Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lý Trung học cơ sở (Lớp 7)

Sau khi học chương trình Địa lí 7, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

Trình bày được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về:

- Thành phần nhân văn của môi trường.

- Đặc điểm các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường đó.

- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục (trừ châu Á) và các khu vực của từng châu lục.

2. Về kĩ năng

- Biết cách khai thác kiến thức địa lí qua quan sát, nhận xét tranh ảnh, hình vẽ, số liệu.

- Biết sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận xét và trình bày một số hiện tượng, sự vật địa lí trên các lãnh thổ.

- Tập liên hệ, giải thích một số hiện tượng, sự vật địa lí.

3. Về thái độ, hành vi

Góp phần làm cho HS:

- Có ý thức và tham gia tích cực bảo vệ môi trường.

- Tôn trọng các giá trị kinh tế - văn hoá của nhân dân lao động nước ngoài và trong nước.

- Có thái độ tích cực trước các sự kiện xảy ra ở các châu lục và trên thế giới.

 

doc16 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lý Trung học cơ sở (Lớp 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH. c) Có biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả ; thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời với tích cực đổi mới PPDH. d) Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3.3. Yêu cầu đối với giáo viên a) Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức ; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS ; giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. d) Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng ; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học ; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành ; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. e) Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương. 4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng 4.1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học ; đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của HS. 4.2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá a) Chức năng xác định - Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, xác định mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học). - Xác định đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng. b) Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết : - Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ; - Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá ; - Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục ; - Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp và của cả cơ sở giáo dục. 4.3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá a) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học. b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường ; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì ; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức. c) Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng : đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS : nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp ; quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm. g) Khi đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá. h) Khi đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn bao gồm đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học. i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV. k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài. Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài : - Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng đồng. - Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng. - Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng. - Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế. l) Phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH : Đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học. 4.4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS. b) Đảm bảo độ tin cậy : Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục. c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học. d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá : Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của HS, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng. e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ LỚP 7 A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH Sau khi học chương trình Địa lí 7, HS đạt được: 1. Về kiến thức: Trình bày được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về: - Thành phần nhân văn của môi trường. - Đặc điểm các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường đó. - Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục (trừ châu Á) và các khu vực của từng châu lục. 2. Về kĩ năng - Biết cách khai thác kiến thức địa lí qua quan sát, nhận xét tranh ảnh, hình vẽ, số liệu. - Biết sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận xét và trình bày một số hiện tượng, sự vật địa lí trên các lãnh thổ. - Tập liên hệ, giải thích một số hiện tượng, sự vật địa lí. 3. Về thái độ, hành vi Góp phần làm cho HS: - Có ý thức và tham gia tích cực bảo vệ môi trường. - Tôn trọng các giá trị kinh tế - văn hoá của nhân dân lao động nước ngoài và trong nước. - Có thái độ tích cực trước các sự kiện xảy ra ở các châu lục và trên thế giới. B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Các kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 7 được cụ thể thành những yêu câu chi tiết như sau: Chủ đề 1. THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MỘI TRƯỜNG 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó - Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do bệnh dịch, đói kém, chiến tranh. - Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân: do có những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế. - Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao. - Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội,… 1.2. Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc - Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (thường gọi là người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu – châu Mĩ. - Chủng tộc Nê-grô-it (thường gọi là người da đen): sống chủ yếu ở châu Phi. - Chủng tộc Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng): sống chủ yếu ở châu Á. 1.3.Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới - Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc. - Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc…khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt. 1.4. So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống - Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rưng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ. - Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt (dẫn chứng) 1.5. Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới - Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới. - Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị. - Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành siêu đô thị. 1.6. Biết một số siêu đô thị trên thế giới - Kể tên một số siêu đô thị tiêu biểu ở các châu lục. - Ví dụ: + Châu Á; Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Thượng Hải, Xơ-un, Niu Đê-li, Gia-cac-ta. + Châư Âu: Mat-xcơ-va, Pa-ri, Luân Đôn. + Châu Phi: Cai-rô, La-gốt. + Châu Mĩ: Niu-I-ooc, Mê-hi-cô, Ri-ô đê Gia-nê-rô. 2. Kĩ năng - Đọc và hiểu các xây dựng tháp dân số. - Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới. - Đọc các bản đồ, lược đồ: Phân bố dân cư thế giới, Các siêu đô thị trên thế giới, Phân bố dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên thế giới và ở châu Á, sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới. - Xác định trên bản đồ, lược đồ “Các siêu đô thị trên thế giới” vị trí của một số siêu đô thị. Chủ đề 2: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Nội dung 1: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG 1. Kiến thức 1.1. Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới Đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. 1.2. