Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học lớp 8 THCS

Bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số moℓ, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí).

- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học

- Các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.

Kĩ năng

- Dựa vào công thức hoá học:

 + Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.

 + Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại.

- Xác định được công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.

B. Trọng tâm

- Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước

- Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố

 

doc45 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học lớp 8 THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu trên. - Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học. - Viết tường trình hoá học. B. Trọng tâm - Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Hòa tan chất rắn trong ống nghiệm có nước + Lắc ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm + Thổi hơi thở vào chất lỏng trong ống nghiệm qua ống dẫn thủy tinh + Đưa tàn đóm lên miệng ống nghiệm - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali pemanganat + ống nghiệm (1) chỉ xảy ra hiện tượng vật lí (KMnO4 tan hết trong nước thành dung dịch và vẫn giữ nguyên màu tím) + Tàn đóm sẽ bùng cháy khi đưa lên miệng ống nghiệm (2) do có oxi thoát ra từ KMnO4 bị nhiệt phân khi đun nóng (phản ứng xảy ra và đó là hiện tượng hóa học) + Đổ nước vào ống nghiệm (2) sau khi để nguội thì chất rắn không tan hết Þ KMnO4 đã tham gia phản ứng hóa học biến đổi thành chất rắn khác, chất rắn này không tan trong nước và màu của dung dịch trong ống nghiệm (2) sau phản ứng hóa học không còn màu tím Thí nghiệm 2. Phản ứng của Canxi hiđroxit + ống nghiệm (1) đựng nước không có hiện tượng gì Þ không có phản ứng hóa học xảy ra, ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hiđroxit) thấy có vẩn đục Þ có phản ứng hóa học xảy ra giữa CO2 trong hơi thở với dung dịch canxi hiđroxit. + ống nghiệm (1) đựng nước không có hiện tượng gì Þ không có phản ứng hóa học xảy ra, ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong thấy có vẩn đục Þ có phản ứng hóa học xảy ra giữa natri cacbonat với dung dịch canxi hiđroxit. Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Hiểu được: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học. - Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể. - Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. B. Trọng tâm - Nội dung định luật bảo toàn khối lượng - Vận dụng định luật trong tính toán. C. Hướng dẫn thực hiện - Dùng hình vẽ 2,7 SGK hoặc làm thí nghiệm, mô phỏng thí nghiệm giúp HS nhận thấy: khối lượng ban đầu (khi chưa đổ hai cốc vào nhau) bằng với khối lượng sau phản ứng (sau khi đổ hai cốc vào nhau). Chú ý để HS nhận biết đã có phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất kết tủa trắng Þ nội dung định luật - Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học. - Dùng một số phản ứng hóa học đơn giản như: sắt + lưu huỳnh ® sắt sunfua Natri + oxi ® natri oxit Vôi sống + nước ® vôi tôi Đá vôi vôi sống + khí cacbonic v.v... yêu cầu HS xác định khối lượng một chất khi biết khối lượng hai chất còn lại - Luyện tập: + Vận dụng được định luật, tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng. Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học. - Các bước lập phương trình hoá học. - Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng. Kĩ năng - Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm. - Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể. B. Trọng tâm - Biết cách lập phương trình hóa học - Nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và phần nào vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng vào các phương trình hóa học đã lập C. Hướng dẫn thực hiện - Từ một số phương trình chữ của phản ứng hóa học, cung cấp các công thức hóa học, yêu cầu HS lập sơ đồ của phản ứng. Trên mỗi sơ đồ, yêu cầu HS đếm số nguyên tử và nhận xét xem sơ đồ đã tuân theo định luật bảo toàn khối lượng chưa? sau đó yêu cầu HS thêm các hệ số để sơ đồ tuân theo định luật bảo toàn khối lượng Þ Khái niệm về phương trình hóa học (Phương trình hoá học biểu diễn một cách ngắn gọn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp). - Lưu ý HS: + thêm các hệ số để sơ đồ tuân theo định luật bảo toàn khối lượng được gọi là phép cân bằng phương trình hóa học. + Công thức có hai phần hoặc là nguyên tử, hoặc là nhóm nguyên tử thì đều là đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau Þ Các bước lập phương trình hóa học - Ba bước lập phương trình hoá học gồm: Viết sơ đồ của phản ứng (gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm); cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố (tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức); viết phương trình hoá học. - Luyện tập: + Đọc một phương trình hóa học cho trước + Lập phương trình hóa học từ sơ đồ chữ hoặc sơ đồ có công thức hóa học cho trước. + Điền hệ số hoặc công thức vào sơ đồ phản ứng khuyết sao cho thành phương trình hóa học đã cân bằng + Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính toán theo các phương trình hóa học đã lập. CHƯƠNG 3. MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC Bài 18 - 19 - 20: MOℓ. CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT. TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Định nghĩa: moℓ, khối lượng moℓ, thể tích moℓ của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm). - Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V). - Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí. Kĩ năng - Tính được khối lượng moℓ nguyên tử, moℓ phân tử của các chất theo công thức. - Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan. - Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí. B. Trọng tâm - ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol - Biết cách chuyển đổi giữa mol, khối lượng, thể tích của chất - Biết cách sử dụng tỉ khối để so sanh khối lượng các khí C. Hướng dẫn thực hiện - Giới thiệu khái niệm và ý nghĩa của Moℓ, Khối lượng moℓ , Thể tích moℓ của chất khí và số Avogađro (N) - Bằng một số bài toán cụ thể: + Tính khối lượng từ số mol chất cho trước + Tính số mol từ khối lượng chất cho trước + Tính số mol từ thể tích khí cho trước (ở đktc) + Tính thể tích khí (ở đktc) từ số mol khí cho trước + Tính khối lượng chất khí từ thể tích khí cho trước (ở đktc) + Tính thể tích khí (ở đktc) từ khối lượng chất khí cho trước giúp HS xây dựng biểu thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) (số moℓ chất) với khối lượng chất (m) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn. n = Trong đó, M là khối lượng moℓ của chất, n là số mol chất m là khối lượng chất và V là thể tích của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn - So sánh khối lượng mol của hai chất khí Þ số lần gấp nhau được gọi là tỉ khối giữa hai chất khí. Ví dụ: = 2 Þ tỉ khối của SO2 so với O2 bằng 2 và ký hiệu là d. Biểu thức chung: d= - Nếu coi khối lượng mol của không khí » 29 thì tỉ khối của khí A bất kỳ đối với không khí tính theo biểu thức d= - Luyện tập: + Bài toán chuyển đổi giữa lượng chất (n) (số moℓ chất) với khối lượng chất (m) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn. + Bài toán tính tỉ khối của chất khí này so với khí khác và xác định khối lượng mol của một trong hai chất khí khi biết tỉ khối và khối lượng mol của chất khí còn lại. Bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số moℓ, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí). - Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học - Các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất. Kĩ năng - Dựa vào công thức hoá học: + Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất. + Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại. - Xác định được công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất. B. Trọng tâm - Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước - Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố C. Hướng dẫn thực hiện - Các bước tiến hành tìm thành phần các nguyên tố khi biết công thức hoá học; tìm khối lượng moℓ của hợp chất; tìm số moℓ nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một moℓ hợp chất; Þtìm thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố. - Các bước tiến hành tìm công thức hoá học khi biết thành phần các nguyên tố: tìm số moℓ nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một moℓ hợp chất; Þ lập công thức hoá học của hợp chất. hoặc lập công thức hợp chất từ % khối lượng các nguyên tố theo tỉ lệ số mol (CxHyOzNt) = Þ x : y : z : t = - Luyện tập: + Bài toán tính tỉ lệ khối lượng hoặc % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất + Bài toán tính khối lượng từng nguyên tố trong hợp chất khi biết khối lượng hợp chất và ngược lại + Bài toán lập công thức hợp chất từ % khối lượng các nguyên tố + Bài toán tìm khối lượng mol hợp chất từ tỉ khối hơi hoặc tìm tỉ khối của chất khí này so với khí khác Bài 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng. - Các bước tính theo phương trình hoá học. Kĩ năng - Tính được tỉ lệ số moℓ giữa các chất theo phương trình hoá học cụ thể. - Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại. Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học. B. Trọng tâm - Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước - Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố C. Hướng dẫn thực hiện - Các bước tính theo phương trình hoá học: + Viết phương trình hoá học. + Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số moℓ chất. + Dựa vào phương trình hoá học để tìm số moℓ chất phản ứng hoặc sản phẩm. + Chuyển đổi số moℓ chất thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích khí ở đktc (V = 22,4.n) - Có thể tính theo phương trình hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng các chất trong phương trình kèm theo hệ số - Luyện tập: + Bài toán tính khối lượng (hoặc thể tích) của chất này từ khối lượng (hoặc thể tích) của chất khác trong phương trình hóa học CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHí Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được: - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. - Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...), nhiều phi kim (S, P...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II. - Sự cần thiết của oxi trong đời sống Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. - Viết được các PTHH. - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. B. Trọng tâm - Tính chất hóa học của oxi C. Hướng dẫn thực hiện - Vì lần đầu tiên học sinh học tính chất vật lí của một chất nên phân tích cho học sinh biết khi nghiên cứu về tinh chất vật lí cần nghiên cứu : trạng thái tồn tại, màu sắc ,mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi ... để học sinh tự học phần tính chất vật lí của các chất khác sau này. Đối với khí cần thêm phần so sánh với không khí và giải thích đượctại sao khí nghiên cứu nặng hay nhẹ hơn so với không khí. Từ tính tan và tỉ khối của chất khí đối với không khí hướng dẫn học sinh cách thu khí trong PTN - Từ các thí nghiệm O2 tác dụng với S, P, Fe, Cu, C4H10 (trong bật lửa)...giúp cho HS thấy Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh, tác dụng với nhiều kim loại, phi kim khác và nhiều hợp chất. - Luyện tập,củng cố : + Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng của oxi; từ các phương trình giúp HS thấy rõ “trong các hợp chất tạo ra, oxi luôn có hóa trị II” + Bài toán tính theo phương trình hóa học,liên quan đến sự đốt cháy nhiên liệu. + Làm bài tập số 5 SGK trang 87 để liên hệ thực tế sự cần thiết của oxi trong đời sống Bài 25: SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được: - Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. - Khái niệm phản ứng hoá hợp. - ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. Kĩ năng - Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế. - Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp. B. Trọng tâm - Khái niệm về sự oxi hóa - Khái niệm về phản ứng hóa hợp C. Hướng dẫn thực hiện - Từ các câu hỏi kiểm tra bài cũ về tính chất hóa học của oxi, yêu cầu HS viết các phương trình hóa học giữa oxi với một kim loại, một phi kim và CH4), qua đó chỉ ra cho HS thấy thế nào là “sự oxi hóa”; - Phân biệt kim loại ở dạng đơn chất và kim loại trong hợp chất (kim loại ở dạng đơn chất trung hòa về điện tích, kim loại trong hợp chất có hóa trị và có điện tích, sự xuất hiện điện tích do quá trình nhường electron của nguyên tử) Þ Cu ® Cu2+ + 2e Þ giới thiệu thêm khái niệm sự oxi hóa là quá trình nhường electron (qua trình nêu trên là sự oxi hóa Cu) - Từ các phản ứng của oxi đã nêu trên ( kimloại, phi kim và CH4, chỉ cho HS thấy có hai loại phản ứng khác nhau (yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm khác nhau đó) Þ qua đó thấy một trong hai loại phản ứng này gọi là “phản ứng hóa hợp” (Nêu thêm một số ví dụ về phản ứng hóa hợp không có mặt O2) - Luyện tập, củng cố: + Nêu một số sự oxi hóa trong thực tế cuộc sống và ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. + Viết thành thạo các phương trình phản ứng hóa hợp + Bài toán tính theo phương trình hóa hợp. Bài 26: OXIT A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức -Biết được + Định nghĩa oxit + Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị + Cách lập CTHH của oxit + Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ Kĩ năng + Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố + Đọc tên oxit + Lập được CTHH của oxit + Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH B. Trọng tâm + Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ + Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên C. Hướng dẫn thực hiện + Kiểm tra bài cũ về phản ứng hóa học của O2 dẫn đến sự hình thành một số oxit bazơ , oxit axit (MgO, Na2O, CO2, P2O5 ..). Cho học sinh nhận xét về thành phần nguyên tố của oxit để dẫn đến định nghĩa oxit. + Đặt vấn đề lập CTHH một oxit thì cần có giả thiết nào ?Hướng dẫn để học sinh trả lời : cần biết hóa trị của nguyên tố tạo oxit hoặc % các nguyên tố trong oxit và phân tử khối. Cho làm hai bài tập liên quan. + Từ các oxit trong kiểm tra bài cũ , cho biết MgO,Na2O..là oxit bazơ ,có bazơ tương ứng là Mg(OH)2,NaOH và CO2,P2O5 là oxit axit, có axit tương ứng là H2CO3, H3PO4. Sau đó cho học sinh tự kết luận về sự phân loại ,nêu định nghĩa về oxit axit, oxit bazơ. Cho 1 số ví dụ để cũng cố phần phân loại (cần đưa ra 1 số trường hợp như Mn2O7 , NO để lưu ý học sinh không phải oxit của kim loại nào cũng là oxit bazơ, oxit của phi kim chỉ là oxit axit khi có axit tương ứng) + GV giới thiệu cách gọi tên chung, gọi tên một số oxit – sau đó cho học sinh gọi tên một số oxit, trong đó có oxit của kim loại nhiều hóa trị và oxit của phi kim nhiều hóa trị. + Củng cố, luyện tập: Học sinh thành thạo cách gọi tên, nhất cách gọi tên các oxit axit và tên các oxit bazơ ứng với kim loại nhiều hóa trị. Học sinh biết cách lập CT nhanh một oxit khi biết hóa trị và biết cách lập CT HH của oxit khi biết % khối lượng các nguyên tố. Học sinh phân biệt được oxit nào thuộc loại oxit bazơ, oxit axit (chú ý chọn ví dụ phù hợp, không đưa các oxit lưỡng tính, oxit không tạo muối, oxit hỗn tạp vào mục ví dụ về các oxit bazơ ...) Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HỦY A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức -Biết được + Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Hai cách thu khí oxi trong phòng TN + Khái niệm phản ứng phân hủy Kĩ năng + Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4 + Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN và công nghiệp + Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. B. Trọng tâm + Cách điều chế oxi trong phòng TN và CN ( từ không khí và nước) + Khái niệm phản ứng phân hủy C. Hướng dẫn thực hiện + Kiểm tra bài cũ (có thể dùng hình thức trắc nghiệm