Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 - Trường THCS Hòa Chung

1. Mục tiêu

a) Về kiến thức:

- Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ

- Biết một số dạng biểu đồ thường dùng

- Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu

b) Về kỹ năng: Biết cách thực hiện vẽ biểu đồ với các thuộc tính ngầm định và bảng dữ liệu thích hợp có sẵn.

c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc

2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3. Phương Pháp giảng dạy

Nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đáp, gợi mở

Trực quan

4. Tiến trình bài dạy

a) Ổn định tổ chức lớp học

b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài mới.

 

docx99 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 - Trường THCS Hòa Chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................................................................................................................ Tiết 47. BÀI THỰC HÀNH 8 SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU Ngày soạn: 1/2/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: - Biết các thao tác sắp xếp dữ liệu - Biết cách lọc dữ liệu b) Về kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu - Thực hiện được việc lọc dữ liệu c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Luyện tập thực hành Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành c) Dạy nội dung bài mới: GV: Qua bài học trước các em đã được học cách sắp xếp và lọc dữ liệu, bài học hôm nay sẽ giúp các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sắp xếp, lọc dữ liệu theo ý muốn của em trên trang tính. TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 3’ 15' 20' Hoạt động 1: Giới thiệu mục đích, yêu cầu GV: Giới thiệu về mục đích, yêu cầu của tiết học Hoạt động 2: Sắp xếp và lọc dữ liệu GV : Yêu cầu học sinh khởi động chương trình bảng tính Excel, mở bài Bang diem lop em và thực hành theo yêu cầu. HS: Nhận yêu cầu bài tập của giáo viên, nghe chỉ dẫn và làm bài GV: Chiếu kết quả một số máy HS lên màn hình HS cả lớp quan sát và đối chiếu kết quả bài làm. Lưu ý phần c) lọc ra các bạn có điểm trung bình cả năm là một trong ba điểm cao nhất và các bạn có điểm trung bình là một trong hai điểm thấp nhất, lưu ý HS rằng sử dụng lệnh Number Filters (Top 10) thường sẽ không cho kết quả mong muốn. Trong trường hợp này cần nháy chuột để chọn 3 giá trị lớn nhất và 2 giá trị nhỏ nhất (sau khi nháy nút mũi tên ở tiêu đề cột dữ liệu) Hoạt động 2: Sắp xếp và lọc dữ liệu theo yêu cầu GV: Yêu cầu mở lại trang tính cac nuoc DNA và yêu cầu HS làm bài tập 2 GV: Yêu cầu 2 HS thực hành trên máy tính cá nhân, chiếu một số bài làm tốt HS cả lớp quan sát và đối chiếu kết quả GV có thể mở rộng yêu cầu HS sắp xếp theo 2-3 cột. Ví dụ, sắp xếp theo diện tích, dân số và mật độ dân số theo chiều tăng dần (hoặc giảm dần của từng cột). 1. Mục đích, yêu cầu: SGK-86 2. Nội dung Bài 1 SGK- 86 a) Thực hiện các thao tác sắp xếp theo điểm các môn học và điểm trung bình. b) Thực hiện các thao tác lọc dữ liệu để chọn các bạn có điểm 10 môn Tin học. c) Lọc ra các bạn có điểm trung bình cả năm là một trong ba điểm cao nhất và các bạn có điểm trung bình cả năm là một trong hai điểm thấp nhất. d) Hãy lọc ra 5 bạn có điểm trung bình cả năm cao nhất. Đóng bảng tính nhưng không lưu. Bài tập 2 (SGK -86) a) Mở bảng tính Cac nuoc DNA đã có trong Bài thuc hanh 6. b) Hãy sắp xếp các nước theo: - Diện tích tăng dần hoặc giảm dần. - Dân số tăng dần hặc giảm dần. - Mật độ dân số tăng dần hoặc giảm dần. c) Sử dụng công cụ lọc để - Cho biết 5 nước có diện tích lớn nhất; - Cho biết 3 nước có số dân ít nhất; - Cho biết 3 nước có mật độ dân số cao nhất. d) Củng cố, luyện tập (5') : GV: Nhận xét về cách thực hiện các thao tác trong bài làm của HS. Nhắc nhở và chốt lại một số lỗi HS còn vướng mắc trong quá trình thực hành. e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Ôn tập lại các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu - Thực hành lại trên máy tính (nếu có). Xem trước nội dung thực hành tiếp theo. 