Internet - Đôi điều cần biết

Internet không phải là một cái gì cụ thể. Nó là một chùm các hệ

thông mạng kết nối lại với nhau, bởi thế không hề có một kẻ nào hay

một tổ chức hoặc chính phủ nào dám cả gan đứng ra làm chủ nó.

Những mạng thương mại cỡ lớn, giống như các mạng chạy bởi IBM,

Sprint, PSI, và Alternet, cung cấp một hệ thống mạng khu vực (regional

network) khác lại với nhau. Các mạng khu vực bao gồm những phân

nhóm như là SURANET (được vận hành bởi Southeastern Universities

Research Association (Hiệp hội Nghiên cứu Đại học Đông Nam), và

NorthWestNet (do Northwest Academic Computing Consortium (Liên

hiệp Điện toán học viện Tây Bắc). Các mạng khu vực lại nối đến các

trường đại học, các công ty lớn và các nhà cung cấp Internet -nơi bán ra

các tài khoản Internet.

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Internet - Đôi điều cần biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Internet - Đôi điều cần biết Vi vu trên Net hàng giờ mỗi ngày làm việc cũng như giải trí, nhưng thực sự bạn đã hiểu Internet đến mức nào? Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao Internet sinh ra, ở đâu, và do ai tạo nên? Thực sự “mạng toàn cầu” lớn đến mức độ nào? Bao nhiêu người đang dùng Net như bạn? Những câu hỏi, đáp sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mạng toàn cầu - Internet. 1. Ai sáng tạo ra cụm từ “Word Wide Web”? World Wide Web, cụm từ viết tắt www. luôn đi kèm với địa chỉ website được sáng tạo bởi Tim Berners-Lee, vào năm 1990. 2. Internet đã ra đời như thế nào, và tại sao? Khởi nguồn của Internet là các máy tính IBM dùng chung vào những năm 1960 tại các trường đại học như Dartmouth và Berkeley, Mĩ. Máy tính thời đó vẫn còn là của hiếm, và nhiều sinh viên/giáo sư phải dùng chung một chiếc. Vệ tinh đầu tiên của loài người, Spunik cũng “đóng góp” vào việc ra đời Internet - ngay sau khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh năm 1957, Tổng thống Mĩ Eisenhower thành lập ARPA nhằm thúc quá trình phát triển mạng máy tính và truyền thông. 3. Ai là người sinh ra Internet? Vài người tham gia quá trình hình thành Internet, và tất cả đều được coi là cha đẻ của mạng toàn cầu này. Tuy nhiên, J.C.R. Licklider được coi là người khai sinh khái niệm mạng toàn cầu, với khái niệm “Mạng Thiên Hà” (Galatic Network) được công bố năm 1962. Ông cũng tham gia vào quá trình kiến thiết mạng ARPANET, tiền thân của Internet ngày nay. 4. ARPANET là gì? ARPANET - “Advance Research Project Agency Network”, tạm dịch “Mạng nghiên cứu cơ quan với các dự án cấp cao” - ra đời nhờ cuộc Chiến tranh Lạnh và sự kiện phóng Spunik. Bộ Quốc phòng Mĩ cần có cách giao tiếp và chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính trong quá trình nghiên cứu và phát triển, và cũng là cách thuận tiện nhất để giữ liên lạc trong trường hợp bị tấn công bằng … bom hạt nhân - kịch bản điển hình của Chiến tranh Lạnh! 5. Ethernet là gì? Là một phương thức giao tiếp giữa các máy tính trong mạng, bắt nguồn từ ý tưởng của Bob Metcalfe, tại Đại học Havard. 6. Chuột máy tính đầu tiên xuất hiện khi nào? Bạn có thể lướt web bằng bàn phím, nhưng sẽ không thể thoải mái và thuận tiện như khi dùng chuột. Chú chuột máy tính đầu tiên được ra mắt năm 1968 tại Hội chợ Fall Joint, San Fransico, Mĩ. 7. Ai nghĩ ra cụm từ “siêu xa lộ thông tin”? Nam June Paik là người đầu tiên sử dụng cụm từ “siêu xa lộ thông tin” vào năm 1974. Tuy nhiên, Al Gore, Phó Tổng thống Mĩ hiện nay là người phổ biến, đồng nghĩa hoá “siêu xa lộ thông tin” với Internet vào đầu những năm 1990. 