I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá được năng lực của học sinh trong học kì 2
- Nhận được ưu khuyết điểm của mình trong bài làm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
Chấm bài đầy đủ
2. Học sinh :
Xem lại bài
92 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 - Tiết 37 đến tiết 74, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chọn một ô trong bảng dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
- Nháy nút Chart Wizard trên thanh công cụ.
- Nháy liên tiếp nút Next đến khi nút Next mờ đi và nháy nút Finish để hoàn tất vẽ biểu đồ.
a, Chọn dạng biểu đồ:
+ B1: Chọn nhóm biểu đồ
+ B2: Chọn dạng biểu đồ trong nhóm
+ B3: Nháy nút Next
4. Củng cố:
- Câu 1: Hãy nêu các dạng biểu đồ phổ biến và cho biết công dụng của nó?
- Câu 2: Yêu cầu học sinh lên tạo biểu đồ với bảng số liệu có sẵn theo yêu cầu của giáo viên..
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài, đọc trước phần còn lại của bài 9
+ Các xác định miền dữ liệu và các thông tin giải thích biểu đồ
+ Cách chỉnh sửa biểu đồ.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/ trang 84
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / / 20 Tuần : 24
Tiết: 48
BÀI 9 : TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (tt)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
- Biết một số dạng biểu đồ thường dùng
- Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu.
- Biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo ra.
2. Kĩ năng:
Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
3. Thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm. Thuyết trình có minh họa.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
Máy tính, máy chiếu, giáo án, tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh :
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới:
Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu cách tạo biểu đồ, hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách thay đổi các dạng biểu đồ trong phần còn lại của bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các thao tác tạo biểu đồ
* Xác định miền dữ liệu
- GV yêu cầu 2 học sinh đọc bài
- GV: Xác định miền dữ liệu để tạo biểu đồ. Em thực hiện các thao tác như thế nào?
- HS : Trả lời
- GV: Ở bước này nếu em không chọn lại miền dữ liệu mà nháy nút Next luôn thì mặc định Excel sẽ chọn cả bảng tính để tạo biểu đồ.
- GV: Trong Data Range khối dữ liệu được bao quanh bởi một đường viền. Để chọn lại miền dữ liệu: em kéo thả chuột trên trang tính. Nháy Next để qua bước tiếp theo.
- GV: Một biểu đồ mà không có chú thích thì người xem có hiểu được không?
- HS: Không
- GV: Vậy để thêm thông tin giải thích cho biểu đồ ta làm như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo
* c. Các thông tin giải thích biểu đồ.
- GV: Lưu ý llà tùy vào dạng biểu đồ mà có trực tọa độ khác nhau. Giải thích các thẻ Title, Axes, Gridlines, Legend cho học sinh nắm.
- HS: quan sát và lắng nghe
- GV: Nếu em chọn As new sheet thì biểu đồ sẽ được đặt trên sheet nào? Sheet chứa dữ liệu hay sheet mới?
+ HS: Sheet mới
- GV: As object in?
+ - - HS: Biểu đồ tạo trên Sheet chứa dữ liệu tạo biểu đồ.
- GV: Kết thúc tạo biểu đồ em nháy nút nào?
- HS : Finish
- GV: Sau khi thực hiện đầy đủ các bước em sẽ tạo được một biểu đồ như sau:
- GV yêu cầu hs đọc lưu ý trong SGK.
3. Tạo biểu đồ
b, Xác định miền dữ liệu:
c, Các thông tin giải thích biểu đồ:
d, Chọn vị trí đặt biểu đồ:
Hoạt động 2: Tìm hiểu thao tác chỉnh sửa biểu đồ:
- GV: Thay đổi vị trí của biểu đồ tức là di chuyển biểu đồ. Khi biểu đồ được tạo ra có thể làm che khuất bảng dữ liệu => Di chuyển biểu đồ.
- GV: Em di chuyển biểu đồ như thế nào?
- HS: Nháy chọn biểu đồ rồi kéo thả sang vị trí thích hợp.
- GV: Sau khi tạo được biểu đồ (cột) nếu em thấy dạng biểu đồ này chưa phải thích hợp bằng dạng biểu đồ khác(tròn, đường gấp khúc ) thì em có thể thay đổi dạng biểu đồ khác. Hướng dẫn cho học sinh cách thay đổi dạng biểu đồ.
Hs: Lắng nghe và ghi bài
Gv: Để xóa biểu đồ ta chon biểu đồ đó và nhấn phím Delete.
