2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. GV chuẩn bị:
- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, phòng máy.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 - Bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TRƯỜNG THCS BÌNH TRỊ Ngày 06 tháng 10 năm 2018
Môn: Tin – Tiết 20
Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (Tiết 1)
Họ và tên giáo viên soạn: Huỳnh Thị Kim Ly
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ:
Kiến thức:
- Học sinh biết nhập các công thức và hàm vào ô tính.
- Biết cách sử dụng các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
- Học sinh hiểu hơn các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN thông qua việc giải quyết các bài tập.
Kĩ năng:
- Về kĩ năng sử dụng hàm trong chương trình bảng tính
- Sử dụng các hàm vào tính toán một số bài tập đơn giản.
- Vận dụng tốt các hàm đã học vào việc giải các bài tập.
Thái độ:
- Yêu thích môn tin học.
- Tự giác, tích cực.
- Tự tìm tòi, suy luận.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV chuẩn bị:
- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, phòng máy.
2. HS chuẩn bị:
- Dụng cụ học tập, sách, vở,học bài cũ, xem trước bài mới.
III. Chuỗi các hoạt động học:
Hoạt động khởi động:
Giáo viên ổn định lớp và kiểm diện học sinh.
Đặt vấn đề:
- Đặt vấn đề nghiên cứu chủ đề
- Chiếu VD lên màn chiếu yêu cầu HS thực hiện .
VD1. Viết công thức tính tổng cho các ô sau: A1, A2, A3, A5 với lần lượt các số 3,5,7,11.
HS: thực hiện bằng công thức.
Ngoài việc sử dụng công thức thì trang tính còn cung cấp cho chúng ta các hàm để tính toán nhanh hơn. Vậy hàm là gì và cách sử dụng hàm như thế nào chúng ta sẽ trong cùng tìm hiểu.
Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Bài tập 1
Bài tập 1: Lập trang tính và sử dụng công thức: (20 phút)
Gv: Chia học sinh thành các nhóm, theo số lượng máy.
Hs: Ngồi theo nhóm đã phân công.
Gv: Hướng dẫn các em thực hành.
Hs: Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
Gv: Yêu cầu học sinh khởi động Excel và làm bài tập 1.
Hs: Khởi động Excel và làm bài tập 1.
Gv: Quan sát các nhóm thực hành.
Yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Hs: Đại diện nhóm trình bày.
Gv: Gọi các nhóm khác nhận xét.
Hs: Các nhóm nhận xét, đánh giá.
Gv: Đưa ra kết quả. Đưa ra nhận xét.
Hs: Đối chiếu kết quả. Chỉnh sửa lại công thức.
Bài tập 1: Lập trang tính và sử dụng công thức:
Khởi động Excel. Mở bảng tính Danh sach lop em (đã được lưu trong bài thực hành 1):
a. Nhập điểm thi các môn như hình 30 (trang 34 sgk)
b.
c.
d. Lưu bảng tính với tên: Bảng điểm lớp em
Hoạt động 2. Bài tập 2
Bài tập 2 (17 phút)
Gv: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài toán.
Hs: Đọc yêu cầu bài toán.
Gv: Hướng dẫn các em thực hành.
Hs: Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
Gv: Yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập 2.
Hs: Các nhóm thực hành bài tập 2.
Gv: Quan sát các nhóm thực hành. Hướng dẫn những em chưa thực hiện được.
Yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Hs: Đại diện nhóm trình bày.
Gv: Gọi các nhóm khác nhận xét.
Hs: Các nhóm nhận xét, đánh giá.
Gv: Đưa ra kết quả. Đưa ra nhận xét.
Hs: Đối chiếu kết quả. Chỉnh sửa lại công thức.
Bài tập 2:
Mở bảng tính So theo doi the luc đã được lưu trong bài tập 4 của bài thực hành 2 và tính chiều cao trung bình, cân nặng trung bình của các bạn trong lớp.
Hoạt động luyện tập:
- Xen kẽ trong giờ thực hành.
Hoạt động vận dụng:
- Vận dụng kiến thức trong bài tập thực hành.
Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Về nhà các em xem lại bài thực hành và thực hiện thành thạo việc nhập và sử dụng các hàm trong chương trình bảng tính.
- Xem trước bài tập 3 và bài tập 4 để chuẩn bị cho tiết sau tiếp tục làm bài tập.
Người soạn
(Ký tên)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TRƯỜNG THCS BÌNH TRỊ Ngày 06 tháng 10 năm 2018
Môn: Tin – Tiết 12
Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (Tiết 2)
Họ và tên giáo viên soạn: Huỳnh Thị Kim Ly
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ:
Kiến thức:
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
Kĩ năng:
- HS trình bày, báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Đặt câu hỏi và trả lời
- Áp dụng hàm có sẳn để giải quyết các bài toán trong thực tiễn.
Thái độ:
- Tích cực, trung thực, khách quan, hợp tác nhóm
– Kích thích tinh thần học hỏi và có thái độ đúng đắn khi sử dụng Internet.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. GV chuẩn bị:
- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.
2. HS chuẩn bị:
- Dụng cụ học tập, sách, vở,học bài cũ, xem trước bài mới.
III. Chuỗi các hoạt động học:
Hoạt động khởi động:
Giáo viên ổn định lớp và kiểm diện học sinh.
Đặt vấn đề:
Vd: Tính trung bình điểm môn toán của 32 bạn lớp em?
Các em đưa ra công thức tính và nhận xét cách làm của mình.
Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 3: Bài tập 3
GV: gọi HS đọc bài tập 4.
GV: Yêu cầu HS lập trang tính như hình 31 SGK.
GV: Yêu cầu HS tính tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm vào cột bên phải.
GV: yêu cầu HS tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành sản xuất.
GV: yêu cầu HS lưu bảng tính với tên Gia tri san xuat trong ổ đĩa E:\
Bài thực hành 3:
BẢNG ĐIỂM CỦA EM
Bài tập 3: sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN:
SGK trang 35
Hoạt động 4: Bài tập 4
GV: gọi HS đọc bài tập 4.
GV: Yêu cầu HS lập trang tính như hình 31 SGK.
GV: Yêu cầu HS tính tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm vào cột bên phải.
HS: tính tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm vào cột bên phải:
E4: = SUM(B4:D4).
GV: yêu cầu HS tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành sản xuất.
HS: tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành sản xuất :
B10: = AVERAGE(B4:B9)
GV: yêu cầu HS lưu bảng tính với tên Gia tri san xuat trong ổ đĩa E:\
3. Hoạt động luyện tập:
- Xen kẽ trong giờ thực hành
4. Hoạt động vận dụng:
- Vận dụng kiến thức để làm các bài tập.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Xem lại các bài tập thực hành.
- Xem trước nội dung bài mới.
Người soạn
(Ký tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 4 Su dung cac ham de tinh toan_12442768.docx