8. Internet thực sự bùng nổ vào lúc nào? Đầu những năm 1990, Internet thực sự phát triển mạnh mẽ, mang hình dáng như ngày nay kể từ năm 1993. 9. Internet phát triển nhanh đến mức nào? Rất nhanh! Radio mất 38 năm để đạt đến con số 50 triệu người dùng, 13 năm cho Tivi, và chỉ 5 năm cho Internet. (CyberAtlas.com) 10. Con số cụ thể về lượng người dùng Internet hiện tại? 35% người dùng Internet nói tiếng Anh, 65% là ngôn ngữ khác với 14% trong đó nói tiếng Trung. Chỉ chiếm 13% dân số thế giới, nhưng Bắc Mĩ chiếm đến gần 70% lượng người dùng Internet. 11. Quốc gia có tỉ lệ dân dùng Internet cao nhất? Không phải Mĩ hay Đức, mà là Thuỵ Điển với 75% dân số tiếp cận được với mạng toàn cầu. 12. Thế giới mạng lớn đến mức nào? Hệ thống lập chỉ mục của bộ máy tìm kiếm Google cho biết con số trang mạng (webpage) đã đạt đến... 8 tỉ! 13. Hệ thống danh mục website đầu tiên xuất hiện khi nào? Chính là Google! Trước đó, Google có tên Backrub. Larry Page và Sergey Brin dùng tên này từ lúc khai sinh dịch vụ tìm kiếm năm 1996, và chỉ đổi sang Google như chúng ta biết ngày nay vào năm 1998. Bản thân chữ Google là từ “nói lái” của Googol, tên của con số bao gồm chữ số 1 và 100 chữ số 0 theo sau. 14. HTTP nghĩa là gì? HyperText Transfer Protocol - tạm dịch “giao thức truyền siêu văn bản”. Đó là tên của giao thức truyền dữ liệu qua mạng, yêu cầu có hai chương trình đầu cuối: máy chủ HTTP và máy con. Đây là giao thức nền tảng cho các trang web tồn tại. 15. ISP là gì? Internet Service Provider - nhà cung cấp dịch vụ Internet. 16. HTML là gì? Hypertext Markup Language - ngôn ngữ siêu văn bản - là tên của ngôn ngữ lập trình tạo nên các trang web và chuyển qua mạng với giao thức HTTP. 17. Một người dùng Internet thông thường làm những gì? Theo Nielsen NetRatings, tổ chức chuyên thống kê Internet, trung bình mỗi tháng bạn thăm 59 địa chỉ mạng khác nhau, xem 1050 trang, bỏ ra 45 giây cho mỗi trang web và trung bình 25 giờ để thực hiện toàn bộ việc này. Mỗi lần ngồi vào máy lướt web mất 51 phút. Mạng toàn cầu Internet, như ai đó từng phát biểu, là “bất tử”. Internet chỉ mới bước qua tuổi 30, liệu bạn đã bao giờ tưởng tượng Internet sẽ ra sao trong 100 năm, 1000 năm tới? Thời gian sẽ trả lời… Internet ở đâu ra, và ai chạy nó? 1. Internet đã đến từ đâu? Internet đã bắt đầu với tên gọi là ARPANET, một dự án được xúc tiến bởi Bộ quốc phòng Mỹ, vào năm 1969. Một hệ thống dẫn đầu cho những hệ thống khác sau này và từ đó dần dà biến hoá thành Internet như bạn đã biết. Vào năm 1969, Bộ quốc phòng Mỹ (DOD) đã quyết định thử nghiệm độ tin cậy của hệ thống mạng. Họ nối các máy tính tại Bộ quốc phòng lại với nhau, các công ty nghiên cứu quân sự và một lô các trường đại học đã tiến hành cuộc nghiên cứu dưới sự tài trợ của giới quân sự. Mạng này được gọi là ARPANET, tên viết tắt của Advanced Research Projects Administration (ARPA) (Uỷ ban điều nghiên cao cấp), một chi nhánh của DOD. Đầu tiên, mạng này chỉ gồm có bốn máy tính, ba máy ở California và một máy ở Utah. ARPANET làm việc rất tốt và chẳng bao lâu mọi trường đại học ở Mỹ đều muốn đăng ký gia nhập. Vì thế, để tiện việc quản lý, Bộ quốc phòng đã phân nó ra làm hai loại: MILNET, dành cho các sites hoạt động quân sự, và ARPANET mới dành cho các sites phi quân sự. Dù vậy, hai mạng vẫn duy trì sự kết nối với nhau, bằng