I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết cách sao chép và di chuyển dữ liệu trên trang tính.
- Biết cách sao chép và di chuyển nội dung các ô có công thức.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Thực hiện được thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu, nội dung có công thức trên trang tính.
3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
- Năng lực: NL CNTT –TT; NL tự học; NL sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm, chấp hành kỷ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành trên máy.
- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập, phòng máy.
2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị trước bài 5: Thao tác với bảng tính.
8 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 - Bài 5: Thao tác với bảng tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/201
Ngày dạy: 17/11/201
CHỦ ĐỀ: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
Tiết 23 (Giáo án đại cương)
BÀI 5. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH (t1/2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng.
- Biết cách chèn thêm cột hoặc hàng.
- Biết cách xóa cột hoặc hàng.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Thực hiện được thao tác điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng cũng như chèn thêm cột hoặc hàng.
3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
- Năng lực: NL CNTT –TT; NL tự học; NL sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm, chấp hành kỷ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành trên máy.
- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập, phòng máy.
2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị trước bài 5: Thao tác với bảng tính.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’)
GV: Với bảng tính Bang diemlop em, em hãy chèn thêm1 cột điểm Anh vào trước cột điểm Ngữ văn em làm thế nào?
HS trả lời.
GV dẫn dắt vào bài: Trên thực tế ta cần chỉnh sửa để có được bảng tính như ý.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, THỰC HÀNH (35’)
Hoạt động 1: 1. Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng
- Cho HS quan sát các hình 32, 33, 34, 35 trong SGK và giải thích về các trường hợp có thể xuất hiện khi nhập dữ liệu vào các ô tính.
? Làm thế nào để hiển thị hết nội dung các ô
- HS: Để hiển thị hết nội dung các ô, ta phải tăng hoặc giảm độ rộng của các cột và hàng.
? Để điều chỉnh (tăng hoặc giảm) độ rộng của cột, ta làm như thế nào
- HS: Để điều chỉnh (tăng hoặc giảm) độ rộng của cột, ta thực hiện:
+ B1: Đưa con trỏ chuột vào biên phải của tên cột cần mở rộng.
+ B2: Kéo thả sang phải để mở rộng hay sang trái để thu hẹp độ rộng của cột.
- Cho HS quan sát hình 36 trong SGK và giải thích để HS hình dung.
? Tương tự, để điều chỉnh (tăng hoặc giảm) độ cao của hàng, ta làm như thế nào
- HS: Để điều chỉnh (tăng hoặc giảm) độ cao của hàng, ta thực hiện:
+ B1: Đưa con trỏ chuột vào biên phía dưới của tên hàng cần mở rộng.
+ B2: Kéo thả xuống dưới để mở rộng hay lên trên để thu hẹp độ cao của hàng.
- Cho HS quan sát hình 37 trong SGK và giải thích.
* Lưu ý: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.
Gv làm mẫu. HS thực hiện.
Gv quan sát, hướng dẫn HS.
1. Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng (15’)
- Để điều chỉnh (tăng hoặc giảm) độ rộng của cột, ta thực hiện:
+ B1: Đưa con trỏ chuột vào biên phải của tên cột cần mở rộng.
+ B2: Kéo thả sang phải để mở rộng hay sang trái để thu hẹp độ rộng của cột.
- Để điều chỉnh (tăng hoặc giảm) độ cao của hàng, ta thực hiện:
+ B1: Đưa con trỏ chuột vào biên phía dưới của tên hàng cần mở rộng.
+ B2: Kéo thả xuống dưới để mở rộng hay lên trên để thu hẹp độ cao của hàng.
Hoạt động 2: 2. Chèn thêm hoặc xóa cột và hàng
- Cho HS quan sát hình 38a, 38b trong SGK và đặt câu hỏi:
? Hai trang tính trên có gì giống và khác nhau
- HS: Giống nhau: Dữ liệu nhập trên hai trang tính đều như nhau.
- Khác nhau:
+ Trật tự các cột.
+ Hàng tiêu đề của trang tính hình 38b được tách ra khỏi vùng dữ liệu bằng một hàng trống.
- Dẫn dắt HS tìm hiểu cách chèn thêm hoặc xóa bớt cột và hàng trong quá trình lập trang tính.
a) Chèn thêm cột hoặc hàng
? Để chèn thêm cột vào trang tính, ta làm như thế nào
- HS: Để chèn thêm cột vào trang tính, ta thực hiện:
+ B1: Nháy chọn một cột.
