Mục lục
Chương Trang
1 Hình thành ý tưởng vềbản thuyết trình 1
1.1 Bắt đầu bằng việc soạn thảo văn bản 2
1.2 Nêu rõ bản thuyết trình nói vềcái gì 2
1.3 Bắt đầu từphần kết luận 2
1.4 Làm bản thuyết trình có cá tính của bạn 3
1.5 Kểmột vài câu chuyện 3
1.6 Gắn kết nôi dung 3
2 Thiết kếbản thuyết trình của bạn 3
2.1 Bảo đảm tính đơn giản 3
2.2 Tính nhất quán từslide này qua slide khác 5
2.3 Chọn màu sắc hỗtrợcho việc truyền đạt thông
điệp của bạn 5
2.4 Khi thiết kếbốcục, hãy cân nhắc đến yếu tốkhán giả5
2.5 Cẩn thận với dấu chấm mục 6
2.6 Tuân thủnguyên tắc mỗi-slide-một-phút 6
2.7 Thiết kếgiống một tờbáo 7
2.8 Sửdụng hình ảnh, chứkhông riêng từngữ, đểlàm
rõ quan điểm của bạn 8
3 Trình bày bản thuyết trình của bạn 8
3.1 Diễn tập trước, và diễn tập nhiều hơn nữa 8
3.2 Kết nối với khán giả9
3.3 Dự đoán câu hỏi của khán giả9
3.4 Hiểu rõ các thiết bịhỗtrợ10
3.5 Kiểm soát tình thếngay từkhi bắt đầu 10
3.6 Sửdụng thủthuật với màn hình PowerPoint 10
Tài liệu Tham khảo 10
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn Bảo vệ Báo cáo - Luận văn sử dụng MS Powerpoint, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S. Nguyễn Duy Bình
Bộ môn Thủy nông Canh tác
Trường Đại học Nông nghiệp
Châu quỳ, Gia lâm, Hà nội
E-mail vnbinh@hotmail.com
Tel. (84-4) 843 1002
Hà nội
06/2008
Mục lục
Chương Trang
1 Hình thành ý tưởng về bản thuyết trình 1
1.1 Bắt đầu bằng việc soạn thảo văn bản 2
1.2 Nêu rõ bản thuyết trình nói về cái gì 2
1.3 Bắt đầu từ phần kết luận 2
1.4 Làm bản thuyết trình có cá tính của bạn 3
1.5 Kể một vài câu chuyện 3
1.6 Gắn kết nôi dung 3
2 Thiết kế bản thuyết trình của bạn 3
2.1 Bảo đảm tính đơn giản 3
2.2 Tính nhất quán từ slide này qua slide khác 5
2.3 Chọn màu sắc hỗ trợ cho việc truyền đạt thông
điệp của bạn 5
2.4 Khi thiết kế bố cục, hãy cân nhắc đến yếu tố khán
giả 5
2.5 Cẩn thận với dấu chấm mục 6
2.6 Tuân thủ nguyên tắc mỗi-slide-một-phút 6
2.7 Thiết kế giống một tờ báo 7
2.8 Sử dụng hình ảnh, chứ không riêng từ ngữ, để làm
rõ quan điểm của bạn 8
3 Trình bày bản thuyết trình của bạn 8
3.1 Diễn tập trước, và diễn tập nhiều hơn nữa 8
3.2 Kết nối với khán giả 9
3.3 Dự đoán câu hỏi của khán giả 9
3.4 Hiểu rõ các thiết bị hỗ trợ 10
3.5 Kiểm soát tình thế ngay từ khi bắt đầu 10
3.6 Sử dụng thủ thuật với màn hình PowerPoint 10
Tài liệu Tham khảo 10
Danh mục hình
Hình Trang
Hình 1: Xem bản thuyết trình sử dụng MS PowerPoint bằng
công cụ tìm kiếm Google. 4
Hình 2: Thông tin của danh sách được trình bày bằng bảng
(trên cùng), đồ thị (giữa), và biểu đồ (dưới cùng). 7
Hình 3: Kết hợp các từ ngữ và một bức tranh trong một slide. 8
Hình 4: Một slide ẩn không bắt buộc trình bày ở giữa thời gian
thuyết trình. 9
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 1
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
Những điều cần chú ý khi sử dụng MS
Powerpoint
Tài liệu này giúp bạn hiểu được quan điểm sử dụng phần mềm MS Powerpoint
trong quá trình chuẩn bị và có tên gọi là “Chuẩn bị cho một bản thuyết trình vững
vàng”. Nội dung có 3 phần chính (a) Xây dựng bản thuyết trình từ nền móng cơ bản;
(b) Chọn giao diện cho bản thuyết trình của bạn; và (c) Trình bày bản thuyết trình
của bạn.