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 48. BÀI THỰC HÀNH 8 SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU (tt) Ngày soạn: 3/2/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: - Biết các thao tác sắp xếp dữ liệu - Biết cách lọc dữ liệu b) Về kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu - Thực hiện được việc lọc dữ liệu c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Luyện tập thực hành Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành c) Dạy nội dung bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 20' 20' Hoạt động 1: Tìm hiểu thêm về cách sắp xếp và lọc dữ liệu GV: Yêu cầu học sinh mở trang tính của bài tập 2. ? Chọn ô A17, thực hiện sắp xếp và lọc dữ liệu kết quả như thế nào? HS: Kết quả là vẫn thực hiện được sắp xếp và lọc dữ liệu ? Chọn ô B20, thực hiện sắp xếp và lọc dữ liệu kết quả như thế nào? HS: Máy thông báo lỗi và không thực hiện được sắp xếp và lọc dữ liệu ? Từ 2 thao tác trên em có thể rút ra kết luận gì? HS: Nếu nháy vào một ô bất kì ngoài danh sách dữ liệu, nhưng lại là sát với ô dữ liệu thì việc thực hiện thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu vẫn thành công, những nếu cách xa vùng dữ liệu một ô thi máy sẽ thông báo lỗi và thao tác thực hiện không thực hiện được. GV: Yêu cầu HS chèn thêm ít nhất một hàng trống vào giữa 2 nước Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma. HS: Thực hiện trên máy tính cá nhân. ? Nháy chuột chọn C3 và thực hiện sao chép và lọc dữ liệu, cho biết kết quả của thao tác? HS: Thực hiện và nhận xét: Nếu chèn thêm một hàng trống giữa 2 nước Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma, khi đó trang tính được coi như là có 2 bảng dữ liệu khác nhau. Do vậy, thao tác chọn ô C3 rồi thực hiện sắp xếp, lọc dữ liệu ngầm định chỉ thực hiện với bảng dữ liệu phía trên gồm các nước từ Bru-nây đến Ma-la-xi-a. GV: Chèn thêm ít nhất một cột trống vào giữa 2 cột D và cột E. HS: Thực hành ? Nháy chuột chọn C3 và thực hiện sao chép và lọc dữ liệu, cho biết kết quả của thao tác? HS: Kết quả tương tự như câu b, trang tính sẽ được chia thành 2 bảng và việc thực hiện sao chép và lọc dữ liệu ngầm định chỉ tiến hành sắp xếp, lọc như 2 bảng dữ liệu riêng biệt. Hoạt động 2: Bài tập thêm GV: Yêu cầu HS thực hiện: - Tạo danh sách tổ em gồm có các cột : Stt, họ đệm, tên, điểm KT 15' môn tin học - Sắp xếp họ tên học sinh theo thứ tự A, B, C - Lọc ra các bạn có điểm tin trên 8 điểm. HS: Thực hành GV: Quan sát và giải đáp thắc mắc (nếu có) 2. Nội dung (tt) Bài 3 SGK- 87 Tìm hiểu thêm về sắp xếp và lọc sữ liệu a) Sử dụng bảng tính của bài tập 2, hãy nháy vào một ô ở ngoài danh sách dữ liệu. Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu. Các thao tác đó có thực hiện được không? tại sao? b) Hãy chèn thêm ít nhất một hàng trống vào giữa hai nước Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma.Nháy chọn ô C3 và thực hiện một số thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu. Quan sát kiết quả nhận được và cho nhận xét. c) Hãy chèn thêm ít nhất một cột trống vào giữa cột D và cột E. Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu tương tự như câu b. Cho nhận xét về kết quả nhận được. d) Củng cố, luyện tập (3') : GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Ôn tập lại các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu - Ôn tập các kiến thức về định dạng trang tính, trình bày và in trang tính 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 49. ÔN TẬP Ngày soạn: 5/2/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Ôn tập về định dạnh trang tính, trình bày trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu, in trang tính b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng định dạng trang tính, trình bày trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu, in trang tính c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập c) Dạy nội dung bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 33' 10' Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV: Đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập HS: Nêu cách định dạng, chú ý biểu tượng và ý nghĩa của các nút lệnh trên thanh công cụ. HS: Trình bày và thực hành trên máy chiếu HS: Ghi nhớ tác dụng của các nút lệnh HS: Nêu và ghi nhớ cách sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu. Hoạt động 2: Bài tập GV: Chiếu đề bài HS: Đọc và trả lời các câu hỏi 1) Có thể Mai đã nháy nút B 2 lần hoặc Mai chưa chọn ô tính cần định dạng trước đó. 2) An, Anh, Biên, Bình, Chi, Cương, Đạt, Giang. I. Ôn tập lý thuyết: 1. Định dạng trang tính: - Nêu cách định dạng phông chữ cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ ? - Nêu cách căn lề trong ô tính ? - Nêu cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính ? - Lệnh nào dùng để tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số? 2. Trình bày và in trang tính: - Nêu cách thiết lập lề và hướng giấy in cho trang tính ? - Để xem trang tính trước khi in cần làm thế nào? - Nêu cách điều chỉnh ngắt trang? - Nêu cách in trang tính ? (In tất cả các trang, chỉ in một số trang, in một phần của trang tính) - Mục đích của việc xem trang tính trước khi in là gì ? 3. Sắp xếp và lọc dữ liệu - Thế nào là sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu ? Sắp xếp dữ liệu có tác dụng gì ? - Nêu cách sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần (hoặc giảm dần) - Nêu các bước lọc dữ liệu ? - Để lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) cần làm thế nào ? II. Bài tập 1) Trong một ô tính có từ " Sổ điểm" ở dạng chữ thường. Muốn trình bày từ đó ở dạng chữ đậm, Mai nháy nút B . Tuy nhiên kết quả vẫn là chữ thường như cũ. Em hãy giải thích lý do tại sao. 2) Giả sử có các dữ liệu trên trang tính như trong hình dưới đây: Nêu kết quả sau khi sắp xếp theo thứ tự tăng dần? d) Củng cố, luyện tập : Trong quá trình ôn tập e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Học bài, ôn tập lại các kiến thức đã học trong giờ - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45' 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 50. KIỂM TRA LÝ THUYẾT Ngày soạn: 6/2/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Kiểm tra khả năng lĩnh hội của HS về Phần mềm bảng tính Microsoft Excel qua các bài 6,7,8. b) Về kỹ năng: Rèn kĩ năng định dạng trang tính, trình bày trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu, in trang tính c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc. 2. Hình thức: Trắc nghiệm+ Tự luận 3. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cấp độ thấp cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Bài 6. Định dạng trang tính Biết sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng trang tính Câu 7 Số câu 1 1 Số điểm (Tỉ lệ%) 1,5 15% 1,5 15% Bài 7. Trình bày và in trang tính Biết cách xem trước khi in Biết điều chỉnh trang in bằng cách đặt lề và hướng giấy in Câu 1,2,3 Hiểu cách in trang tính Câu 4 Hiểu được mục đích của việc xem trang tính trước khi in Câu 8 Số câu 3 1 1 5 Số điểm (Tỉ lệ%) 1,5 15 % 0,5 5% 1 10% 3 30% Bài 8. Sắp xếp và lọc dữ liệu Biết các bước thực hiện sắp xếp dữ liệu Câu 5,6 Hiểu được thế nào là sắp xếp và lọc dữ liệu Câu 9 Biết các bước thực hiện lọc dữ liệu Câu 10 Lọc ra những hàng dữ liệu thoả mãn điều kiện cho trước Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm (Tỉ lệ%) 1 10% 1,5 15% 2 20% 1 10% 5,5 55% Tổng