Vềbài tập vật lý
Trước tiên, các em cần đọc kỹ đầu bài, tóm tắt nội dung bài toán, đổi đơn vị(trong
trường hợp sửdụng công thức liên hệgiữa các đại lượng vật lý khác loại), không cần
đổi đơn vị(trong trường hợp sửdụng công thức tỉlệgiữa các đại lượng vật lý cùng
loại). Nếu sơxuất các em sẽtính toán sai bài toán. Khi tính toán với phép tính có sốmũ,
các em nên tính các sốriêng và tính phần sốmũriêng. Nhưvậy, các em sẽgiảm bớt
mức độphức tạp của phép tính và hạn chếsựnhầm lẫn trong tính toán.
Ngoài ra, khi đọc một bài toán vật lý, các em cần chuyển được từcác dữkiện bài cho
thành các đại lượng vật lý tương ứng và liên hệvới các công thức hay định luật tương
ứng. Vì vậy, khi học một công thức vật lý, các em cần hiểu rõ ý nghĩa vật lý của các đại
lượng vật lý trong công thức và đơn vịcơbản theo hệSI. Đểkhi áp dụng, các em biết
vận dụng công thức tương ứng và đổi đơn vịcủa các đại lượng vật lý phù hợp với bài
toán.
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn ôn tập và làm bài các môn thi tốt nghiệp THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần thận trọng phân tích kỹ lưỡng để vận dụng kiến
thức và phương pháp phù hợp.
Với đề bài phân tích thơ, dù là một đoạn thơ, cũng nên chú ý đến tính chỉnh thể nghệ
thuật, cấu trúc tác phẩm cùng sự hài hòa giữa hình thức và nội dung của tác phẩm đó.
Đồng thời, quan tâm đến hoàn cảnh sáng tác, và cuối cùng là phong cách nghệ thuật của
tác giả.
Ví dụ, phân tích hình tượng người lính qua bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng; các em
lưu ý đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ: đó là những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng
chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn ở vùng đất Tây Bắc hiểm trở và hiểm
nguy. Chú ý đến bút pháp đối lập giữa hiện thực và lãng mạn rất linh hoạt của Quang
Dũng trong bài thơ. Người lính vượt qua những hiểm nguy gian nan qua những hình
ảnh: “không mọc tóc”, “xanh màu lá” và vẻ đẹp của ý chí, nghị lực kiêu dũng và can
trường qua “dữ oai hùm”. Bên cạnh đó là, vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những
người thanh niên rất trẻ trung, đầy mơ mộng. Vẻ đẹp ấy còn hiện lên trong những câu
thơ bi thương viết về sự ra đi của họ. Nét đẹp riêng của thơ Quang Dũng, có thể so sánh
với Chính Hữu, Tố Hữu, Thôi Hữu… cùng viết về người lính. Tuy nhiên, tránh đề cao
nhà thơ này mà vô tình hạ thấp nhà thơ khác là điều thiếu công bằng trong văn chương.
Có thể nói, với câu 5 điểm, các em cũng nên lưu ý thêm về thời gian cho phép của một
bài thi. Không nên quá tham lam chiếm hết thời gian của câu khác, đây là tình trạng
thường xảy ra, khiến bài văn bị mất điểm không cần thiết.
Cuối cùng là câu 3 điểm – nghị luận xã hội. Trước khi bàn luận về một vấn đề tư tưởng
đạo lí hay hiện tượng đời sống xã hội, các em cũng phải xác định được khái niệm hoặc
phạm vi mà đề bài yêu cầu. Mặc dù, tư tưởng đạo lí và hiện tượng xã hội là hai vấn đề
có khác nhau nhưng vẫn liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ bàn về “bệnh vô cảm” trong
đời sống xã hội, đó vừa là tư tưởng đạo lí, vừa là hiện tượng cần quan tâm trong xã hội.