Gv: Ngoài ra thì thao tác di chuyển và sao chép biểu đồ tương tự như trong bảng tính.
- Gv: Yêu cầu học sinh lên thao tác lại trên máy.
- Hs: Thực hành.
4. Chỉnh sửa biểu đồ
a, Di chuyển biểu đồ:
- Nháy chọn biểu đồ
-> Kéo thả
b, Thay đổi dạng biểu đồ :
+ B1 : Nháy vào mũi tên trong Chart Type trên thanh công cụ Chart
+ B2 : Chọn lại kiểu biểu đồ thích hợp
c, Xóa biểu đồ :
- Chọn biểu đồ, nhấn phím Delete
d, Sao chép biểu đồ vào văn bản Word :
+ B1 : Nháy chọn biểu đồ -> Nháy nút Copy
+ B2 : Mở văn bản Word -> Nháy nút Paste
4. Củng cố:
- Câu 1: Hãy nêu các bước để xóa biểu đồ?
- Câu 2: Yêu cầu học sinh lên tạo biểu đồ và thêm chú thích vào biểu đồ theo mẫu có sẵn của giáo viên..
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài, đọc trước bài thực hành 9
- Trả lời câu hỏi 5 SGK/ trang 84
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / / 20 Tuần : 25
Tiết : 49, 50
ĐỀ KT LỚP 7
Môn: TIN HỌC
Thời gian: 45’
------b & a------
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hệ thống lại các kiến thức đã học.
- Đánh giá việc học tập.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, tư duy, biết vận dụng kiến thức đã học.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
Đề kiểm tra.
2. Học sinh :
Học bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Bài kiểm tra:
3. Củng cố:
- Thu bài kiểm tra.
- Kiểm tra lại xem đầy đủ chưa.
4. Hướng dẫn về nhà:
Về nhà đọc trước bài “Học địa lí thế giới với Earth Explorer”
IV. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: / / 20 Tuần : 26
Tiết : 51
BÀI THỰC HÀNH 9:
TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Thực hiện được thao tác tạo biểu đồ đơn giản.
2. Kĩ năng:
Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
3. Thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
Máy tính, máy chiếu, giáo án, tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh :
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Nêu các bước tạo biểu đồ?
Câu 2: Em hãy nêu các bước để sao chép biểu đồ vào văn bản Word?
2. Giới thiệu bài mới:
Tiết trước chúng ta đã học các trình bày dữ liệu bằng biểu đồ, trong tiết thực hành ngày hôm nay, chúng ta sẽ thực hành lại thao tác tạo biểu đồ trong bài thực hành 9: tạo biểu đồ để minh họa.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Bài Tập 1: Lập trang tính và tạo biểu đồ.
Gv: Yêu câu học nhập bảng tính hình 113/sgk trang 89.
Hs: Thực hành
Gv: Nhắc lại các bước tạo biểu đồ?
Hs: Trả lời
Gv: Hướng dẫn học sinh làm câu c: Để có hình 114 từ hình 113, ta có thể sử dụng thao tác sao chép bảng tính hình 113 sau đó thực hiện thao tác xóa cột nam đi.
Hs: Lắng nghe và thực hành.
Gv: Từ bảng tính hình 114 tạo biểu đồ hình cột
Hs: Làm bài
Gv: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hành.
Bài Tập 1:
4. Củng cố:
- Chấm điểm bài thực hành.
- Giáo viên nhận xét tiết thực hành của lớp, chỉnh sửa những lỗi mà học sinh gặp phải trong khi thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài và xem trước bài tập 3 sgk/ 91 của bài thực hành 9
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / / 20 Tuần : 26
Tiết : 52
BÀI THỰC HÀNH 9:
TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Thực hiện được thao tác tạo biểu đồ đơn giản.
2. Kĩ năng:
Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
3. Thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
Máy tính, máy chiếu, giáo án, tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh :
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Nêu các bước tạo biểu đồ?
Câu 2: Em hãy nêu các bước để sao chép biểu đồ vào văn bản Word?
2. Giới thiệu bài mới:
Tiết trước chúng ta đã học các trình bày dữ liệu bằng biểu đồ, trong tiết thực hành ngày hôm nay, chúng ta sẽ thực hành lại thao tác tạo biểu đồ trong bài thực hành 9: tạo biểu đồ để minh họa.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động: Bài Tập 2: Tạo và thay đổi dạng biểu đồ
Gv: Yêu câu học sinh tạo biểu đồ đường gấp khúc với bảng tính hình 114
Hs: Thực hành
Gv: Yêu cầu học sinh đổi dạng biểu đồ hình cột sang biểu đồ đường gấp khúc ở bài tập 1 và so sánh kết quả với câu a vừa làm ở bài tập 2.
