Hai câu sau:
“Thuyền ai đậu bến sông răng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Mạch thơ đã chuyển hẳn một thế giới thôn Vĩ thực và tràn đầy ánh nắng sang một thế giới mộng thấm đẫm ánh trăng ở khổ hai. Thơ Hàn Mặc Tử ngày là cõi nắng, đêm là cõi trăng. Hàn mặc Tử rất mê trăng. Trăng đã đi vào thơ Tử như một nhân vật huyền thoại, một nơi chốn để tâm hồn thi nhân được phiêu diêu, thoát tục. Không ai viết nhiều và viết hay về trăng như Hàn Mặc Tử:
“Không gian đắm đuối toàn trăng cả
Anh cũng trăng mà em cũng trăng”
Hay:
“Gió lùa ánh sáng vào trong bãi
Trăng ngập dòng sông chảy lãng lai”
Vì thế, viết về xứ Huế mộng và mơ, Hàn Mặc Tử không thể không tả trăng. Trăng dưới ngòi bút tài hoa của ông bỗng trở nên huyền ảo, tràn đầy vũ trụ, tạo nên không khí nửa thực, nửa hư như trong cõi mộng:
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 34259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn phân tích Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử
Bài Làm
Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một trong những hồn thơ phong phú và mãnh liệt nhất của thơ ca lãng mạn. Thơ của ông có những vần đầy huyết lệ nhưng cũng có những vần trong trẻo, tinh khiết như nước suối ban mai giữa rừng, nhất là những vần thơ viết về thiên nhiên và tình yêu. Có một lần hai nguồn thi cảm ấy gặp nhau kết tinh toả sáng thành những vần thơ tuyệt tác “Đây thôn Vĩ Dạ”.
I. Hoàn cảnh sáng tác
1. “Đây thôn Vĩ Dạ” được rút trong tập “Thơ điên” – 1939. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này sau khi nhận được tấm bưu ảnh do Hoàng Cúc gửi từ Huế. Trong cuộc đời 28 năm của thi nhân, Hoàng Cúc là mối tình đầu, là người yêu trong đơn phương, lặng thầm của Hàn Mặc Tử. Khi còn làm việc ở sở Đạc Điền – Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu thương Hoàng Cúc – con một viên chức cao cấp. Đấy là người thiếu nữ mang vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo còn giữ được nhiều nét chân quê. Thi nhân yêu nhưng chỉ dám đứng từ xa để chiêm ngưỡng dung nhan Hoàng Cúc bởi tính quá rụt rè, bẽn lẽn. Tất cả mối chân tình ấy, Hàn Mặc Tử gửi gắm vào tập “Gái quê”. Khi Hoàng cúc theo cha về Vĩ Dạ - Huế, Hàn Mặc Tử tưởng như nàng đi lấy chồng:
“Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
Ngồi lên để thả cái hồn thơ”
Đến năm 1939, trong những ngày tháng vật lộn với cơn bệnh hiểm nghèo, Hàn Mặc Tử nhận được tấm bưu ảnh về phong cảnh xứ Huế có sông nước, có thuyền, có trăng, có mặt trời cùng những hàng cau kèm theo những dòng chữ hỏi thăm của Hoàng Cúc. Xúc động, bồi hồi trước tấm lòng cố nhân, Hàn Mặc Tử đã sáng tác bài thơ này.
Phải chăng một tâm hồn được tinh yêu làm sống dậy và niềm tự hào về quê hương người đẹp qua hồi tưởng đã giúp Hàn Mặc Tử sáng tác ra các câu thơ thánh thiện đến thế?
Khi phân tích, chúng ta chú ý đến mối tình với người con gái Huế là nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết nên tác phẩm ấy mà tấm bưu ảnh là nguồn khơi cảm hứng. Mối tình đơn phương, hư ảo ấy có lẽ chỉ đem đến cho cảnh sắc thiên nhiên Vĩ Dạ thêm chút mộng mơ và thấm đượm nỗi buồn chia li man mác. Không nên đồng nhất mối tình với tình cảm, bức tranh thơ.
2. Vĩ Dạ là một thôn nhỏ nằm bên bờ sông Hương - xứ Huế. Thôn ấy trước Cách mạng là các vương hầu, hoàng tộc và các gia đình quý phái cư trú. Ở đó có khu nhà vườn đẹp xinh như một bài thơ tứ tuyệt với cây cảnh, cây ăn quả rất nổi tiếng. Từ xưa, nó đã đi vào thơ ca bởi vẻ đẹp thi vị, tiêu biểu cho cảnh sắc và phong vị của “Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ”:
“Du khách bảo đây vườn kín đáo
… Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ
… Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai?”