khách quan) về phân loại oxit, gọi tên oxit, viết một số phản ứng hóa hợp trong đó có oxi tham gia. + Phân tích để cho học sinh thấy để có các oxit từ các phản ứng trực tiếp thì cần có oxi Cho học sinh nêu một vài ứng dụng của oxi trong thực tế mà học sinh biết. Từ đó đặt vấn đề nghiên cứu bài mới + GV tiến hành làm các thí nghiệm trong sách GK, cho học sinh nhận xét để đi đến kết luận để điều chế khí oxi trong phòng TN và cách thu khí oxi. GV khắc sâu kiến thức bằng cách yêu cầu học sinh giải thích vì sao có thể thu oxi bằng phương pháp đẩy không khí (O2 nặng hơn không khí) và đẩy nước (do oxi ít tan trong nước), học sinh tự viết phương trình điều chế oxi từ KClO3 và KMnO4 (GV cho biết sản phẩm). + Đặt vấn đề điều chế oxi trong công nghiệp. Đối với việc sản xuất oxi từ không khí cần cho học sinh nêu thành phần không khí, GV cung cấp nhiệt độ sôi của oxi và nitơ và yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời cách làm. Đối với trường hợp điều chế oxi từ nước GV nên giới thiệu cách làm và cho học sinh viết PTHH. + GV cho học sinh phân tích, so sánh điểm khác nhau về số chất tham gia phản ứng và sản phẩm giữa các phản ứng hóa hợp (trong phần kiểm tra bài cũ), phản ứng nhiệt phân KClO3, KMnO4, từ đó giới thiệu phản ứng phân hủy và yêu cầu học sinh nêu định nghĩa phản ứng phân hủy . + Củng cố: - Làm bài tập tính thể tích oxi sinh ra trong phòng TN hoặc công nghiệp (ở đkc) - Nhận biết phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy trong 1 số phản ứng cho trước. Bài 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được: + Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng. + Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng. + Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. + Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả. + Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm. Kĩ năng +  Hiểu cách tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích của không khí +  Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất. + Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy. B. Trọng tâm + Thành phần của không khí. + Khái niệm sự oxi hóa chậm và sự cháy. + Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy C. Hướng dẫn thực hiện + Hướng dẫn học sinh làm rõ hai phần: thành phần hóa chất có trong không khí (chủ yếu là oxi, nitơ, ngoài ra còn có rất ít hơi nước, khí cacbonic, khí hiếm v.v.. ), phương pháp xác định % thể tích của oxi và nitơ trong không khí nếu giả sử không khí chỉ chứa chủ yếu 2 chất này (cách tiến hành thí nghiệm và cách dựa vào kết quả thí nghiệm để kết luận) + Dùng hình ảnh, tư liệu, phương pháp đàm thoại để hướng dẫn cho học sinh xác định được tầm quan trọng của không khí và tác hại của không khí bị ô nhiễm, từ đó tìm ra một số biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí (hướng cho học sinh đưa ra những hành động cụ thể mà học sinh có thể thực hiện) + Đưa ra một số ví dụ phản ứng cháy như các phản ứng đốt cháy S,C, P, Fe.., cho học sinh nêu hiện tượng kèm theo, sau đó hướng dẫn học sinh định nghĩa sự cháy. Hướng dẫn học sinh phân tích được sự giống nhau và sự khác nhau đối với sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi. Dùng grap hoặc bảng so sánh để cho ghi bài để học sinh dễ nhớ + Lấy ví dụ để giới thiệu về sự oxi hóa chậm, hướng dẫn học sinh nắm được định nghĩa của sự oxi hóa chậm và điều kiện để sự oxi hóa chậm chuyển thành chất cháy. + Dùng phương pháp đàm thoại để học sinh nêu được điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy. Nên ghi hai phần này song song để học sinh dễ đối chiếu. Cho học sinh nêu ra những việc cần làm khi gặp một đám cháy (điện thoại 119, phụ giúp dập tắt đám cháy nêu có thể với các biện pháp phù hợp cho từng loại đám cháy do xăng dầu, do gỗ...) Bài 29 : BÀI LUYỆN TẬP 5 A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Các mục từ 1 đến 8 phần kiến thức ghi nhớ trong sách giáo khoa Kĩ năng Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất của oxi, điều chế oxi, qua đó củng cố kĩ năng đọc tên oxit, phân loại oxit (oxit bazơ, oxit axit), phân loại phản ứng (phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng thể hiện sự cháy ... Củng cố các khái niệm sự oxi hóa, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp. B. Trọng tâm Xem các bài trước C. Hướng dẫn thực hiện Chọn và sắp xếp bài tập sách GK, sách bài tập theo hệ thống kiến thức và kĩ năng cần ôn tập (10 câu trắc nghiệm nhiều hình thức, 2 câu hỏi LT ngắn, 1 bài tập tự luận liên quan đến việc tính lượng oxi trong phản ứng điều chế oxi, cho oxi tác dụng với hóa chất và tính lượng sản phẩm, đồng thời tính thể tích không khí cần để thực hiện phản ứng đó nếu thay oxi bằng không khí. Phương pháp: Cho học sinh làm bài tập theo nhóm, cá nhân; trả lời tại chỗ hoặc trình bày trên bảng trong..., qua bài tập hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ. Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4 ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức + Thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi. + Phản ứng cháy của S trong không khí và oxi Kĩ năng + Lắp dụng cụ điều chế khí oxi bằng phương pháp nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Thu 2 bình khí oxi, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy không khí, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy nước. + Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong oxi, đốt sắt trong O2 + Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng + Viết phương trình phản ứng điều chế oxi và phương trình phản ứng cháy của S, dây Fe B. Trọng tâm + Biết tiến hành thí nghiệm điều chế oxi trong phòng TN, C. Hướng dẫn thực hiện       + Nên chia học sinh thành nhiều nhóm(tốt nhất khoảng từ 4 – 5 em / 1 nhóm). Mỗi nhóm phải có danh sách, cử nhóm trưởng .       + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho mỗi nhóm: Đèn cồn có cồn (1), giá ống nghiệm (1), ống nghiệm (6), ống dẫn khí hình chữ L , ống dẫn thu khí qua nước + nút cao su có kích thước vừa với ống nghiệm, 2 bình tam giác có nút đậy để thu khí O2, một chậu nước, một muỗng sắt, chổi rửa, kẹp ống nghiệp, giá sắt . Hóa chất: KMnO4 hoặc KClO3 (+MnO2), bông gòn, S, dây thép mỏng, cát (1 ít, để trong bình đốt cháy thép), nước vôi trong. + Chuẩn bị sẵn mẫu tường trình thí nghiệm cho học sinh       + Trước TN cần cho học sinh kiểm tra dụng cụ, hóa chất. Sau đó GV cho học sinh tham khảo SGK trình bày cách tiến hành, GV lưu ý các em về vấn đề an toàn thí nghiệm (đốt S trong không khí cần làm nhanh, cho vào bình oxi xong thì sau đó dùng dung dịch nước vôi đổ vào, đậy nắp để khử SO2; lắp ống nghiệm đựng KClO3 hoặc KMnO4 hơi chúc miệng xuống) và điều kiện tiến hành các TN có kết qủa (dây thép cần mắc một mảnh than nhỏ để làm mồi), nếu cần làm mẫu cho học sinh. Sau đó cho học sinh tiến hành từng thí nghiệm. + GV theo dõi, quan sát, nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm công khai trên bảng. Sau mỗi TN cần cho học sinh báo cáo, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời (viết phương trình, ý nghĩa thí nghiệm, kinh nghiệm ...) và đánh giá câu trả lời.     + Cho học sinh viết tường trình, thu bảng tường trình CHƯƠNG 5 : HIĐRO - NƯỚC Bài 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được: + Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước. + Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử. + ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp. Kĩ năng + Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro. + Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro. + Tính được thể tích khí hiđro ( đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. B. Trọng tâm + Tính chất hóa học của hiđro + Khái niệm về chất khử, sự khử. C. Hướng dẫn thực hiện + Cho học sinh đọc sách GK và phát biểu về tính chất vật lí của hiđro – so sánh với oxi đã học, tự trình bày cách thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuan kien thuc ky nang hoa hoc 8_12530796.doc
Tài liệu liên quan