PowerPoint là một phần mềm tuyệt vời nhưng nó vẫn bị nhiều người chê bai. Nếu
phần mềm này không được sử dụng đúng cách, nó có thể gây ra sự chia rẽ giữa
người thuyết trình và khán giả. Một bài báo viết ngày 28 tháng 5 năm 2001, tờ New
Yorker, Hoa kỳ, đã có tiêu đề “PowerPoin thuần túy: Một tệp phần mềm có thể thay
đổi ý nghĩ của chúng ta?”. Tác giả Ian Parker tranh cãi rằng PowerPoint có thể trở
thành một vật cản thực sự hơn là một tiện ích tăng cường luồng thông tin giữa người
thuyết trình và khán giả. Power-Point, Parker viết, là “một dụng cụ xã hội biến
những người thuyết trình tầm thường thành những kẻ sành điệu thích dùng những
dấu chấm gạch đầu dòng. Phần mềm này, ông nói thêm, “chứa đựng những tiềm ẩn
ảnh hưởng đến tính cách cá nhân của người sử dụng”.
Nó có thể ảnh hưởng đến ý tưởng nội dung… Nó giúp bạn trình bày những lý lẽ,
nhưng cũng có ảnh hương của riêng nó về sự tổ chức thông tin,về chách nhìn nhận
thực tại thế giới.” Do vậy những lời chỉ trích về PowerPoint không nên nhằm vào
phần mềm này, mà cần nhằm vào những người sử dụng nó. Nhiều người thuyết trình
thất bại trong việc ứng dụng những khả năng sáng tạo của PowerPoint. Họ coi
PowerPoint như một hỗ trợ hay chỗ dựa của người diễn thuyết nhằm giảm bớt một
vài gánh nặng của công việc thuyết trình trước công chúng. Họ thực sự không hiểu
rằng PowerPoint là một phương tiện dùng để truyền đạt, một phương pháp để liên hệ
với mọi người, thông qua hình ảnh, hoạt hình, và thậm chí cả âm thanh.
Bài viết này giới thiệu phương thức để bạn có thể ứng dụng những khả năng sáng
tạo của PowerPoint. Nó giải thích làm thế nào để xây dựng một bản thuyết trình đầy
tính thuyết phục và cần lưu ý những điều gì khi bạn thiết kế giao diện cho một bản
thuyết trình. Bạn cũng sẽ tìm thấy các mẹo vặt để kết nối bạn với thính giả.
Bạn có muốn xem một ví dụ điển hình tồi tệ của một bản thuyết trình PowerPoint?
Hãy thử ghé thăm Thuyết Trình PowerPoint Gettysburg, một bản dịch của Lincoln’s
Gettysburg Address sử dụng PowerPoint.
Tài liệu này là bản dịch từ “PowerPoint 2007. All in One Desk Reference for
Dummies” của Peter Weverka do Wiley xuất bản năm 2007.
1 Hình thành ý tưởng về bản thuyết trình
Trước khi bạn tạo ra bất kì slide nào, hãy nghĩ về những gì bạn muốn truyền đạt đến
khán giả của bạn. Mục tiêu của bạn không phải là làm kinh ngạc khán giả bởi những kĩ
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 2
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
năng sử dụng PowerPoint của bạn, mà là truyền đạt một điều gì đó — một vấn đề trong
bài giảng, chính sách của công ty, những ích lợi của một sản phẩm, các ưu điểm của một
kế hoạch mang tính chiến lược. Mục tiêu của bạn là thuyết phục khán giả về vấn đề mà
bạn sẽ trình bày và đưa khán giá về phe mình.