số câu 6 3 1 1 11 Tổng số điểm Tỉ lệ% 4 40% 3 30% 2 20% 1 10% 10 100% 4. Nội dung (câu hỏi): Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1. Sử dụng lệnh nào sau đây để xem trang tính trước khi in: Print B. Page layout C. Margins D. Full Screen Câu 2. Để thiết đặt lề trang tính cần thực hiện: A. Trên dải lệnh Page Layout chọn lệnh Page setup, chọn thẻ Margins B. Trên dải lệnh Page Layout chọn lệnh Page setup, chọn thẻ Page C. Trên dải lệnh Home chọn lệnh Page setup, chọn thẻ Margins D. Trên dải lệnh Home chọn lệnh Page setup, chọn thẻ Page Câu 3. Để thiết đặt hướng giấy in cần thực hiện : A. Trên dải lệnh Page Layout chọn lệnh Page setup, chọn thẻ Margins B. Trên dải lệnh Page Layout chọn lệnh Page setup, chọn thẻ Page C. Trên dải lệnh Home chọn lệnh Page setup, chọn thẻ Margins D. Trên dải lệnh Home chọn lệnh Page setup, chọn thẻ Page Câu 4. Để in trang tính, em chọn lệnh: File -> Print và thay đổi thông số như sau, việc thay đổi này có nghĩa là gì ? A. Chỉ in trang 1 B. Chỉ in trang 3 C. In từ trang 1 đến trang 3 D. In trang lẻ Câu 5. Để thực hiện sắp xếp dữ liệu, trước tiên em cần: A. Nháy chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần sắp xếp B. Nháy chọn một ô ngoài vùng có dữ liệu cần sắp xếp C. Nháy chuột vào tên sheet D. Nháy chuột vào dải lệnh Home Câu 6. Để sắp xếp dữ liệu giảm dần, em chọn lệnh nào sau đây: A. B. C. D. Tự luận: (7 điểm) Câu 7. (1,5 điểm) Hãy cho biết tác dụng của các lệnh sau trên dải lệnh Home Câu 8. (1 điểm) Mục đích của việc xem trang tính trước khi in là gì ? Câu 9. (1,5 điểm) Thế nào là sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu ? Sắp xếp dữ liệu có tác dụng gì ? Câu 10. (2 điểm) Trình bày các bước lọc dữ liệu. Câu 11. (1 điểm) Cho bảng tính sau: Em có thể lọc ra đồng thời các bạn có điểm 10 môn tin học và có điểm 9 môn Vật lý được không? Kết quả hiển thị những bạn nào ? 5. Đáp án: Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A B C A C Tự luận (7 điểm) Câu 7. (1,5 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 1. Định dạng phông chữ 2. Định dạng kiểu chữ gạch chân 3. Định dạng cỡ chữ 4. Định dạng màu chữ 5. Trộn ô và căn giữa 6. Giảm số các chữ số thập phân Câu 8. (1 điểm) Mục đích của việc xem trang tính trước khi in là cho phép kiểm tra trước những gì sẽ được in ra, kiểm tra xem trang tính có được trình bày hợp lí không và nếu in nhiều trang thì nội dung trên từng trang có được in đúng như mong muốn hay không. Từ đó em có thể điều chỉnh lại trang tính trước khi in, tránh lãng phí giấy và mực in. Câu 9. (1,5 điểm) *Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. (0,5 điểm) * Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó. (0,5 điểm) * Sắp xếp dữ liệu giúp ta dễ tìm kiếm và so sánh (0,5 điểm) Câu 10. (2 điểm) Trình bày các bước lọc dữ liệu: *Quá trình lọc dữ liệu gồm 2 bước: - Bước 1: Chuẩn bị: (1 điểm) + Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. + Mở dải lệnh Data, chọn lệnh Filter trong nhóm Sort&Filter. - Bước 2: Lọc (là bước chọn tiêu chuẩn để lọc). (1 điểm) + Nháy vào nút mũi tên trên hàng tiêu đề cột + Chọn các giá trị dữ liệu cần lọc trên danh sách hiện ra. + Nháy OK Câu 11. (1 điểm) Có thể lọc ra bạn có điểm 10 môn tin học và có điểm 9 môn Vật lý. Kết quả hiển thị bạn Phạm Thanh Bình 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra: Đã kiểm tra lại đề. Đề bài đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với khả năng của học sinh. Tiết 51. BÀI 9 TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ Ngày soạn:22/2/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: - Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ - Biết một số dạng biểu đồ thường dùng - Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu b) Về kỹ năng: Biết cách thực hiện vẽ biểu đồ với các thuộc tính ngầm định và