I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Đây là trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột.
2. Kỹ năng:
- Di chuyển đến đúng vị trí.
- Nháy chuột nhanh và đúng vị trí.
- Giúp học sinh phát triển tư duy logic.
3. Thái độ:
Hào hứng, thích thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm trò chơi Sticks.
- Học sinh: Tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
152 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoach bài dạy lớp 3 - Trường Tiểu Học Thị Trấn Sìn Hồ - Năm học: 2017 - 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghe.
- HS nghiêm túc thực hành
- HS nhận xét bài làm của bạn
..............................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 09/ 12 /2017
Ngày giảng: 12 /12 /2017 - 12 / 12 /2017 - 12 /12/2017 - 13 /12/2017
Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4
TUẦN 17
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KỲ I ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Ôn lại những kiến thức đã học trong học kì một và vận dụng làm những bài thực hành trên máy tính.
Nắm được phần 1, 2 làm quen với máy tính và chơi cùng máy tính
2. Kĩ năng:
Phát huy tính độc lập, tư duy logic, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Khởi động.
- Kiểm tra vở.
2. Giới thiệu bài mới:
Chương trình môn tin học chúng ta đã tìm học được 4 phần. Hôm này thầy cùng các em ôn lại kiến thức các phần tin học, tiết ngày hôm này các bạn sẽ ôn lại phần 1 Làm quen với máy tính để chuẩn bị cho bài kiểm tra được làm tốt hơn.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Câu hỏi ôn tập
- GV hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm thảo luận trả lời câu hỏi ôn tập.
Câu 1: Các bộ phận chính của máy tính để bàn?
Câu 2: Hàng ngày ở lớp và xung quanh chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin vậy gồm những dạng thông tin nào? Mỗi thông tin lấy vị dụ
Câu 3: Làm việc với máy tính?
Bàn phím máy tính gồm những hàng phím nào ?
Câu 4: Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính được vậy mặt trên của chuột có những nút nào?
Câu 5: Máy tính hoạt động được nhờ có bộ phận nào ở phần thân máy tính? Lấy một số vị dụ các thiết bị khác có bộ xử lý giống như máy tính?
Câu 6: Trò chơi Blocks, Dost, Sticks luyện cho các em được những gì ?
b. Hoạt động 2: Nhận xét chung bài thực hành:
- Cho học sinh tự nhận xét
GV nhận xét chung
- Kết quả đạt được của học sinh
- Tinh thần, thái độ hoạt động của nhóm.
- Vệ sinh nhóm lớp sau bài thực hành
- Động viên nhóm tích cực, làm tốt
4. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà ôn tấp tiếp các bài còn lại đã học, chuẩn bị tiếp túc cho tiết sau ôn tập tiếp.
- Hát.
- Lắng nghe.
- Máy tính để bàn có 4 bộ phận chính:
+ Màn hình
+ Thân máy
+ Chuột
+ Bàn phím
* Gồm 3 dạng thông tin
- Thông tin dạng văn bản
VD: Nội quy nhà trường, Bảng 5 điều Bác Hồ dạy.
- Thông tin dạng âm thanh
VD: Tiếng còi xe, nghe đài phát thanh, tiếng xe cứu thương.
- Thông tin dạng hình ảnh
VD: Đèn giao thông, tranh vẽ ....
- Khu vực chính của hàng phím:
+ Hàng phím số
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím cơ sở
+ Hàng phím dưới
+ Hàng phím cách
* Mặt trên của chuột
- Nút trái chuột và nút phải chuột
* Máy tính hoạt động được:
- Nhờ có bộ xử lý máy tính có thể hoạt động được.
VD: Nồi cơm điện, Ti vi, Đồng hồ...
- Học sinh nhận xét kết quả bài thực hành của nhóm.
- HS chú ý lắng nghe
..............................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/ 12 /2017
Ngày giảng: 15 /12 /2017 - 15 / 12 /2017 - 15 /12/2017 - 15 /12/2017
Lớp 3A4 Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3
TUẦN 17
Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KỲ I ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Ôn lại những kiến thức đã học trong học kì một và vận dụng làm những bài thực hành trên máy tính.