Hs: Thực hành và cho nhận xét
Gv:Tương tự làm câu c, d và e và g
Hs: Thực hành.
Gv: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hành
Bài Tập 2:
4. Củng cố:
- Chấm điểm bài thực hành.
- Giáo viên nhận xét tiết thực hành của lớp, chỉnh sửa những lỗi mà học sinh gặp phải trong khi thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài và xem trước bài tập 3 sgk/ 91 của bài thực hành 9
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / / 20 Tuần : 27
Tiết : 53
BÀI THỰC HÀNH 9:
TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA (tt)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Thực hiện được thao tác tạo biểu đồ đơn giản.
2. Kĩ năng:
Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
3. Thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
Máy tính, máy chiếu, giáo án, tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh :
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Nêu các bước tạo biểu đồ?
Câu 2: Em hãy nêu các bước để sao chép biểu đồ vào văn bản Word?
2. Giới thiệu bài mới:
Hôm nay chúng ta sẽ cùng làm bài tiếp phần còn lại của bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh họa.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động : Bài Tập 3: Xử lý dữ liệu và tạo biểu đồ
Gv: Yêu câu học sinh mở bảng tính “Bảng điểm lớp em” và làm các câu trong bài tập
a, Sử dụng hàm Average tính trung bình các cột.
Được trang tính sau:
b, Tạo biểu đồ cột cho các vùng dữ liệu:
Lưu ý :
-Phải chọn vùng dữ liệu trước khi nháy vào Chart Wizard. Không chọn vùng tính điểm trung bình.
- Nhấn giữ Ctrl để chọn các vùng dữ liệu khác nhau.
* Tạo biểu đồ cột cho vùng dữ liệu: (Toán, Vật lý, Ngữ văn ,Tin học)
* Tạo biểu đồ cột cho các vùng dữ liệu: Điểm trung bình
c, Copy biểu đồ vào văn bản Word.
Hs: Làm bài thực hành trên máy
Gv: Quan sát và sửa lỗi bài cho học sinh
NỘI DUNG
Bài Tập 3: Xử lý dữ liệu và tạo biểu đồ:
Mở bảng tính “Bảng điểm lớp em”
a. Sử dụng hàm Average tính trung bình các cột.
b. Tạo biểu đồ cột cho các vùng dữ liệu: (Toán, Vật lý, Ngữ văn, Tin học) và (Điểm trung bình)
c. Copy biểu đồ vào văn bản Word
4. Củng cố:
- Chấm điểm bài thực hành.
- Giáo viên nhận xét tiết thực hành của lớp, chỉnh sửa những lỗi mà học sinh gặp phải trong khi thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: .../ .../ 20... Tuần : 27
Tiết : 54
BÀI THỰC HÀNH 10:
THỰC HÀNH TỔNG HỢP
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Ôn tập kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học.
2. Kĩ năng:
Tạo được một bảng tíLnh theo khuôn dạng cho trước.
3. Thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp thuyết trình có minh họa và phương pháp hoạt động nhóm.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
Máy tính, máy chiếu, giáo án, tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh :
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu các thao tác để nhập dữ liệu, trình bày trang tính và cách định dạng trên trang tính. Để giúp các em vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện thành thạo các thao tác trên thì tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài thực hành 10.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Ôn lại một số kiến thức
GV: Hãy nêu một số khả năng định dạng dữ liệu của trang tính?
HS: Trả lời:
Một số khả năng định dạng dữ liệu của trang tính là:
Phông chữ
Cỡ chữ
Kiểu chữ
Màu chữ
Căn lề trong ô tính
Tăng hoặc giảm chữ số thập phân
Tô màu nền
Kẻ đường biên.
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
GV: Để định dạng phông chữ em thực hiện như thế nào?
HS: Trả lời:
Gồm 3 bước:
Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng
Nháy mũi tên ở ô Font
Chọn phông chữ thích hợp
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
GV: Để tô màu nền cho các ô tính em thực hiện như thế nào?