bảng dữ liệu thích hợp có sẵn. c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài mới. c) Dạy nội dung bài mới: KĐ (3’) GV: Đưa ra hai hình ảnh về số học sinh giỏi của 1 lớp qua từng năm học có trên trang tính ? Theo em, trong hai cách trình bày dữ liệu như trên, cách nào dễ hiểu, dễ thu hút sự chú ý của người đọc và người đọc dễ ghi nhớ hơn? ? Giả sử ta dùng chương trình đồ họa để tạo hình ảnh minh họa dữ liệu như hình thứ hai thì khi dữ liệu trong bảng tính thay đổi, em sẽ gặp những khó khăn gì? GV: Trong bài học này ta sẽ tìm hiểu về cách trình bày dữ liệu bằng biểu đồ. TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 10' 5' 15' Hoạt động 1: Minh họa số liệu bằng biểu đồ GV: Ta có thể biểu diễn dữ liệu trong trang tính dưới dạng biểu đồ. HS: Quan sát biểu đồ phần khởi động ? Biểu đồ trên cho em thấy điều gì ngay từ lần quan sát đầu tiên ? HS: Dễ thấy sự thay đổi hàng năm của số học sinh giỏi đặc biệt là số học sinh giỏi nữ liên tục tăng... ? Đối với 2 cách trình bày thông tin trên thì em thấy cách nào dễ cho em có sự so sánh nhanh chóng hơn? HS: Đối với dữ liệu được biểu diễn dưới dạng biểu đồ thì giúp em dễ so sánh dữ liệu hơn, nhất là dự đoán xu thế tăng hoặc giảm của số liệu. ? Mục đích của việc sử dụng biểu đồ là gì? HS: Trả lời ? Theo em, việc biểu diễn dữ liệu trên trang tính bằng biểu đồ có những ưu điểm gì? HS: Trả lời GV: Giới thiệu các lệnh tạo biểu đồ có trong nhóm Charts trên dải lệnh Insert * GV: Vậy biểu đồ có những dạng nào? chúng ta tìm hiểu trong phần tiếp theo. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số dạng biểu đồ thường dùng ? Em hãy nêu một số dạng biểu đồ mà em biết? HS: Trả lời GV: Với chương trình bảng tính ta có thể tạo các biểu đồ có hình dạng khác nhau để biểu diễn dữ liệu. GV: Đưa ra một số dạng biểu đồ khác nhau: ? Khi nào cần sử dụng biểu đồ cột? ? Khi nào cần sử dụng biểu đồ đường gấp khúc? ? Khi nào cần sử dụng biểu đồ hình tròn? HS: Trả lời theo thông tin SGK *GV: Làm thế nào để tạo một biểu đồ trong phần mềm Excel? Tìm hiểu trong phần tiếp theo. Hoạt động 3: Tạo biểu đồ GV: Hướng dẫn tạo biểu đồ HS: Quan sát ? Hãy nêu các bước để tạo một biểu đồ? HS: Trả lời a) Chỉ định miền dữ liệu: GV: Chỉ định miền dữ liệu là cho chương trình biết em muốn biểu diễn dữ liệu gì trên biểu đồ. Trang tính có thể lưu rất nhiều dữ liệu khác nhau và trong nhiều trường hợp ta chỉ muốn biểu diễn phần dữ liệu quan trọng nhất đối với người xem. Ngầm định chương trình bảng tính sẽ chọn tất cả dữ liệu trong khối có ô tính được chọn. Nếu chỉ cần tạo biểu đồ từ một phần dữ liệu trong khối đó, em nên chỉ định cụ thể miền dữ liệu một cách rõ ràng trong bước này bằng cách chọn khối (hoặc các khối) ô tính có dữ liệu cần biểu diễn. ? Nêu thao tác chọn khối? HS: Trả lời GV: Thực hiện chọn khối và chọn miền dữ liệu để tạo biểu đồ. Trong trường hợp có nhiều dữ liệu (nhiều cột hoặc nhiều hàng) việc lựa chọn dữ liệu để biểu diễn là bước quan trọng để có biểu đồ đơn giản nhưng vẫn phản ánh được nội dung chính của dữ liệu. Diện tích miền vẽ của biểu đồ cũng có giới hạn, do vậy không nên biểu diễn quá nhiều thông tin chi tiết. GV đưa ra bảng dữ liệu: Từ bảng dữ liệu này có thể biểu diễn các biểu đồ: ? Hãy so sánh 2 biểu đồ trên? HS: Biểu đồ thứ nhất biểu diễn quá nhiều chi tiết nên giá trị của các số trong các cột rất khó nhận biết (Giá trị của các số trong cột tỉ lệ quá nhỏ so với giái trị các số trong cột sĩ số do đó chúng hầu như không được thể hiện trên biểu đồ). Còn ở biểu đồ thứ 2 khi nhìn vào ta có thể tính được tổng số HS giỏi của lớp, từ đó có thể suy ra được tỉ lệ số học sinh giỏi so với HS cả lớp. Mục tiêu chính của biểu đồ là biểu diễn số HS giỏi của các lớp nên không cần dữ liệu trong cột sĩ số. GV: Chốt lại: Tùy vào yêu cầu của đề bài mà ta chọn miền dữ liệu để biểu diễn bằng biểu