Nắm kỹ được phần 3; 4. Em tập gõ bàn phím, em tập vẽ.
2. Kĩ năng:
Phát huy tính độc lập, tư duy logic, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Khởi động.
- Kiểm tra vở.
2. Giới thiệu bài mới:
Chương trình môn tin học chúng ta đã tìm học được 4 phần. Hôm này thầy cùng các em ôn lại kiến thức các phần tin học, tiết ngày hôm này các bạn sẽ ôn lại phần 3, 4 em tập gõ bàn phím và em tập vẽ để chuẩn bị cho bài kiểm tra được làm tốt hơn.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Câu hỏi ôn tập
- GV hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm thảo luận trả lời câu hỏi ôn tập.
Cẩu 1: Khi gõ các hàng phím thì ngón tay sẽ đặt lên phím nào làm điểm xuất phát khi gõ? Hai phím này có đặc điểm gì?
? Khi gõ bàn phím với với phần mềm Mario các bạn cần lưu ý điều gì khì gõ theo dòng chữ của mario, để các bạn gõ đúng theo quy tắc gõ 10 ngón?
Câu 2: Yêu cầu học sinh gõ bài tập đoạn thơ
Tac dat tac vang
On troi mua nang phai thi
Noi thi bua can, noi thi cay sau
Cong lenh chang quan bao lau
Ngay nay nuoc bac, ngay sau com vang
Câu 3: Nhắc lại màn hình của phần mềm Paint gồm có những phần nào?
Câu 4: Hướng dẫn học sinh ôn lại các bước thực hiện.
- Tô màu nên
- Tô màu bàng màu nền
- Vẽ đoạn thẳng, tẩy xóa hình
- Di chuyển hình
b. Hoạt động 2: Nhận xét chung bài thực hành:
- Cho học sinh tự nhận xét
GV nhận xét chung
- Kết quả đạt được của học sinh
- Tinh thần, thái độ hoạt động của nhóm.
- Vệ sinh nhóm lớp sau bài thực hành
- Động viên nhóm tích cực, làm tốt
4. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị cho bài kiểm tra.
- Hát.
- Lắng nghe.
- Ngón tay đặt ở điểm xuất phát khi gõ là phím F và J
- Phím F và J là hai phím có gai.
- Khi xuất hiện dòng chữ theo đường đi của mario. Để gõ đúng theo các ngón quy tắc gõ 10 ngón cần chú ý các ngón xuất hiện và màu cùa các ngón tay theo dòng chữ của mario.
- Học sinh thực hiện ngõ đoạn thơ
* Màn hình của phần mềm Paint
- Trang vẽ
- Hộp công cụ
- Hộp màu
- HS nhắc lại các bước thực hiện
..............................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/ 12 /2017
Ngày giảng: 19 /12 /2017 - 19/ 12 /2017 - 19 /12/2017 - 20 /12 /2017
Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4
TUẦN 18
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Củng cố lại kiến thức đã học.
2. Kĩ năng:
Rèn tính cẩn thận, khả năng trình bày
3. Thái độ:
Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, đề kiểm tra.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- GV ổn định tổ chức lớp
- Quán triệt khi làm bài kiểm tra trách sự sai sót.
- GV phát đề bài kiểm tra cho học sinh
MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I LỚP 3
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng điểm và tỉ lệ %
TN
TL/TH
TN
TL/TH
TN
TL/TH
TN
TL/TH
Tổng
TL
Chương 1: Làm quen với máy tính
Số câu
1
1
2
4
30%
Số điểm
0.5
0.5
2
3
Chương 2: Chơi cùng máy tính
Số câu
1
1
Số điểm
1
1
10%
Chương 3: Em tập gõ bàn phím
Số câu
2
2
10%
Số điểm
1
1
Chương 4: Em tập vẽ
Số câu
1
1
1
3
50%
Số điểm
0.5
0.5
4
5
Tổng
Số câu
3
4
2
1
10
Số điểm
2.0
2.0
2.0
4.0
10
Tỉ lệ %
20%
40%
40%
100%
Tỉ lệ
theo mức
20%
40%
40%
100%
Trường Tiểu học Thị Trấn Sìn Hồ
Họ và tên:.........................................