Xác định vấn đề xong, cần trình bày đến thực trạng hiện nay như thế nào? Nó có những
biểu hiện gì đáng phê phán? Tác hại của căn bệnh này? Cuối cùng, là những giải pháp
khả thi mà quan trọng nhất là sự chân thành trong suy nghĩ cá nhân, tình cảm cá nhân
www.VNMATH.com
13
của người viết. Rất tránh những lời hô hào suông, hoặc máy móc. Đây là câu mà người
viết được trình bày quan điểm cá nhân rõ nhất, nên vận dụng điều đó để bài văn thực sự
mang dấu ấn riêng, bài văn sẽ đạt được kết quả mong muốn.
Những điều trình bày trên đây chỉ là những gợi ý tham khảo cùng các em. Môn Ngữ
Văn trong chương trình còn nhiều vấn đề khác nữa. Mong các em có thể vận dụng sáng
tạo vào khả năng của mình để thực làm bài thi tốt nhất. Cần chú ý thêm về vấn đề phân
lượng thời gian cho mỗi câu phù hợp và chủ động thực hiện các thao tác đã được học
trong nhà trường. Chúc các em có một mùa thi thành công!
Thầy Phạm Gia Mạnh – Giáo viên Ngữ Văn trường THPT chuyên ĐHSP
www.VNMATH.com
14
Đạt điểm cao môn Sinh học không khó
Môn sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý
thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang
đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và
thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa hệ thống lý thuyết và hệ thống
bài tập vận dụng tương ứng.
Ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở cấp Phổ thông việc gắn giữa lý thuyết và thực nghiệm
ít được chú trọng, rất nhiều bài thực hành bị bỏ qua do vậy đối với rất nhiều học sinh,
việc học môn Sinh chỉ đơn thuần là học thuộc lòng một “mớ” lý thuyết nên dễ gây nhàm
chán và khô khan, thậm chí là rất khó hiểu.
Nội dung kiến thức trong kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi Đại học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12, tuy nhiên để nắm vững và làm tốt được, đòi hỏi
học sinh phải có được hệ thống kiến thức nền có ở các cấp học và lớp học trước đó.
Để học tốt và làm bài tốt môn Sinh học trong kỳ thi Tốt nghiệp và kỳ thi Đại học sắp tới
thiết nghĩ cũng không khó, chỉ có điều người học có tuân theo được những nguyên tắc
của bí quyết ấy hay không? Những lời khuyên của tôi dành cho các em học sinh các lớp
Chuyên Sinh THPT Chuyên Đại học Sư phạm sau đây hy vọng sẽ giúp ích cho các học
sinh khác:
Có thái độ nghiêm túc trong học tập
Khi xác định học theo khối B hay đơn giản là thi tốt môn Sinh trong kỳ thi Tốt nghiệp,
đơn thuần bạn đã có mục tiêu để theo đuổi. Khi đã có mục tiêu rồi, cần phải nghiêm túc
xác định việc học là của bản thân mình, cho mình và kết quả cuối cùng do mình chịu
trách nhiệm – không phải thầy cô, bố mẹ hay ai khác.
Không bỏ lỡ bất kỳ bài học nào
Mỗi nội dung kiến thức nằm trong một tổng thể, khi hiểu được vấn đề trước đó sẽ tạo
tiền đề cho việc hiểu những kiến thức sau. Ví dụ, nếu bạn không nắm được cấu tạo của
gen thì bạn sẽ không hiểu được sự điều hòa biểu hiện gen, nếu bạn không nắm được cấu
trúc NST bạn sẽ không hiểu được bản chất của đột biến cấu trúc và số lượng NST… Vì
vậy, đừng bỏ bất kỳ bài học nào!
Có kế hoạch học sớm và học thường xuyên
Đừng đợi nước đến chân mới nhảy, khi đó thời gian sẽ tạo cho bạn một áp lực lớn, kết
quả rất khó có thể đạt tối đa được. Hãy có kế hoạch học sớm, thường xuyên. Hãy tiếp
15
thu hết những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp, về nhà hệ thống hóa lại và mở rộng,
đào sâu… hãy biết quý trọng thời gian trong các giờ học.
Rèn luyện bài tập vận dụng ngay sau khi học lý thuyết, định hướng trước các câu hỏi
trắc nghiệm có thể ra về vấn đề mà mình đang học.