đồ thích hợp. b) Chọn dạng biểu đồ GV: Biểu đồ cột là dạng biểu đồ đơn giản nhất. Em có thể chọn dạng biểu đồ khác để phù hợp hơn với yêu cầu minh họa dữ liệu. Việc chọn dạng biểu đồ thích hợp cũng góp phần minh họa dữ liệu một cách sinh động, dễ hiểu và trực quan hơn. ? Hãy quan sát ba hình sau và cho nhận xét về kiểu biểu đồ phù hợp nhất? HS: Biểu đồ phù hợp nhất là biểu đồ đầu tiên. Hai biểu đồ còn lại sẽ khó quan sát được số lượng HS giỏi nam nữ hoặc tổng cộng. GV nhấn mạnh: Không phải mọi dữ liệu hiện có của danh sách dữ liệu đều thích hợp để tạo biểu đồ, mà trước đó cần chọn hoặc xử lí để có dữ liệu thích hợp. Ngoài ra, tuỳ theo kiểu dữ liệu thì việc chọn dạng biểu đồ thích hợp để biểu diễn dữ liệu cũng rất quan trọng. 1. Minh họa số liệu bằng biểu đồ * Biểu đồ là cách biểu diễn dữ liệu một cách trực quan bằng các đối tượng đồ họa (các cột, đoạn thẳng...) * Mục đích của việc sử dụng biểu đồ: Cho phép biểu diễn tóm tắt nhiều dữ liệu chi tiết trên trang tính, giúp hiểu rõ hơn dữ liệu, dễ so sánh các dãy dữ liệu, đặc biệt là dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu trong tương lai. * Ưu điểm: - Dễ hiểu, dễ gây ấn tượng và người đọc ghi nhớ lâu hơn - Biểu đồ được tự động cập nhật khi dữ liệu thay đổi - Có nhiều dạng biểu đồ phong phú. 2. Một số dạng biểu đồ thường dùng - Biểu đồ cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột. - Biểu đồ đường gấp khúc: Dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu. - Biểu đồ hình tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể. 3. Tạo biểu đồ * Các bước tạo biểu đồ: B1: Chỉ định miền dữ liệu để biểu diễn bằng biểu đồ. B2: Chọn dạng biểu đồ trong nhóm lệnh Charts trên dải lệnh Insert. d) Củng cố, luyện tập (10') : GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu mở rộng về: - Điều chỉnh miền dữ liệu (SGK-97) - Sao chép biểu đồ vào văn bản Word GV: Yêu cầu HS thực hành bài tập 1 SGK-95, phần a và c e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'): - Ghi nhớ nội dung bài học, thực hành trên máy (nếu có). - Xem trước nội dung phần tiếp theo, tiếp tục tìm hiểu phần mở rộng. 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 52. BÀI 9 TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (tt) Ngày soạn: 24/2/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu b) Về kỹ năng: - Biết cách thực hiện vẽ biểu đồ với các thuộc tính ngầm định và bảng dữ liệu thích hợp có sẵn. - Biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo ra c) Về thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấn đề Vấn đáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ (5'): GV: Đưa ra bảng dữ liệu như hình sau: 1 HS lên nêu lại các bước tạo biểu đồ và thực hiện tạo biểu đồ trên bảng tính Excel. HS cả lớp quan sát, nhận xét c) Dạy nội dung bài mới: * ĐVĐ: (3') GV: Đưa ra thêm 1 hình ảnh kết hợp với biểu đồ HS đã vẽ: GV: Yêu cầu HS so sánh 2 biểu đồ từ đó đặt vấn đề vào bài mới: Làm thế nào để điền thêm các thông tin giải thích biểu đồ, thay đổi dạng biểu đồ... Các em sẽ tiếp tục tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay. TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 25' Hoạt động 1: Chỉnh sửa biểu đồ GV: Sau khi chỉ định miền dữ liệu và chọn dạng biểu đồ ở bài trước thì biểu đồ sẽ được tạo ra với các thông tin và cách trình bày ngầm định. Trong nhiều trường hợp, để biểu diễn dữ liệu một cách rõ ràng hơn, em có thể chỉnh sửa các thành phần của biểu đồ hoặc thêm thông tin bổ sung cho biểu đồ GV: Giới thiệu một số thành phần chính của biểu đồ: GV: Sau khi biểu đồ đã được tạo ra, có thể dạng biểu đồ đó chưa phải là thích hợp nhất để minh họa dữ liệu. Tuy nhiên, em không nhất thiết phải xóa biểu đồ và tạo biểu đồ mới mà chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an ki 2 sach moi_12531213.docx
Tài liệu liên quan