổi hàng hoá, bằng tiền mặt, thông qua tín dụng, chuyển khoản trong đó thông qua tín dụng (L/c) được áp dụng rộng rãi nhất trong mua bán quốc tế.
2.2.6 Địa điểm thời hạn giao hàng.
Đây là điều khoản quan trọng trong mua bán quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả, về việc xác định quyền sở hữu và trách nhiệm gánh chịu những rủi ro khi thực hiện hợp đồng.
Địa điểm giao hàng có thể là nơi sản xuất, cảng biển, ga hoặc tại bất kỳ nơi nào do các bên thoả thuận. Còn thời điểm giao hàng có thể là một thời gian nhất định hoặc một khoảng thời gian mà các bên phải hoàn tất việc giao nhận hàng.
2.2.7 Điều khoản về bao bì, đóng gói,ký hiệu,mã hiệu:
Đây là một điều kiện chính của hợp đồng mua bán. Đóng gói là biện pháp bảo đảm hàng hóa tốt về chất lượng và đủ về số lượng để lưu thông. Cải tiến bao bì là biện pháp tăng cạnh tranh, bao bì ngoài bảo vệ hàng hóa tránh hư hại, mất mát. Bao bì trong bảo vệ hàng hóa vừa thúc đẩy tiêu thụ. Mã vạch trên bao bì là loại ngôn ngữ ký hiệu đặc biệt sử dụng kỹ thuật điện nhập số quét trong máy tính điện tử. Chỉ cần đưa mã vạch vào máy tính sẽ nhận biết được các thông tin quy hợp trong mã vạch: tên sản phẩm, chủng loại, số lượng, ngày tháng sản xuất, nơi sản xuất...
2.2.8 Điều kiện cơ sở giao hàng (theo Incoterms 2003)
Điều kiện cơ sở giao hàng xác định chi phí về vận tải từ người bán đến người mua và phân định rủ ro tổn thất giữa các bên
2.2.9 Điều khoản về giao nhận hàng
Điều khoản giao hàng các bên cần xác định chính xác thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng. điều kiện giao hàng có liên quan đến điều kiện vận tải hàng.
2.2.9 Điều khoản về vận tải, bảo hiểm hàng hóa
Về vận tải thường nói về cảng hoặc nơi giao hàng nhận hàng bốc, dỡ hàng; địa điểm chuyển hàng, thủ tục cấp vận đơn; thủ tục thông báo cho nhau về chuẩn bị giao hàng, tàu đến,tàu rời cảng... Về bảo hiểm tùy theo điều kiện cơ sở giao hàng (theo Incoterms 2000) hai bên xác định ai phải mua bảo hiểm. Cần thỏa thuận điều kiện bảo hiểm nào.
2.2.10 Điều khoản về trường hợp bất khả kháng
Là trường hợp xảy ra với lý do khách quan, bên đương sự được miễn trách hoàn toàn, được miễn hay hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Những trường hợp có tên là “ trường hợp bất khả kháng” các bên có thể liệt kê các “trường hợp miễn trách” cụ thể trong hợp đồng.
2.2.11 Điều khoản về khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng, nếu một bên gây thiệt hại, khó khăn cho bên kia thì bên bị thiệt yêu cầu sửa chữa. Khiếu nại là yêu sách của bên mua gửi bên bán khi chất lượng hàng hóa giao không đúng theo hợp đồng hoặc khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ như cam kết trong hợp đồng, thì bên bán có quyền yêu cầu giải quyết để không bị thiệt.
2.2.12 Điều khoản bảo hành
Điều khoản này quy định người bán nhận trách nhiệm về chất lượng hàng trong thời hạn nhất định. Điều khoản bảo hành quy định: phạm vi người bán bảo hành; thời hạn bảo hành; trách nhiệm của người bán nếu phát hiện thấy khuyết tật của hàng hoặc không phú hợp với hợp đồng. Phạm vi bảo hành phụ thuộc vào tính chất hàng hóa và điều kiện kỹ thuật của hợp đồng.
2.2.13 Điều khoản trọng tài
Điều khoản này của hợp đồng thường quy định trình tự giải quyết tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên mà không thể tự thu xếp với nhau được.
2.2.14 Điều khoản về pháp lý
Các bên thường quy định các hình thức chế tài áp dụng đối với việc vi phạp hợp đồng. Quy định các trường hợp phạt và mức phạt. Thỏa thuận sau khi ký hợp đồng thì các văn bản thư từ giao dịch trước đó đều hết hiệu lực. Các phụ lục là phần không tác rời hợp đồng thường là các tàI liệu kỹ thuật bắt buợc trích dẫn và nội dung chính của hợp đồng.
Chương III: Hợp đồng mua bán ngoại thương đối với hoạt động kinh doanh XNK.
3.1 Vai trò của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế nước nhà.
3.1.1 Vai trò của xuất khẩu.
Xuất khẩu là một trong những hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Việc mở rộng các hoạt động xuất khẩu làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho tài chính. Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho sự phát triển cơ sở hạ tầng.
Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nạn lạc hậu của nước ta. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có một số ngoại tệ lớn để nhập khẩu các máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhanh tốc độ xuất khẩu để đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
Thứ hai: Xuất khẩu góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là một đòi hỏi tất yếu đối với nền kinh tế nước ta.