Khi học đến phần nào, hãy làm những bài tập vận dụng tương ứng, hãy suy nghĩ và dự
đoán những câu trắc nghiệm có liên quan đến vấn đề đang học sẽ giúp đỡ các em rất
nhiều.
Người có phương pháp học tốt là người vừa học vừa bảo vệ sức khỏe của mình!
Như đã nói ở trên, đừng “chơi dài” rồi khi không còn thời gian nữa thì “co giò mà chạy”
học khuya đến 2h sáng, 3h sáng là một thói quen không tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe,
đặc biệt là sức khỏe thần kinh! Hãy tạo thói quen ăn uống và chế độ nghỉ ngơi hợp lý,
khoa học để giữ sức khỏe chuẩn bị cho kỳ thi.
Đừng bao giờ ngần ngại hỏi những người khác
Đừng ngại hỏi người khác, đặc biệt là thầy, cô và các bạn khác khi hỏi và được trả lời là
một phương pháp để nhớ kiến thức tốt.
Thời gian học và thời gian biểu
Với những học sinh sử có thái độ học như đã kể trên, việc học tốt môn Sinh không có gì
là khó khăn. Tuy nhiên, với cách học để thi thì việc định lượng khoảng thời gian trước
khi thi là rất quan trọng. Hãy lập một kế hoạch học và thời gian biểu cho môn Sinh học
cũng như tất cả các môn học khác. Tuần này, sẽ học hết những phần nào, hiểu bằng
được các dạng bài tập nào, làm nhuần nhuyễn dạng bài tập nào… sẽ làm bạn bớt căng
thẳng.
Phương pháp đọc và ghi nhớ
Trên lớp, hãy cố gắng ghi nhớ những gì thầy cô giảng. Nên sử dụng phương pháp sơ đồ
hệ thống hóa kiến thức kiểu bản đồ tư duy. Nên sử dụng bút nhớ trong quá trình đọc.
Tuy nhiên, đừng tô vàng cả cuốn sách, hãy tìm những từ khóa, đánh dấu và nhớ những
từ khóa đó. Các em sẽ thấy việc nhớ kiến thức Sinh cũng chẳng phải là cực hình đâu!
Vận dụng bài tập để hiểu lý thuyết
Một bước cũng rất quan trọng là làm bài tập nhuần nhuyễn, đặc biệt là các bài tập vận
dũng những kiến thức lý thuyết đã học. Hệ thống lại các dạng bài tập để dễ ghi nhớ.
Với kỳ kiểm tra, đọc kỹ đề trước khi làm bài
www.VNMATH.com
16
Đây là điều muôn thủa giáo viên nhắc học sinh nhưng rất nhiều học sinh không để ý đến
điều này, đặc biệt trong đề trắc nghiệm hãy chú ý những câu mang tính chất phủ định để
trả lời câu hỏi một cách chính xác. Ví dụ: Điều khẳng định nào dưới đây là không chính
xác về Chọn lọc tự nhiên?
Làm câu dễ trước, làm câu khó sau đừng để mất điểm một cách ngớ ngẩn, nên làm
bài theo nhiều vòng.
Đối với bài thi trắc nghiệm, đừng làm tuần tự từ đầu đến hết điều này sẽ dẫn đến tình
trạng mắc kẹt và đi vào bế tắc mặc dù nhiều câu khác có thể làm được. Theo kinh
nghiệm của tôi, nên làm bài thi làm nhiều vòng, lượt thứ nhất có thể trả lời nhanh được
50% số câu hỏi tùy khả năng, lượt thứ 2 suy nghĩ để trả lời những câu còn lại. Đừng
mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi.
Như vậy, việc học môn Sinh học không hề khó, không hề là học thuộc lòng một mớ lý
thuyết như nhiều học sinh suy nghĩ. Nếu vận dụng được các phương pháp tư duy,
phương pháp học có kế hoạch và khoa học, cũng như các thức làm bài thi phù hợp, để
giành được điểm cao trong môn Sinh không khó!
