Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 năm học 2017 - 2018

1. Mục tiêu

a) Về kiến thức: Biết tác dụng của phần mềm là luyện gõ phím nhanh và chính xác.

b) Về kỹ năng:

- Thực hiện được thao tác khởi động/thoát khỏi phần mềm, mở được các bài luyện gõ

- Rèn luyện gõ phím nhanh, chính xác

c) Về thái độ: HS có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích. Ham thích sử dụng máy tính và phần mềm máy tính trong học tập, khám phá tri thức

2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3. Phương Pháp giảng dạy

Nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đáp, gợi mở

Trực quan

Luyện tập thực hành

 

docx115 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 năm học 2017 - 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu HS mở bảng tính mới - Yêu cầu HS nhập dữ liệu vào trong trang tính - Hướng dẫn HS tính điểm tổng kết trong cột G theo từng môn học Chú ý Điểm tổng kết là trung bình cộng của các điểm kiểm tra sau khi đã nhân hệ số. - Hướng dẫn cách nhân hệ số cho HS nắm được cách tính HS: Thực hành nhập dữ liệu và công thức tính điểm trung bình GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu có) của HS Bài tập 3 SGK-31 + Công thức: E3: =B2*0.3% + B2 + Công thức E4: = E3*0.3% + E3 Kết quả: Bài tập 4 SGK-31 Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức. + Nhập dữ liệu như hình 1.26 SGK + Lập công thức: + Lưu bảng tính với tên Bảng điểm của em và thoát khỏi chương trình Đáp án: Điểm tổng kết lần lượt như sau: d) Củng cố, luyện tập (3') : - Cho HS nhắc lại các bước nhập công thức - GV nhận xét tiết thực hành e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Xem lại các bài tập đã làm - Làm bài tập 3.16 và 3.18 SBT 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 17 . BÀI 4 SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN Ngày soạn:10/10/2017 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN b) Về kỹ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức. c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra c) Dạy nội dung bài mới: GV: Ở tiết trước chúng ta đã biết cách tính toán với các công thức trên trang tính. Có những công thức rất đơn giản nhưng có những công thức phức tạp, việc lập các công thức này không phải là công việc dễ. Vậy có cách nào để tính toán dễ dàng mà việc lập công thức để tính toán lại rất đơn giản? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 10' 15' 10' Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hàm trong chương trình bảng tính ? Để tính tổng của 3 số: 3, 10 và 2 em lập công thức nào? HS: = 3+ 10 + 2 GV: Thay cho việc viết dấu cộng ta có thể sử dụng 1 hàm tính tổng có tên gọi là Sum như sau: = Sum (3,10,2) GV: Đưa ra khái niệm về hàm GV: Đưa ra ví dụ và hướng dẫn HS thực hiện GV: Giống như công thức, có thể sử dụng địa chỉ của các ô tính trong các hàm. Khi đó giá trị của hàm sẽ được tính với các giá trị dữ liệu trong các ô tính có địa chỉ tương ứng. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng hàm GV: Thực hiện nhập các hàm trong các ví dụ trên vào chương trình bảng tính HS: Quan sát ? Việc nhập hàm vào một ô tính giống hay khác với nhập công thức đã học? HS: Hoàn toàn giống như nhập công thức GV: Khi sử dụng hàm em cần biết cách viết, tức Cú pháp của hàm. Mỗi hàm có một cú pháp riêng nhưng chúng có một số điểm chung: + Mỗi hàm có 2 phần: tên hàm và các biến của hàm. Tên hàm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Các biến được liệt kê trong cặp dấu ngoặc đơn và cách nhau bởi dấu phẩy + Giữa tên hàm và dấu mở ngoặc đơn