- Hãy cho biết công thức tính diện tích tam giác.
- Để tính được S tam giác thì cần phải biết gì trước?
- Cạnh và chiều cao tương ứng đấy người ta gọi là “các điều kiện cho trước”và yêu cầu của đề bài gọi “kết quả cần thu được”
- Tất cả các ý trên người ta gọi là xác định bài toán. Vậy thế nào là xác định bài toán
15 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5: TỪ BÀI TỐN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Tuần: 11
Tiết: 21
Ngày soạn: 7/10/2018
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- Biết khái niệm bài thuật tốn
- Biết các bước giải bài tốn trên máy tính
1.2. Kỹ năng:
- Phân tích phát huy ý tưởng của HS
- Rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác, cẩn thận trong công việc.
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích mơn học,
- Thấy được tầm quan trọng của tin học trong đời sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Xem trước bài ở nhà.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1. Ổn định lớp: (1 phút)
3.2. Kiểm tra bài cũ: khơng thực hiện
3.3. Tiến hành bài học:
Hoạt động 1: Bµi to¸n vµ x¸c ®Þnh bµi to¸n ( 20phút )
a. Phương pháp: hướng dẫn, phân tích, diễn giảng tích cực, vấn đáp
b. Các bước của hoạt động:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội Dung
GV- Em hãy cho biết thế nào là bài toán?
GV - Theo em, có phải là bài tập trong toán học mới gọi là bài toán không?
GV - Theo em bài tập vật Lý, Hóa học.. có phải là bài toán không?
GV - Để giải được 1 bài toán đã cho thì trước hết các em cần phải xác định được bài toán. Vậy xác định bài toán là gì? Để hiểu được vấn để này, các em quan sát ví dụ sau:
- Hãy cho biết công thức tính diện tích tam giác.
- Để tính được S tam giác thì cần phải biết gì trước?
- Cạnh và chiều cao tương ứng đấy người ta gọi là “các điều kiện cho trước”và yêu cầu của đề bài gọi “kết quả cần thu được”
- Tất cả các ý trên người ta gọi là xác định bài toán. Vậy thế nào là xác định bài toán?
GV - Chúng ta áp dụng những kiến thức trên vào máy tính như thế nào? Để biết điều đó chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung thứ 2.
- HS: Bài toán là 1 hay nhiều công việc nào đó, chúng ta cần phải giải quyết. thì gọi là bài toán..
- HS suy nghĩ trả lời
- HS trả lời: Cĩ
- HS: S=canh x chiều cao tương ứng.
- Cạnh và chiều cao tương ứng.
- HS: Chú lý lắng nghe.
- HS: Là ta cần xác định rõ: các điều kiện cho trước, kết quả cần thu được
1. Bµi to¸n vµ x¸c ®Þnh bµi to¸n
a) Khái niệm bài toán:
Bài tốn là 1 công việc hay 1 nhiệm vụ cần phải giải quyết.
Ví dụ: Bài tập toán, Lý, Hóa...
b. Xác định bài toán:
Ví dụ : Tìm diện tích hình tam giác.
- Điều kiện cho trước: Một cạnh và chiều cao tương ứng với cạnh đó.
- Kết quả thu được: Diện tích hình tam giác.
* Xác định bài toán: Tức là cần phải xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được.
Hoạt động 2: Qu¸ tr×nh gi¶i bµi to¸n trªn m¸y tÝnh (20 phút )
a. Phương pháp: Gợi ý HS tìm hiểu tạo sự tư duy logic, hướng dẫn, diễn giảng tích cực
b. Các bước của hoạt động:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội Dung
- Máy tính có tự động giải được bài toán không?
GV: Các em cũng đã biết máy tính là công cụ trợ giúp con người trong việc xử lí thông tin.
- Máy tính chỉ có thể thực hiện các công việc dưới sự chỉ dẫn của ai?
GV: để máy tính có thể giải được bài toán thì con người cũng phải chỉ dẫn cho máy tính thông qua các câu lệnh cụ thể.
GV: Vì vậy việc dùng máy tính để giải một bài toán nào đó chính là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được.
GV: Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán thường được gọi là thuật toán.
- Thuật toán là gì?
GV: Nhận xét và cho HS ghi bài.
GV: Để máy tính có thể hiểu và thực hiện được ta cần mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó.
GV: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm các bước sau:
- Xác định bài toán. xác định đâu là thông tin đã cho (INPUT), đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT).
- Mô tả thuật toán: tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiên.
- Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó.
-Như vậy để giải bài toán trên máy tính ta cần thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào?
GV: Cho HS ghi bài.
HS trả lời: không được.
HS lắng nghe.
HS trả lời: dưới sự chỉ dẫn của con người.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS trả lời: Thuật tốn là một dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán.