Lớp: ...............
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: TIN HỌC - KHỐI 3
THỜI GIAN: . phút
Điểm LT
Điểm TH
Nhận xét của Giáo viên
..
..
..
Tổng điểm:
A.PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: (0,5 điểm) Máy vi tính để bàn gồm những bộ phận chính nào?
Màn hình, Bàn phím, Biểu tượng, Chuột.
Màn hình, Bàn phím, Phần thân máy, Chuột
Màn hình, Bàn phím, Chuột, Biểu tượng
Câu 2: (1 điểm) Khi nghe nhạc em nhận được thông tin dạng nào?
A. Văn bản B. Hình ảnh C. Âm thanh
Câu 3: (1 điểm) Khi xem truyện tranh em nhận được thông tin dạng nào ?
A. Văn bản và âm thanh B. Hình ảnh và âm thanh C. Văn bản và hình ảnh
Câu 04: (0,5 điểm) Giúp em điều khiển máy tính được nhanh chóng và thuận tiện là: M2
A. Màn hình B. chuột máy tính C. Bàn phím
Câu 5:(1 điểm) Để khởi động trò chơi DOTS , em nháy đúp chuột vào biểu tượng nào sau đây:
A. B. C.
Câu 6: (0,5 điểm) Khi gõ phím trên các hàng phím hàng phím nào làm mốc đặt ngón tay khi gõ phím:
Hàng phím số
Hàng phím trên
Hàng phím cơ sở
Hàng phím dưới
Câu 7: (0,5 điểm) Hai phím có gai là hai phím nào?
A. Phím F và K B. Phím G và J
C. Phím F và J D. Phím A và H
Câu 8: (0,5 điểm) Công cụ tô màu là công cụ nào?
A. B. C.
Câu 9: (0,5 điểm) Biểu tượng nào sau đây là biểu tượng của phần mềm Paint
A. B. C. D.
B.THỰC HÀNH (4 điểm)
Câu 1: Mở tệp Tomau5.bmp và Tomau6.bmp.Tô màu theo mẫu ở hình 66 và 67(SGK trang 61 ):
ĐÁP ÁN MÔN TIN HỌC
Phần A: Trắc nghiệm (6đ)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
C
C
B
B
C
C
C
D
Điểm
0.5
1
1
0.5
1
0.5
0.5
0.5
0.5
Phần B: Tự luận (4đ)
* Mở tệp Tomau5.bmp và Tomau6.bmp.Tô màu theo mẫu ở hình 66 và 67(SGK trang 61 ):
- Mở được tệp (1 điểm)
- Tô màu đúng, đẹp (3 điểm)
Ngày soạn: 19/ 12 /2017
Ngày giảng: 22 /12 /2017 - 22/ 12 /2017 - 22 /12/2017 - 22 /12 /2017
Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4
TUẦN 18
Tiết 36: BÀI 6: VẼ ĐƯỜNG CONG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh biết sử dụng công cụ đường cong để vẽ các cung đường cong một phía.
2. Kĩ năng:
Phát huy tính độc lập, tư duy logic.
3. Thái độ:
Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Khởi động.
- Kiểm tra vở.
2. Giới thiệu bài mới:
Ta đã làm quen với các công cụ vẽ. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em vẽ đường cong.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Các bước thực hiện:
GV hướng dẫn các bước yêu cầu hs quan sát.
- Chọn công cụ Đường cong trong hộp công cụ.
- Chọn màu vẽ, nét vẽ.
- Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đường cong. Một đoạn thẳng được tạo ra.
- Đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng. Nhấn giữ và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng, tới khi vừa ý thả chuột và nháy chuột lần nữa.
* Lưu ý: ta chỉ điều chỉnh một đường cong được 2 lần mà thôi.
b. Hoạt động 2:
* Thực hành vẽ con cá:
GV thực hành vẽ mẫu cho hs quan sát.
Vẽ con cá theo các bước:
- Chọn công cụ và vẽ 1 đường cong.
- Vẽ đường cong thứ 2 có hướng cong ngược với đường cong thứ nhất.
- Dùng công cụ để vẽ đuôi, vây và mắt cá. sau đó tô màu.