Nhà thơ Bích Khê đã từng viết:
“Vĩ Dạ thôn! Vĩ Dạ thôn!
Biếc tre, cần trúc không buồn mà say”
II. Phân tích
1. Khổ 1:
“Đây thôn Vĩ Dạ” trước chết là một bài thơ miêu tả cảnh đẹp xứ Huế nổi tiếng nhưng bài thơ không bắt đầu bằng một câu thơ tả cảnh mà bắt đầu bằng câu hỏi:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Câu thơ thoáng như lời trách móc nhẹ nhàng pha chút hờn dỗi, tiếc nuối của ai đó. Nhưng đằng sau đấy là một lời chào mời thiết tha, mong đợi khách đến thăm để được thưởng thức một khung cảnh thiên nhiên đẹp đến dễ say lòng người. Đại từ “anh” trong câu thơ đã gây nên nhiều cách hiểu khác nhau. Có người hiểu “anh” là sự phân thân của nhân vật trữ tình – tác giả. Nhà thơ như tự vấn lòng mình sao lâu quá rồi, anh chưa một lần về mảnh đất thôn Vĩ thân quen “Nơi có nửa quả tim mình; có người yêu ở đó” (Viễn Phương) để ngắm nhìn khung cảnh làng quê đẹp đẽ nên thơ. Có cách hiểu khác, người phát ngôn câu hỏi phải chăng là Hoàng Cúc dịu dàng kín đáo? Nếu quả thực câu thơ là tiếng nói trách móc ý tứ thì giữa tác giả và thôn Vĩ sẽ bị ngăn bởi không gian, thời gian và nhà thơ sẽ nhìn về thôn Vĩ trong tâm thế trông về, ngóng về. Vậy mà lời thơ lại cho ta cảm giác dường như Hàn Mặc Tử đang nói về một thôn Vĩ có thực, trực tiếp hiện lên qua tầm nhìn của mình. Ngay nhan đề bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, từ “đây” đã thể hiện cảm nhận ấy.
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
Bắt đầu bằng câu hỏi nhưng câu hỏi đầy hình ý đã giúp nhà thơ mở ra, gợi về cả một khung cảnh thiên nhiên thôn Vĩ sống động, tươi đẹp như bày ra trước mắt: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”.
Nhắc đến Vĩ Dạ thôn, hình ảnh đầu thiên hiện lên trong tâm trí nhà thơ là những “hàng cau” (cau là cảnh đẹp, cau là hồn Việt Nam). Bởi vì cau là loài cây thanh nhã, xinh xắn với thân hình thẳng tắp, tán lá xanh tươi; cau còn là loại cây rất thân thuộc với làng quê Việt Nam, nơi có phong tục ăn trầu từ ngàn đời nay. Nguyễn Bính - một nhà thơ cảnh quê, hồn quê cũng đã đặt mối tình bình dị của đôi trai gái thôn quê trên cái nền phong cảnh có hình ảnh thân cau quen thuộc ấy:
“Nhà anh có một hàng cau
Nhà em có một giàn trầu”
Trong bài thơ “Hoa Lư” nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết:
“Đường cỏ lơ mơ nắng
Mái tranh chìm chơi vơi
Vài tán cau mộc mạc
Thả hồn quê lên trời”
Ở đây, hình ảnh “hàng cau” của Hàn Mặc Tử còn có chi tiết khó quên. Ấy là “nắng hàng cau, nắng mới lên”. Điệp từ “nắng” gợi cho ta cảm giác ánh nắng mới lên buổi sớm biẻu tượng cho sức sống, niềm vui như lan rộng tràn đầy đất trời, chiếu sáng lấp lánh những “hàng cau” còn đẫm sương đêm. Trong ánh ban mai, sắc xanh của những tàu cau như ngời lên bởi thứ ánh nắng tinh khôi, bừng sáng mà không chói chang gay gắt. “Nắng mới lên” không chỉ gợi lên cảm giác trong trẻo mới mẻ, tươi tắn mà còn mở ra một không gian, thời gian thôn Vĩ trong buổi sớm mai, trong sự bắt đầu. Câu thơ của Hàn Mặc Tử gợi cho ta nhớ câu thơ vời vợi nắng xuân, nắng mới trong thơ Tố Hữu:
“Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu
Tàu cau non lấp loáng muôn gươm xanh
Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu
Và chảy tan qua kẽ lá vườn chanh”
Đúng là cảnh trong thơ Hàn Mặc Tử hiện ra trong ánh sáng lung linh của hoài niệm nên cũng lung linh ánh sáng, rực rỡ sắc màu và rất gợi cảm:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Thiên nhiên thôn Vĩ được thi sĩ ngắm nhìn từ xa đến gần, từ hoàn cảnh đến cụ thể. Câu thứ ba cất lên như một tiếng reo đầy thích thú, biểu lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp bất ngờ của vườn cây Vĩ Dạ… “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc’
Câu thơ đã diễn tả rất thành công những vườn cây tươi tốt, sum xuê của Vĩ Dạ. Vườn của Vĩ Dạ với những cây cảnh, cây ăn quả được chăm sóc bởi bàn tay cần cù, khéo léo lại được tắm nắng gội mưa thường xuyên nên bóng nhẵn, tươi tốt, ánh lên như màu ngọc bíc, long lanh. Về nghệ thuật ở câu thơ này, tác giả dùng thán từ “quá” và hình ảnh so sánh “xanh như ngọc’. Thi sĩ dùng tính từ “mướt” chứ không phải “mượt”. Vì “mướt” ngoài ý nghĩa chỉ sự nhẵn bóng như mượt, còn có ý nghĩa tươi non, gợi vẻ óng ả, mỡ màng, trong trẻo, ánh lên như láng nước, đã mô tả được thật tài tình cảnh vật tốt tươi chứa chan sức sống. Còn ngọc là loại đá quý có sắc bóng xanh biếc rất đẹp. Bằng lối so sánh độc đáo ấy, vườn thôn Vĩ hiện lên như một viên ngọc lớn không chỉ óng ánh sắc xanh mà còn đang toả không gian một màu xanh long lanh ánh sáng. Nhờ cái “nắng mới lên” ở câu trên rọi xuống màu xanh của vườn cây mới tạo ra cảnh “mướt” và “xanh như ngọc”. Tả vườn ở câu thơ này, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã đạt đến độ tinh tế của một hoạ sĩ tài ba đúng như nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét: “Hàn Mặc Tử có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng láng”.
Ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ thơ mộng, thi sĩ liên tưởng đến một hình ảnh thật bất ngờ thú vị: “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”. Hình ảnh con người thấp thoáng ẩn hiện sau những cành lá trúc đã thổi vào khung cảnh tạo vật một sinh khí mới. Bóng dáng con người xuất hiện làm cho cảnh Vĩ Dạ vốn đã đẹp lại còn đẹp hơn nữa trong sự hài hoà giữa cảnh và người, giữa tĩnh và động. Câu thơ ngoài ý nghĩa tả thực còn mang ý nghĩa tượng trưng cách điệu hoá. Cảnh và người tô điểm cho nhau. Cảnh xinh xắn, thơ mộng; người dịu dàng phúc hậu. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp hài hoà, kín đáo nên thơ. Nhờ thế, câu thơ đã làm nổi bật cái linh hồn, phong cách vườn cây xứ Huế.
Tóm lại, bằng những chi tiết quen thuộc bình dị mà không kém phần độc đáo gợi cảm, Hàn Mặc Tử đã khắc hoạ một bức tranh quê Vĩ Dạ - Huế tràn đầy sức sống với vẻ đẹp bất ngờ, có sự hài hoà giữa cảnh với người. Đoạn thơ cũng đã làm khơi dậy trong tâm hồn người đọc biết bao nỗi niềm quê hương, làng mạc Việt Nam thân yêu muôn đời.