việc sử dụng một hệ thống được gọi là Giao thức Internet (Internet Protocol - IP) Bởi vì nhiều trường đại học đã chạy UNIX trên những máy tính đã được dùng trong cuộc nghiên cứu, và nhiều trường đang nằm trên ARPANET, nên những phiên bản mới (versions) của UNIX đã bắt đầu bao gồm luôn những phần mềm cần thiết để kết nối máy tính với ARPANET. Không lâu sau, nhiều trường đại học đã có đến hàng ta và có trường đến hàng trăm máy tính trên mạng ARPANET. Lưu lượng trên ARPANET bắt đầu rộ lên như nấm và các dịch vụ bắt đầu sa lầy - Network đã không được thiết kế để lưu chuyển một khối lượng thông điệp (message) khổng lồ như thế. May mắn thay, National Science Foundation (NSF - Quỹ Khoa học Quốc gia) đã gia tay cứu nguy kịp thời, NFS đã từng tài trợ cho một vài trung tâm siêu máy tính (supercomputing center) và ước muốn có được một giải pháp để cho các nhà nghiên cứu từ khắp mọi miền đất nước sử dụng đưọc các siêu máy tính của họ. Vì cả những lý do chính trị và kỹ thuật, ARPANET không có đủ ngân sách để thực hiện, do vậy NSF đã thiết lập nên hệ thống mạng NSFNET thay vào. NSFNET đã từ từ thay chân ARPANET một cách quá ư là thành công, đến nỗi ARPANET phải âm thầm đóng cửa vào năm 1990. Các siêu máy tính của NFS chưa bao giờ tiến triển, nhưng mạng NSFNET làm việc thật tuyệt vời. Cũng trong thời gian đó, các công ty bắt đầu nối vào Net, và các nhà cung cấp Internet thương mại bắt đầu bán các tài khoản (account) Internet cho công chúng. Net không còn giới hạn trong phạm vi quân sự và học viện nữa. Giờ đây các mạng thương mại, chẳng hạn như những mạng chạy bởi IBM, Sprint, Performance Systems International (PIS), và Alternet, đang chiếm chỗ NSFNET với cùng một cách thức mà NSFNET đã chiếm ngôi của ARPANET. NSFNET đang lùi dần vào bóng tối khi những hệ thống mạng mới này bành trướng như vũ bão. Internet đang được tư nhân hoá, vì thế, nó không còn được tài trợ trực tiếp bằng ngân sách của chính phủ nữa. Chính phủ Mỹ đang quay lại để lên dây cót cho NSFNET giống như những gì Internet đang có được từ các nhà cung cấp thương mại. 2.Ai làm chủ Internet? Internet không phải là một cái gì cụ thể. Nó là một chùm các hệ thông mạng kết nối lại với nhau, bởi thế không hề có một kẻ nào hay một tổ chức hoặc chính phủ nào dám cả gan đứng ra làm chủ nó. Những mạng thương mại cỡ lớn, giống như các mạng chạy bởi IBM, Sprint, PSI, và Alternet, cung cấp một hệ thống mạng khu vực (regional network) khác lại với nhau. Các mạng khu vực bao gồm những phân nhóm như là SURANET (được vận hành bởi Southeastern Universities Research Association (Hiệp hội Nghiên cứu Đại học Đông Nam), và NorthWestNet (do Northwest Academic Computing Consortium (Liên hiệp Điện toán học viện Tây Bắc). Các mạng khu vực lại nối đến các trường đại học, các công ty lớn và các nhà cung cấp Internet - nơi bán ra các tài khoản Internet. Nếu bạn dùng một tài khoản SLIP hoặc PPP để truy nhập Internet, máy tính của bạn làm chủ đang ở trên Internet và vì vậy, bạn cũng làm chủ một tý tẹo Internet! 