Jordan Ryan - Việt Nam hội nhập toàn cầu

 

Những nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam thời đầu như Phan Bội Châu từng coi Nhật Bản là khuôn mẫu của một nền tư bản độc lập châu Á. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản và chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật đã khẳng định thêm cái ý tưởng rằng số phận những quốc gia châu Á là phải mang một địa vị thấp kém trong trật tự toàn cầu. Nhưng những tham vọng đế quốc của Nhật, và sự liên minh của nước này với chính phủ Vichy của Pháp, đã chứng tỏ cho những nhà dân tộc chủ nghĩa rằng độc lập và đấu tranh chống đế quốc là đồng nghĩa. Cố gắng ngốc nghếch và xét cho cùng là vô ích của Pháp nhằm tái thiết lập nền thuộc địa ở Việt Nam sau chiến tranh và vai trò thay thế Pháp của Mỹ tại miền Nam trong những năm 1960 củng cố thêm cho quan điểm này.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Jordan Ryan - Việt Nam hội nhập toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Jordan Ryan Việt Nam hội nhập toàn cầu Bùi Văn Phú dịch Trong những ngày vừa qua, bản dịch bài báo của ông Jordan Ryan đăng trên VietNamNet đã gây dư luận sôi nổi và kéo theo nhiều lời phê bình. Vì sao VietNamNet phải đăng một bản dịch chẳng những bị cắt xén nặng nề mà còn đầy những “sáng tạo” bất ngờ, trong một thời đại mà thông tin không còn là sở hữu của một nhóm thiểu số và trong khi tác giả của bài báo là người có nhiều năm làm việc tại Việt Nam ở những cương vị cao, thuộc một trong những tổ chức quốc tế quan trọng nhất? Câu trả lời xin nhường cho độc giả. Chúng tôi xin giới thiệu bài báo nói trên qua bản dịch của Bùi Văn Phú. Trong phần Phụ lục là toàn văn bản dịch của VietNamNet, có thể trở thành mẫu mực cho dịch thuật như một công cụ tuyên truyền và kiểm duyệt. Sau vài lần thay đổi trong phần giới thiệu của VietNamNet, bản cuối cùng đề ngày 19.12.2005 đã cho biết đây là bản “lược dịch” vì lí do “có một số chi tiết nhạy cảm”, thay vì “nguyên văn” như thông tin ban đầu. Nhà nước chấp nhận chủ nghĩa tư bản, nhưng cho đến nay chỉ đối với giới tiểu thương Dù Việt Nam đã hi vọng được gia nhập WTO trước kì họp cấp bộ trưởng của tổ chức này vào tháng 12, việc này chắc sẽ không xảy ra trước giữa năm 2006. Tuy nhiên, theo lời của Jordan Ryan, đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Hà Nội, thì việc Việt Nam tha thiết muốn được gia nhập hệ thống mậu dịch toàn cầu đánh dấu một sự chuyển đổi ý thức hệ đáng ghi nhận của Đảng Cộng sản. Những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã từng phủ nhận chủ nghĩa tư bản vì sợ rằng nó sẽ cho phép những quyền lực đế quốc duy trì sự kiểm soát trên đất nước họ. Ngày nay Đảng đã chọn việc đầu tư và trao đổi thương mại quốc tế làm tâm điểm của chiến lược kinh tế. Sự tái hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam đã tiến triển với tốc độ chóng mặt, với lượng xuất khẩu đạt đến 30 tỉ đô la vào năm ngoái. Nhưng trên đường tiến nhanh đến thịnh vượng, Ryan kết luận, quốc gia này cần phải chú ý đừng bỏ quên những người dân nghèo khổ nhất.- YaleGlobal. Hà Nội: Gần hai thập kỉ sau khi khởi xướng những cải cách kinh tế, Việt Nam chắc chắn là đang trên con đường tiến tới giấc mơ của Hồ Chí Minh về một quốc gia độc lập và thịnh vượng. Nhưng vị chủ tịch nước đầu tiên sẽ không hình dung ra tiến trình của Việt Nam: Thay vì chống lại cuộc tiến bước của chủ nghĩa tư bản quốc tế, nước Việt Nam mới lại đón chào nó. Nếu đất nước này muốn sử dụng tới mức tối đa những mặt tích cực của toàn cầu hoá thì nhà nước sẽ phải thả lỏng doanh nghiệp trong nước cũng như của nước ngoài. Dù Hà Nội đã hi vọng sẽ hoàn tất những cuộc thương thảo để kịp kì họp Hội nghị Bộ trưởng Thương mại WTO ở Hồng Kông vào tháng này, nhưng Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển mới đây đã thừa nhận rằng Việt Nam sẽ không có cơ hội gia nhập WTO cho tới giữa năm 2006. Hà