- Bạn nào vẽ xong Giáo viên có thể cho lên máy chiếu vẽ để cả lớp cùng xem.
- GV nhận xét chung bài học, và kết quả hs đạt được.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại cách vẽ đường cong.
- Vể nhà học bài theo nội dung bài học
- Hát.
- Lắng nghe.
- Ghi bài.
- Học sinh thực hành.
- Khởi động chương trình Paint để thực hành.
- Kết quả làm việc.
- Lắng nghe.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/ 12 /2017
Ngày giảng: 26 /12 /2017 - 26/ 12 /2017 - 26 /12/2017 - 27 /12 /2017
Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4
TUẦN 19
Tiết 37: BÀI 6: VẼ ĐƯỜNG CONG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh biết sử dụng công cụ đường cong để vẽ các cung đường cong một phía và vẽ các đường uốn cong khác.
2. Kĩ năng:
Phát huy tính độc lập, tư duy logic.
3. Thái độ:
Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Khởi động.
- Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước thực hiện vẽ đường cong
2. Giới thiệu bài mới:
Ta đã làm quen với các công cụ vẽ. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em tiếp tục thực hiện vẽ đường cong và làm các bài tập sgk.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Giáo viên nhấn mạnh lại các bước thực hiện.
* Các bước thực hiện:
GV hướng dẫn các bước yêu cầu hs quan sát.
- Chọn công cụ Đường cong trong hộp công cụ.
- Chọn màu vẽ, nét vẽ.
- Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đường cong. Một đoạn thẳng được tạo ra.
- Đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng. Nhấn giữ và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng, tới khi vừa ý thả chuột và nháy chuột lần nữa.
* Lưu ý: ta chỉ điều chỉnh một đường cong được 2 lần mà thôi.
b. Hoạt động 2: Nội dung thực hành
- GV yêu cầu học sinh nhớ lại các bước thực hiện, làm bài tập trong SGK Bài tập 2, 3
- GV hướng dẫn trên máy chiếu
- Đưa ra bài tập yêu cầu học sinh thực hiện
- HS thực hiện độc lập làm các bài tập
- GV quan sát uốn nắn học sinh
- Có thể cho hs lên máy chiếu thực hiện cho cả lớp cùng xem
c. Hoạt động : Nhận xét chung
- GV nhận xét chung tinh thần thực hành làm các bài tập
- Nhận xét kết quả đạt được
- Thái độ học tập của học sinh
- Tuyên dương những em làm tốt
4. Củng cố - Dặn dò:
- Vể nhà học bài theo nội dung bài học
- Đọc trước bài mới
HS trả lời
- Lắng nghe.
- Ghi bài.
- Lắng nghe
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- Nghiêm túc thực hành
- HS nhận xét bài của bạn
..............................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 26/ 12 /2017
Ngày giảng: 29 /12 /2017 - 29 / 12 /2017 - 29 /12/2017 - 29 /12/2017
Lớp 3A4 Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3
TUẦN 19
Tiết 38: BÀI 7: SAO CHÉP MÀU TỪ MÀU CÓ SẴN (Tiết1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết sử dụng công cụ sao chép màu và công cụ Tô màu để lấy 1 màu có sẵn trên hình để tô màu cho một phần hình khác.
- Học sinh làm quen với cách đổ màu và lấy màu.
2. Kĩ năng:
- Phát huy tính độc lập, tư duy logic.
- Tạo cho các em vẽ đẹp
3. Thái độ:
Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh nêu:
+ Các bước vẽ 1 đường cong?
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Giới thiệu bài mới:
Ta đã làm quen với các công cụ vẽ. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em cách sao chéo màu từ mẫu màu có sẵn.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
GV giới thiệu các bước
* Các bước thực hiện:
- Bước 1 : Chọn công cụ Sao chép màu trong hộp công cụ.
- Bước 2 : Nhấn chuột lên phần hình vẽ có mầu cần sao chép.
- Bước 3 : Chọn công cụ Tô màu
- Bước 4: Nháy chuột lên nơi cần tô màu bằng màu vừa sao chép.
