Kế hoach bài dạy lớp 3 - Năm học: 2014 – 2015 - Tuần 35

I- MỤC TIÊU:

- KT: Giúp HS đọc, viết các số có 5 chữ số, thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhận, chia; tính giá trị biểu thức và giải toán rút về đơn vị; xem đồng hồ.

- KN: Rèn kỹ năng thực hành thành thạo

- TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, say mê môn toán.

II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Giới thiệu bài:

2- Hướng dẫn luyện tập:

* Bài tập 1: Gọi 3 HS lên bảng, dưới làm vào vở.

- GV nhận xét bài và chữa bài cho HS.

* Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - 4 HS lên bảng.

- GV nhận xét bài và chữa bài cho HS.

- HS nêu cách tính.

 

doc18 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoach bài dạy lớp 3 - Năm học: 2014 – 2015 - Tuần 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35: Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2014. Chào cờ Tập đọc ÔN TẬP -KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (tiết 1) I- Mục đích, yêu cầu: - KT: Kiểm tra phần đọc, lấy điểm nội dung các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 34. + Luyện cách viết bảng thông báo. - KN: Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng và hiểu nội dung bài đọc. + viết bảng thông báo ngắn gọn, đủ thông tin, hấp dẫn. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- Hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài. 2- Kiểm tra tập đọc: (khoảng 10 -13 HS ). - GV cho HS gắp thăm để đọc bài. - GV hỏi câu hỏi nội dung bài đọc. - GV nhận xét. 3- Luyện viết thông báo: * Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đọc thầm phần quảng cáo trang 46 SGK. - Khi viết thông báo ta cần chú ý điều gì ? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - HS làm trong khoảng 5 phút. - Yêu cầu các nhóm viết vào giấy có trang trí đẹp, mang lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét, chọn nhóm có quảng cáo đẹp nhất. - Gọi một số HS đọc lại bảng quảng cáo đó. IV- Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Tập đọc ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (tiết 2) I- Mục tiêu: - KT: Củng cốcho HS từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy. - KN: Biết sử dụng từ đúng chủ điểm. Dùng dấu chấm, dấu phẩy đúng. - TĐ: Giáo dục hS có ý thức trong học tập. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép bài tập 3. III- Hoạt động dạy học: - Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài tập 1: - Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: TN chỉ các vật có ích cho con người ở rừng TN chỉ các vật có ích cho con người ở biển. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp, 2 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS nhận xét. * Bài tập 2: Điền vào chỗ trống TN mà em biết: a- TN chỉ các sự vật làm đẹp cho bầu trời. - Mẫu: mây, sao,. b- TN chỉ sự vật làm đẹp cho biển cả: - Mẫu: đảo, sóng,. 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - 2 HS lên bảng làm bài, ở dưới HS làm bài vào vở nháp. - GV cùng HS chữa bài, nhận xét, kết luận đúng sai. * Bài tập 3: GV treo bảng phụ có nội dung bài 3. Ghi dấu chấm thích hợp vào chỗ chấm. Châu Mĩ tìm ra sau. Thầy hỏi Tồ - Tồ có biết tại sao giờ của châu Âu lại sớm hơn giờ châu Mĩ không - Thưa thầy vì người ta tìm ra châu Mĩ sau ạ - GV gọi 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - 1 HS lên chữa bài. - GV cùng HS nhận xét, kết luận đúng sai. - 2 HS đọc lại đoạn văn. * Bài tập 4:(Dành cho HS giỏi) Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3- 5 câu có sử dụng TN về thiên nhiên. - Gọi 2 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp. - GV gọi 3- 4 HS đọc lại bài của mình, HS khác theo dõi, nhận xét. IV-Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Toán ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (tiếp) I- Mục tiêu: - KT: Củng cố cách giải toán có hai phép tính. - KN: Rèn kĩ năng giải toán bằng hai phép tính, bài toán rút về đơn vị, cách tính giá trị biểu thức. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- Hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn làm bài tập: * Bài tập 1: - Gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS lên tóm tắt bài toán, HS ở dưới tóm tắt vào vở nháp. - 1 HS nhìn sơ đồ nêu lại bài toán. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét. - Yêu cầu HS tìm cách giải khác. - GV kết luận đúng sai. * Bài tập 2: - Gọi 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - GV cho HS tự tóm tắt bài toán vào vở. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. -1 HS lên chữa bài, HS cùng GV nhận xét, kết luận đúng sai. - Yêu cầu HS nêu dạng toán. - Nêu các bước giải bài toán. - Theo em phép tính nào được rút về đơn vị ? * Bài tập 3: - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, GV thu bài nx. - 1 HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét. - Yêu cầu HS nêu sự giống và khác nhau giữa bài 2 và 3. * Bài tập 4: - Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - Để khoanh tròn vào chữ cái đúng ta phải làm gì ? - GV cho HS tự làm bài vào SGK. - 1 HS lên bảng chữa bài, HS cùng GV chữa, kết luận đúng sai. III- Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ cách giải toán. Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM HỌC I/ MỤC TIÊU: -Củng cố cho HS những kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống. -HS biết nên hoặc không nên làm gì. -GD HS vận dụng trong cuộc sống. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động thày Hoạt động trò Bài cũ Bài mới: GT bài ND bài HĐ1: Thực hành kĩ năng GV đa ra các tình huống thuộc các chủ điểm, các bài GV nx HĐ2: Liên hệ GV cho HS liên hệ bản thân GV nx – khen chê – nhắc nhở Củng cố – Dặn dò: GV nx giờ học Về liên hệ HS thảo luận nhóm Đại diện trả lời - HS liên hệ Buổi chiều Mĩ thuật (Giáo viên chuyên soạn giảng) HDTH Toán ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I- Mục tiêu: - KT: Củng cố cách giải toán có hai phép tính. - KN: Rèn kĩ năng giải toán bằng hai phép tính, bài toán rút về đơn vị, cách tính giá trị biểu thức. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- Hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn làm bài tập: * Bài tập 1: - Gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS lên tóm tắt bài toán, HS ở dưới tóm tắt vào vở nháp. - 1 HS nhìn sơ đồ nêu lại bài toán. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét. - Yêu cầu HS tìm cách giải khác. - GV kết luận đúng sai. * Bài tập 2: - Gọi 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - GV cho HS tự tóm tắt bài toán vào vở. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. -1 HS lên chữa bài, HS cùng GV nhận xét, kết luận đúng sai. - Yêu cầu HS nêu dạng toán. - Nêu các bước giải bài toán. - Theo em phép tính nào được rút về đơn vị ? * Bài tập 3: - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, GV thu bài nx. - 1 HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét. - Yêu cầu HS nêu sự giống và khác nhau giữa bài 2 và 3. * Bài tập 4: - Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - Để khoanh tròn vào chữ cái đúng ta phải làm gì ? - GV cho HS tự làm bài vào SGK. - 1 HS lên bảng chữa bài, HS cùng GV chữa, kết luận đúng sai. III- Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ cách giải toán. HDTH Tiếng Việt ÔN TẬP -KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG I- Mục đích, yêu cầu: - KT: Kiểm tra phần đọc, lấy điểm nội dung các bài đã học . - KN: Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng và hiểu nội dung bài đọc. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- Hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài. 2- Kiểm tra tập đọc: - GV cho HS gắp thăm để đọc bài. - GV hỏi câu hỏi nội dung bài đọc. - GV nhận xét . 3- Luyện viết thông báo: * Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đọc thầm phần quảng cáo trang 46 SGK. - Khi viết thông báo ta cần chú ý điều gì ? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - HS làm trong khoảng 5 phút. - Yêu cầu các nhóm viết vào giấy có trang trí đẹp, mang lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét, chọn nhóm có quảng cáo đẹp nhất. - Gọi một số HS đọc lại bảng quảng cáo đó. IV- Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2014 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I- MỤC TIÊU: - KT: Giúp HS đọc, viết các số có 5 chữ số, thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhận, chia; tính giá trị biểu thức và giải toán rút về đơn vị; xem đồng hồ. - KN: Rèn kỹ năng thực hành thành thạo - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, say mê môn toán. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn luyện tập: * Bài tập 1: Gọi 3 HS lên bảng, dưới làm vào vở. - GV nhận xét bài và chữa bài cho HS. * Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - 4 HS lên bảng. - GV nhận xét bài và chữa bài cho HS. - HS nêu cách tính. * Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - HS quan sát đồng hồ SGK. - Gọi HS lần lượt nêu giờ trên từng chiếc đồng hồ. - GV gọi HS nhận xét. * Bài tập 4: HS quan sát bài SGK. - Bài yêu cầu gì ? - 2 HS trả lời. - GV cho HS làm bài và so sánh kết quả rút ra kết luận. * Bài tập 5: 1 HS đọc to đầu bài - HS quan sát SGK. - GV cho HS làm bài vào vở - 1 HS chữa. - GV nhận xét nêu dạng toán. III- CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Chính tả ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (tiết 3) I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - KT: Kiểm tra phần tập đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài tập đọc; viết chính tả bài: Nghệ nhận Bát Tràng. - KN: - Rèn kỹ năng đọc thông thạo, diễn cảm, hiểu bài/ - Rèn kỹ năng viết chính tả: Nghe viết chính xác, trình bày sạch đẹp. - TĐ: Giáo dục HS ý thức trong học tập. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Giới thiệu bài: HS lắng nghe. 2- Kiểm tra tập đọc: - Gọi 12 HS đọc bài: 3 HS lên gắp thăm, chuẩn bị rồi đọc, trả lời câu hỏi. - Nhận xét và cho điểm. 3- Rèn kỹ năng viết chính tả: - GV đọc bài thơ - HS theo dõi SGK. - 1 HS đọc phần chú giải - HS theo dõi SGK. - Dưới ngòi bút của nghệ nhận Bát Tràng những cảnh đẹp nào đã hiện ra ? - Hướng dẫn cách trình bày. - Bài thơ thuộc thể thơ nào ? cách trình bày nhhư thế nào ? - Những chữ nào viết hoa ? vì sao ? - Cho HS tìm từ ngữ khó viết rồi viết nháp - 2 HS lên bảng. - 2 HS đọc lại các từ ngữ đó. - GV đọc cho HS viết vào vở. - GV đọc cho HS soát bài và chấm. III- CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tập viết ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (tiết 4) I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. - KT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng: Đọc các bài tập đọc trong học kì 2, đọc đúng và đọc hiểu. Ôn luyện về nhân hoá, các cách nhân hoá. - KN: Rèn cách đọc và nhận biết các biện pháp nhân hoá. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 - GV giới thiệu bài: 2 -Kiểm tra đọc: - GV kiểm tra số HS còn lại. - Yêu cầu HS lên bốc thăm và chuẩn bị đọc bài. - HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi . - GV nhận xét và cho điểm. 3- Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ. - Trong bài có nói đến con vật nào ? - 2 HS nêu trước lớp, HS khác nhận xét . - GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, đại diện nói trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc lại bài. + Yêu cầu HS làm phần b: - Em thích hình ảnh nào nhất, vì sao ? - HS suy nghĩ phát biểu. - GV cùng HS nhận xét. IV- CỦNG CỐ DẶN DÒ: GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tự nhiên và xã hội ÔN TẬP HỌC KỲ II: TỰ NHIÊN (Tiết 1) I- Mục đích – yêu cầu. - KT: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên. - KN: Rèn kỹ năng thực hiện thành thạo những kiến thức phần tự nhiên. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên, yêu phong cảnh thiên nhiên. II- Hoạt động dạy học: 1- Hoạt động 1: Quan sát cả lớp. - HS quan sát tranh ảnh về thiên nhiên, cây cối, con vật trong SGK. - Cho HS nêu lợi ích và cách bảo vệ. 2- Hoạt động 2: Cho HS hoạt động theo nhóm 6 HS. - Chúng ta sống ở vùng nào ? - Em quan sát được gì trong thiên nhiên qua tranh ảnh. - Yêu cầu vẽ tranh và tô mầu: Vẽ tranh về thiên nhiên như ruộng đồng, đồi, núi. - Đại diện nhóm mang tranh trình bày và giới thiệu tranh trước lớp. - Các nhóm khác góp ý và chọn tranh đẹp nhất đẻ khen thưởng. III- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Thứ tư ngày 13 tháng 5 năm 2014 Tập đọc ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (tiết 5) I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - KT: Kiểm tra lấy điểm phần học thuộc lòng từ đầu kì 2 đến nay. - KN: Rèn kĩ năng nói - nghe kể câu chuyện: Bốn cẳng và sáu cẳng. Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại được đúng nội dung, tự nhiên, vui và khôi hài. -TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Giới thiệu bài: 2- Kiểm tra đọc học thuộc lòng. - Gọi 12 HS chuẩn bị kiểm tra. - Lần lượt từng HS lên bát thăm và chuẩn bị đọc. - HS đọc bài xong, GV hỏi thêm câu hỏi để kiểm tra phần đọc hiểu của HS. - GV nhận xét cho điểm. 3 - Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu trước lớp, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ. - HS nghe GV kể chuyện lần 1. - Chú lính được cấp ngựa làm gì ? - Chú đã sử dụng con ngựa như thế nào ? - Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa ? - GV kể lần 2, HS lắng nghe. - Yêu cầu 1 HS khá kể lại. - Yêu cầu HS kể theo từng cặp cho nhau nghe. - Gọi 3 HS kể trước lớp, HS khác theo dõi, nhận xét. - Gv nhận xét cho điểm. - Yêu cầu HS phát hiện câu chuyện cười ở chỗ nào ? III- CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học. Toán LUYÊN TẬP CHUNG I- MỤC TIÊU: - KT: Củng cố về số liền trước, liền sau của 1 số có 5 chữ số; so sánh các số có đến 5 chữ số; thực hiện 4 phép tính; toán thống kê số liệu. - KN: Rèn kỹ năng thực hành cho HS. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, tính cẩn thận cho HS. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Giới thiệu bài: HS lắng nghe. 2- Hướng dẫn bài tập: * Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu phần a. - HS suy nghĩ trả lời ra nháp. - GV gọi HS trả lời trước lớp - nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu phần b. - Số lớn nhất là số nào ? 44200. - Vì sao cho rằng số đó lớn nhất ? - HS nêu cách so sánh. * Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - HS làm bài vào vở - 4 HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài và nêu cách thực hiện. - GV nhận xét và kết luận. * Bài tập 3: 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Bài cho biết gì ? hỏi gì ? - Hướng dẫn tóm tắt và giải vở - 1 HS chữa bài. 840 : 8 = 105 (cái) 840 - 105 = 735 (cái). - GV thu chấm nhận xét. * Bài tập 4 (178): - HS quan sát bảng trong SGK. - Gọi HS nêu ý hiểu của mình về bảng đó. - HS làm bài theo cặp. - Gọi HS trả lời trước lớp, nhận xét. III- CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau. Luyện Từ và câu ÔN TÂP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (Tiết 6) I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. - KT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm phần học thuộc lòng. - KN: Rèn kỹ năng viết chính tả chính xác, trình bày đúng bài thơ: Sao Mai - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Giới thiệu bài: 2- Kiểm tra học thuộc lòng: - Gọi từng nhóm 3 HS lên bốc thăm chuẩn bị đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung khổ thơ, bài thơ. - GV nhận xét. 3- Bài tập 2: - GV đọc lần 1 - HS theo dõi SGK. - 1 HS đọc lại bài: Sao Mai - HS theo dõi. - GV giúp HS hiểu: Sao Mai tức là Sao Kim có mầu sáng xanh, thường thấy lúc sáng sớm. - Ngôi Sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào ? - HS nêu cách trình bày - nhận xét. - Tìm những chữ viết hoa ? vì sao ? - Tìm từ ngữ khó viết rồi viết ra nháp - 2 HS lên bảng viết. - GV đọc cho HS viết. - GV soát lỗi và nhận xét bài. III- CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội ÔN TẬP HỌC KÌ II: TỰ NHIÊN (Tiết 2) I- MỤC TIÊU. - KT: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên. - KN: nhận biết các động, thực vật trong thiên nhiên. - TĐ: Giáo dục có ý thức bảo vệ thiên nhiên vàTrái đất của chúng ta. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Hoạt dộng 1: Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - Yêu cầu HS kẻ bảng như trang 133 trong SGK vào vở nháp. - Yêu cầu HS làm bài. - Yêu cầu HS đổi bài, kiểm tra nhau. - Yêu cầu HS trả lời trước lớp, HS nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, kết luận đúng sai. 2- Hoạt động 2: yêu cầu HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. - GV chia bảng làm 3 cột, cho 3 nhóm chơi. - Lần lượt từng HS trong nhóm ghi tên các động, thực vật.Mặt trời và trái đất vào phần bảng của nhóm mình, theo gợi ý của GV, hoặc cho HS biểu diễn trò chơi: Trái đất quay, mặt trăng chuyển động. - VD: GV nói: Cây có thân mọc đứng: HS viết tên cây có đặc điểm như GV vừa nói. - GV cùng HS nhận xét từng nhóm. - GV cùng HS chọn nhóm thắng cuộc. IV- CỦNG CỐ DẶN DÒ. GV nhận xét tiết học.. Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2014 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I- MỤC TIÊU: - KT: Củng cố về: Tìm số liền trước, liền sau của 1 số; thứ tự của các số có 5 chữ số; tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật; số ngày trong từng tháng. - KN: Rèn kỹ năng thực hành thành thạo. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và tính cẩn thận cho HS. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn bài tập: * Bài tập 1: 1 HS đọc đầu bài - HS khác đọc SGK. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - 1 HS lên làm bài trên bảng. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Số liền trước của 1 số kém số đó bao nhiêu đơn vị ? - Số liền sau hơn số đó bao nhiêu đơn vị ? * Bài tập 2: HS quan sát đầu bài SGK. - Bài yêu cầu làm gì ? - 1 HS nêu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - 4 HS lên làm bài trên bảng. - Gọi HS đọc bài và chữa. - Gọi HS nhận xét cách đặt tính và cách tính. * Bài tập 3: 1 HS đọc đề bài trước lớp - lớp đọc SGK. - HS có thể trả lời miệng, lần lượt từng HS trả lời. - GV gọi HS nhận xét. * Bài tập 4: HS nhận xét đầu bài. - GV cho HS làm vở. - 2 HS lên làm trên bảng. - Gọi HS nhận xét, chữa bài, nêu cách tính. * Bài tập 5: 1 HS đọc đầu bài trước lớp - HS khác theo dõi. - HHướng dẫn cách tính khác nhau. - 2 HS lên thực hiện trên bảng. - HS ở dưới làm bài vào vở , nhận xét. - Gọi HS nhận xét các cách tính. - Diện tích hình vuông là: 9 x9 = 81 (cm2) - Diện tích hình chữ nhật là: 81 + 81 = 162 (cm2) Hoặc: Chiều dài hình chữ nhật là: 9 + 9 = 18 (cm). - Diện tích hình chữ nhật là: 18 x 9 = 162 (cm2) III- CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học; Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Thể dục (Giáo viên chuyên soạn giảng) Ngoại ngữ (Giáo viên chuyên soạn giảng) Chính tả ÔN TÂP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (Tiết 7) I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. - KT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm phần học thuộc lòng; hệ thống lại vốn từ theo chủ điểm: Lễ hội, thể thao, ngôi nhà chung, bầu trời và mặt đất.. - KN: Rèn kỹ năng đọc to, đọc hiểu và kỹ năng dùng từ cho HS. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Giới thiệu bài: 2- Kiểm tra học thuộc lòng: - Gọi từng nhóm 3 HS lên bốc thăm chuẩn bị đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung khổ thơ, bài thơ. - GV nhận xét cho điểm. 3- Củng cố và hệ thống vốn từ: * Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu mỗi nhóm làm 1 phần. - Các nhóm thảo luận tìm từ ngữ theo chủ đề của nhóm mình và ghi ra nháp. - Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận. - Gọi 2 HS đọc lại cả bài. - Yêu cầu HS đặt câu với 1 số từ vừa tìm, nhận xét. III- CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học. Buổi chiều HDTH Toán ÔN TẬP CUỐI NĂM I- MỤC TIÊU: - KT: Củng cố lại phần toán đại lượng, hình học. - KN:Rèn kĩ năng thực hành cho HS. - TĐ: Giáo dục cho HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ chép bài tập 2,3,4. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - GV yêu cầu HS làm bài tập. * Bài tập 1: Đổi: -730 cm = m.cm 12m 4cm =cm - 7003 cm = m.cm 3 km 30 m =.m - 1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi. - HS làm bài vào nháp, 2 HS lên bảng. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - GV kết luận đúng sai. * Bài tập 2: GV treo bảng phụ có nội dung bài 2: Diện tích hình chữ nhật là 36 cm2. Tính chu vi hình vuông đó. - 1 HS nêu yêu cầu, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. - GV cho HS đổi bài kiểm tra chéo. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng, bài của bạn ngồi bên cạnh. - GV kết luận đúng sai và hỏi cách tính . * Bài tập 3: GV treo bảng phụ có nội dung bài 3. - Mai đi chợ mua vở hết 18000 đồng . Mai đưa cho cửa hàng một tờ giấy bạc và cửa hàng trả lại Mai 2 tờ giấy bạc. Hỏi Mai đã đưa cho cửa hàng tờ giấy bạc loại nào ? - Gọi 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp, đổi bài kiểm tra nhau. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài, HS khác theo dõi. - Gv cùng HS nhận xét, kết luận đúng sai. * Bài tập 4:( Dành cho HS giỏi ) GV treo bảng phụ có nội dung bài 4. Tìm diện tích của một hình vuông, biét rằng nếu mở rộng hình vuông đó về bên phải thêm 4cm thì được một hình chữ nhật có chu vi bằng 40 cm. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - HD cách giải: Yêu cầu HS vẽ hình. - Nhìn vào hình vẽ ta nhận thấy 40 cm là chu vi cả hình chữ nhật mới. - Chu vi hình chữ nhật mới so với chu vi hình chữ nhật ban đầu tăng thêm mấy xăng ti mét ? - Chu vi hình chữ nhật ban đầu là bao nhiêu ? - HS giải vào vở, kiểm tra chéo bài của nhau - GV cùng HS chữa bài và kết luận đúng sai, chốt lời giải đúng. IV- CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học. Thể dục (Giáo viên chuyên soạn giảng) Chính tả ÔN TÂP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. - KT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm phần học thuộc lòng; hệ thống lại vốn từ theo chủ điểm: Lễ hội, thể thao, ngôi nhà chung, bầu trời và mặt đất.. - KN: Rèn kỹ năng đọc to, đọc hiểu và kỹ năng dùng từ cho HS. - TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Giới thiệu bài: 2- Kiểm tra học thuộc lòng: - Gọi từng nhóm 3 HS lên bốc thăm chuẩn bị đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung khổ thơ, bài thơ. - GV nhận xét cho điểm. 3- Củng cố và hệ thống vốn từ: * Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu mỗi nhóm làm 1 phần. - Các nhóm thảo luận tìm từ ngữ theo chủ đề của nhóm mình và ghi ra nháp. - Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận. - Gọi 2 HS đọc lại cả bài. - Yêu cầu HS đặt câu với 1 số từ vừa tìm, nhận xét. III- CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày tháng 5 năm 2014 Toán Kiểm tra định kì lần 4 Ngoại ngữ (Giáo viên chuyên soạn giảng) Tiếng Việt (2 tiết) Kiểm tra định kì lần 4 Hoạt động tập thể KIỂM ĐIỂM TUẦN 35 I - Mục tiêu: - HS đánh giá được các ưu khuyết điểm trong tuần - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong năm học tới. - Giáo dục HS luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập .- Đề ra phương hướng trong hè. II- Nội dung sinh hoạt: 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua, năm học qua. a/ Các ban thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong ban. -Trưởng ban tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. -CTHĐTQ nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. -Báo cáo giáo viên về kết quả đạt đợc trong tuần qua. -Đánh giá xếp loại các ban. -Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . -Về học tập: .................................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Về đạo đức: ................................................................................................................. ......................................................................................................................................... -Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: -Về các hoạt động khác. * Tuyên dương: ............................................................................................................ * Phê bình: .................................................................................................................. 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong hè. ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 35.doc
Tài liệu liên quan