Để đạt được những mục tiêu đó, những trang sau cung cấp những lời khuyên thiết thực
để dẫn dắt quá trình chuẩn bị và thực hiện bản thuyết trình của bạn từ bước xây dựng ý
tưởng, bản nháp đến bước thực hiện, là bước trong đó bạn thực sự bắt đầu tạo ra các
slides.
1.1 Bắt đầu bằng việc soạn thảo văn bản
Đây là một trong những lời tư vấn tốt nhất mà bạn sẽ nhận được khi tạo một bản thuyết
trình PowerPoint: Viết từng đoạn câu chữ của bản thuyết trình bằng chương trình soạn
thảo văn bản trước khi thực hiện bất cứ thứ gì liên quan đến PowerPoint. Tập trung chỉ
vào những từ ngữ của bản thuyết trình ở bước bắt đầu này. Với cách này, bạn sẽ tập trung
được vào những điều bạn muốn trao đổi với thính giả chứ không phải vào những phông
nền slide hoặc những thiết kế đồ họa hoặc phông chữ.
Tôi nghĩ rằng người ta thực sự thích phác thảo bản nháp bằng cách dùng slide
PowerPoint bởi vì những đặc tính hoa mỹ của nó. Điều này làm họ phân tán tư tưởng,
không tập trung vào những thứ thực sự quan trọng trong bản thuyết trình — tức là những
gì cần truyền đạt với thính giả. Xây dựng những lý lẽ hợp lý luôn luôn là một công việc
không dễ dàng tí nào. Những người đủ khả năng tài chính thường thuê luật sư và những
chuyên gia để làm việc đó cho họ. Xây dựng một lý lẽ đòi hỏi bạn phải suy nghĩ lâu dài
và cần mẫn về chủ đề của bạn, đặt bản thân bạn vào vị trí một thành viên khán giả không
biết rõ chủ đề bằng bạn, và thuyết phục vị khán giả đó rằng bạn đúng. Bạn có thể làm
công việc khó khăn này trên Word, là nơi không có sự lạm dụng PowerPoint làm bạn bị
phân tán.
1.2 Nêu rõ bản thuyết trình nói về cái gì
Ngay từ khi mới bắt đầu quá trình chuẩn bị, bạn hãy xác định rõ bản thuyết trình của
bạn nói về cái gì và bạn định chứng minh điều gì thông qua bản thuyết trình. Nói cách
khác, hãy đưa ra kết luận chính ở phần đầu của thuết trình cũng như ở phần cuối. Theo
cách đó, khán giả của bạn sẽ biết chính xác bạn đang dẫn dắt họ đi đến kết luận gì và có
thể đánh giá bản thuyết trình của bạn trên cơ sở những gì bạn đưa ra trong suốt quá trình
thuyết trình để chứng minh kết luận đó.
1.3 Bắt đầu từ phần kết luận
Đầu tiên hãy thử viết đoạn kết của bản thuyết trình. Một bản thuyết trình được xây
dựng để dẫn đến một kết luận được hưởng ứng nhiệt liệt. Bằng cách viết phần cuối trước,
bạn sẽ có một mục tiêu để nhắm tới. Bạn có thể làm toàn bộ bản thuyết trình phục vụ
phần kết luận của nó, là điểm mà tại đó khán giả của bạn phải thốt lên, “À há, cô/cậu ấy
đã nói đúng.”
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 3
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
1.4 Làm bản thuyết trình có cá tính của bạn
Hãy biến bản thuyết trình trở thành của riêng cá nhân bạn. Nói với khán giả lý do cá
nhân của bạn vì sao có mặt ở đây hoặc vì sao bạn lại làm cho công ty mà bạn đang làm
việc. Nếu biết bạn có một chỗ đứng của riêng mình trong bản thuyết trình, khán giả có thể
sẽ tin bạn. Khán giả sẽ hiểu bạn không phải là một phát ngôn viên, mà là người thuyết
trình ---người mà đứng trước họ và đưa ra những lý lẽ ủng hộ một điều gì đó mà bạn tin
vào.