+ B2: Mở bảng chọn Insert và chọn Columns.
- Cho HS quan sát hình 39, 40 trong SGK và giải thích để HS hình dung.
? Tương tự, để chèn thêm hàng vào trang tính, ta làm như thế nào
- HS: Để chèn thêm hàng vào trang tính, ta thực hiện:
+ B1: Nháy chọn một hàng.
+ B2: Mở bảng chọn Insert và chọn Rows
* Lưu ý: Nếu em chọn trước nhiều cột hay nhiều hàng thì số cột hoặc số hàng mới được chèn thêm sẽ đúng bằng số cột hay số hàng em đã chọn.
GV làm mẫu.
HS thực hiện.
GV quan sát, giúp đỡ HS.
b) Xóa cột hoặc hàng
? Em sử dụng phím gì để xóa dữ liệu trên trang tính
- HS: Em sử dụng phím Backspace hoặc Delete để xóa dữ liệu trên trang tính.
? Nếu em chọn các cột cần xóa và nhấn phím Backspace hoặc Delete thì các cột được chọn có bị xóa không
- HS: Nếu em chọn các cột cần xóa và nhấn phím Backspace hoặc Delete thì các cột được chọn không bị xóa mà chỉ xóa dữ liệu trong các ô đó.
? Để xóa cột ta làm như thế nào
- HS: Để xóa cột, ta thực hiện:
+ B1: Chọn cột cần xóa.
+ B2: Mở bảng chọn Edit và chọn lệnh Delete.
- Cho HS quan sát hình 41 trong SGK và giải thích để HS hình dung.
? Tương tự, để xóa hàng ta làm như thế nào
- HS: Để xóa hàng, ta thực hiện:
+ B1: Chọn hàng cần xóa.
+ B2: Mở bảng chọn Edit và chọn lệnh Delete.
GV làm mẫu.
HS thực hiện.
GV quan sát, giúp đỡ HS.
2. Chèn thêm hoặc xóa cột và hàng (20’)
a) Chèn thêm cột hoặc hàng
- Để chèn thêm cột vào trang tính, ta thực hiện:
+ B1: Nháy chọn một cột.
+ B2: Mở bảng chọn Insert và chọn Columns.
- Để chèn thêm hàng vào trang tính, ta thực hiện:
+ B1: Nháy chọn một hàng.
+ B2: Mở bảng chọn Insert và chọn Rows
b) Xóa cột hoặc hàng
- Để xóa cột, ta thực hiện:
+ B1: Chọn cột cần xóa.
+ B2: Mở bảng chọn Edit và chọn lệnh Delete.
- Để xóa hàng, ta thực hiện:
+ B1: Chọn hàng cần xóa.
+ B2: Mở bảng chọn Edit và chọn lệnh Delete.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (5’)
? Để điều chỉnh (tăng hoặc giảm) độ rộng của cột, ta làm như thế nào
? Để điều chỉnh (tăng hoặc giảm) độ cao của hàng, ta làm như thế nào
? Để chèn thêm cột vào trang tính, ta làm như thế nào
? Để chèn thêm hàng vào trang tính, ta làm như thế nào
Gv chiếu bảng tính cần chỉnh sửa, yêu cầu HS chỉnh độ rộng hàng, cột, chèn thêm, xóa bớt cho hợp lý.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2’)
-Thực hành nếu có điều kiện.
- Tìm hiểu cách sao chép ô tính.
- Chuẩn bị trước phần 3, 4 tiếp theo của bài.
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
Tiết 24 (Giáo án chi tiết)
BÀI 5. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH (t2/2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau tiết này HS:
- Biết cách sao chép và di chuyển dữ liệu trên trang tính.
- Biết cách sao chép và di chuyển nội dung các ô có công thức.
2. Kỹ năng
- Làm quen với môn học.
- Thực hiện được thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu, nội dung có công thức trên trang tính.
3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
- Năng lực: NL CNTT –TT; NL tự học; NL sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm, chấp hành kỷ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành trên máy.
- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách bài tập, phòng máy.
2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị trước bài 5: Thao tác với bảng tính.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
Gọi HS lên điều chỉnh độ rọng cột, độ cao hàng cho hợp lý.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (33’)
Hoạt động 1: 3. Sao chép và di chuyển dữ liệu
? Mục đích của việc sao chép và di chuyển dữ liệu là gì
- HS: Mục đích của sao chép và di chuyển dữ liệu là: Giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi làm việc.