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
HS trả lời: 3 bước:
- Xác định bài toán.
- Mô tả thuật toán.
- Viết chương trình.
HS ghi bài.
2. Qu¸ tr×nh gi¶i bµi to¸n trªn m¸y tÝnh
* Khái niệm thuật toán:
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán.
- Quá trình giải toán trên máy tính gồm các bước sau:
+ Xác định bài toán: xác định đâu là thông tin đã cho (INPUT), đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT).
+ Mô tả thuật toán: tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiên.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1. Tổng kết (củng cố): ( 3 phút )
- Nh¾c l¹i kh¸i niƯm vỊ bµi to¸n.
- Quá trình giải toán trên máy tính gồm các bước nào?
- X¸c ®Þnh ®Çu vµo vµ ®Çu ra cđa bµi to¸n : TÝnh diƯn tÝch h×nh tam gi¸c, nÊu mét mãn ¨n, vỵt qua nĩt nghÏn giao th«ng.
Ngày tháng năm 2018
Duyệt của tổ trưởng
Thạch Nhung
- Tù ®a ra mét bµi to¸n råi x¸c ®Þnh ®Çu vµo vµ ®Çu ra cđa bµi to¸n ®ã.
4.2. Hướng dẫn học tập (dặn dị): (1 phút )
- Về nhà học bài, xem kĩ lại các ví dụ
- Xem trước nội dung cịn lại của bài
BÀI 5: TỪ BÀI TỐN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Tuần: 11
Tiết: 22
Ngày soạn: 7/10/2018
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- Biết xác định bài tốn là xác định các điều kiện cho trước (thơng tin vào- INPUT) và kết quả cần thu được (thơng tin ra – OUTPUT).
- Biết cách mơ tả thuật tốn bằng phương pháp liệt kê các bước
1.2. Kỹ năng:
- Xác định được Input, Output của bài tốn đơn giản
- Phân tích phát huy ý tưởng của HS
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc,
- Thấy được tầm quan trọng của tin học trong đời sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, sách giáo khoa
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Xem trước bài ở nhà.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1. Ổn định lớp: (1 phút)
3.2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
Câu hỏi
Trả lời
HS1/ Xác định bài tốn là gì?
Hãy xác định bài tốn: tính diện tích tam giác
- GV gọi Hs khác nhận xét
- Gv nhận xét là cho điểm
1/ Thuật tốn là gì? Quá trình giải bài tốn gồm mấy bước
- GV gọi Hs khác nhận xét
- Gv nhận xét là cho điểm
-Xác định bài toán: Tức là cần phải xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được.
- Điều kiện cho trước: Một cạnh và chiều cao tương ứng với cạnh đó.
- Kết quả thu được: Diện tích hình tam giác.
- Hs khác nhận xét
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán.
- Quá trình giải toán trên máy tính gồm các bước sau:
+ Xác định bài toán: xác định đâu là thông tin đã cho (INPUT), đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT).
+ Mô tả thuật toán: tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiên.
- Hs khác nhận xét
3.3. Tiến hành bài học:
Hoạt động 1: Thuật toán và mô tả thuật toán: (35 phút )
a. Phương pháp: Gợi ý HS tìm hiểu tạo sự tư duy logic, hướng dẫn, phân tích, diễn giảng tích cực, vấn đáp
b. Các bước của hoạt động:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội Dung
- GV: Có nhiều công việc chúng ta thường làm mà không phải suy nghĩ nhiều, tuy nhiên nếu hệ thống lại thì đó thực chất là những thuật toán. Chúng ta xét - ví dụ 1: Thuật toán pha trà mời khách.
- Em hãy xác định INPUT và OUTPUT?
- GV: Nhận xét.
- Hãy trình bày các bước thực hiện việc pha trà mời khách?
- GV: Nhận xét.
- GV: Việc liệt kê các bước như trên là một cách thường dùng để mô tả thuật toán. Nếu không có mô tả gì khác trong thuật toán, các bước của thuật toán được thực hiện một cách tuần tự theo trình tự như đã được chỉ ra.
GV: Cho HS ghi bài.
- GV: Mặc dù không được nêu rõ trong khái niệm thuật toán, song thuật toán phải được mô tả đủ cụ thể để bất kì đối tượng nào, với cùng khã năng và điều kiện như nhau, khi thực hiện thuật toán cũng đều đạt được kết quả như nhau. Chúng ta sẽ xét thêm một vài ví dụ để minh hoạ.
* Bài toán: giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0.
? Hãy xác định INPUT và OUTPUT của bài toán?
- GV: Gọi HS khác nhận xét.
- Hãy trình bày các bước giải bài toán?
- GV: nghĩa là khi máy tính giải sẽ thực hiện theo các bước.
+ Bước 1: Nếu b = 0 chuyển tới bước 3.