Nội đã kí 21 thoả thuận song phương với nhiều đối tác, trong đó có Liên hiệp châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng vẫn còn phải hoàn tất thoả thuận với năm nước nữa, trong đó có Hoa Kì và Úc. Dù ở thời điểm nào thì việc Việt Nam gia nhập WTO cũng sẽ là thành tựu cao nhất của chính sách cải cách được khởi xướng năm 1986. Những cải cách, theo cách gọi ở Việt Nam, là đổi mới, đã tạo ra bước chuyển của nước này từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một nền kinh tế thị trường, và đã mở đường cho tự do hoá thương mại và những chính sách đầu tư từ nước ngoài Việc tái hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu đã diễn tiến rất nhanh. Kim ngạch xuất khẩu đã lên gần 30 tỉ đô la vào năm ngoái, tăng gấp 30 lần so với năm 1988. Hoa Kì bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1993 và năm 2000 đã kí một hiệp định thương mại song phương với Việt Nam. Hiệp định này đã thay đổi quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Hoa Kì ngày nay là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó hàng dệt may, thủy sản, da giầy, đồ gỗ là những mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất. Tự do hóa thương mại quốc tế và những chính sách đầu tư đòi hỏi một sự chuyển đổi ý thức hệ mang tính lịch sử trong Đảng Cộng sản đương nắm quyền. Đã từng có thời lo sợ về những nối kết quốc tế ngoài khối cộng sản, ngày nay Đảng đặt thương mại và đầu tư nước ngoài thành cương lĩnh trọng yếu của chiến lược kinh tế quốc gia. Cũng như tại Trung Quốc, các nhà cải cách trong Đảng có ý định sử dụng những ràng buộc quốc tế như đã ghi trong WTO để đảm bảo những thay đổi trong chính sách. Phải chào đón toàn cầu hoá là một cú sốc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn được xây dựng trên những nguyên lý bắt nguồn từ luận đề của Lenin rằng chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản chỉ là một. Quan sát những thế lực đế quốc phân chia Trung Quốc và Đông Nam Á, Hồ Chí Minh và những môn đệ cách mạng của ông đã nhất trí rằng phong trào cộng sản thế giới là hi vọng lớn nhất cho việc thực hiện giấc mơ về một nước Việt Nam độc lập, chủ quyền. Giống như những người Mác-xít ở phương Tây lúc bấy giờ, và cả nhiều năm sau này nữa, họ tin rằng sự phát triển của một chủ nghĩa tư bản tự chủ bản địa là điều không thể xảy ra tại những nước thuộc địa cũ. Ngay cả khi đã đạt được nền độc lập chính thức, họ vẫn cho rằng những nhà tư bản bản địa sẽ vẫn chỉ là những quân cờ trong tay các thế lực đế quốc luôn tìm cách vắt kiệt tài sản và tài nguyên của những nước đang phát triển thông qua bất bình đẳng trong thương mại và kiểm soát vốn tài chính. Những nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam thời đầu như Phan Bội Châu từng coi Nhật Bản là khuôn mẫu của một nền tư bản độc lập châu Á. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản và chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật đã khẳng định thêm cái ý tưởng rằng số phận những quốc gia châu Á là phải mang một địa vị thấp kém trong trật tự toàn cầu. Nhưng những tham vọng đế quốc của Nhật, và sự liên minh của nước này với chính phủ Vichy của Pháp, đã chứng tỏ cho những nhà dân tộc chủ nghĩa rằng độc lập và đấu tranh chống đế quốc là đồng nghĩa. Cố gắng ngốc nghếch và xét cho cùng là vô ích của Pháp nhằm tái thiết lập nền thuộc địa ở Việt Nam sau chiến tranh và vai trò thay thế Pháp của Mỹ tại miền Nam trong những năm 1960 củng cố thêm cho quan điểm này. Nhưng lịch sử đã không mỉm cười với lí thuyết về chủ nghĩa đế quốc của Lenin, ít ra là không ở châu Á. Độc lập chính trị hóa ra lại không phải là cái mặt ngoài để những quyền lực ngoại quốc đứng đằng sau duy trì sự đô hộ về kinh tế. Quốc gia dân tộc đã trở thành một thành tố căn bản của phát triển kinh tế. Như Liah Greenfeld chứng minh hùng hồn trong tác phẩm Spirit of Capitalism (Tinh thần của chủ nghĩa tư bản), chủ nghĩa dân tộc là nguồn gốc, không phải là hệ quả, của phát triển kinh tế trong thời hiện đại. Nhật Bản cuối cùng đã trở thành một nước đi đầu trong khu vực, tìm ra những cách để pha trộn quyền lực nhà nước với những yếu tố kích thích thị trường như là một phương tiện để đẩy nhanh công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế. Những thuộc địa cũ của Nhật như Đài Loan và Nam Hàn theo gương Nhật, cùng với Singapore và Hồng Kông. Một “nhóm thứ hai” những nước Đông Á đang trong quá trình công nghiệp hoá, trong đó có Thái Lan và Mã Lai, đã nhanh chóng lần lượt theo sau. Trung Quốc thức tỉnh sau những cuộc phiêu lưu thất bại của Mao trong thập kỉ 1980 và tạo ra một hình thức phát triển tư bản nhanh chóng của riêng mình dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù con đường phát triển của những quốc gia này có khác biệt trong một số nét chính, nhưng tất cả đều chủ yếu dựa vào thặng dư xuất khẩu để tài trợ đầu tư. Họ đã tìm ra những phương án có hệ thống để giúp các doanh nghiệp trong nước phát huy tiềm năng địa phương và buộc các nhà đầu tư nước ngoài đóng góp vào những mục tiêu quốc gia như tăng xuất khẩu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 1989, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và quốc gia dầu hỏa Guinea Xích Đạo ở châu Phi. Nhưng tốc độ của toàn cầu hoá tiến vào Việt Nam đã đặt ra cả những vấn đề lẫn tạo ra những cơ hội. Lần đầu tiên trong lịch sử của một nước Việt Nam độc lập, nạn nghèo đói trầm trọng hiển hiện song hành với những tụ điểm giầu sang vượt bực. Một thách đố khác mà tốc độ hội nhập chóng mặt của Việt Nam đặt ra là khả năng học hỏi của những người hoạch định chính sách quốc gia. Choáng ngợp trước những lợi ích khổng lồ sẽ đạt được qua mở rộng thương mại và những móc nối đầu tư, các nhà lãnh đạo này có lúc quá vội vã trong việc chấp nhận những ràng buộc mà chưa hiểu rõ những hệ quả lâu dài của chúng. Thí dụ như việc chấp thuận những ràng buộc về quyền sở hữu trí tuệ trong WTO sẽ cản trở khả năng của Việt Nam trong việc cung cấp thuốc cứu mạng với giá phải chăng cho những người nhiễm HIV/AIDS. Nhưng những trở ngại chính cho việc duy trì thành công lại bắt nguồn từ trong nước. Khác với Trung Quốc, Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam vẫn lo lắng về sự tích lũy quyền lực kinh tế ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Sự háo hức mới mẻ của Đảng đối với toàn cầu hóa chưa dẫn đến một sự chấp nhận hoàn toàn đối với chủ nghĩa tư bản nội địa. Các nhà quản lí doanh nghiệp nhà nước tìm được những đồng minh có ảnh hưởng trong quân đội và guồng máy an ninh, những tổ chức coi sự bành trướng quyền lực kinh tế trong tay tư nhân là đe doạ uy quyền của Đảng Cộng sản, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị. Đảng thích cái gọi là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” hơn, và điều này phản ánh một cố gắng nhằm giải tỏa cái mâu thuẫn nội tại giữa mục tiêu ổn định chính trị và mục tiêu phát triển kinh tế. Người nước ngoài ở Hà Nội cảm thấy được khích lệ bởi những lời khen ngợi được lặp đi lặp lại của giới lãnh đạo về những đóng góp của khu vực tư doanh cho nền kinh tế quốc gia. Một số người hi vọng Đảng sẽ chấp nhận khu vực tư doanh một cách chính thức hơn tại Đại hội Đảng vào năm 2006. Những bộ luật thương mại mới đã mở rộng biên độ luật pháp cho những hoạt động tư doanh. Nhưng Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói rõ trong một bài diễn văn gần đây rằng doanh nghiệp tư nhân có nghĩa là doanh nghiệp nhỏ. Còn sức mạnh của đầu tầu kinh tế thì vẫn do khu vực quốc doanh nắm chắc. Nhưng tuy được nhà nước bao cấp và ưu đãi, hầu hết những công ti quốc doanh vẫn hoạt động yếu kém thậm chí cả trong thời đổi mới. Mặc dù các công ti quốc doanh khá phổ biến tại các quốc gia Đông Á, nhưng chính phủ ép họ phải cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh với những tập đoàn kinh tế nội địa đầy động năng trong công nghệ và thương mại. Tương lai sẽ cho biết liệu Việt Nam có thể tiến từ nguyên liệu thô và hàng may mặc lên những mặt hàng xuất khẩu tinh xảo hơn mà không có những công ti nội địa tương đương với Mitsubishi, Samsung hay Acer hay không. Những công ti nước ngoài có thể giúp bù lấp sự thiếu vắng các công ti nội địa. Nhưng một trong những bài học lớn từ Đông Á, khác với Châu Mỹ La Tinh, là sở hữu và năng lực của chính trong nước mới là điều quan trọng. Nếu Đảng vẫn cương quyết chủ trương một chủ nghĩa tư bản mà lại vắng mặt các nhà tư sản trong nước, thì Việt Nam, mỉa mai thay, có thể sẽ bị lệ thuộc vào những nhà tư bản nước ngoài, điều mà Hồ Chí Minh đã từng lo sợ. Jordan Ryan, tốt nghiệp Đại Học Yale năm 1974, là điều phối viên thường trú Liên hiệp quốc và đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Hà Nội, Việt Nam. Ông làm việc cho Liên hiệp quốc từ năm 1993 đến 1996, và từ năm 2001 đến nay. Nguồn: YaleGlobal, 15 December 2005, Phụ lục: Bản dịch đăng trên VietNamNet Việt Nam ra biển lớn: cần tin tưởng doanh nghiệp tư nhân 17:31 19/12/2005 Ông Jordan D. Ryan -  Đại diện thường trú UNDP, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (LHQ) - đã chính thức kết thúc nhiệm kỳ làm việc của mình tại Việt Nam kể từ hôm 14/12. Như một lời chia tay với Việt Nam, ông Jordan D. Ryan đã có bài báo viết cho trang thông tin YaleGlobal của Đại học Yale, nơi ông từng học tập. Xin lược dịch bài viết này của ông Jordan D. Ryan. Bài viết phản ảnh quan điểm riêng của tác giả sau những tháng năm làm việc tại Việt Nam, có một số chi tiết "nhạy cảm" nên chúng tôi mạn phép lược bớt các chi tiết đó. Chính phủ đang nỗ lực hội nhập kinh tế Gần hai thập kỷ sau ngày bắt đầu cải tổ, Việt Nam đang đi đúng trên con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn là độc lập dân tộc và dân giàu nước mạnh và Việt Nam đang nỗ lực hội nhập quốc tế để phát triển. Hà Nội đã từng hy vọng sẽ kết thúc tất cả quá trình đàm phán kịp cho cuộc họp Bộ trưởng Thương mại WTO tháng 12/05 ở Hồng Kông, song theo như ý Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển thừa nhận gần đây, họ khó có thể gia nhập tổ chức này trước tháng 6/2005. Hà Nội đã ký xong 21 thoả thuận song phương, trong đó có những đối tác quan trọng như Liên minh châu Âu (EU), Nhật hay Trung Quốc, song họ vẫn còn 5 thoả thuận quan trọng khác, trong đó có hai nước là Mỹ và Australia. Cho dù là vào thời điểm nào đi nữa thì việc gia nhập WTO sẽ luôn là vòng nguyệt quế tôn vinh những nỗ lực, những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới bắt đầu từ 1986. Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, mở lối cho các chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư sau này. Quả thật, tiến trình tái hoà nhập vào nền kinh tế thế giới của nước này đã chứng kiến những bước đi nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu năm ngoái đạt gần 30 tỷ USD, tăng gấp 30 lần so với con số của năm 1988. Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận với Việt Nam năm 1993 và ký một hiệp định thương mại song phương với nước này vào năm 2000. Hiệp định ấy cũng đủ để phản ánh mức độ quan hệ thương mại hai nước. Mỹ giờ là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho hàng Việt Nam, trong đó các mặt hàng như dệt may, thuỷ sản, da giày và sản phẩm gỗ xếp vào hàng các nước xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ. ... nhưng chưa phát huy hết tiềm năng của DN tư nhân Nhật Bản nổi lên như một thế lực đứng đầu trong khu vực. Lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông cũng đã nổi lên và sau đó là những người đi sau chút ít mang tên Thái Lan hay Malaysia. Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình cũng nhanh chóng nổi lên thành một thế lực kinh tế nhờ mở cửa nền kinh tế... Bước đi ở mỗi nước mỗi thời có khác nhau, song tất cả đều dựa mạnh vào thặng dư thương mại và đầu tư để đi lên từ xuất phát điểm thấp. Họ phải tìm cách giúp doanh nghiệp trong nước phát triển từng bước một để sống được trong phạm vi địa phương đồng thời liên doanh liên kết để tận dụng kỹ thuật - công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến trước khi cạnh tranh ngoài biển lớn. Việt Nam cũng phải, và thực tế đã làm như vậy. Kể từ năm 1989, Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới trừ Trung Quốc và trường hợp cá biệt ở châu Phi là Guinea xích đạo. Tuy nhiên, toàn cầu hoá đến với Việt Nam mang theo cả cơ hội lẫn thách thức. Lần đầu tiên trong lịch sử, khoảng cách giàu nghèo khá đậm nét và phạm vi rộng đã xuất hiện ở đây. Nhưng thách thức lớn hơn là liệu Việt Nam có duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững không. Không như Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa tự tin lắm trong việc giao nền kinh tế lại cho tư nhân nên vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhiều nơi làm ăn không hiệu quả. Chính điều này khó cho phép tăng trưởng tiếp tục ổn định ở mức cao hay có những bước tiến nhảy vọt như láng giềng lớn của họ. Nguyên do là một số quan chức, chủ doanh nghiệp nhà nước... vẫn lo ngại rằng để tư nhân nắm kinh tế chủ chốt sẽ là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị và kinh tế. Để có thể tận dụng tối đa lợi thế của toàn cầu hoá, Chính phủ Việt Nam phải trao quyền kinh tế lớn hơn cho doanh nghiệp tư nhân địa phương cũng như nước ngoài. Người nước ngoài ở Việt Nam được khuyến khích đóng góp vào các lĩnh vực kinh tế có lợi cho kinh tế quốc gia. Một số đã đáp lời, nhưng vẫn mong muốn nhà cầm quyền áp dụng chính sách cởi mở hơn nữa cho lĩnh vực kinh tế tư nhân sau Đại hội Đảng năm 2006. Tuy nhiên, như lời Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói trong một dịp gần đây, quy mô kinh tế tư nhân là nhỏ. Vị trí chủ chốt trong nền kinh tế vẫn phải do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ để bảo đảm an ninh và quốc phòng. Có điều, dù được ưu đãi rất nhiều, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang phát triển dưới tiềm năng, ít hiệu quả hơn mong đợi. Nhiều nước vùng Đông Á cũng ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước nhưng vẫn bắt họ phải tự cạnh tranh với các tập đoàn giàu vốn và trang bị tốt về công nghệ của các nước khác. Trong khi đó ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước có cạnh tranh được với quốc tế hay không vẫn còn là vấn đề chưa có lời đáp. Còn hiện tại, dường như họ vẫn chưa chuyển được từ những nhà sản xuất dựa chủ yếu vào nguyên liệu thô sang những mặt hàng phức tạp tinh xảo hơn giống những người đi trước như Mitsubishi, Samsung hay Acer. Doanh nghiệp nước ngoài có thể giúp thu hẹp bớt khoảng cách giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Nhưng một trong những bài học lớn nhất ở vùng Đông Á, khác với Mỹ Latin, là sở hữu nhà nước khiến năng lực sản xuất luôn gặp vấn đề. Nếu không chấp nhận các nhà tư bản tư nhân trong nước thay thế dần sở hữu nhà nước, rồi nền kinh tế Việt Nam e cũng sẽ đi tới viễn cảnh phải dựa vào các nền kinh tế khác. Ông Jordan D. Ryan là điều phối viên thường trú LHQ và Đại diện Thường trú Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam. Ryan thường tham gia đối thoại chính sách với các nhà lãnh đạo Việt Nam để thúc đẩy các mối quan tâm của LHQ, trong đó chú trọng vào việc giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, tăng cường các quyền con người và đối phó với thách thức về bệnh dịch HIV/AIDS đang nảy sinh. Ryan là người góp phần vào chương trình nâng cao hiệu quả viện trợ, hỗ trợ cho các chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Nhật Vy (Theo YaleGlobal) Nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJordan Ryan - Việt Nam hội nhập toàn cầu.doc
Tài liệu liên quan