2. Khổ 2.
Từ khổ thơ thứ nhất sang khổ thơ thứ hai, mạch thơ có sự chuyển đổi đột ngột, mở ra một thế giới khác của Huế, khác hẳn với thế giới ban đầu. Một bên là tràn trề ánh sáng, mướt xanh sự sống; một bên hiu hắt, u buồn, chia li, dẫu vẫn còn sự thơ mộng, êm đềm:
“Gió theo lối gió mây đường mầy
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Thấm đượm trong lời thơ là một cảm giác buồn vắng, sầu tủi, chia lìa, đọc lên nghe chua xót ám ảnh như hai câu thơ của Thế Lữ:
“Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”
Nhưng nếu như Thế Lữ nói bằng cách phát ngôn trực tiếp lời nhân vật trữ tình thì ở đây Hàn Mặc Tử lại nói qua bức tranh phong cảnh, nói bằng hình ảnh. Mạch thơ đã vận động đi từ ngoại cảnh vào tâm cảnh. Bức tranh sông nước, bờ bãi như trải dài và thấm sâu một nỗi buồn li biệt. Phải chăng mang nặng mặc cảm của một người thiết tha gắn bó với đời mà có nguy cơ phải chia lìa khỏi cõi đời và một mối tình đang ở dạng đơn phương chưa có những phút giây gặp gỡ ngọt ngào đã sớm rơi vào cảnh ngộ cay đắng, chia lìa? Cảnh như hoà vào lòng người mà sầu tủi chia li, phân li bởi đang trong tâm trạng như vậy nên nhìn vào đâu cũng thấy cảnh vật như đang chia lìa, sầu tủi. Gió thổi mây bay theo quy luật tự nhiên, thường là một chiều nhưng ở đây là đôi đường đứt gãy. Gió đóng khung trong gió, mây cuộn trong mây. Điệp từ “gió” và điệp từ “mây” đã tô đậm ý thơ ấy. Ngoài việc dùng điệp từ, câu thơ còn sử dụng phép đối và lối ngắt câu giữa dòng để nhấn mạnh ý. Và ngay hình ảnh “dòng nước buồn thiu” lặng im trôi và “hoa bắp lay” cũng không còn là hình ảnh thực mà nó đã nhuốm màu tâm trạng, mang hồn người. Cảnh có sự lay động nhưng là sự lay động khẽ khàng, vật vờ, hiu hắt của hoa bắp chỉ làm tăng thêm sự tĩnh lặng, buồn vắng trong cảnh. Và đó cũng là cảm giác cô đơn, vắng lặng, buồn hiu hắt trong lòng thi sĩ.
Hai câu thơ không chỉ nhằm tả cảnh, tả tình trong cảnh mà dường như còn muốn tả cái nhịp điệu của cảnh. Đó là cái nhịp điệu êm ả, lững lờ, cái nét trầm tư không nơi nào có được của Huế đẹp và thơ. Hai câu thơ này có nhịp điệu khoan thai, chậm rãi cũng đã diễn tả thành công cảm xúc trên.
Hai câu sau:
“Thuyền ai đậu bến sông răng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Mạch thơ đã chuyển hẳn một thế giới thôn Vĩ thực và tràn đầy ánh nắng sang một thế giới mộng thấm đẫm ánh trăng ở khổ hai. Thơ Hàn Mặc Tử ngày là cõi nắng, đêm là cõi trăng. Hàn mặc Tử rất mê trăng. Trăng đã đi vào thơ Tử như một nhân vật huyền thoại, một nơi chốn để tâm hồn thi nhân được phiêu diêu, thoát tục. Không ai viết nhiều và viết hay về trăng như Hàn Mặc Tử:
“Không gian đắm đuối toàn trăng cả
Anh cũng trăng mà em cũng trăng”
Hay:
“Gió lùa ánh sáng vào trong bãi
Trăng ngập dòng sông chảy lãng lai”
Vì thế, viết về xứ Huế mộng và mơ, Hàn Mặc Tử không thể không tả trăng. Trăng dưới ngòi bút tài hoa của ông bỗng trở nên huyền ảo, tràn đầy vũ trụ, tạo nên không khí nửa thực, nửa hư như trong cõi mộng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Chỉ có trong mộng thì sông mới là “sông trăng” và “thuyền” mới chở đầy trăng. Đúng như lời nhận xét của Bích Khê “Hàn Mặc Tử có con mắt rất mơ rất ảo. Nhìn vào sự thực thì sự thực thành chiêm bao; nhìn vào chiêm bao lại biến thành huyền diệu. Câu thơ của Tử thanh tao quá. Đọc lên nghe ngọt lịm cả người”. Câu thơ của Hàn Mặc Tử làm cho ta nhớ tới câu thơ rất mực tao nhã và phong lưu của Nguyễn Công Trứ:
“Gió trăng chứa một thuyền đầy
Của kho vô hạn biết ngày nào vơi”
Có khác chăng, ở đây thi sĩ Hàn Mặc Tử đã trăng hoá toàn bộ tạo vật, làm nên một không gian tràn ngập ánh trăng trong tâm tưởng. Trăng là biểu tượng cho cái đẹp, thiên nhiên, cuộc đời; cho sự thanh bình, hạnh phúc, niềm vui. Với Hàn Mặc Tử, trong cảnh ngộ lúc đó, trăng có ý nghĩa như một bám víu duy nhất, như người bạn tri âm tri kỷ giờ chỉ còn là nỗi ước ao, là sự khát khao gặp gỡ và nỗi niềm lo âu về sự muộn màng, dang dở. Nó đã trở thành một nỗi ám ảnh da diết. Cho nên, lời thơ của Tử cất lên như một câu hỏi đau đáu một nỗi niềm day dứt với một chữ “kịp” đầy phấp phỏng;
“Có chở trăng về kịp tối nay?”
