1. Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?
- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Địa lí lớp 7 năm học 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKII MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7 NĂM HỌC 2017-2018
Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?
- Châu Nam Cực nằm ở vùng cực Nam của Trái Đất
- Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. nên châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.
Trình bày và giải thích nguyên nhân đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật) của châu Nam Cực.
- Khí hậu:
+ Rất giá lạnh – "cực lạnh" của thế giới. Nhiệt độ quanh năm dưới – 10oC
→ Nằm ở vị trí từ vòng cực Nam đến cực Nam.
- Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
+ Là vùng khí áp cao; gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, với vận tốc thường trên 69km/h. Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
→ Do khí hâu lạnh giá quanh năm.
- Sinh vật:
+ Thực vật không thể tồn tại.
+ Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển, cá voi.
→ Do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt, đất đai bị đóng băng.
→ Do có nguồn thức ăn phong phú, dồi dài trong các biển bao quanh.
Nêu đặc điểm địa hình Châu Âu?
3 dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già và núi trẻ.
+ Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục.
+ Núi già ở phía bắc và vùng trugn tâm.
+ Núi trẻ ở phía nam.
Trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu?
Châu Âu có ba dang địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.
+ Đồng bằng: bao gồm miền đồng bằng của khu vực Tây và Trung Âu, đồng bằng Đông Âu.
+ Núi già: bao gồm miền núi già của khu vực của khu vực Tây và Trung Âu, Bắc Âu.
+ Núi trẻ: bao gồm miền núi trẻ của khu vực Tây và Trung Âu, Nam Âu.
Giải thích vì sao ven biển phía Tây của châu Âu hình thành môi trường ôn đới hải dương?
Vì ven biển phía Tây của châu Âu chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại tây Dương và gió Tây Ôn Đới nên hình thành môi trường ôn đới hải dương
Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?
Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.
Hãy so sánh đặc điểm về khí hậu và thực vật của môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa?
Môi trường
Đặc điểm
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
Khí hậu
Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8oC.
Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng l.000mm
Nhiệt độ: Khí hậu ồn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất là - 12oC.
Lượng mưa: Khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm.
→ Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
→ Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
Thực vật
Rừng lá rộng-dẻ, sồi.
Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.
Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương?
Chuỗi đảo núi lửa: Mê-la-nê-di.
Chuỗi đảo san hô: Mi-crô-nê-di.
Chuỗi đảo núi lửa và san hô: Pô-li-nê-di.
Đảo lục địa: Niu Di-len
Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?
Chí tuyến Nam đi qua giữa lănh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuvến, không khí ổn định khó gây mưa.
Phía đông của lục địa Ô-xtrây-li-a lại có dãy Trường Sơn nằm sát biển chạy dài từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12342150.docx