1.5 Kể một vài câu chuyện
Hãy kèm theo những mẩu chuyện vặt trong bản thuyết trình. Ai cũng thích một câu
chuyện đúng chủ đề và có tính truyền đạt tốt. Lời khuyên này hơi giống lời khuyên trước
về việc cá nhân hóa bản thuyết trình của bạn. Đặc biệt là, một câu chuyện mô tả một vấn
đề đối với con người và con người giải quyết vấn đề đó như thế nào. Thậm chí nếu bản
thuyết trình của bạn liên quan đến kỹ thuật hoặc một chủ đề trừu tượng, hãy làm nó nói về
con người. “Người trong Shaker Heights cần đường truy cập Internet nhanh hơn,”chứ
không phải “đường chuyền dữ liệu của hệ thống Shaker Heights hoạt động vói tốc độ
không đủ nhanh”
1.6 Gắn kết nôi dung
Cuối cùng, đây là lời khuyên mang tính thực tế, hãy tạo dựng nội dung trước khi bạn
bắt tay tạo dựng tập tin bản thuyết trình. Thu thập mọi thứ bạn cần có để đưa ra những lý
lẽ ủng hộ của bạn — các tranh ảnh, sự kiện, dữ liệu, và trích dẫn. Bằng cách làm đó, bạn
sẽ có mọi thứ bạn cần trong tay để tiến hành công việc tiếp theo. Bạn không cần phải ngắt
quãng công việc của bạn để thu thập thêm tài liệu, và có tài liệu trong tay sẽ giúp bạn hình
thành các lý lẽ của bạn một cách tốt hơn.
2 Thiết kế bản thuyết trình của bạn
Có một số quyển sách có nội dung chỉ về chủ đề thiết kế một bài thuyết trình bằng
PowerPoint. Tôi đã từng đọc ba hay bốn quyển sách loại đó. Tuy nhiên, việc thiết kế một
bài thuyết trình chất lượng cao có thể chỉ đơn giản là việc tuân thủ được một vài nguyên
tắc cơ bản. Những trang sau đây sẽ giải thích các nguyên tắc đó là gì.
2.1 Bảo đảm tính đơn giản
PowerPoint chứa đựng vô số các tính năng thuộc loại “gây hiệu ứng”. Bạn có thể “hoạt
hình hóa” các slide và khiến các slide bay trên màn hình. Bạn có thể thêm âm thanh khi
các slide biến mất khỏi màn hình. Bạn có thể làm các thành phần của slide quay vòng và
lóe sáng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng những tính năng này lại làm phân tán sự chú ý của thính
giả. Chúng thu hút sự chú ý của khán giả vào bản thân phần mềm PowerPoint, chứ không
phải vào các thông tin hoặc các ý tưởng mà bạn muốn truyền đạt cho họ.
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 4
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
Hình 1: Xem bản thuyết trình sử dụng MS PowerPoint bằng công cụ tìm kiếm Google.
Để đảm bảo rằng PowerPoint không nổi trội hơn bạn, hãy giữ cho nó đơn giản. Hãy sử
dụng những tính năng hiệu ứng của PowerPoint theo mục đích nội dung bản thuyết trình
của bạn một cách cẩn thận. Một hình sinh động ở đúng nơi đúng thời điểm có thể giúp ích
cho một mục đích quan trọng. Nó có thể làm nổi bật phần quan trọng của bản thuyết trình
hoặc làm choáng váng khán giả. Nhưng nhồi nhét bản thuyết trình với quá nhiều hiệu ứng
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 5
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
phụ sẽ biến bản thuyết trình trở thành một màn trình diễn slide và làm phân tán chú ý của
khán giả khỏi những thông điệp mà bạn muốn truyền đạt.
Để duy trì tính đơn giản, các slide thường dễ được quan sát hơn nếu nó không chứa quá
nhiều chi tiết. Một slide chi chít những từ ngữ và hình ảnh có thể gây chứng ngột ngạt cho
người nhìn. Hãy để lại một vài chỗ trống trên một slide để khán giả có thể thấy và đọc
slide đó hiệu quả hơn.
2.2 Tính nhất quán từ slide này qua slide khác
Dấu hiệu rõ ràng nhất của một bản thuyết trình chuyên nghiệp, được thiết kế có ý tưởng
kỹ càng là các slides có tính nhất quản hòa hợp từ slide này qua slide khác. Các tiêu đề
được lập theo một cách giống nhau trên tất cả các slides. Các phông chữ và kích thước
phông cũng phải hòa hợp. Các danh sách cũng được lập theo kiểu giống nhau. Nếu các
slide có lô-gô của công ty thì lô-gô đó sẽ được tìm thấy ở cùng một ví trí trong mọi slide.