HS: Trả lời:
Gồm 3 bước:
Chọn ô (hoặc các ô) cần tô màu nền
Nháy vào mũi tên bên phải nút Fill Color để chọn màu nền
Nháy chọn màu nền
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
GV: Để kẻ đường biên của các ô tính em thực hiện như thế nào?
HS: Trả lời:
Gồm 3 bước:
Chọn các ô cần kẻ đường biên
Nháy mũi tên bên phải nút Borders để chọn kiểu kẻ đường biên
Nháy chọn kiểu kẻ đường biên.
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
GV: Để xem trước khi in em thực hiện như thế nào?
HS: Trả lời:
Để xem trước khi in, em chỉ cần nháy nút Print Preview trên thanh công cụ.
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
GV: Để in trang tính em thực hiện như thế nào?
HS: Trả lời:
Em chỉ cần nháy vào nút lệnh Print trên thanh công cụ.
Hoạt động 2: Bài tập 1
GV: Yêu cầu học sinh khởi động chương trình Excel và nhập dữ liệu vào trang tính và thực hiện điều chỉnh hàng và cột cần thiết sau đó định dạng trang tính để có kết quả như hình 120.
HS: Thực hiện thao tác
GV: Nhận xét về việc thực hiện các thao tác của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sao chép và chỉnh sửa dữ liệu, định dạng để có trang tính như hình sau:
HS: Thực hiện thao tác
GV: Nhận xét về việc thực hiện các thao tác của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh lập công thức để tính tổng số hiện vật quyên góp ủng hộ các bạn vùng bão lụt vào cột Số lượng trong bảng Tổng cộng.
HS: thực hiện thao tác
GV: Nhận xét về việc thực hiện các thao tác của học sinh
Bài tập 1
4. Củng cố:
Nhận xét bài làm của học sinh và lưu ý cho học sinh các lỗi thuờng gặp phải.
5. Hướng dẫn về nhà
- Tiếp tục ôn lại các kiến thức từ bài 5- bài 9:
+ Sắp xếp dữ liệu
+ Lọc dữ liệu
- Coi phần tiếp theo của "bài thực hành 10: Thực hành tổng hợp"
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / / 20
Tuần : 28
Tiết : 55
BÀI THỰC HÀNH 10:
THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tt)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Ôn tập kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học.
2. Kĩ năng:
Tạo được một bảng tính theo khuôn dạng cho trước.
3. Thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp thuyết trình có minh họa và phương pháp hoạt động nhóm.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
Máy tính, máy chiếu, giáo án, tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh :
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra bài cũ.
Câu 1: N êu các bước sắp xếp dữ liệu?
Câu 2: N êu các bước lọc dữ liệu?
2. Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước các em đã thực hiện thành thạo các thao tác lập trang trính và định dạng trang tính. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài thực hành 10 để thực hiện các thao tác sắp xếp, lọc dữ liệu trên trang tính.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động : Bài tập 2
GV: Yêu cầu học sinh khởi động chương trình Excel và lập trang tính như hình sau:
HS: Thực hiện thao tác
GV: Yêu cầu học sinh sử dụng các công thức hoặc hàm thích hợp và thực hiện thao tác sao chép công thức để tính:
- Tổng thu nhập bình quân theo đầu người của từng xã ghi vào các ô tương ứng trong cột Tổng cộng
- Thu nhập trung bình theo từng ngành của từng xã ghi vào dòng Trung bình chung
- Tổng thu nhập trung bình của cả vùng ghi vào ô bên phải, hàng dưới cùng.
HS: Thực hiện thao tác
GV: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác chèn thêm hàng, định dạng văn bản và số để có trang tính như hình sau:
HS: Thực hiện thao tác
GV: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác lọc ra các xã:
Với ba số liệu thu nhập bình quân về nông nghiệp cao nhất
Với ba số liệu thu nhập bình quân về công nghiệp cao nhất
Với ba số liệu về thương mại cao nhất
HS: Thực hiện thao tác
GV: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác.
Bài tập 2
4. Củng cố:
Nhận xét bài làm của học sinh và lưu ý cho học sinh các lỗi thuờng gặp phải.
5. Hướng dẫn về nhà
- Tiếp tục ôn lại các kiến thức từ bài 5- bài 9:
+ Trình bày trang in
+ Tạo biểu đồ
- Coi phần tiếp theo của "bài thực hành 10: Thực hành tổng hợp"
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / / 20
Tuần : 28
Tiết : 56
BÀI THỰC HÀNH 10:
THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tt)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Ôn tập kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học.