Bước 2: Tính nghiệm của phương trình x = - c /b và chuyển tới bước 4.
Bước 3: Nếu c = 0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c = 0), thông báo phương trình có vô số nghiệm.
- GV: HS ghi bài.
* Bài toán: làm món trứng tráng.
- Hãy xác định INPUT và OUTPUT của bài toán?
GV: Gọi HS khác nhận xét.
- Hãy trình bày các bước thực hiện việc làm món trứng tráng?
GV: Nhận xét và cho HS ghi bài.
- Qua 3 ví dụ trên em nào hãy cho biết định nghĩa hồn chỉnh của thuật toán là gì?
GV: Nhận xét và cho HS ghi bài.
HS lắng nghe.
HS trả lời:
- INPUT: trà, ấm, nước sôi, chén.
- OUTPUT: Chén trà đã pha để mời khách.
HS:
+ Bước 1: tráng ấm, chén bằng nước sôi.
+ Bước 2: Cho trà vào ấm.
+ Bước 3: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.
+ Bước 4: Rót trà ra chén để mời khách.
HS lắng nghe.
HS ghi bài.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS trả lời:
- INPUT: các số b và c.
- OUTPUT: Nghiệm của phương trình bậc nhất.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời:
+ Bước 1: Nếu b = 0 thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c = 0), thông báo phương trình có vô số nghiệm.
+ Bước 2: Tính nghiệm của phương trình x = - c /b
+ Bước 3: Nếu c = 0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c = 0), thông báo phương trình có vô số nghiệm.
Bước 4: Kết thúc.
- Lắng nghe
HS ghi bài.
HS trả lời:
- INPUT: Trứng, dầu ăn, muối và hành.
- OUTPUT: Trứng tráng.
HS khác nhận xét.
HS trả lời:
+ Bước 1: Đập trứng, tách vỏ và cho trứng vào bát.
+ Bước 2: Cho một chút muối và hành tươi thái nhỏ vào bát trứng. Dùng đũa quay mạnh cho đến khi đều.
+ Bước 3: Cho một thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng đều rồi đổ trứng vào. Đun tiếp trong khoảng 1 phút.
+ Bước 4: lật mặt trên của miếng trứng úp xuống dưới. Đun tiếp trong khoảng 1 phút.
+ Bước 5: lấy trứng ra đĩa.
HS ghi bài.
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
3) Thuật toán và mô tả thuật toán:
a. Bài toán pha trà mời khách:
- INPUT: trà, ấm, nước sôi, chén.
- OUTPUT: Chén trà đã pha để mời khách.
* Mơ tả thuật tốn
+ Bước 1: tráng ấm, chén bằng nước sôi.
+ Bước 2: Cho trà vào ấm.
+ Bước 3: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.
+ Bước 4: Rót trà ra chén để mời khách.
b. Bài toán: giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0.
- INPUT: các số b và c.
- OUTPUT: Nghiệm của phương trình bậc nhất.
* Mơ tả thuật tốn
+ Bước 1: Nếu b = 0 chuyển tới bước 3.
+ Bước 2: Tính nghiệm của phương trình x = - c /b và chuyển tới bước 4.
+ Bước 3: Nếu c = 0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c = 0), thông báo phương trình có vô số nghiệm.
+ Bước 4: Kết thúc.
c. Bài toán: làm món trứng tráng.
- INPUT: Trứng, dầu ăn, muối và hành.
- OUTPUT: Trứng tráng.
* Mơ tả thuật tốn
Bước 1: Đập trứng, tách vỏ và cho trứng vào bát.
Bước 2: Cho một chút muối và hành tươi thái nhỏ vào bát trứng. Dùng đũa quay mạnh cho đến khi đều.
Bước 3: Cho một thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng đều rồi đổ trứng vào. Đun tiếp trong khoảng 1 phút.
Bước 4: lật mặt trên của miếng trứng úp xuống dưới. Đun tiếp trong khoảng 1 phút.
Bước 5: lấy trứng ra đĩa.
@ Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
Ngày tháng năm 2018
Duyệt của tổ trưởng
Thạch Nhung
4.1. Tổng kết (củng cố): (3 phút )
- Thuật tốn là gì?
- Hãy mô tả thuật toán tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
4.2. Hướng dẫn học tập (dặn dị): (1 phút )
- Về nhà học bài, xem trước hai mục còn lại của bài.
BÀI 5: TỪ BÀI TỐN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Tuần: 12
Tiết: 23
Ngày soạn: 9/10/2018
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- Xác định được Input, Output của bài tốn đơn giản
- Biết mơ tả thuật tốn bằng phương pháp liệt kê
- Hiểu thuật tốn tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của dãy số
1.2. Kỹ năng:
- Phân tích phát huy ý tưởng của HS
- Rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác, cẩn thận trong công việc.