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới nóng - Môi trường xích đạo ẩm: + Vị trí địa lí: nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N. + Đặc điểm: Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú,… - Môi trường nhiệt đới: + Vị trí địa lí: Khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. + Đặc điểm: Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thì thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến. (dẫn chứng) - Môi trường nhiệt đới gió mùa: + Vị trí địa lí: Nam Á, Đông Nam Á. + Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vật phong phú và đa dạng. 1.3. Phân biệt được sự khác nhau giữa 3 hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng - Làm nương rẫy: lạc hậu nhất, năng suất thấp, đất đai bị thoái hóa. - Thâm canh lúa nước: hiệu quả cao hơn, chủ yếu cung cấp lương thực ở trong nước. - Sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn: tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị cao, nhằm mục đích xuất khẩu. 1.4. Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên dối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng - Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ. - Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ… 1.5. Biết một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng - Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang… - Cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê, cao su , dừa, bông ,mía,… - Chăn nuôi:: trâu, bò, dê, lợn,… 1.6. Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng - Dân số đông (chiếm gần một nửa dân số thế giới). gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch… 1.7. Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả - Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thị hoá cao. - Nguyên nhân di dân rất đa dạng: + Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm). + Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển). - Hậu qủa: sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trương, phúc lợi xã hội ở các đô thị. 2. Kĩ năng - Đọc các bản đồ, lược đồ: Các kiểu môi trường đới nóng, những khu vực thâm canh lúa nước ở châu Á để nhận biết vị trí của đới nóng, của các kiểu môi trường ở đới nóng, các khu vực thâm canh cùng điều kiện tự nhiên để trồng lúa nước. - Đọc lược đồ gió mùa châu Á để nhận biết vùng có gió mùa, hướng và tính chất của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông ở châu Á. - Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các kiểu quần cư; các cảnh quan ở đới nóng. - Đọc các biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của từng kiểu môi trường ở đới nóng. - Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm để nhận biết một số đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm. Nội dung 2: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA 1. Kiến thức 1.1. Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới - Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. - Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc. 1.2. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa - Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh (nguyên nhân, biểu hiện) - Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian: + Phân hóa theo thời gian: một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. + Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới. 1.3. Hiểu và trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp ở đới ôn hòa - Nông nghiệp: + Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật. + Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường (dẫn chứng) - Công nghiệp: + Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại; công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước, phát triển rất đa dạng. + Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa. 1.4. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá và các vấn đề môi trường, kinh tế - xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hòa - Đặc điểm cơ bản của đô thị hoá: - Tỉ lệ đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. - Các đô thị phát triển theo quy hoạch. - Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư. - Các vấn đề môi trường, kinh tế - xã hội của đô thị: +Ô nhiễm môi trường. + Thất nghiệp, . . . 1.5. Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa; nguyên nhân và hậu quả - Ô nhiễm không khí: + Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. + Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thảy vào khí quyển. + Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy , mực nước đại dương dâng cao,…khí thải còn làm thủng tầng ôzôn. - Ô nhiễm nước: + Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm. + Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,…Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp… + Hậu qủa: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hòa, các kiểu môi trường ở đới ôn hòa. - Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của các hoạt động sản xuất, đô thị, ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. - Nhận biết các kiểu môi trường ở đới ôn hòa (ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải…) qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu. Nội dung 3: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH 1. Kiến thức 1.1. Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực. 1.2. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh - Đặc điểm: khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm. - Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao. 1.3. Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trườngđới lạnh - Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y. - Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày, hoặc lông không thấm nước; một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh. 1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh - Hoạt động kinh tế: + Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da. + Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý. - Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. Khoa học – kĩ thuật phát triển. 1.5.Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh - Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế. - Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý. 2. Kĩ năng - Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh. - Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh. - Quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh (kinh tế cổ truyền, kinh tế hiện đại) - Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự n hiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh Nội dung 4: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC 1. Kiến thức 1.1. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc - Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu. - Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn. - Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,… 1.2. Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa - Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng. - Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh. 1.3. Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. (dẫn chứng) 1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc - Hoạt động kinh tế cổ truyền : chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo. Nguyên nhân: thiếu nước. - Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầm. Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật. 1.5. Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc - Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu. - Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng. 2. Kĩ năng - Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc. - Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa. - Phân tích ảnh địa lí: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và ở đới ôn hòa, hoạt động kinh tế hoang mạc. Nội dung 5: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI 1. Kiến thức 1.1. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn. - Thay đổi theo độ cao: biểu hiện, nguyên nhân. - Thay đổi theo hướng sườn: biểu hiện, nguyên nhân. 1.2. Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới - Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản. - Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi. - Ở vùng sừng châu Phi, nhười Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản. 1.3. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở vùng núi - Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi, trồng trọt (phát triển đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu lục, các địa phương) khai thác và chế biến lâm sản, làm các nghề thủ công. Nguyên nhân: phù hợp với môi trường tự nhiên vùng núi. - Hoạt động kinh tế hiện đại: phát triển công nghiệp, du lịch, thể thao,…Nguyên nhân: giao thông, thủy điện, đời sống,…phát triển. 1.4. Nêu được những vấn đề về môi trường đặt ra trong quá trình phát triển kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuẩn kiến thức kĩ năng Địa 7.doc