? Yêu cầu HS nhắc lại những nút lệnh sao chép và di chuyển đã được học trong chương trình lớp 6.
- HS: Những nút lệnh sao chép và di chuyển đã được học trong chương trình lớp 6: Copy, Cut, Paste.
a) Sao chép nội dung ô tính
? Để sao chép nội dung trong ô tính, ta làm như thế nào
- HS: Để sao chép nội dung trong ô tính, ta thực hiện:
+ B1: Chọn ô hoặc các ô có thông tin cần sao chép.
+ B2: Nháy nút Copy trên thanh công cụ.
+ B3: Chọn ô cần đưa thông tin được sao chép vào.
+ B4: Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
- Cho HS quan sát các hình 1.44a, b và 1.45 trong SGK và giải thích.
GV làm mẫu.
HS thực hiện.
GV quan sát, giúp đỡ HS.
b) Di chuyển nội dung ô tính
? Để di chuyển nội dung trong ô tính, ta làm như thế nào
- HS: Để di chuyển nội dung trong ô tính, ta thực hiện:
+ B1: Chọn ô hoặc các ô có thông tin cần di chuyển.
+ B2: Nháy nút Cut trên thanh công cụ.
+ B3: Chọn ô cần đưa thông tin được di chuyển tới..
+ B4: Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
- Cho HS quan sát hình 1.46a, b trong SGK và giải thích để HS hiểu.
GV làm mẫu.
HS thực hiện
3. Sao chép và di chuyển dữ liệu (17’)
a) Sao chép nội dung ô tính
- Để sao chép nội dung trong ô tính, ta thực hiện:
+ B1: Chọn ô hoặc các ô có thông tin cần sao chép.
+ B2: Nháy nút Copy trên thanh công cụ.
+ B3: Chọn ô cần đưa thông tin được sao chép vào.
+ B4: Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
b) Di chuyển nội dung ô tính
- Để di chuyển nội dung trong ô tính, ta thực hiện:
+ B1: Chọn ô hoặc các ô có thông tin cần di chuyển.
+ B2: Nháy nút Cut trên thanh công cụ.
+ B3: Chọn ô cần đưa thông tin được di chuyển tới..
+ B4: Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
Hoạt động 2: 4. Sao chép và di chuyển công thức
a) Sao chép nội dung các ô có công thức
- Cho HS quan sát hình 1.47a, b trong SGK và giải thích để HS hình dung.
- Các bước thực hiện sao chép nội dung các ô có công thức tương tự như các bước thực hiện sao chép nội dung ô tính.
=> Kết luận: Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
- Ví dụ: Cho HS quan sát hình 1.47a, b trong SGK và giải thích để HS hiểu
HS thực hiện.
b) Di chuyển nội dung các ô có công thức
- Cho HS quan sát hình 1.50 a, b trong SGK và giải thích để HS hình dung.
- Các bước thực hiện di chuyển nội dung các ô có công thức tương tự như các bước thực hiện di chuyển nội dung ô tính.
=> Kết luận: Khi di chuyển một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ không bị điều chỉnh, nghĩa là công thức được sao chép y nguyên.
? Trong quá trình thực hiện thao tác với trang tính, nếu thực hiện nhầm thì ta phải làm sao để khôi phục lại trạng thái trước đó một cách nhanh chóng
- HS: Ta có thể sử dụng nút lệnh Undo trên thanh công cụ để khôi phục lại trạng thái trước đó một cách nhanh chóng.
HS thực hiện.
4. Sao chép và di chuyển công thức (16’)
a) Sao chép nội dung các ô có công thức
Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
b) Di chuyển nội dung các ô có công thức
- Khi di chuyển một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ không bị điều chỉnh, nghĩa là công thức được sao chép y nguyên.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, ỨNG DỤNG (5’)
Câu 3: (T51SGK)
- GV hướng dẫn.
- HS trả lời và sửa bài vào vở.
Câu 3:
a) = C3 + D5
b) Xảy ra lỗi (#REF!): Công thức tham chiếu đến một địa chỉ không hợp lệ.
c) Xảy ra lỗi (#REF!): Công thức tham chiếu đến một địa chỉ không hợp lệ.
d) Dữ liệu trong ô E10 sẽ di chuyển sang ô G12 và dữ liệu trong ô E10 biến mất.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)
- Tìm hiểu thêm về địa chỉ tuyệt đối.
- Chuẩn bị bài thực hành 5.
Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 5 Thao tac voi bang tinh_12517824.doc