Sự sắp xếp chữ cái viết hoa ở tiêu đề cũng phải giống nhau từ slide này đến slide khác.
Nếu tiêu đề của một slide có từ đầu tiên được viết hoa và các từ còn lại thì không được
viết hoa thì các tiêu đề ở tất cả các slide khác cũng sẽ xuất hiện theo cách tương tự.
2.3 Chọn màu sắc hỗ trợ cho việc truyền đạt thông điệp của bạn
Việc lựa chọn màu sắc trong bản thuyết trình thể hiện nhiều điều mà bạn muốn truyền
đạt. Nó tương tự như những gì mà các từ ngữ và đồ họa thể hiện. Các gam màu tạo nên
tinh thần cho bản thuyết trình. Chúng cho khán giả tcảm nhận được ngay bản thuyết trình
của bạn như thế nào. Một bản thuyết trình sặc sỡ với nền đen và dòng chữ đỏ ẩn chứa
niềm hứng khởi; một nền xanh nhạt ẩn chứa sự bình yên và tĩnh lặng. Hãy dùng trực giác
của bạn để tìm những kết hợp màu sắc mà cho thấy những gì bạn muốn bản thuyết trình
của mình thể hiện.
Nếu bạn làm bản thuyết trình thay mặt một công ty, bạn có thể giải quyết sự lưỡng lự
về lựa chọn màu sắc bằng việc sử dụng các gam màu của công ty bạn. Đối với trường hợp
đó, bạn có thể dùng cùng một phông chữ mà công ty bạn sử dụng trong các quảng cáo,
các sách nhỏ quảng cáo, và các trang Web, và bạn có thể gắn lô-gô của công ty bạn vào
góc của các slide. Phần trợ giúp của PowerPoint giải thích làm thế nào để đan cài các gam
màu và lô-gô của công ty vào trong một bản thuyết trình.
2.4 Khi thiết kế bố cục, hãy cân nhắc đến yếu tố khán giả
Hãy nghĩ đến những người sẽ là thính giả buổi thuyết trình của bạn, và hãy bài trí bản
thuyết trình nhàm mục đích đáp ứng yêu cầu của khán giả. Cách thức thiết kế slide tạo
nên ấn tượng có mục đích và nói cho khán giả thông qua các gam màu và phông chữ rằng
toàn bộ thuyết trình của bạn nói về cái gì. Một bản thuyết trình cho Tổ Chức Chế Tạo
Quan Tài Mỹ cần cách bài trí im ắng tĩnh lặng; một bản thuyết trình cho Những Người Cổ
vũ cho Tương lai cần một thiết kế tươi sáng và hấp dẫn, một bản thuyết trình về trung tâm
mẫu giáo yêu cầu màu xanh và hồng nhạt, những gam màu truyền thống của các cậu bé và
cô bé. Việc chọn lựa gam màu cho bản thuyết trình của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều
nếu bạn tính đến yếu tố khán giả.
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 6
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
2.5 Cẩn thận với dấu chấm mục
Những dấu chấm mục cụt lủn có vai trò của nó trong một bản thuyết trình, nhưng nếu
bạn đặt nó theo nguyên tắc cứng nhắc để gợi nhớ bản thân về những gì cần nói tiếp theo
thì bạn đang làm khán giả của mình chán ghét. Sự nhiều quá mức các dấu chấm mục có
thể gây buồn ngủ. Chúng có thể gây mất tập trung. Người khán giả sẽ lướt qua những dấu
chấm mục vì nó nên có mặt trong giọng điệu của bạn và các lí lẽ bạn đưa ra.
Nhiều bố trí slide có sẵn của PowerPoint bao gồm những danh sách được đánh mục, và
mọi người rất hay sử dụng những danh sách này. Tuy vậy, trước khi bạn tính đến việc tạo
một danh sách như thế, hãy tự hỏi bản thân rằng thông tin mà bạn muốn có thể hiện trong
danh mục có khi được trình bày tốt hơn nếu dùng bảng, đồ thị hoặc biểu đồ. Hình 2 giải
thích làm thế nào để danh sách được đánh mục có thể được tạo ra trong một bảng, đồ thị
hoặc biểu đồ. Hãy xem xét kĩ các bảng, biểu đồ, và đồ thị trước khi bạn rút viên đạn khác
từ túi đựng đạn của bạn:
✦ Bảng: trong một danh sách mà trình bày các dữ liệu đơn thuần, hãy tính đến việc
dùng bảng. Trên bảng, khán giả của bạn có thể thấy các con số cũng như những cái tên.