không được có dấu cách hay bất kì kí tự nào khác. ? Số lượng biến của mỗi hàm là bao nhiêu ? HS: Tùy thuộc vào từng hàm cụ thể GV: Thứ tự liệt kê các biến trong hàm là quan trọng tuy nhiên một số hàm cho phép các biến có thể được liệt kê theo một thứ tự bất kì ? Thế nào là đối số của hàm ? HS: Khi tính giá trị của hàm, ta cho mỗi biến một giá trị dữ liệu cụ thể, có thể là dữ liệu số, địa chỉ ô hoặc khối hay các kiểu dữ liệu khác do cú pháp của hàm quy định. ? Nêu các bước nhập hàm? HS: Trả lời ? Nếu không gõ dấu bằng thì có thể nhập được hàm không ? tại sao? HS: Nếu không gõ dấu bằng thì không thể nhập được hàm vì máy tính sẽ hiểu đó là dãy kí tự được nhập vào trong ô tính và không hiển thị kết quả tính toán. GV nhấn mạnh: Khi nhập hàm vào một ô tính, giống như với công thức, dấu = ở đầu là kí tự bắt buộc. GV: Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh để nhập hàm HS: Quan sát và ghi nhớ Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng hàm tính tổng GV: Tất cả các hàm đều cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính. Điều này làm đơn giản việc liệt kê các giá trị của các biến. Có thể sử dụng các hàm sau với tối đa 256 đối số. GV: Giới thiệu cú pháp của hàm tính tổng HS: Ghi nhớ GV: Đưa ra ví dụ 1: Tính tổng của 3 số 15, 24, 45 HS: Thực hiện nhập công thức trên máy tính cá nhân và đọc kết quả. GV: Đưa ra ví dụ 2: HS: Quan sát và thực hiện nhập hàm trên máy tính cá nhân 1. Hàm trong chương trình bảng tính * Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể Ví dụ 1: Tính trung bình cộng của ba số 3, 10 và 2 Sử dụng hàm AVERAGE: =AVERAGE(3,10,2) Ví dụ 2: Tính trung bình cộng của 2 số trong các ô A1 và A5 =AVERAGE(A1, A5) 2. Cách sử dụng hàm - Chọn ô cần nhập - Gõ dấu = - Gõ hàm theo đúng cú pháp của nó - Nhấn Enter 3. Một số hàm thông dụng a) Hàm tính tổng *cú pháp: = Sum(a,b,c) Trong đó các biến a, b, c được đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính hay địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính. Ví dụ 1: Nhập vào ô tính: = Sum(15,24,45) KQ: 84 Ví dụ 2: SGK-35 d) Củng cố, luyện tập (8') : Trả lời câu hỏi SGK 1. (D). 2. a)-1; b) 2; c) -6; d) 1; e) 1; g) 1. 3. HS thực hành trên máy tính e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Xem lại nội dung bài học - Xem trước nội dung của phần tiếp theo 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 18 . BÀI 4 SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tt) Ngày soạn:14/10/2017 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN b) Về kỹ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức. c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: (5') ? Nêu cách sử dụng hàm ? Nêu cú pháp của hàm Sum? Áp dụng: Tính tổng của các số sau 17, 30, 64, 33, 80, 123 Đáp án: Sử dụng hàm cần chọn ô tính, nhập dấu bằng, nhập hàm theo cú pháp, nhấn enter. Cú pháp của hàm sum: =SUM(a,b,c) Đáp số: 347 c) Dạy nội dung bài mới: GV: Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về hàm tính tổng. Vậy để tính trung bình cộng của các số ta sử dụng hàm nào? Trong bảng tính muốn tìm giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất ta làm thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong bài hôm nay. TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 25’ Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng hàm tính trung bình cộng, hàm xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất GV : Yêu cầu hs thảo luận nhóm tìm hiểu cú pháp của các hàm trên và đưa ra ví dụ HS : Thảo luận, thực hành trên máy tính cá nhân GV : Giải đáp thắc