2. Kĩ năng:
Tạo được một bảng tính theo khuôn dạng cho trước.
3. Thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp thuyết trình có minh họa và phương pháp hoạt động nhóm.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
Máy tính, máy chiếu, giáo án, tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh :
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định nề nếp, kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: N êu các bước tạo biểu đồ?
2. Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước các em đã thực hiện thành thạo các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu trang tính. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài thực hành 10 để thực hiện các thao tác tạo biểu đồ và trình bày trang in.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động: Bài tập 3
GV: Yêu cầu học sinh khởi động chương trình Excel và sử dụng lại trang tính thong ke lưu trong bài tập 2
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác tạo biểu đồ sau:
- Chọn cột B và cột G của trang tính và tạo biểu đồ cột minh họa tổng thu nhập bình quân theo đầu người của từng xã trong vùng trên cơ sở dữ liệu đã được chọn.
- Chọn hàng 4 và hàng 13 của trang tính và tạo biểu đồ hình tròn minh họa tổng thu nhập trung bình của cả vùng theo từng ngành.
- Di chuyển các biểu đồ xuống dưới vùng có dữ liệu. Xem trước khi in trang tính, thiết đặt lề, điều chỉnh nếu cần, để có thể in hết vùng dữ liệu và các biểu đồ trên một trang giấy.
HS: Thực hiện thao tác
GV: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác.
Bài tập 3
4. Củng cố:
Nhận xét bài làm của học sinh và lưu ý cho học sinh các lỗi thuờng gặp phải.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các kiến thức từ bài 5- bài 9. Tiết sau chúng ta sẽ làm tiếp "bài thực hành 10: Thực hành tổng hợp"
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / / 20
Tuần : 29
Tiết: 57
Phần mềm học tập:HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết và hiểu được khái niệm "đối tượng" toán học được khởi tạo trong phần mềm GeoGebra.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện vẽ được điểm, đoạn thẳng, tia, đường thẳng và một số phép tính đơn giản khác.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức liên hệ vận dụng các môn học
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
III. Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Lên lớp:
- Trong quá trình chúng ta học toán thì máy tính bỏ túi đã trở nên rất quen thuộc. Tuy nhiên, nó không thể thực hiện vẽ hình học, vẽ đồ thị.... vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nghiên cứu một phần mềm hỗ trợ chúng ta trong quá trình học toán.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Giới thiệu giao diện của GeoGebra
- GV: giới thiệu phần mềm GeoGeBra
- HS: quan sát
Giao diện chính của GeoGebra như sau:
- GV: Lưu ý học sinh: Để chuyển ngôn ngữ sang tiếng việt ta thực hiện thao tác: Options -> Language-> Vietnamese
Giao diện của GeoGebra
- Nháy đúp vào biểu tượng của phần mềm GeoGebra để khởi động.
Màn hình làm việc chính của GeoGebra có ba cửa sổ làm việc:
+ Danh sách đối tượng
+ CAS
+ Vùng làm việc chính
* Để chuyển ngôn ngữ sang tiếng việt ta thực hiện thao tác: Options -> Language-> Vietnamese
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thiết lập đối tượng toán học
- GV: nêu các bước và làm mẫu
- GV: cho học sinh lên làm cho các bạn quan sát
- Một vài học sinh tiến hành thực hành trên máy chủ của giáo viên, các học sinh còn lại quan sát.
Thiết lập đối tượng toán học
Các bước:
Bước 1: Hiển Thị/CAS. Nháy chuột lên cửa sổ CAS để kích hoạt, Nháy nút lệnh để thiết lập chế độ tính toán chính xác và nhập đối tượng toán học.
Bước 2: Từ cửa sổ CAS gõ lệnh a:=1 và ấn Enter.
Bước 3: Nháy chuột lên nút tròn trắng cạnh đối tượng a để hiển thị đối tượng này trên vùng làm việc. Đối tượng a có thể thay đổi giá trị, thuộc tính.
Bước 4: Nhập tiếp từ dòng lệnh của cửa sổ CAS: a^3. Kết quả được thể hiện ngay trên dòng lệnh.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu tính toán với số tự nhiên
- GV: nêu 2 cách: các bước và làm mẫu
Cách 1:
Cách 2:
- Học sinh chú ý quan sát, lắng nghe
- GV: trình chiếu danh sách tên một số hàm
- HS: thực hành
Tính toán với số tự nhiên
Cách 1: Sử dụng nút lệnh
- Nhập trực tiếp trên dòng lệnh của cửa sổ CAS một số tự nhiên.