Các con số có thể giúp bạn đưa ra các lý lẽ biện hộ chủ đề của bản thuyết trình.
✦ Đồ thị: trong một danh sách có mục đích so sánh các dữ liệu, hãy tính đến việc dùng
đồ thị. Khán giả có thể thấy các số liệu được so sánh như thế nào thông qua các đường
thẳng, các cột, hoặc các phần biểu đồ tròn.
✦ Biểu đồ: trong một danh sách mà trình bày mối quan hệ giữa con người hoặc vật,
hãy dùng biểu đồ để miêu tả chính xác mối quan hệ đó là gì.
2.6 Tuân thủ nguyên tắc mỗi-slide-một-phút
Thời gian để một slide được trình chiếu trên màn ảnh ít nhất phải là một phút. Theo
nguyên tắc này thì nếu bạn có 15 phút để diễn thuyết thì bạn nên chuẩn bị không quá 15
slides cho bản thuyết trình của bạn.
Mọi nguyên tắc, hiển nhiên được lập ra là để bị vi phạm, và bạn có thể vi phạm nguyên
tắc đó nếu bản thuyết trình của bạn gồm các slide không quan trọng, có tính minh họa nên
có thể xuất hiện trong thời gian ngắn. Mục đích của nguyên tắc mỗi-slide-một-phút là
giúp bạn tránh việc đọc các chú thích của bạn trong khi đang trình bày các slide
PowerPoint. Nhớ rằng: nhiệm vụ của một bản thuyết trình PowerPoint là kết nối bản than
bạn với khán giả. Bằng việc tuân thủ nguyên tắc mỗi-slide-một-phút, bạn sẽ chắc chắn
rằng trung tâm là bạn và những gì bạn đang truyền đạt, chứ không phải là các slide
PowerPoint.
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 7
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
Hình 2: Thông tin của danh sách được trình bày bằng bảng (trên cùng), đồ thị (giữa), và
biểu đồ (dưới cùng).
2.7 Thiết kế giống một tờ báo
Khi bạn viết tiêu đề của slide, hãy học tập cách mà những nhà xuất bản viết các dòng tít
trên báo. Một dòng tít trên báo là để phục vụ cho hai mục đích. Nó cho độc giả biết câu
chuyện nói về cái gì nhưng đồng thời nó cũng cố thu hút sự chú ý của độc giả hoặc khơi
dậy sự quan tâm của họ. Tiêu đề “Thời gian phản hồi nhanh hơn” mang tính mô tả chứ
không bao hàm nội dung. Tiêu đề của một slide khác thay thế có thể là “Chúng ta đã đạt
đến đó chưa?” hoặc “Vội vàng và chờ đợi.” Những tiêu đề này không mang tính mô tả
như cái đầu tiên, nhưng chúng thu hút hơn, và chúng gợi ý về chủ đề của slide. Sự diễn
thuyết của bạn trong khi slide được trình chiếu sẽ đáp ứng việc bổ sung để chủ đề được
chi tiết hơn.
Đặt một dòng tít theo kiểu viết báo ở phía trên cùng của mỗi slide, và trong khi bạn
đang ở đó, hãy coi mỗi slide như một bài báo ngắn. Mỗi slide phải dẫn dắt đến một khía
cạnh đặc biệt trong chủ đề của bạn, và phải theo một cách thuyết phục. Mất bao lâu để ta
đọc hết một bài báo? Thời gian đó phụ thuộc vào độ dài của bài báo, tất nhiên, nhưng một
slide PowerPoint cần được trình chiếu trên màn hình trong một lượng thời gian xấp xỉ
bằng lượng thời gian để người ta đọc hết chủ đề mà một bài báo trình bày.