3. Chính phủ Mỹ có đài thọ cho Internet không? Có, trước đây vẫn thường như thế, nhưng những thành phần của Net được chính phủ bao cấp đang bị cắt giảm dần. Chính phủ Mỹ đã đài thọ cho NSFNET, cái xương sống của Internet, nhất là vào thời kỳ trước năm 1990, nhưng các tổ chức kinh doanh đã hạ bệ NSFNET. Bây giờ, bộ phận chiếm tuyệt đại đa số của Internet đang được tư nhân điều hành (dù sao thì chính phủ Mỹ cũng còn một phần), và khi cần nối vào Internet, chính phủ sẽ phải mua lại từ một nhà cung cấp kinh doanh, giống hệt như việc phải mua các dịch vụ điện thoại nơi những công ty kinh doanh điện thoại vậy. 4. Nó có được bộ quốc phòng hỗ trợ không? Hết rồi! Thực sự là hiện nay Bộ quốc phòng có một mạng riêng, bởi vì tình hình an ninh trên Internet đã quá nổi tiếng về sự lỏng lẻo. Sự bảo đảm an toàn không phải là vấn đề hàng đầu khi Internet được thiết kế. Do đó, khi các "bưu kiện" thông tin đang "trên đường hành hiệp" từ trạm (Internet host) này đến trạm khác, chúng có nhiều cơ nguy lọt vào tầm mắt "giới giang hồ thảo khấu". Nhiều hệ thống trạm (host system) trên Internet đã không được canh phòng cẩn mật nên rất dễ bị đột nhập. Nếu bạn muốn "nghe" một câu chuyện hay về việc xâm nhập trên Internet, hãy kiếm "cuốn" The Cuckoo's Egg (Trứng con chim gáy) của Clifford Stoll. Trong đó, anh ta kể một câu chuyện tuyệt vời về quá trình anh ta lần dò dấu vết và cuối cùng phát hiện ra được một băng trộm dữ liệu máy tính quốc tế thuộc loại sừng sỏ, những thủ phạm đã xâm nhập vào hàng tá hệ thống trên Internet. 5. Vậy thì ai sẽ chịu chi phí cho Internet? Cuối cùng, người sử dụng sẽ phải chịu thôi.         Í nhất, đó là trên lý thuyết. Khi bạn đăng ký một tài khoản (account) với nhà cung cấp Internet, một phần của những gì mà bạn đang trả sẽ là lệ phí mà nhà cung cấp trang trải cho việc kết nối với Internet. Cũng tương tự như vậy nếu bạn có một tài khoản American Online hay Compuserve - những dịch vụ kinh doanh trực tuyến nay phải trả tiền cho những kết nối Internet của họ, và rồi họ "trấn" lệ phí đó xuống cho bạn. Mặt khác, hầu hết các tổ chức giáo dục và nghiên cứu đang ở trên mạng Internet, cùng với những kết nối Internet của họ vẫn thường xuyên được chính phủ tài trợ. Trước đây, trong nhiều trường hợp NSF đài thọ cho việc truy nhập NSFNET mà họ cung cấp cho các trường đại học. Nhưng bây giờ, khi NSF đã phải bỏ ra một số tiền đáng kể của họ cho một tổ chức cần truy nhập mạng, NSF vẫn bị tính tiền đối với bất kỳ ai. Các mạng nhỏ hơn mua những kết nối tới những mạng lớn hơn, và những mạng lớn có những điểm tập trung (meeting points) (với những cái tên như là MAE- East) tại những nơi chúng kết nối với nhau. Theo như hiện nay, mọi trạm làm việc trên Internet đều có một chính sách không cố định, theo đó họ chỉ đồng ý bảo đảm dòng lưu thông qua lại với mức phí tổn không vượt quá chi phí cố định hàng tháng năm. Tuy nhiên, điều này có lẽ sẽ được thay đổi trong tương lai. 6. Chính phủ Mỹ có cung cấp thông tin trên Internet? Có, vô số thông tin, từ những chi nhánh của chính phủ. Bạn có thể có được thông tin từ những cơ quan chính phủ Mỹ theo sau, chưa kể đến những tổ chức khác: C.I.A; I.R.S; White House (Nhà Trắng); Library of Congress (Thư viện Quốc hội Mỹ); the U.S. Congress (Quốc hội Mỹ); Office of Management and Budget (Văn phòng Quản trị và Ngân sách); Department of Justice (Bộ Tư pháp); N.S.A... mà chỉ cần gọi tên nó. Để có một danh sách thật là đầy đủ, bạn hãy sử dụng Yahoo trên WWW và chọn Government. Hoặc trong Web browser của bạn, chỏ vào FedWorld Home page tại: Theo những điều có trong trang www kể trên, Fedworld Information Network được dự trù sẽ là "địa chỉ một cửa" để bố trí, sắp xếp và phân phối những thông tin của chính phủ Mỹ cho công chúng. Một quan điểm rất có giá trị. 7. Có công ty Internet không? Có, nhưng nó không chạy Internet. Nó chỉ là một công ty tham