Thạc sĩ Nguyễn Thành Công
( GV Chuyên Sinh, trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm HN)
**********************
Học chắc, thi tốt.
Môn Sinh học lớp 12 tương đối dài, khó. Đề thi trắc nghiệm môn Sinh có cả phần lí
thuyết và bài tập, học sinh khó học khó nhớ. Vài kinh nghiệm nhỏ sau sẽ giúp học sinh
ôn tập và làm tốt bài thi môn này:
- Khi ôn tập:
Trước hết, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa: Chuẩn kiến thức, kỹ
năng và sách giáo khoa được xem như tài liệu chuẩn hướng dẫn học sinh triển khai đề
cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm,
quá tải. Điều quan trọng là học sinh cần hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn
đến đâu chắc đến đó”.
Tiếp đó, giải các bài tập trong sách giáo khoa. Muốn giải nhanh các bài tập học sinh
phải học kỹ lý thuyết. Bất kỳ môn nào, nếu lý thuyết được hiểu đến nơi đến chốn thì sẽ
giải quyết bài tập nhanh hơn.
www.VNMATH.com
17
Ví dụ: Chương 2, Quy luật di truyền nên tách ra học và đặt câu hỏi “như thế nào” đối
với từng cặp phép lai, phép lai 1 cặp tính trạng và phép lai 2 cặp tính trạng, quy luật di
truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt được thì các em sẽ làm bài rất hiệu quả và nhanh.
Chú ý câu hỏi thêm có ký hiệu hình tam giác, các em nên tự xây dựng cách trả lời tất cả
câu hỏi đó bởi chúng rất có thể sẽ là những câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm. Cũng cần
chú ý là khi tìm ra được đáp án trong thi trắc nghiệm thì nên đặt lại câu hỏi tại sao đáp
án này đúng và có cách giải thích phù hợp theo lý thuyết đã học. Trong sách bài tập
Sinh học có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm, các em nên trả lời hết tất cả các câu hỏi, nếu
trả lời được hết coi như học sinh đã làm được bài thi đạt 80-90% .
Ngoài ra, các em nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để
xem khả năng của mình như thế nào. Trong quá trình ôn tập làm thử cũng nên canh thời
gian làm bài theo quy định của đề thi. Cái khó thì phải suy luận để xem cái nào bất hợp
lý trong đáp án. Có hai cách giải quyết câu hỏi trắc nghiệm: Một là nhận ra phương án
đúng, hai là loại trừ phương án sai.
- Khi làm bài: Tuy học thuộc bài nhưng không ít học sinh trong các kỳ thi vẫn không đạt
điểm cao, thậm chí bị trượt, chính là do không chú ý đến phương pháp làm bài. Vậy để
có một phương pháp làm bài hiệu quả, cần chú ý những yếu tố sau đây:
Trước hết, các em chuẩn bị sẵn sàng một barem đánh số từ 1 đến 50, đọc lướt nhanh
chừng 1 phút mỗi câu, nhận ra phương án đúng thì ghi vào bên cạnh barem (a/b/c/d.),
câu tính toán hoặc chưa quyết định chừa lại. Sau khi đã đến câu cuối (câu 50) thì rà soát
lại các câu chưa kết luận cuối cùng. Tranh thủ thời gian giải quyết các câu tính toán.
Các câu này thường suy luận đưa ra một công thức dạng chuỗi phép tính liên hoàn, rồi
dùng máy kiểm thử so sánh với phương án trên đề. Cái khó của toán sinh là từ ngữ cũng
thay bằng số được. Ví dụ, “một nửa trong số ruồi đem lai tương đương (1/2 = 50%)”,
“một nửa số cá thể đực trong đàn” có thể hiểu bằng 25% của tổng số cá thể trong đàn…
Thận trọng khi tính toán và đừng quên kiểm thử với đáp án, bởi thi trắc nghiệm chỉ
chính xác đúng-sai mà thôi. Đừng để mất quá nhiều thời gian dành cho các câu khó.
Trung bình đề có 50 câu, 35 câu không tính toán cố gắng làm trọn trong 40 phút, 15 câu
còn lại chiếm hết 40 phút là dạng đề khó, bảo đảm tính thi tuyển, chọi nhau.
Điều quyết định sự thành công là ôn tập có thứ tự, biết phân phối thời gian, làm thử
nhiều đề, đọc nhiều sẽ giúp ta phát hiện nhanh, linh hoạt trong tính toán, thử sai, loại
trừ… Đọc hiểu nhanh, suy nghĩ lôgic, bấm máy chính xác, tự tin cộng với ôn luyện sẽ là
những yếu tố quan trọng để thi tốt.
Thi trắc nghiệm là một lợi thế của môn Sinh học nên không phải diễn giải nhưng học
sinh phải học thuộc và nắm chắc, hiểu đúng từ luận của đề thì mới đủ tự tin, an tâm làm
www.VNMATH.com
18
được bài. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên khi ôn tập, học sinh không
nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ 1 mục nhỏ nào.
Nguyễn Văn Phiên
(Nguyễn Văn Phiên, Trường THPT Lê Thành Phương, Tuy An, Phú Yên)
www.VNMATH.com
19
Để thi tốt môn Địa
- Khi ôn tập: - Cần bám sát tài liệu chuẩn kiến thức đã được quy định trong chương
trình học, để nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình là yếu tố quan trọng nhất.
Tránh tình trạng ôn lan man, không đúng trọng tâm thậm chí sai lệch kiến thức cơ bản.
Ví dụ: Bài 4, bài 5 SGK “Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ”, nội dung rất dài
nhưng tài liệu chuẩn kiến thức thì chỉ cần nắm được ba giai đoạn phát triển của tự nhiên
nước ta:
(1) Giai đoạn tiền Cambri : là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ:
+ Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ.
+ chỉ diễn ra trên phạm vi hẹp của lãnh thổ.
+ các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai, đơn điệu.
(2) Giai đoạn Cổ kiến tạo: Là giai đoạn tạo địa hình cơ bản, có tính chất quyết định đến
lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta.
+ Diễn ra trong thời gian khá dài ( 477 triệu năm), trải qua hai đại Cổ sinh và Trung
sinh.
+ có nhiều biết động mạnh mẽ nhất; lớp vỏ cảnh quan địa lí đã rất phát triển.
(3) Giai đoạn Tân kiến tạo: Là giai đoạn cuối cùng.
+ Diễn ra ngắn nhất – 65 triệu năm trước đây đến ngày nay.
+ Chịu sự tác động của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có
quy mô toàn cầu.
+ Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên, làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc
điểm tự nhiên như ngày nay.
- Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương là việc đầu tiên cần làm, thực tế phần
lớn học sinh không làm thao tác này dẫn đến không nắm được trọng tâm, nắm đủ nội
dung của từng bài và dễ nhầm lẫn kiến thức. Sau đó, tìm hiểu mối liên hệ về kiến thức
của các bài đó và ghi nhớ một cách có hiệu quả nhất (học thuộc đồng thời với ghi ra
nháp..).
- Biết tận dụng và khai thác hiệu quả phương tiện học là atlat, vì atlat địa lí là nguồn
cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và có hệ thống giúp học sinh học tập, rèn luyện
20
các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí, kết
hợp với việc đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn, bạn bè, hoặc nhóm học tập để
nắm vững và tái hiện kiến thức bằng hệ thống các bài tập, bài tự kiểm tra sẽ giúp nâng
cao hiệu quả của việc ôn tập.
Lưu ý: Khi khai thác Atlát cần:
+Nắm được các phương pháp thể hiện, các kí hiệu bản đồ sử dụng trong atlat.
+ Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic, ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố
ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta thì trước tiên chúng ta cần dựa vào phụ lục
để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở các trang nào của atlat. Tiếp theo là đọc chú giải để
biết nội dung được thể hiện trên bản đồ và rút ra được các kiến thức có tính tổng quát.
+ Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ
đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối
tượng địa lí cần tìm hiểu...