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 8
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
2.8 Sử dụng hình ảnh, chứ không riêng từ ngữ, để làm rõ quan điểm của bạn
Rất tiếc phải nhắc đi nhắc lại điều này, nhưng bạn thực sự có trách nhiệm với khán
giả của bạn về việc ứng dụng các tính năng bảng, đồ thị, và biểu đồ của phần mềm
PowerPoint. Việc kết hợp từ ngữ và hình ảnh bao giờ cũng truền tải thông tin hữu hiệu
hơn so với chỉ thể hiện bằng từ ngữ. Việc mô tả bằng từ ngữ các chủ đề một cách chi tiết
là trách nhiệm của bạn với tư cách là một người thuyết trình, chứ không phải là nhiệm vụ
của các slides.
Hình 3 cho thấy một ví dụ về cách mà một vài từ ngữ và một bức tranh có thể truyền
đạt rất nhiều điều. Slide này có ở phần đầu của bản thuyết trình. Nó cho khán giả thấy chủ
đề nào sẽ được đề cập đén trong buổi thuyết trình. Thay cho việc được bao gồm thông qua
quá trình mô tả dài, mỗi chủ đề sẽ được tóm lược trong một hoặc hai từ, và hình ảnh ở
giữa cho thấy rõ bản thuyết trình nói về cái gì. Slide ở Hình 3 được dựng lên từ các hộp
khối tù ngữ và một hình đồ họa.
Hình 3: Kết hợp các từ ngữ và một bức tranh trong một slide.
3 Trình bày bản thuyết trình của bạn
Là một người rất ngại phát biểu trước công chúng, tôi biết phần lớn lời khuyên về về
việc phát biểu trước công chúng đều mang tính chất vu vơ. Thật dễ dàng khi nói, “Đừng
tỏ ra lo lắng trước mặt khán giả,” hoặc “Hãy truyền năng lượng dùng để lo lắng của bạn
vào bản thuyết trình,” bởi vì việc không lo lắng thường dễ nói hơn là làm. Những điều sau
là một vài mẹo — Tôi hy vọng chúng không quá vô lý — để giúp bạn trình bày bản
thuyết trình của mình và vượt qua những nỗi lo lắng.
3.1 Diễn tập trước, và diễn tập nhiều hơn nữa
Bạn càng nắm rõ các tài liệu của mình, bạn càng bớt lo lắng. Để khỏi lo sợ, hãy diễn tập
bản thuyết trình của bạn đến khi bạn biết rõ nó từ đầu đến chân. Hãy tập diễn thuyết nó
thật dõng dạc. Tập nó trong khi tưởng tượng bản thân bạn là một khán giả. PowerPoint có
công cụ Tính Giờ Diễn Tập để tính giờ thuyết trình, để xem mỗi slide tồn tại trên màn
hình trong bao lâu, và để xem bài thuyết trình kéo dài trong bao lâu (xem Phần trợ giúp
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 9
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
của PowerPoint). Hãy áp dụng lệnh này khi bạn diễn tập để khám phá xem bản thuyết
trình của bạn có khớp được với khoảng thời gian bạn được phân công để thuyết trình hay
không?.
Nhớ rằng khán giả luôn muốn bạn thành công. Khán giả đang cổ vũ bạn nhiệt liệt.
Khán giả bao giờ cũng muốn xem những thuyết trình xuất sắc.
3.2 Kết nối với khán giả
Hãy chú tâm vào khán giả của bạn chứ không phải màn hình PowerPoint. Hướng mắt
về khán giả chứ không phải chỉ nhìn các slides. Dừng lại để nhìn vào các ghi chép của
bạn, nhưng đừng đọc từng từ một trong bản ghi chép. Bạn nên chuẩn bị thật tốt bài thuyết
trình của mình để không phải thường xuyên nhìn vào bản ghi chép tóm tắt.
Tôi đã nghe được hai phương cách khác nhau về việc tạo ra kết nối với khán giả. Một
cách là nhìn qua đầu khán giả và hướng bài thuyết trình của bạn đến một người cao kều
không có thực ở hàng ghế phía sau cùng. Cách khác lại cho rằng nên chọn 3 hoặc 4 người
ở những chỗ khác nhau của căn phòng và hướng những lời nói của bạn đến họ vào những
thời điểm khác nhau trong quá trình diễn thuyết. Tuy vậy, điều quan trọng cần ghi nhớ là
hãy luôn ngẩng cao đầu và nhìn vào khán giả khi bạn trình bày các slides của mình.