mắc nếu có của HS GV : Chốt lại kiến thức và lấy một số ví dụ về các hàm 3. Một số hàm thông dụng (tt) b) Hàm tính trung bình cộng Cú pháp: = AVERAGE(a,b,c) c) Hàm xác định giá trị lớn nhất Cú pháp: =MAX(a,b,c...) d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất Cú pháp: =Min(a,b,c..) Trong đó a,b,c là các dữ liệu số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính d) Củng cố, luyện tập (13') : Cho bảng tính sau: - Hãy lập công thức tính Tổng điểm các môn học Vào cột kết quả - Tính điểm trung bình của Môn Toán, Lý, Hóa vào Dòng Trung bình. - Cho biết điểm thấp nhấp và cao nhất của môn Toán e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Xem lại nội dung bài học, ghi nhớ cú pháp của các hàm thông dụng - Thực hành lại trên máy tính (nếu có) - BT4 SGK-36 - Xem trước nội dung phần thực hành của bài tiếp theo. 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 19. BÀI THỰC HÀNH 4 BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM Ngày soạn:20/10/2017 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Sử dụng được hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN trong tính toán đơn giản b) Về kỹ năng: - Rèn luyện việc nhập công thức. - Thực hiện được việc nhập hàm vào ô tính c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Luyện tập thực hành Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành c) Dạy nội dung bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 25' 15' Hoạt động 1: Sử dụng công thức GV: Yêu cầu HS khởi động Excel và thực hành nhập dữ liệu như nội dung a HS: Thực hành ? Dùng công thức nào để tính điểm trung bình của các bạn lớp em ? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS nhập công thức để thực hiện ý b ? Tính điểm trung bình của cả lớp ta sử dụng công thức nào? HS: Trả lời GV: Yêu cầu 1HS lên thực hiện trên máy chiếu, HS cả lớp thực hiện trên máy tính cá nhân. ( Kết quả điểm trung bình từ ô F3 đến F15: 7.7; 8.0; 7.7; 9.7; 7.3; 8.7; 8.3; 7.0; 7.7 ;9.3 ;7.7 ;7.7 ;7.7) Điểm trung bình cả lớp là: 8.0 Hoạt động 2: Nhập dữ liệu, sử dụng công thức hoặc hàm để tính toán HS: Thực hiện tính chiều cao trung bình. ? Có những cách nào để tính chiều cao trung bình và cân nặng trung bình? HS: Trả lời =(3+D4+D5+D6+D7+D8+D9+D10 +D11+D12+D13+D14)/12 =Sum(D3:D14)/12 =Average(D3:D14) GV: Cho HS tính trên máy và nêu đáp án. Chiều cao TB cả lớp: 1.76 m Cân nặng TB cả lớp: 37.7 kg Bài tập 1. Lập trang tính và sử dụng công thức a) Nhập điểm thi các môn của lớp em tương tự như được minh hoạ bảng trong SGK-39 b) Sử dụng công thức thích hợp để tính điểm trung bình của các bạn lớp em trong cột điểm trung bình. c) Tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào cột dưới cùng của cột điểm trung bình. d) Lưu bảng tính với tên Bang diem lop em Bài tập2: Mở bảng tính So theo doi the luc đã đợc lưu trong bài thực hành 2 và tính chiều cao trung bình, cân nặng trung bình của các bạn trong lớp em. Lưu trang tính. d) Củng cố, luyện tập (3') : GV: Lưu ý HS sử dụng địa chỉ của ô tính, cách gõ công thức, cách sử dụng hàm Chấm điểm một số bài thực hành của HS e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Ôn tập cú pháp của các hàm đã học - Xem trước phần thực hành tiếp theo 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 20. BÀI THỰC HÀNH 4 BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (tt) Ngày soạn:21/10/2017 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Sử dụng được hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN trong tính toán đơn giản b) Về kỹ năng: - HS biết lựa chọn hàm thích hợp để thực hiện tính toán - Thực hiện được việc nhập hàm vào ô tính c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Luyện tập thực hành Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành c) Dạy nội dung bài mới: GV: Đưa ra sơ đồ: (3') HS: Nhớ lại cú pháp của các hàm đã học TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 15' 25' Hoạt động 1: Sử dụng hàm Average, Max, Min GV: Chiếu lại kết quả của bài tập 1 HS: Quan sát ? Bài tập 1 đã thực hiện những yêu cầu tính toán nào? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS thực hiện các nội dung trong bài tập 3 trên máy tính cá nhân GV: Gợi lần lượt HS lên thực hiện các ý a, b, c trên máy chiếu Hoạt động 2: Lập trang tính và sử dụng hàm SUM GV: Chiếu đề bài SGK-40 HS: Đọc và tìm hiểu nội dung yêu cầu ? Bài này sử dụng những hàm nào để tính toán? HS: Hàm Sum để tính tổng, Hàm Average để tính giá trị sản xuất trung bình trong 6 năm theo từng ngành sản xuất. GV: Yêu cầu HS thực hiện nhập dữ liệu trên máy tính cá nhân 2HS: Sử dụng hàm để tính tổng HS: Cả lớp quan sát và nhận xét Bài tập 3 SGK-31 Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN a) Hãy sử dụng hàm thích hợp để tính lại các kết quả đã tính trong Bài tập 1 và so sánh với cách tính bằng công thức. b) Sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung bình từng môn học của cả lớp trong hàng trống phía cuối bảng. c) Hãy sử dụng hàm MAX, MIN để xác định điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất. Bài tập 4 SGK-40 Lập trang tính và sử dụng hàm SUM d) Củng cố, luyện tập: Kết hợp trong quá trình thực hành e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Ôn tập lại cấu trúc của các hàm đã học trong Excel - Xem lại các bài tập đã làm trong giờ thực hành, thực hành lại trên máy tính (nếu có) - Ôn tập lại các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 4 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 21. ÔN TẬP Ngày soạn: 26/10/2017 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Tổng hợp các kiến thức về phần mềm bảng tính Excel qua bài 1, 2, 3, 4. b) Về kỹ năng: - Rèn kỹ năng viết đúng công thức tính một số phép toán. - Sử dụng được một số hàm có sẵn. c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập c) Dạy nội dung bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 20' 23' Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV: Đưa ra câu hỏi theo chủ đề từng bài học HS: Trả lời và ghi nhớ kiến thức Hoạt động 2: Bài tập GV: Đưa chiếu màn hình bảng tính Excel, yêu cầu HS xác định địa chỉ của một số ô tính. HS: Quan sát và nêu địa chỉ ô tính theo yêu cầu của GV GV: Chiếu đề bài HS: Nêu đáp án, có thể thao tác trên máy tính để kiểm tra kết quả. GV: Chiếu đề bài 1HS: Lên bảng viết HS: Cả lớp viết vào vở GV: Đưa đề bài HS: Tìm hiểu nội dung yêu cầu 1HS: Lên bảng viết HS: Cả lớp viết vào vở GV: Nhận xét 1. Ôn tập lý thuyết * Bài 1: - Nêu cách nhập, sửa, xoá, dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính - Kể tên các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính - Nêu khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính * Bài 2: - Nêu cách chọn một ô, một hàng, một cột và một khối - Thanh công thức có vai trò gì? - Phân biệt kiểu dữ liệu số, kiểu dữ liệu kí tự. *Bài 3: - Nêu các bước nhập công thức vào ô tính - Kể tên các phép toán và kí hiệu trong Excel * Bài 4: Kể tên các hàm đã học trong Excel, viết cú pháp của hàm. 2. Bài tập Bài 1. Bạn An nói "Một nhóm các ô tạo nên một khối". Bạn An nói đúng hay sai? TL: Bạn An nói chưa chính xác, nhóm các ô phải liền kề và tạo thành