- Rèn luyện các kĩ năng về biểu đồ ( biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ kết hợp cột và
đường...), thông thường ở các kì thi tốt nghiệp thường ra các dạng biểu đồ trên, đây là
câu kĩ năng thường chiếm 2 điểm, nên việc rèn luyện kĩ năng để đạt được điểm tối đa là
yếu tố giúp học sinh đạt điểm cao. Vì vậy, vẽ sao cho khoa học (chính xác), trực quan
(rõ ràng, dễ đọc), thẩm mĩ (đẹp), để đạt điểm tối đa là một yếu tố quan trọng.
www.VNMATH.com
21
(1). Xác định dạng biểu đồ cần vẽ: Để xác định đúng biểu đồ cần vẽ thì cần đọc kĩ đề,
sau đó lấy bút gạch dưới chân cụm, từ gợi ý để xác định. Thông thường các cụm từ như:
+ Cơ cấu hoặc nhiều thành phần của một tổng thể thì vẽ biểu đồ tròn (thời gian từ 1 đến
2 năm), vẽ biểu đồ miền (thời gian từ 3 năm trở lên).
+ Thể hiện tốc độ phát triển, tăng trưởng thường là biểu đồ cột hoặc đường (nhiều đối
tượng: cà phê, cao su, dừa... thì biểu đồ đường).
+ Khi đề thể hiện hai đối tượng khác nhau: Dân số (triệu người) và sản lượng lúa (triệu
tấn), thì thường là biểu đồ kết hợp cột và đường.
+ Nếu đề bài có cụm từ tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng lại có nhiều đối tượng,
nhiều năm, cùng một đơn vị thì hãy lấy năm đầu là 100 % rồi xử lý số liệu trước khi
vẽ.
- Biểu đồ tròn: Đối tượng Địa lí được thể hiện trên bản đồ được tính bằng %. Khi bảng
số liệu cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang giá trị tương đối sau đó dùng số liệu đã
xử lí để vẽ biểu đồ.
- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ qui mô thì phải tính bán kính hình tròn ( R = ). Hoặc chỉ cần
vẽ hình tròn năm sau lớn hơn năm trước.
- Nếu vẽ 2 & 3 hình tròn phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một đường thẳng
theo chiều ngang.
- Khi chia cơ cấu hình tròn thì tia đầu tiên bắt đầu từ tia số 12 theo chiều chuyển động
của kim đồng hồ và chia biểu đồ thành 4 phần lớn ( 25%/ phần), mỗi phần lớn lại chia
thành 5 phần nhỏ (5%/phần) hoặc dùng thước đo độ (1% = 3.6 o ) để vẽ chính xác.
Chú ý phải ghi tên biểu đồ (bắt đầu bằng chữ: Biểu đồ thể hiện...) và nghi chú giải (nếu
trên 2 đối tượng).
(2). Cách vẽ:
- Biểu đồ cột: Gồm hai trục: Trục tung (thể hiện đ/v các đại lượng), Trục hoành thể
hiện thời gian. Chiều rộng của các cột bằng nhau. Khi vẽ biểu đồ này cần chú ý khoảng
cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian. Đỉnh cột ghi các chỉ số tương
ứng ; Chân cột ghi thời gian. Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân
biệt các đại lượng đó và ghi tên biểu đồ.
- Biểu đồ cột và đường kết hợp: Gồm hai trục tung thể hiện hai đại lượng khác nhau:
Dân số (triệu người) và sản lượng lúa (triệu tấn), Khi vẽ biểu đồ này trục tung và trục
hoành cũng như biểu đồ cột (trục tung: thể hiện đ/v các đại lượng; trục hoành thể hiện
www.VNMATH.com
22
thời gian), khi vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường cần chú ý để các điểm mốc của các chỉ
số tương ứng của biểu đồ đường nằm giữa cột của biểu đồ cột. Chân cột ghi thời gian,
cuối biểu đồ là tên biểu đồ và chú giải...