- GV hướng dẫn lại trên phần mềm Paint cho hs quan sát và thực hiện theo
- Khi học sinh biết các thực hiện các bước giáo viên hướng dẫn làm bài tập
b. Hoạt động 2:* Thực hành:
Làm bài tập 1 SGK.
- GV hướng dẫn hs thực hiện
- GV có thể cho hs lên bảng máy chiếu thực hành cho cả lớp cùng xem.
- Yêu cầu học sinh nghiêm túc thực hành.
- GV quan sát uốn nắn học sinh.
- Nhận xét kết quả của học sinh và thái độ thực hành.
Dùng các công cụ sao chép màu và tô màu để tô màu ngôi nhà:
4. Củng cố - Dặn dò:
Nhắc lại cách sao chép màu từ màu có sẵn và cách tô màu.
- Về nhà học bài chuẩn bị tiếp làm bài tập sgk.
- Trả lời:
+ Chọn công cụ Đường cong trong hộp công cụ.
+ Chọn màu vẽ, nét vẽ.
+ Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đường cong. Một đoạn thẳng được tạo ra.
+ Đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng. Nhấn giữ và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng, tới khi vừa ý thả chuột và nháy chuột lần nữa.
- Lắng nghe.
- Ghi bài.
- HS nghiêm túc thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 29/ 12 /2017
Ngày giảng: 02 /01 /2018 - 02/ 01 /2018 - 02 /01/2018 - 03 /01/2018
Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3 Lớp 3A4
TUẦN 20
Tiết 39: BÀI 7: SAO CHÉP MÀU TỪ MÀU CÓ SẴN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Ôn tập lại cách sao chép màu từ mẫu màu có sẵn và cách dùng công cụ tô màu để tô màu đã sao chép.
2. Kĩ năng:
- Phát huy tính độc lập, tư duy logic.
- Tạo cho các em vẽ đẹp
3. Thái độ:
Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy, các hình ảnh mẫu cho học sinh thực hành.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh nêu:
+ Cách sao chép màu từ màu sẵn có?
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Giới thiệu bài mới:
Ta đã làm quen với cách sao chéo màu từ mẫu màu có sẵn. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại cách sao chép màu từ màu có sẵn.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Nhắc lại các bước sao chép màu từ màu sẵn có:
- GV Thực hiện yêu cầu hs nhìn lên máy chiếu.
- Bước 1 : Chọn công cụ Sao chép màu trong hộp công cụ.
- Bước 2 : Nhấn chuột lên phần hình vẽ có mầu cần sao chép.
- Bước 3 : Chọn công cụ Tô màu
- Bước 4: Nháy chuột lên nơi cần tô màu bằng màu vừa sao chép.
b. Hoạt động 2: Nội dung thực hành:
- GV đưa ra bài tập thực hành làm bài tập 2, Bài tập 3 SGK.
- GV yêu cầu sử dụng:
- Mở tệp Saomau2.bmp, Saomau3.bmp ở máy tính thực hiện các bước sao màu.
Dùng các công cụ sao chép màu và tô màu để tô màu các hình ảnh theo mẫu.
2. Hoạt động 3: Tổ chức thực hành:
- GV chia nhóm hoạt động hoặc các nhân mỗi bạn một máy.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện theo hướng dẫn làm bài tập SGK
- GV yêu cầu học sinh nghiêm túc thực hành theo hướng dẫn.
- Quan sát uốn nắn học sinh yếu
- Nhóm nào làm tốt có thể cho lên máy chiếu làm cho cả lớp cùng quan sát.
- GV Yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm
- GV nhận xét chung các nhóm và kết quả thực hiện được của các nhóm.
- Cho điểm các nhóm
4. Củng cố - Dặn dò:
- Còn thời gian giáo viên có thể cho học sinh lên bảng máy chiếu tô màu hình vẽ bên dưới.
Nhắc lại cách sao chép màu từ màu có sẵn và cách tô màu.
- Trả lời:
+ Bước 1 : Chọn công cụ Sao chép màu trong hộp công cụ.
+ Bước 2 : Nhấn chuột lên phần hình vẽ có mầu cần sao chép.
+ Bước 3 : Chọn công cụ Tô màu
+ Bước 4: Nháy chuột lên nơi cần tô màu bằng màu vừa sao chép.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Ghi bài.