3.3 Dự đoán câu hỏi của khán giả
Nếu bạn dự định trả lời các câu hỏi trong quá trình diễn thuyết, hãy tạo trước một danh
sách gồm những câu hỏi mà khán giả có thể đưa ra, và hình thành sẵn các câu trả lời của
mình. Bạn có thể “ẩn đi các slide”để đề phòng các câu hỏi bạn có thể gặp. Như trong
Phần trợ giúp của PowerPoint giải thích, bạn có thể tạo các slide ẩn và trình bày chúng
nếu cần trong quá trình diễn thuyết. Phần trợ giúp của PowerPoint giải thích làm thế nào
để tạo một bài thuyết trình tùy biến ---một bản thuyết trình thứ yếu bao gồm một vài slide
--- và trình bày chúng trong bài thuyết trình nếu có cơ hội. Hình 4 cho biết cách thức để
chọn slide ẩn trong quá trình diễn thuyết.
Hình 4: Một slide ẩn không bắt buộc trình bày ở giữa thời gian thuyết trình.
Sử dụng Microsoft PowerPoint Hướng dẫn Bảo vệ Luận văn, Tháng 6/2008
Date: 12 Jun 2008 10
File: binh-GuidelinesPresentation_vie.docx
3.4 Hiểu rõ các thiết bị hỗ trợ
Ngày nay, các phòng hội thảo nơi sẽ diễn ra các bài diễn thuyết PowerPoint đều được
trang bị thiết bị cho việc trình bày dùng PowerPoint. Nếu bạn có laptop, tất cả những gì
bạn phải làm là cắm máy tính của bạn vào hệ thống phục vụ thuyết trình. Thường thì sẽ có
ai đó trong ban tổ chức sẽ có mặt và giúp bạn sử dụng PowerPoint với bài thuyết trình của
mình.
Đối với những người sử dụng PowerPoint 2007, việc các bài thuyết trình PowerPoint
2007 không thể trình bày trên những phiên bản cũ hơn của PowerPoint là mối quan tâm
chính. Nếu bạn sắp trình bày bài thuyết trình của mình trên máy tính của người khác, hãy
hỏi ngay xem máy tính đó nạp phiên bản nào của PowerPoint. Nếu phiên bản 2007 không
được nạp, hãy copy bản thuyết trình của mình và chuyển đổi nó sang định dạng
PowerPoint 97-2003. Tôi cũng gợi ý bạn nên tìm một chiếc máy tính có phiên bản cũ hơn
của PowerPoint và đảm bảo rằng bài thuyết trình đã được chuyển đổi của bạn có thể chạy
trên nó.
3.5 Kiểm soát tình thế ngay từ khi bắt đầu
Dành phút đầu tiên để giới thiệu bản thân với khán giả mà chưa dùng đến PowerPoint
(hoặc là, nếu bạn chạy PowerPoint, hãy chiếu lên màn hình một slide đơn giản mang tên
công ty bạn hoặc lô-gô). Trao đổi bằng mắt với khán giả. Với cách như vậy, bạn tạo ra uy
tín nhất định cho riêng mình. Bạn khiến khán giả có cơ hội để biết đến bạn.
3.6 Sử dụng thủ thuật với màn hình PowerPoint
Trong quá trình diễn thuyết, bạn có thể vẽ lên các slide. Bạn có thể làm nổi bật các
phần của slide. Bạn cũng có thể làm màn hình trở nên trống không khi bạn đi đến điểm
then chốt của bài thuyết trình và muốn sự chú ý tuyệt đối của khán giả vào những lời nói.
Trong tất cả các năm theo dõi vô số những thuyết trình PowerPoint, tôi thấy có rất ít
người sử dụng những thủ thuật bé nhỏ liên quan đến màn hình, nhưng tôi nghĩ chúng làm
các bài thuyết trình trở nên sinh động hơn. Phần trợ giúp của PowerPoint giải thích làm
thế nào để vẽ lên các slide và làm trống màn hình.
Tài liệu Tham khảo
Peter Weverka, 2007. Powe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ve_khoa_luan_03.pdf