vấn nhỏ. Công ty Internet không phải là một cơ quan Internet chính thức. Nó chẳng có việc gì để làm trong sự vận hành Internet cả (Hiệp hội Internet làm công việc đó). Công ty Internet chỉ là một công ty đã giành được cái tên này đầu tiên, trước khi Internet trở nên một chủ đề nóng bỏng. Quả thật , nếu bạn đọc World Wide Web home page của nó ( bạn sẽ khó lòng hình dung ra nó làm gì. (Nó chỉ cho biết rằng: "công ty Internet là một công ty nhỏ, được chạy bởi những người bạn của chúng tôi, nó giúp cho các công ty khác tiếp thị sản phẩm trên mạng). 8. Internic là gì? InterNIC là Trung tâm Thông tin Công tác mạng Internet (Internet Network Information Center). InterNIC vận hành liên kết bởi AT&T và Network Solutions và cung cấp những dịch vụ thông tin giúp cho Internet hoạt động. InterNIC được chia làm hai phần: Registration Service (Dịch vụ Đăng ký) và Directory and Database Service (Dịch vụ Thư mục và Cơ sở dữ liệu). Bộ phận Registration Service theo dõi người sử dụng theo từng tên vùng (domain name). Ví dụ: bạn không thể sử dụng cái tên dummies.com cho tên máy của bạn bởi vì nó đã được đăng ký trước với InterNIC rồi. ibm.com cũng vậy. Nếu bạn muốn đăng ký một vùng (domain) Internet, bạn hãy gửi một đơn xin đăng ký bằng thư điện tử (e- mail) tới InterNIC. Bộ phận Directory and Database Service của InterNIC cho phép bất kỳ ai trên Internet cũng có thể thực hiện công việc tìm kiếm đủ mọi kiểu thông tin khác nhau. Chúng duy trì một Internet white pages (những trang trắng Internet), những trang này không hữu dụng như bạn tưởng đâu. Nó không chứa các địa chỉ thư điện tử (e-mail address) cho mọi người trên mạng Internet, như điều bạn đang hy vọng, mà nó chỉ có các e- mail addresses của những người quản lý (administers) máy chủ Internet. Bạn cũng có thể truy tìm cơ sở dữ liệu của những thông tin đăng ký theo vùng của chúng để khám phá xem ai đang làm chủ và điều hành một vùng Internet bất kỳ nào đó."Thư mục của các thư mục" này chứa một danh sách những sản phẩm và dịch vụ có thể truy được thông qua Internet, mặc dù trang Yahoo trên WWW đầy đủ hơn nhiều. Bạn cũng có thể kiếm được tư liệu về chính Internet, chẳng hạn như các tài liệu RFC (Request for Comment-tham khảo ý kiến) tóm lược những tiêu chuẩn mà nhiều dịch vụ Internet căn cứ vào. (Những thứ đó có lẽ rất cần phải đọc, nếu bạn là người... có chứng mất ngủ!). Để có thông tin về InterNIC, bạn hãy xem xét các trang của chúng trên Net tại: 9. RFC là gì? Một RFC (Request for Comment) là một tài liệu thỉnh cầu một sự giải thích. Nhiều chỗ mô tả những tiêu chuẩn thông dụng trên Internet hoặc những thông tin kỹ thuật có tầm hữu dụng rộng lớn khác. Một điều mà bạn có thể tưởng tượng ra được về Internet đều được mô tả trong RFC. Một địa chỉ thư điện tử trông giống như cái gì? Một Web nó làm việc như thế nào? Và cách thức mà tất cả các bộ phận bên trong của Internet làm việc đến nhau đều được mô tả trong các RFC. IETF (Internet Engineering Task Force) gìn giữ một cơ sở dữ liệu của mọi RFC, vì thế bất kỳ ai cũng đều có thể tham khảo chúng. Nó cũng lưu trữ các FYI (For your information) điều có thể làm sáng tỏ những điểm khó hiểu của các RFC, và Internet-Drafts, đó là những công việc đang được tiến hành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_ban_ve_internet_1_2661.pdf
  • pdfco_ban_ve_internet_4_3429.pdf
  • pdfco_ban_ve_internet_5_5666.pdf
  • pdfco_ban_ve_internet_8_4217.pdf
Tài liệu liên quan