- Học sinh thực hành.
- Lắng nghe.
- HS thực hành theo sự phân công của giáo viên
- Nghiêm túc thực hành
- Nhận xét bài thực hành.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/ 01 /2018
Ngày giảng: 05 /01/2018 - 05 / 01 /2018 - 05 /01/2018 - 05 /01/2018
Lớp 3A4 Lớp 3A1 Lớp 3A2 Lớp 3A3
TUẦN 20
PHẦN V: EM TẬP SOẠN THẢO
Tiết 40: BÀI 1: BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh làm quen với khái niệm soạn thảo văn bản (gọi tắt là soạn thảo).
- Nắm được những tính năng ưu việt của máy tính trong công việc soạn thảo.
- Biết nhận diện giao diện làm việc của Word, con trỏ soạn thảo và một số phím có chức năng đặc biệt trong soạn thảo cũng như cách sử dụng chúng.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết khởi động phần mềm soạn thảo văn bản word.
- Học sinh biết gõ chữ thường không dấu.
3. Thái độ:
- Qua bài học giúp các em yêu thích môn học hơn.
- Rèn tính cẩn thận, phát triển tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Khởi động.
- Kiểm tra vở.
2. Bài mới:
- Trong chương này các em sẽ học soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo Word.
- Word là phần mềm soạn thảo được dùng phổ biến tại Việt Nam.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
* Giáo viên đặt vấn đề:
- Các em đã soạn thảo bao giờ chưa? Hằng ngày, các em chép bài trên lớp, làm bài tập ở nhà, viết báo tường, viết thư cho bạn,... Như thế là các em đã soạn thảo văn bản rồi!
- Em có bao giờ sử dụng bàn phím để gõ chữ không? Nếu có, đó chính là thao tác soạn thảo trên máy tính. Bây giờ các em sẽ tập soạn thảo văn bản chữ Việt trên máy tính.
- Vậy làm thế nào để ta có thể soạn thảo được?
- Vậy mở Word như thế nào?
b. Hoạt động 2: Phần mềm soạn thảo
* Cách mở (khởi động) word:
Bài tập 1:
- Để khởi động Word ta nháy đúp chuột (nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp) lên biểu tượng trên màn hình nền.
- GV hướng dẫn trên máy chiếu yêu cầu học sinh quan sát.
- Vùng trắng lớn ở giữa là vùng soạn thảo. Nội dung soạn thảo sẽ xuất hiện trong vùng này.
- Trên vùng soạn thảo có một vạch đứng nhấp nháy, đó là con trỏ soạn thảo.
c. Hoạt động 3: Soạn thảo:
? Để soạn thảo, ta phải làm thế nào?
- Gõ các chữ hay kí hiệu từ bàn phím.
(Khi gõ phím chữ hoặc kí hiệu tương ứng sẽ xuất hiện tại vị trí của con trỏ soạn thảo.)
- Cho học sinh tập gõ bài tập 2 gõ từ hoa sen:
- GV nhận mạnh khi gõ từ hoa sen có một khoảng trống (dấu cách) gõ dấu cách bằng phím cách, phím dài nhất.
- Hướng dẫn lại thêm cho học sinh hiểu con trỏ soạn thảo và vùng soạn thảo.
VD: Đặt con trỏ ở bất kỳ vị trí nào trên vùng cần soạn thảo.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt lại bài.
- Chú ý: Thao tác khởi động word. Nháy chuột hai lần liên tiếp nhưng phải nháy nhanh tay.
- Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
- Hát.
- Lắng nghe.
- Một vài học sinh trả lời.
- Một vài học sinh trả lời.
- Thảo luận nhóm – trả lời: phải mở Word.
- Lắng nghe - ghi bài.
- Học sinh nhắc lại: gõ các chữ hay kí hiệu từ bàn phím.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm – trả lời.
- Lắng nghe. Và thực hiện theo hướng dẫn
- Lắng nghe.
..............................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 06/ 01 /2018
Ngày giảng: 09 /01 /2018 - 09/ 01 /2018 - 09 /01/2018 - 10 /01/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an hoan chinh ca nam 2017_12397176.doc