một hình chữ nhật. Bài 2: Hãy viết địa chỉ của các ô hoặc các khối sau: a) Các ô tính trong hình chữ nhật có hai đỉnh là các ô C3 và A8 b) Tất cả các ô tính thuộc cột C c) Tất cả các ô tính nằm trên hàng 5 d) Tất cả các ô tính thuộc các cột A,B và C e) Tất cả các ô tính nằm trên các hàng từ hàng 1 đến hàng 5 Đáp án: a) A3: C8 b) C:C c) 5:5 d) A:C e) 1:5 Bài 3. Viết các công thức sau đây bằng các kí hiệu trong Excel a) = 16+20x4 b) = (20- 16)4 c) = 500(1+1/100)12 Đáp án: a) = 16 + 20*4 b) = (20-16)^4 c) = 500*(1+1/100)^12 Bài 4. Viết các hàm thích hợp để tính: a) Tổng các số trong các ô: A1, A2, A5, A7 b) Trung bình cộng của các số trong các ô từ B2 đến B6 và ô C5 c) Số nhỏ nhất trong các số lưu trong các ô của khối từ A4 đến C5 Đáp án: a) =SUM(A1,A2,A5,A7) b) =AVERAGE(B2:B6,C5) c) = MIN(A1:C5) d) Củng cố, luyện tập : Trong quá trình ôn tập e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Ôn tập lại lý thuyết của các bài đã học - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút (lý thuyết) 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾT 22. KIỂM TRA LÝ THUYẾT Ngày soạn: 28/10/2017 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Kiểm tra khả năng lĩnh hội của HS về Phần mềm bảng tính Microsoft Excel qua các bài học 1,2,3,4. b) Về kỹ năng: - Viết đúng công thức tính một số phép toán. - Sử dụng được một số hàm có sẵn. c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Hình thức: Trắc nghiệm + Tự luận 3. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cấp độ thấp cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Bài 1. Chương trình bảng tính là gì? Biết cách nhập, sửa, xoá, dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính Câu 1 Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính Câu 7 Hiểu khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính Câu 3 Số câu 1 1 1 3 Số điểm (Tỉ lệ%) 0,5 5% 2 20% 0,5 5% 3 30% Bài 2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính Biết cách chọn một ô, một hàng, một cột và một khối Câu 2 Hiểu vai trò thanh công thức Câu 4 Phân biệt được kiểu dữ liệu số, kiểu dữ liệu kí tự Câu 9 Số câu 1 1 1 3 Số điểm (Tỉ lệ%) 0,5 5% 0,5 5% 1 10% 2 20% Bài 3. Thực hiện tính toán trên trang tính Biết cách nhập công thức vào ô tính Câu 8 a Hiểu cách sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức Câu 5 Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của bảng tính Câu 8 b Số câu 0.5 1 0.5 2 Số điểm (Tỉ lệ%) 1 10% 0,5 5% 0,5 5% 2 20% Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản Câu 6 Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức Câu 10 Vận dụng các hàm vào tình huống thực tế Câu 11 Số câu 1 1 1 3 Số điểm (Tỉ lệ%) 0,5 5% 1,5 15% 1 10% 3 30% Tổng số câu 3,5 5 1,5 1 11 Tổng số điểm Tỉ lệ% 4 40% 3 30% 2 20% 1 10% 10 100% 4. Nội dung (câu hỏi): Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: Muốn sửa dữ liệu trong một ô tính mà không nhập lại ta phải thực hiện như thế nào: A. Nháy chuột phải vào ô tính và sửa dữ liệu B. Nháy đúp chuột vào ô tính và sửa dữ liệu C. Nháy chuột vào ô tính và sửa dữ liệu D. Nhấn phím Delete và sửa dữ liệu Câu 2: Để chọn một hàng thực hiện: A. Đưa con trỏ chuột tới một ô và nháy chuột B. Nháy chuột tại nút tên cột C. Nháy chuột tại nút tên hàng D. Kéo thả chuột từ một ô góc đến ô ở góc đối diện Câu 3: Địa chỉ của ô tính là: A. Tên cột của ô đang chọn B. Cặp tên hàng và tên cột của ô đang chọn C. Cặp tên cột và tên hàng của ô đang chọn D. Tên hàng của ô đang chọn Câu 4: Thanh công thức cho biết: A. Nội dung của ô đang được chọn B. Nội dung của một