- Sau đó ấn vào nút lệnh .
- Kết quả hiện ra là phân tích số đó ra thừa số nguyên tố.
Cách 2: Sử dụng các hàm có sẵn trong phần mềm
Cú pháp:
[,]
Một số hàm tính toán trực tiếp với các số tự nhiên: SGK - 55
Ví dụ: Nhập hàm từ cửa sổ CAS: PhânTíchRaThừaSố[20]
IV. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, nếu có điều kiện nghiên cứu thêm các ứng dụng khác của phần mềm GeoGebra
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / / 20
Tuần : 29
Tiết: 58
Phần mềm học tập:HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết và hiểu được khái niệm "đối tượng" toán học được khởi tạo trong phần mềm GeoGebra.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện vẽ được điểm, đoạn thẳng, tia, đường thẳng và một số phép tính đơn giản khác.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức liên hệ vận dụng các môn học
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
III. Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Lên lớp:
- Trong quá trình chúng ta học toán thì máy tính bỏ túi đã trở nên rất quen thuộc. Tuy nhiên, nó không thể thực hiện vẽ hình học, vẽ đồ thị.... vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nghiên cứu một phần mềm hỗ trợ chúng ta trong quá trình học toán.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu tính toán với phân số
- GV: hướng dẫn cho học sinh tính toán với phân số trên phần mềm
- HS: chú ý quan sát
4. Tính toán với phân số
Nhập trực tiếp các biểu thức tính toán trên cửa sổ CAS dùng các phép tính:
Nhân
*
Chia
/
Cộng
+
Trừ
-
Ngoặc đơn
( )
Ví dụ: Nhập vào cửa sổ CAS:
3/4 + 5/6
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ điểm, đoạn thẳng, tia, đường thẳng
- GV: hướng dẫn cho học sinh vẽ điểm, đoạn thẳng, tia, đường thẳng trên phần mềm
Cách vẽ điểm:
* Vẽ đoạn thẳng:
- Gv: Hướng dẫn học sinh cách vẽ đường thẳng, tia bằng cách chọn tương tự như vẽ đoạn thẳng.
- HS: chú ý quan sát, lắng nghe
5. Điểm, đoạn thẳng, tia, đường thẳng
- Nháy chuột vào nút lệnh
- Nhấn chuột lên vùng làm việc để vẽ một điểm mới.
Ghi chú: Khi ta nhả nút trái chuột ra, tọa độ điểm sẽ được cố định.
- Bằng cách nhấp chuột lên đoạn thẳng , đường thẳng , tia ta sẽ vẽ các đoạn thẳng, đường thẳng, tia. Nhấp lên nơi giao nhau của 2 đối tượng sẽ tạo giao điểm của 2 đối tương này
* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số lệnh khác
- GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu một số lệnh khác
- Lưu tệp và tạo mới:
Tạo mới
Lưu tệp
- Ẩn, hiện, thay đổi tên và xóa đối tượng
- Hs chú ý quan sát, lắng nghe
6. Một số lệnh khác (SGK)/58,59
IV. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, nếu có điều kiện nghiên cứu thêm các ứng dụng khác của phần mềm GeoGebra
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / / 20
Tuần : 30
Tiết: 59
THỰC HÀNH:HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết và hiểu được khái niệm "đối tượng" toán học được khởi tạo trong phần mềm GeoGebra.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện vẽ được điểm, đoạn thẳng, tia, đường thẳng và một số phép tính đơn giản khác.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức liên hệ vận dụng các môn học
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
III. Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và biết cách thực hành trên lý thuyết. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành tính toán trên Gegeobra.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Ho¹t ®éng: Hướng dẫn HS thực hành
HS làm thực hành.
GV quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp
Thực hành
Bài 2: (SGK – 60): Thực hiện các phép tính trong cửa sổ CAS
Bài 3: (SGK – 60): Tính giá trị của các biểu thức trong cửa sổ CAS
IV. CỦNG CỐ
Qua các bài tập này em rút ra được kinh nghiệm gì?
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: / / 20
Tuần : 30
Tiết: 60
THỰC HÀNH:HỌC ĐẠI SỐ VỚI GEOGEBRA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết và hiểu được khái niệm "đối tượng" toán học được khởi tạo trong phần mềm GeoGebra.
2. Kĩ nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12525296.docx