3. Khổ 3
Từ thế giới của cõi mộng, sang khổ thơ thứ 3, thi nhân đưa ta tới thế giới cõi hư. Đó là thế giới mang vẻ đẹp huyền ảo của xứ Huế và chất chứa tình đời, tình người thiết tha nhưng xa xăm vô vọng của nhà thơ:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Xứ Huế buồn, lắm nắng nhiều mưa nên xứ Huế cũng lắm “sương khói”:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”
là thế. Nhớ về miền đất ấy, thi nhân nghĩ nhiều về con người, đặc biệt là bóng dáng của người con gái như thực như mơ:
“Mơ khách đường xa khách đường xa”
Câu thơ có điệp từ “khách đường xa” thể hiện tâm trạng khắc khoải nhớ mong về khoảng cách xa vời của một mối tình đơn phương, vô vọng. Hình ảnh người con gái xứ Huế xuất hiện trực diện bằng tiếng “em” rất mơ hồ - mơ hồ tới mức thấy áo nhưng lại “nhìn không ra”. “Em” gần gũi đấy mà quá đỗi xa vời. Gần gũi vì đây là hình ảnh hoài niệm thường trực trong cõi lòng thi nhân; xa vời vì giữa hai người là khoảng cách thời gian và màn khói sương của một mối tình chưa có lời ước hẹn. Màu áo trắng là màu áo dài nữ sinh Huế và cũng là màu gợi về sự tinh khiết sáng trong rất phù lợp với hình ảnh cô gái trong mộng tưởng. Đúng như Huy Cận đã viết:
“Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng”
Trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, màu áo trắng là màu vừa thực, vừa dễ gợi cảm giác bâng khuâng, hư ảo. Cái màu áo trắng ấy gây ấn tượng rất mạnh. Nó choán cả không gian, làm lập loà cả thị giác tới mức “nhìn không ra”. Ở đây, tất cả đều chìm vào ảo ảnh, chỉ còn lại sự băn khoăn day dứt tâm hồn thi nhân với một câu hỏi buông vào hư không:
“Ai biết tình ai có đậm đà?”
Đại từ “ai” vừa mang tính cụ thể, vừa phiếm chỉ: một lần nữa xuất hiện hai lần ở câu thơ cuối như khoảng cách đầy thắc mắc, dằn vặt trong tâm hồn con người. Cô gái Huế dịu dàng, kín đáo, e lệ, trong trắng quá như nàng tiên ở cõi bồng lai nào. Liệu tình yêu của “em” có đậm đà, bền chặt chăng hay cũng bảng lảng như khói sương sông Hương đất Huế? Đây là câu hỏi của trái tim và đó cũng là câu hỏi muôn thuở của tất cả những người đang yêu càng thiết tha, càng day dứt, dằn vặt:
“Hoa ơi sao chẳng nói?
Anh ơi sao lặng thinh?
Đốt lòng em câu hỏi
Yêu em nhiều không anh?”
(Xuân Quỳnh – Mùa hoa rơi)
Như vậy, bài thơ về phong cảnh đã chuyển dần thành bài thơ tình yêu, tình người, tình đời vừa thiết tha, xa xăm, vô vọng, vừa bâng khuâng, man mác.
Trong thế giới “Thơ điên” ma quái, kì dị với những cuộc vật lộn đau đớn, giằng xé giữa linh hồn và thể xác của thi nhân, với sự đi về của hai hình tượng sống động là hồn và trăng, “Đây thôn vĩ Dạ” là một nốt nhạc hồn nhiên, trong trẻo lạ thường. Đó là sự hồn nhiên trong trẻo của cõi lòng Hàn Mặc Tử vẫn thiết tha gắn bó với đời. Bởi thế, trong tất cả những gì còn lại mà Hàn Mặc tử giành cho đời, người đọc phải muôn nhớ và yêu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Như Chế Lan Viên đã nói “Đây thôn Vĩ Dạ” như “một viên ngọc chói lọi nghìn năm”.
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.
Nguồn: Hocmai.vn