hàng C. Nội dung của một cột D. Kết quả của ô tính Câu 5: Để tính trung bình cộng của 2 số 15 và 25 trên hình bên, công thức nào sau đây đúng : A. =(A1+B1)/ 2 B. =(A1+B2):2 C. =(A1+C2)/2 D. =(A1+B2)/2 Câu 6: Giả sử cần tính tổng các số trong ba ô A1, C1 và E1 bằng hàm SUM. Cách viết nào đúng trong các cách dưới đây: A. =SUM(A1+C1+E1) B. =SUM(A1:E1) C. =SUM(A1,C1,E1) D. =SUM(A1,C1:E1) Tự luận (7 điểm) Câu 7 (2 điểm): Cho biết tên của các thành phần sau trên màn hình bảng tính Excel : Câu 8 (1,5 điểm): a) Nêu các bước nhập công thức vào ô tính b)Viết các công thức sau đây bằng các kí hiệu trong Excel = (15+75):2 - 23 ; = 45+15x3: 5 Câu 9 (1 điểm): Hãy điền vào chỗ trống () trong các câu dưới đây 1. Dữ liệu .. thường được sử dụng cho các tiêu đề, tên và định danh cho các cột dữ liệu, bao gồm chữ cái hoặc chữ số. Theo ngầm định được căn thẳng....... trong ô tính. 2. Dữ liệu là các chữ số và có thể được sử dụng trong các tính toán. Theo ngầm định được căn thẳng ......... trong ô tính. Câu 10. (1,5 điểm) Hãy viết các hàm thích hợp để tính: a) Tổng các số trong các ô B4, B5, B6 và B7 b) Trung bình cộng của các số trong các ô từ B1 đến B7 và từ D1 đến D7 c) Số lớn nhất trong các số lưu trong các ô của khối từ D4 đến Y5 Câu 11. (1 điểm) Giả sử các khoản chi tiêu của một gia đình trong quý I được cho bởi bảng tính sau: a) Em hãy viết hàm thích hợp để tính tổng tiền điện, nước đã chi trong quý I b) Viết hàm xác định số tiền chi ít nhất cho nội dung xăng, vé xe buýt. 5. Đáp án: Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C C A D C Tự luận Câu 7 (2 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 1- Thanh công thức 2- Bảng chọn File 3- Hộp tên 4- Tên hàng 5- Ô tính đang được chọn 6- Tên trang tính 7- Khối 8- Tên cột Câu 8 (1,5 điểm): a) Nêu các bước nhập công thức vào ô tính (1 điểm): - Chọn ô cần nhập công thức (0,25 điểm) - Gõ dấu = (0,25 điểm) - Nhập công thức (0,25 điểm) - Nhấn Enter hoặc nháy nút để kết thúc (0,25 điểm) b)Viết đúng các công thức bằng các kí hiệu trong Excel (0,5 điểm) = (15+75)/2 - 2^3 (0,25 điểm) = 45+15*3/5 (0,25 điểm) Câu 9 (1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 1. Kí tự, lề trái 2. Số, lề phải Câu 10. (1,5 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm a) =SUM(B4:B7) b) =AVERAGE(B1:B7, D1:D7) c) =MAX(D4:Y5) Câu 11. (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm a) = SUM(B5:D5) b) =MIN(B4:D4) 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra: Đã kiểm tra lại đề. Đề bài đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với khả năng của học sinh. Tiết 23. BÀI 5. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH Ngày soạn:2/11/2017 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: - Biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng - Biết chèn thêm, xoá cột, hàng b) Về kỹ năng: Thực hiện được các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng; Chèn thêm hoặc xóa cột, hàng c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra c) Dạy nội dung bài mới: KĐ (3’): GV Cho HS quan sát hình 1.34 và 1.35 SGK-41 ? Hãy so sánh 2 trang tính và nhận biết những điểm khác biệt của 2 trang tính đó. Nếu chỉnh sửa trang tính trên hình 1.34 để có trình bày trang tính như trên hình 1.35, em cần điều chỉnh và bổ sung những gì ? HS: Trang tính như hình 1.35 đã được điều chỉnh độ rộng của các cột - Chèn thêm 2 hàng - Chuyển cột Ngữ văn vào giữa 2 cột Toán và Vật lý - Thêm một cột Lịch sử TG Hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an tin hoc 7 theo sgk moi_12413443.docx
Tài liệu liên quan