- Khi làm bài: Nếu ôn tập kĩ nhưng không có phương pháp làm bài sáng tạo, khoa học
chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao, nên khi làm bài cần:
+ Đọc kĩ đề để tránh lạc đề là yếu tố hết sức quan trọng: Phần lớn học sinh chủ quan
đọc qua loa nên dễ nhầm lẫn kiến thức hoặc làm bài không đúng, đủ yêu cầu của nội
dung yêu cầu.
+ Xác định nội dung của đề nằm trong phần nào của trương trình ( địa lí tự nhiên, dân
cư hay điạ lí ngành kinh tế ), từ đó vạch ý cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng
phần.Ví du, địa lí ngành kinh tế cần trình bày: Điều kiện phát triển ( thuận lợi, khó khăn
), tình hình phát triển, ý nghĩa mang lại và giải pháp phát triển bền vững là gì...hoặc địa
lí vùng kinh tế cần tìm hiểu về vị trí địa lí, ý nghĩa về vị trí, thế mạnh của vùng ( tự
nhiên, kinh tế - xã hội), khó khăn và giải pháp...
Câu nào thuộc thì làm trước, tránh làm mất thời gian với những câu không thuộc.
+Trình bày bài phải khoa học, logic theo từng ý ( chia ra ý lớn, ý nhỏ riêng biệt ), nhằm
tránh chồng chéo, lặp và thiếu ý, đồng thời với chữ nghĩa rõ ràng, đúng chính tả, ngữ
pháp hợp lí là yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt điểm cao.
Tô Văn Quy
(GV trường THPT Lê Thành Phương – An Mỹ - Tuy An – Phú Yên)
“Bí quyết” làm bài tốt phần kĩ năng đề thi môn địa lí
Phần kĩ năng trong các đề thi môn Địa lí chủ yếu là: Vẽ và nhận xét biểu đồ; nhận
xét bảng số liệu, thống kê; sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài.
Để giúp các em học sinh thuận lợi nhất trong quá trình làm bài thi đối với phần kiến
thức kĩ năng của các đề thi môn Địa lí, tôi xin được trao đổi những “bí quyết” để học tốt
và làm tốt phần kĩ năng bài thi môn Địa lí như sau:
1. Kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để vẽ.
Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng
tính toán, xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính
bán kính hình tròn...); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp...); kỹ năng nhận xét,
phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút,
thước...)
www.VNMATH.com
23
Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất: Câu hỏi trong các đề thi về phần kĩ năng biểu
đồ thường có 3 phần:
a. Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề).
Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
- Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ
cấu sử dụng … năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện.
- Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể
hiện…. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác
định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi.
Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho
chúng ta nên vẽ biểu đồ gì.
- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp
nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là
vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở
trong câu hỏi. Ví dụ:
+ Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng
trưởng”,
“biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của
nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát
triển của nền kinh tế.... v.v.
+ Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”,
“Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng
hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của …; Diện tích trồng cây công nghiệp...
+ Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong
đó”,
“Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo...”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng công nghiệp
phân theo...; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập
khẩu...
b. Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê:
Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần lưu ý:
www.VNMATH.com
24
- Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một
chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu
diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến
động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn.
- Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ
hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời
gian. Chọn biểu đồ kết hợp.
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...)
diễn biến theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số.
- Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ:
tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu
này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý:
+ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng
100% tổng.
+ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ
hình
tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ
cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện.
+ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở
lên
(trường hợp này không nên vẽ hình tròn).
c. Căn cứ vào lời kết của câu hỏi.
Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ
cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp...
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu… và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”.
Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc
nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp.
www.VNMATH.com
25
2. Kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồ.
a. Khi phân tích biểu đồ:
Dựa vào số liệu trong bảng thống kê và biểu đồ đã vẽ. Nhận xét phải có số liệu để dẫn
chứng, không nhận xét chung chung. Giải thích nguyên nhân, phải dựa vào kiến thức
của các bài đã học.
v Lưu ý khi nhận xét, phân tích biểu đồ:
- Đọc kỹ câu hỏi để nắm yêu cầu và phạm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- docx_20111031_TOAN_Ki_nang_lam_tot_bai_thi_cac_mon_Tot_nghiep_TH.pdf