Kế hoach bài dạy lớp 3 - Năm học: 2014 – 2015 - Tuần 11

I. Mục tiêu: giúp HS

 - Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính

 - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải

II. Đồ dùng dạy học:

 - VBT Toán

III. Các hoạt động dạy - học:

1/ Kiểm tra bài cũ:

2/ Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài:nêu mục tiêu

b, Hướng dẫn giải bài toán bằng hai phép tính

3/ Thực hành:

* Bài 1:

- Phân tích đề

. Bài toán cho biết gì?

. Bài toán hỏi gì?

. Muốn biết cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường ta làm thế nào?

 

 

 

- Yêu cầu HS thực hiện bài giải vào vở BT

* Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS giải bài vào vở

 

doc26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoach bài dạy lớp 3 - Năm học: 2014 – 2015 - Tuần 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lợi của những việc đó? Kể những việc nên tự làm? - Phiếu 3: Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? Kể những việc đã làm? Hoạt động 2: Thực hành,xử lí tình huống. * Tình huống 1: Em hứa với bạn là sẽ sang nhà bạn giảng bài cho bạn nhưng Hà rủ em đi xem phim ở rạp. Nếu là em, em sẽ xử lí như thế nào? * Tình huống 2: Ngủ dậy,em thấy muộn, vội mặc quần áo rồi bắt mẹ soạn sách vở để mình đi học. * Tình huống 3: Bà em bị ốm, bố mẹ đi vắng, ở nhà với bà buồn quá, em liền sang nhà Lan chơi. Hoạt động 3: Củng cố Đánh giá kĩ năng vận dụng, thực hành của học sinh. Học sinh hoạt động nhóm: 3 nhóm . - Học sinh bốc thăm và thảo luận sau đó trình bày trước lớp - Cả lớp nghe, nhận xét, đánh giá. - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi về cách xử lí từng tình huống. - Đại diện nhóm trình bày miệng về cách xử lí của nhóm mình trong từng tình huống. - Lớp nghe, nhận xét, đánh giá. Buổi chiều Mĩ thuật ( Giáo viên chuyên soạn giảng) Thể dục ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. Mục tiêu: - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài TD phát triển chung. - Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi. III.Hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - GV cho HS khởi động và tham gia chơi trò chơi. 2-Phần cơ bản. - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung - Chia nhóm tập luyện 4 động tác TD đã học: GV đi đến từng tổ quan sát, sửa động tác sai cho HS. * Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV. - Học động tác bụng: GV làm mẫu, vừa giải thích, vừa hô nhịp chậm, cho HS tập bắt chước theo. Sau đó GV chỉ hô nhịp, không làm mẫu. - Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”. Trò chơi đã học ở lớp 2, GV nhắc lại cách chơi, rồi tổ chức cho HS chơi. 3-Phần kết thúc - Tập 1 số động tác hồi tĩnh sau đó vỗ tay theo nhịp và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học. - Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo. - HS giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát, khởi động kỹ các khớp và chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. - HS ôn tập 4 động tác theo đội hình 2-4 hàng ngang. - HS tập luyện theo tổ. Thi đua giữa các tổ. - HS chú ý quan sát động tác mẫu của GV để bắt chước. - HS tham gia trò chơi 1 cách tích cực. - HS tập, vỗ tay theo nhịp và hát. - HS chú ý lắng nghe. HDTH Toán ÔN BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH I. Mục tiêu: giúp HS - Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải II. Đồ dùng dạy học: - VBT Toán III. Các hoạt động dạy - học: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài:nêu mục tiêu b, Hướng dẫn giải bài toán bằng hai phép tính 3/ Thực hành: * Bài 1: - Phân tích đề . Bài toán cho biết gì? . Bài toán hỏi gì? . Muốn biết cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường ta làm thế nào? - Yêu cầu HS thực hiện bài giải vào vở BT * Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS giải bài vào vở * Bài 3: Yêu cầu HS nêu cách thực thiện vào vở. - Chữa bài, nhận xét. Bài giải Buổi chiều cửa hàng đó bán được số ki- lô- gam đường là: 26 x 2 = 52( kg) Cả 2 buổi cửa hàng đó bán được là: 26 + 52 = 78 (kg) Đáp số: 78kg đường Bài giải Quãng đường từ chợ huyện về nhà dài là: 18 : 3 = 6 (km) Quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài là: 6 + 18 = 24 (km) Đáp số: 24 km 5 x 4 + 6 = 20 + 6 = 26 30 : 5 + 4 = 6 + 4 = 10 4/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học HDTH Tiếng Việt Ôn Chính tả - Đất quí, đất yêu Mục tiêu - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ong/oong. - Giáo dục HS luôn có ý thức tự rèn chữ, giữ vở sạch đẹp. II: Đồ dùng dạy học Bảng phụ chép trớc bài tập. III: Các hoạt động dạy học GV HS Kiểm tra Bài mới: a, Giới thiệu bài b,Giảng nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết + Đọc mẫu đoạn viết( Đoạn 2) - Gọi 1 HS đọc lại - Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? + Hướng dẫn nhận xét chính tả. - Bài viết gồm mấy câu? - Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? - Cho HS viết vào bảng lớp, bảng con các từ khó. Nhận xét sửa chữa cho HS. + Đọc cho HS viết bài + Thu bài nhận xét. * Hoạt động 2 : Hứơng dẫn làm bài tập. Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. Gv cùng HS nhận xét kết luận bài làm đúng. 3. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà tự rèn viết. - HS nghe - HS trả lời - Bài viết gồm 4 câu. -Chữ đầu câu, và các danh từ riêng.. HS viết các từ : Ê-ti-ô-pi-a, sản vật hiếm, thiêng liêng... - HS viết bài vào vở. - Làm bài trong vở bài tập. - Chữa bài trên bảng. Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2014 Toán LUYỆN TẬP I- Mục tiêu. - Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính. - Rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu học sinh lên bảng chữa bài 2. - Nhận xét, cho điểm. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? +Muốn tìm số ô tô còn lại cần biết gì? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài. Gv cùng HS chữa bài củng cố cách làm. Bài 2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán rồi làm bài vào vở. Bài 3: - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài. - Bài toán có mấy yêu cầu? - Yêu cầu học sinh thực hiện từng yêu cầu của bài toán. Bài 4: - Giáo viên hướng dẫn mẫu: Gấp 15 lên 3 lần, rồi cộng với 47. - Yêu cầu học sinh làm các phần còn lại. - Học sinh đọc bài. HS trả lời..... - Biết số ô tô có trong bến và số ô tô rời bến. - Học sinh làm bài. - Chữa bài, nhận xét - Học sinh tìm hiểu đề làm bài. 48 : 6 = 8 (con) 48 - 8 = 40 (con) Đáp số 40 con thỏ. - Đặt đề toán rồi giải 2 yêu cầu : Đặt đề toán - Học sinh làm bài. - Học sinh quan sát mẫu. - Học sinh làm bài. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Chính tả( Nghe – viết ) TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG Mục tiêu - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ong/oong. Làm đúng bài tập 3/a - Giáo dục HS luôn có ý thức tự rèn chữ, giữ vở sạch đẹp. II: Đồ dùng dạy học Bảng phụ chép trớc bài tập. III: Các hoạt động dạy học GV HS Kiểm tra Bài mới: a, Giới thiệu bài b,Giảng nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết + Đọc mẫu đoạn viết. - Gọi 1 HS đọc lại - Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì? + Hướng dẫn nhận xét chính tả. - Bài viết gồm mấy câu? - Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? - Cho HS viết vào bảng lớp, bảng con các từ khó. Nhận xét sửa chữa cho HS. + Đọc cho HS viết bài + Thu bài chấm * Hoạt động 2 : Hứơng dẫn làm bài tập. Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. Gv cùng HS nhận xét kết luận bài làm đúng. 3. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà tự rèn viết. - HS nghe - Nghĩ đến quê hương.. - Bài viết gồm 4 câu. -Chữ đầu câu, và các danh từ riêng.. HS viết các từ :Chị Gái, vang lên,lơ lửng, Thu Bồn.. - HS viết bài vào vở. - Làm bài trong vở bài tập. - Chữa bài trên bảng. Tập viết ÔN VIẾT CHỮ HOA G (TIẾP) I. Mục tiêu. - Viết đúng, đẹp chữ viết hoa G ( 1dòng Gh) R, Đ( 1 dòng ); viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng ( 1dòng ) và câu ứng dụng : Ai về... Loa Thành Thục Vương(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. - Rèn cho HS tính cẩn thận trong học tập. II. Đồ dùng. - Mẫu chữ viết hoa G - Tên riêng và câu ứng dụng. - Vở tập viết. III. Hoạt động dạy – học. GV HS 1. Kiểm tra : Yêu cầu HS viết bảng Gò Công -Nhận xét sửa chữa cho HS. 2. Bài mới : a, Giới thiệu bài b, Giảng nội dung * Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con. - HD HS luyện viết chữ hoa G, Gh, R, A, Đ, L, T,V. GV viết mẫu nhắc lại cách viết. - Nhận xét sửa chữa cho HS -HD HS luyện viết từ ứng dụng Ghềnh Ráng - Giới thiệu cho HS biết Ghềnh Ráng còn gọi là Mộng Cầm là một thắng cảnh ở Bình Định( Cách Quy Nhơn 5km) có bãi tắm đẹp. - Nhận xét sửa chữa cho HS - HD HS luyện viết câu ứng dụng – GV viết mẫu trên bảng lớp gọi 1HS lên bảng viết yêu cầu HS dưới lớp viết ra nháp. - Nhận xét sửa chữa cho HS. - Giúp HS hiểu nội dung của câu ca dao. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết. + Nêu yêu cầu : - Viết chữ Gi 1dòng - Viết các chữ Gh 1 dòng - Viết tên riêng Ghềnh Ráng 1 dòng - Viết câu ca dao 2 lần(4 dòng) * Hoạt động 3 : Chấm chữa bài. - Thu một số bài chấm nhận xét về chữ viết và cách trình bày bài. 3. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học - HS viết vào bảng con chữ Gò Công - HS viết các chữ Gh, R, Đ,L,V trên bảng con. - HS viết bảng con từ Ghềnh Ráng - HS nghe. - 1HS lên bảng viết HS dưới lớp viết ra nháp. - HS thực hành viết bài vào vở theo hướng dẫn của GV. - HS nộp bài. Tự nhiên xã hội THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG I- Mục tiêu: - Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng với những người trong họ hàng. - Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ :hai bạn Quang và Hưng( anh em họ), Quang và mẹ Hưng cháu và cô ruột.),.. - Nhìn vào sơ đồ giới thiệu được các mối quan hệ họ hàng. - Biết cách xưng hô, đối xử với họ hàng. II- Đồ dùng: Ảnh họ hàng nội, ngoại . III- Các hoạt động dạy và học. GV HS Khởi động:Trò chơi Đi chợ mua gì? Cho ai? Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đi chợ mua gì?Cho ai? Hoạt động 2: Nhận biết mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. - GV phát phiếu bài tập cho các nhóm. - Yêu cầu các nhóm quan sát hình trang 42 trong SGK hoàn thành phiếu bài tập. - GV cùng HS nhận xét kết luận. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. + Hướng dẫn: GV vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình. + Yêu cầu HS vẽ sơ đồ về mối quan hệ họ hàng của mình. - Gọi HS lên giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ. Hoạt động 3: Trò chơi xếp hình. GV hướng dẫn HS cách chơi. Củng cố : Nhận xét tiết học – Dặn dò HS. HS tham giat trò chơitheo sự hướng dẫn của GV - Các nhóm nhận phiếu và hoàn thành theo yêu cầu trong phiếu. - Các nhóm trình bày trước lớp. - HS quan sát - HS vẽ ra giấy khổ to. - Một số HS lên giới thiệu. - HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV. Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014 Tập đọc VẼ QUÊ HƯƠNG I- Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ: làng xóm, nắng lên, lượn quanh,... Biết ngắt nhịp đúng bài thơ. Hiểu được ý nghĩa của bài thơ. - Đọc lưu loát toàn bài. Bộc lộ được tình cảm vui thích qua giọng đọc, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc. Học thuộc lòng bài thơ. - Thấy được vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Thêm yêu mảnh đất quê hương mình. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Đọc bài đất quý đất yêu 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu. - Hướng dẫn luyện đọc câu và hướng dẫn luyện đọc từ, tiếng phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. + Hướng dẫn ngắt nghỉ khi đọc câu, thể tình cảm qua giọng đọc. + Giải nghĩa từ: sông máng, cây gạo. c- Tìm hiệu bài. + Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ? + Hãy kể những màu sắc để tả quê hương? + Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? d- Luyện đọc lại - Học thuộc lòng bài thơ. Giáo viên hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ. - Luyện đọc theo câu kết hợp luyện từ khó:làng xóm,nơ,nắng lên, lá cờ... - Luyện đọc theo đoạn kết hợp luyện đọc câu và giải nghĩa từ chú giải - Luyện dọc theo nhóm. - Luyện đọc đồng thanh cả bài thơ. - Học sinh nối tiếp đọc câu kết hợp luyện đọc từ, tiếng phát âm sai. - Học sinh đọc nối tiếp đoạn. - Đặt câu với từ: cây gạo. - ...tre, lúa sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học,cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc... -...xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ tươi... Học sinh chọn câu trả lời đúng (câu c) - Học sinh học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Toán BẢNG NHÂN 8 I- Mục tiêu. - Bước đầu bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải . - Tự tin hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng: các tấm bìa có 8 chấm tròn. III- Các hoạt động dạy và học. GV HS 1. Kiểm tra : Gọi HS lên thực hiện phép tính 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 5 + 5 + 5 + 5+ 5 + 5 + 5 + 5 Gv nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới : a, giới thiệu bài b, Giảng nội dung * Hoạt động 1 :Lập bảng nhân 8. GV thực hành trên bộ đồ dùng yêu cầu HS lấy bộ đồ dùng rồi thao tác theo GV. Gắn một tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi: - Có mấy chấm tròn? - 8 chấm tròn đợc lấy mấy lần? - GV viết phép tính lên bảng: 8 x 1 yêu cầu HS nhắc lại. Với các phép tính còn lại GV cho HS thực hành lập trên bộ đồ dùng. Khi HS đã lập đợc các phép tính nhân Gv có thể hỏi để HS tự nêu đợc phép tính nhân chính là phép tính cộng các số hạng bằng nhau. * Hoạt động 2 : HS học thuộc bảng nhân 8 Gv viết bảng nhân 8 lên bảng yêu cầu HS tự đọc thuộc bảng nhân 8 - GV có thể xóa từng phép tính để HS tự nhớ. * Hoạt đông 3 : Luyện tập - Bài 1: Tính nhẩm Yêu cầu HS ghi kết quả tính nhẩm vào SGk gọi HS nêu miệng. Củng cố về việc ghi nhớ bảng nhân 8. - Bài 2 : Gọi HS đọc bài toán GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu bài toán- yêu cầu HS giải bài toán vào vở. GV thu chấm gọi 1 HS lên chữa. Nhận xét củng cố cách làm. - Bài 3 : Yêu cầu HS làm vào SGK gọi 1H HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét các số trong mỗi ô. 3. Củng cố dặn dò : GV nhắc lại nội dung bài dung bài dặn HS về học thuộc bảng nhân 6 - 2 HS lên bảng thực hiện dưới lớp làm ra nháp. HS lấy bộ đồ dùng rồi thực hành theo GV. - Có 8 chấm tròn. - Lấy 1 lần. - 8 nhân 1 bằng 8 - HS thực hành lập hoàn thiện bảng nhân 8 8x 2 = 8+ 8 = 16 Vậy 8 x 2 = 16 8 x 3 = 8 + 8 + 8= 24 8x 4 = 8+ 8 + 8+ 8= 32 .... - HS đọc đồng thanh, đọc cá nhân bảng nhân 8 - HS làm bài trong SGK nối tiếp nhau nêu kết quả. - Giải bài toán vào vở Bài giải 6 can như thế có số lít dầu là: 8 x 6 = 48(l) Đáp số : 48 lít - Các số trong mỗi ô là kết quả của bảng nhân 8 3 - Củng cố - Dặn dò. - Đọc thuộc bảng nhân 8 - Nhận xét giờ học. Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUÊ HƯƠNG. ÔN TẬP CÂU : AI LÀM GÌ? I- Mục tiêu. - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ Quê Hương. Củng cố mẫu câu Ai làm gì? - Rèn kỹ năng mở rộng vốn từ và củng cố lại mẫu câu Ai làm gì? - Trau dồi vốn Tiếng Việt, biết cách dùng từ đúng. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh làm bài 2 tuần 10. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi. - GV phát bảng nhóm cho HS. - Yêu cầu các nhóm gắn bài lên bảng-Gv nhận xét kết luận bài làm đúng. Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. Gọi HS đọc bài làm của mình. Giáo viên giải nghĩa từ: giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn. Nhận xét - KL Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc thầm nội dung bài và mẫu câu. + Đoạn văn có? câu? - Yêu cầu học sinh làm vào vở – GV phát bảng nhóm cho 1HS làm. - GV nhận xét kết luận. Bài 4:Yêu cầu HS làm nháp. - Gọi HS nêu miệng bài làm. - Nhận xét sửa chữa cho HS. - Xếp những từ ngữ sau thành 2 nhóm HS nhận bảng nhóm thảo luận và hoàn thành theo yêu cầu. Từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương. Từ ngữ chỉ tình cảm đối với quê hương Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường. Gắn bó, nhớ thương, yêu quý,bùi ngùi, tự hào. - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS làm bài. - Vài HS đọc bài làm. - Học sinh làm bài. - Học sinh đọc thầm yêu cầu. 5 câu. - Học sinh làm bài vào vở bài tập. -Gắn bài lên bảng Học sinh làm bài vào VBT. - Lần lượt HS đọc câu đã đặt. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Tự nhiên xã hội THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (tiếp) I- Mục tiêu: - Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. - Biết cách xưng hô đúng với những người họ hàng nội, ngoại. Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại. - Có thể giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Khởi động: Chơi trò chơi "Đi chợ mua gì? Cho ai"?. 2- Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. - Yêu cầu học sinh tiếp tục làm việc: Vẽ sơ đồ về mối quan hệ họ hàng. - Yêu cầu 2 học sinh thảo luận theo nhóm đôi: giới thiệu về mối quan hệ họ hàng trong sơ đồ vừa vẽ cho bạn nghe. - Yêu cầu học sinh lên trước lớp nói về mối quan hệ họ hàng trong sơ đồ vừa vẽ. 3- Hoạt động 3: Chơi trò chơi "Xếp hình" - Các nhóm thảo luận và lên trình bày trò chơi trước lớp. - Học sinh hoàn thiện bức tranh về mối quan hệ họ hàng của gia đình mình. - 1 học sinh nói - 1 học sinh nghe và đổi ngược lại. - Học sinh trình bày trước lớp. - Học sinh gắn những tấm ảnh của gia đình thuộc các thế hệ khác nhau sau đó giới thiệu về mối quan hệ họ hàng với những người đó. 4 - Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Thủ công CẮT DÁN CHỮ I, T I- Mục tiêu. - Học sinh biết cắt, kẻ, dán chữ I, T, - Kẻ, cắt, dán được chữ I, T theo đúng quy trình kĩ thuật. - Học sinh thích cắt, dán chữ. II- Đồ dùng. - Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. - Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ. III- các hoạt động dạy và học. 1- Giới thiệu bài. 2- Hướng dẫn thực hiện cắt, dán chữ I, T. a- Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét. - Giáo viên giới thiệu mẫu các chữ I, T. b- Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. * Bước 1: Kẻ chữ I, T theo kích thước quy định. * Bước 2: Cắt chữ T. * Bước 3: Dán chữ I, T. c- Hoạt động 3: Thực hành cắt, dán chữ I, T. - Tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ I, T. - Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm. - Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh. - Học sinh quan sát, nhận xét về độ rộng, chiều cao cuả chữ I, T. - Học sinh quan sát giáo vỉên làm mẫu. - Nhắc lại quy trình và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T. - Học sinh thực hành. - Nhận xét đánh giá sản phẩm của bạn. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau. Thể dục (Giáo viên chuyên soạn giảng) Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Toán LUYỆN TẬP I- Mục tiêu. - Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng nhân 8. - Áp dụng bảng nhân 8 để làm bài. - Thích học toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bảng nhân 8. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện tập. Bài 1: - Yêu cầu học sinh tính miệng kết quả? + Nhận xét các phép tính trong mỗi cột? Bài 2: + Nhận xét về cách tính những bài tập gồm 2 dấu tính x, +? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở Chữa bài. Bài 3: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Bài 4: - Nêu yêu cầu của bài. - Nêu bài toán để tìm số ô vuông trong hình chữ nhật? làm bài theo đề toán vừa đặt (câu a). -Tương tự hướng dẫn học sinh làm phần b. + Có nhận xét gì về 2 phép tính trong phần a và phần b. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh nêu miệng kết quả. * Đều là các phép nhân trong bảng nhân 8. * Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. - Thực hiện nhân trước cộng sau. - Học sinh làm bài. * Đọc đề toán. * Phân tích đề toán. * Làm bài vào vở. * Có 1 hình chữ nhật được chia thành 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông. Hỏi trong hình chữ nhật có bao nhiêu ô vuông? - 3 x 8 = 8 x 3. * Trong một tích khi thay đổi vị trí các thừa số thì tích không thay đổi. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thể dục ( Giáo viên chuyên soạn giảng) Ngoại ngữ (Giáo viên chuyên soạn giảng) Chính tả( nhớ – viết) VẼ QUÊ HƯƠNG Mục tiêu - Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ. - Làm đúng bài tập 2/a - Giáo dục HS luôn có ý thức tự rèn chữ, giữ vở sạch đẹp. II: Đồ dùng dạy học Bảng phụ chép trớc bài tập. III: Các hoạt động dạy học GV HS Kiểm tra Bài mới: a, Giới thiệu bài b,Giảng nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết + Đọc mẫu bài viết. - Cả lớp đọc đồng thanh một lượt. - Vì sao ban nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp? + Hướng dẫn nhận xét chính tả. Trong đoạn thơ trên có những chữ nào phải viết hoa? - Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? - Cho HS viết vào bảng lớp, bảng con các từ khó. Nhận xét sửa chữa cho HS. + HS tự nhớ viết bài. + Thu bài chấm * Hoạt động 2 : Hứơng dẫn làm bài tập. Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. Gv cùng HS nhận xét kết luận bài làm đúng. 3. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà tự rèn viết. - HS nghe - Vì bạn rất yêu quê hương. - Bài viết gồm 4 câu. -Các chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ. HS viết các từ :làng xóm, lúa xanh, lượn quanh,... - HS viết bài vào vở. - Làm bài trong vở bài tập. - Chữa bài trên bảng. Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2014 Toán NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ. I- Mục tiêu. - Thực hiện được phép nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số. - Thực hiện thành thạo phép nhân số có ba chữ số với số có 1 chữa số. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Thực hiện phép nhân 23 x 4 86 x 5 26 x 8 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Giới thiệu phép nhân 123 x 2 =? Gọi HS nêu cách làm. - Gọi 1HS lên bảng làm – HS dưới lớp làm ra nháp. - Gọi HS nhận xét về phép tính vừa thực hiên. c- Giới thiệu phép nhân : 326 x 2. - Hướng dẫn HS thực hiện tương tự VD1- Lưu ý cho HS trường hợp có nhớ sang hàng chục. d- Luyện tập. Bài 1 - 2 - Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con. + Nêu cách đặt tính và cách thực hiện từng phép tính. Bài 3. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài làm bài vào vở. Bài 4. Tìm x? - Nêu tên các thành phần trong phép tính? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? + Muốn tìm số bị chia làm như thế nào? + Đặt tính + Thực hiện phép tính( Nhân theo thứ tự từng hàng từ phải sang trái.) - Đây là phép tính không nhớ. - Học sinh làm vào bảng con và nêu cách thực hiện. - Học sinh làm bài vào bảng con. * Đọc đề toán. * Phân tích đề toán. * Làm bài vào vở. x: số bị chia; 7: số chia; 101: thương. - Học sinh làm bài. - Tìm số bị chia. -...lấy thương nhân số chia. 3 - Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Âm nhạc ( Giáo viên chuyên soạn giảng) Ngoại ngữ ( Giáo viên chuyên soạn giảng) Tập làm văn NGHE KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU! NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG. I- Mục tiêu. - Nghe - kể lại được câu chuyện" Tôi có đọc đâu!". Nói về quê hương theo gợi ý. - Kể và nói lưu loát câu chuyện "Tôi có đọc đâu" và quê hương mình. - Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Đồ dùng: Các câu hỏi gợi ý của 2 bài tập. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: Trả bài và nhận xét về bài văn "Viết thư cho người thân". 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài. Bài 1. - Giáo viên kể câu chuyện "Tôi có đọc đâu". + Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì? - Yêu cầu học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa. + Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe lại câu chuyện trình bày trước lớp. + Câu chuyện đáng cười ở đâu? Bài 2: Nêu yêu cầu của bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời theo các câu hỏi gợi ý. - Yêu cầu 1 số học sinh nói trước lớp về quê hương hoặc nơi em ở của mình. - Học sinh dựa vào nội dung truyện trả lời câu hỏi. - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi nói trước lớp. - ...người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc vội thanh minh là mình không đọc... - Học sinh trả lời. - Học sinh nói, học sinh khác nhận xét bổ sung. 3 - Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Thể dục ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. Mục tiêu: - Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng của bài TD phát triển chung. - Học động tác phối hợp. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Chơi trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động. II.Chuẩn bị: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi. III.Hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Khởi động các khớp. - Đứng theo vòng tròn, khởi động các khớp và chơi trò chơi “Chui qua hầm”. - Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. 2-Phần cơ bản. - Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học. + Cho HS ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng (2-3 lần). + Chia tổ để ôn luyện 5 động tác. + Các tổ thi đua với nhau . - Học động tác toàn thân: GV làm mẫu, vừa giải thích, vừa hô nhịp chậm, cho HS tập bắt chước theo. Sau đó GV chỉ hô nhịp, không làm mẫu. - Chơi trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”. GV nhắc HS thực hiện đúng quy định của trò chơi và đảm bảo an toàn, vui vẻ, đoàn kết. 3-Phần kết thúc - Tập 1 số động tác hồi tĩnh sau đó vỗ tay theo nhịp và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 11.doc
Tài liệu liên quan