Thứ ba: xuất khẩu không những thúc đẩy sự phát triển của chính ngành nghề xuất khẩu mà còn tạo điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu như trồng bông, tơ tằm… phát triển …
Thứ tư: Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước, nói cách khác xuất khẩu tạo ra vốn, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài vào Việt Nam, hiện đại hoá nền sản xuất trong nước tạo ra năng lực sản xuất mới.
Xuất khẩu còn là cơ sở đề mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển.
Chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế… ngược lại chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng các hoạt động xuất khẩu.
3.1.2 Vai trò của nhập khẩu.
Nhập khẩu là hoạt động quan trọng có tác dụng (trực tiếp) tới hoạt động sản xuất và đời sống trong nước nhập khẩu nhằm bổ sung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ hai: Nhập khẩu bổ sung kịp thời các mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối ổn định.
Thứ ba: Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng, đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm cho người lao động.
Thứ tư: Nhập khẩu có vai trò tích cực đến việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thể hiện: nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài.
ở Việt Nam do việc mở rộng hợp đồng ngoại thương nên nguồn thu từ thuế XNK cũng tăng lên qua các năm và đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách nhà nước.
3.2 Vai trò của hợp đồng mua bán ngoại thương trong hoạt động kinh doanh XNK.
Do đặc điểm về tự nhiên mỗi quốc gia có lợi thế riêng về sản xuất. Chính những lợi thế riêng biệt khác nhau này giữa các quốc gia là tiền đề dẫn tới phân công lao động quốc tế và dẫn đến nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.
Thực tiễn đã chứng minh trong thời đại ngày nay khi trình độ quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng cao, nhu cầu hội nhập quốc tế là nhu cầu không thể thiếu và ngày càng phải được mở rộng. Các quốc gia sẽ không thể phát triển, không thể theo kịp sự phát triển của thế giới và sẽ bị tụt hậu nếu thực hiện chính sách cô lập. Các quốc gia đều có ý thức được giá trị to lớn của việc hội nhập kinh tế toàn cầu đặc biệt là các quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế đang ngày càng được phát triển sâu rộng hơn.
Để quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá được diễn ra bình thường ổn định và bảo vệ được quyền lợi của các bên đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý nhất định, trong đó có các bên xác lập các quyền và nghĩa vụ đối với nhau đồng thời cũng là cơ sở để các nước hữu quan thực hiện (nhiệm vụ) quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK hàng hoá.
Hợp đồng ngoại thương có vai trò vô cùng to lớn đối với hoạt động trao đổi hàng hoá. Cụ thể như sau:
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý quy định quyền và nhiệm vụ của các bên trong quan hệ trao đổi hàng hoá.
- Hợp đồng ngoại thương là căn cứ để bảo vệ các nguồn và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra.
- Hợp đồng ngoại thương là công cụ pháp lý trung tâm của hoạt động kinh doanh XNK đồng thời là cơ sở để các bên ký kết các hợp đồng khác. Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng Bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh.
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở quan trọng của cơ quan nhà nước: Hải quan, cơ quan thuế thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan.
Kết luận
Thực tiễn đã chứng minh trong thời đại ngày nay khi trình độ quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng cao, nhu cầu hội nhập quốc tế là nhu cầu không thể thiếu và ngày càng phải được mở rộng. Các quốc gia sẽ không thể phát triển, không thể theo kịp sự phát triển của thế giới và sẽ bị tụt hậu nếu thực hiện chính sách cô lập. Các quốc gia đều có ý thức được giá trị to lớn của việc hội nhập kinh tế toàn cầu đặc biệt là các quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế đang ngày càng được phát triển sâu rộng hơn. Qua những gì đã làm trong bàI tiểu luận của mình em thấy để là một nhà quản lý hay một nhà kinh doanh thì cấn phải có một kiến thức về ngoại thương hết sức vững chắc và phải có một nghiẹp vụ vững vàng trước tốc độ phát triển chóng mặt của thế giới. Là sinh viên của trường Đại học Quản trị – Kinh doanh em lại càng ý thức được điều đó, việc nắm vững những kiến thức trên lớp là cực kì quan trọng đó sẽ là những viên gạch nền móng, là những kiến thức nền tảng sẽ đi theo em trong suốt những thời gian sau này khi đã rời xa ghế nhà trường. Em xin cám ơn các thầy cô giáo đã bảo ban, dạy cho em những kiến thức hết sức quý báu này. Vì kiến thức còn hạn hẹp nên sẽ không tránh khỏi những sai xót trong bài tiểu luận của mình. Em mong các thầy cô xem xét và sử chữa cho em. Em xin chân thành cám ơn.
Tài liệu tham khảo: -Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế -PSG.TS Trần Văn Chu
-Thời báo kinh tế
Mục lục
Mở đầu 1
Chương I: Hợp đồng mua bán ngoại thương 2
1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương 2
1.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương của nước ta 3
1.3. Các loại hợp đồng mua bán ngoại thương 4
Chương II: Hợp đồng ngoại thương - Nội dung và cách thức soạn thảo 4
2.1. Nội dung của hợp đồng ngoại thương 4
2.2. Các điều khoản của hợp đồng 5
Chương III: Hợp đồng mua bán ngoại thương đối với hoạt động kinh doanh XNK 8
3.1. Vai trò của XNK đối với nền kinh tế nước nhà 8
3.2. Vai trò của hợp đồng mua bán ngoại thương trong hoạt động kinh doanh XNK 10
Kết luận 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0145.doc