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích mơn học,
- Thấy được tầm quan trọng của tin học trong đời sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Xem trước bài ở nhà.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1. Ổn định lớp: (1 phút)
3.2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi
Trả lời
- Thuật tốn là gì? Em hãy mơ tả thuật tốn nấu cơm điện.
- Gv gọi Hs khác nhận xét
- Gv nhận xét, cho điểm
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
- HS trình bày các bước nấu cơm điện
- HS khác nhận xét
3.3. Tiến hành bài học:
Hoạt động 1: Một số ví dụ về thuật toán: (31 phút)
a. Phương pháp: hướng dẫn, phân tích, diễn giảng tích cực, vấn đáp
b. Các bước của hoạt động:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội Dung
* VD 2/ SGK
- GV: Gọi HS đọc ví du ï2 trong SGK.
- Hãy xác định INPUT và OUTPUT của bài toán?
S2
S1
- GV: Gọi HS khác nhận xét.
- Hãy trình bày các bước để tính diện tích hình A?
- GV: Gọi HS khác nhận xét.
- GV: Nhận xét và cho HS ghi bài.
- GV: Trong biểu diễn thuật toán, người ta cũng thường sử dụng kí hiệu ß để chỉ phép gán giá trị của một biểu thức cho một biến.
GV: Chúng ta xét ví dụ tiếp theo.
* Ví dụ 3: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
? Hãy xác định INPUT và OUTPUT của bài toán?
- GV: Gọi HS khác nhận xét.
- GV: Để giải bài toán này ta dùng một biến Sum để lưu giá trị của tổng. Việc tính Sum có thể được thực hiện như sau: đầu tiên ta gán cho Sum có giá trị bằng 0. Tiếp theo lần lượt thêm các giá trị 1,2,3, , 100 vào Sum. Thuật toán như sau:
Bước 1: SUM ß 0
Bước 2: SUM ß SUM + 1
Bước 101: SUM ß SUM + 100
- Em có nhận xét gì về việc mô tả thuật toán trên?
- Trong tất cả các bước trên em thấy có gì giống nhau?
GV: Mặt khác việc cộng thêm số i vào SUM chỉ được thực hiện khi i không vượt quá 100. Vì vậy thuật toán tìm SUM được mô tả ngắn gọn hơn như sau:
Bước 1: SUM ß 0 ; i ß 0
Bước 2: i ß i + 1
Bước 3: Nếu i <= 100, thì SUM ß SUM + i và quay lại bước 2.
Bước 4: Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
GV: Cho HS ghi bài.
* ví dụ 4: đổi giá trị của hai biến x và y.
- Hãy xác định INPUT và OUTPUT của bài toán?
- GV: Trong bài 2 của bài thực hành 3, chúng ta đã tìm hiểu và viết chương trình hoán đổi các giá trị của hai biến x và y. Ví dụ này sẽ mô tả thuật toán để viết chương trình đó. (GV nhắc lại cách hốn đổi)
- Ta có thể thực hiện trực tiếp hai phép gán x ß y và y ß x được không? Tại sao?
- GV: Vì thế ta cần dùng một biến trung gian, ví dụ biến z để lưu tạm thời giá trị của biến x. Do vậy ta có thuật toán sau:
Bước 1: z ß x
Bước 2: x ß y
Bước 3: y ß z
- GV: Cho HS quan sát hình 31 SGK và giải thích về 3 lệnh gán trên.
GV: Cho HS ghi bài.
- HS đọc ví dụ trong SGK.
- HS trả lời:
+ INPUT: Số a là ½ chiều rộng của hình chữ nhật và là bán kính của hình bán nguyệt, b là chiều dài của hình chữ nhật.
+ OUTPUT: Diện tích của hình A.
- HS trả lời:
+ Bước 1: Tính diện tích hình chữ nhật S1 ß 2ab.
+ Bước 2: Tính diện tích hình bán nguyệt S2 ß a2/2
Bước 3: S ß S1 + S2 và kết thúc.
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe.
HS trả lời:
- INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1,2,3,,100.
- OUTPUT: Giá trị của tổng 1 + 2 + 3 + + 100.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Mô tả quá dài dòng.
- HS trả lời: Trong tất cả các bước trên chỉ có một phép toán được thực hiện đó là cộng thêm vào SUM lần lượt các giá trị 1,2,3, , 100.
- HS lắng nghe.
- HS ghi bài.
- INPUT: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là a và b.
- OUTPUT: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: không được vì sau khi thực hiện hai lệnh gán trên thì x và y cùng có giá trị ban đầu của y.
- HS lắng nghe.
HS quan sát và lắng nghe.
HS ghi bài.
4) Một số ví dụ về thuật toántoán:
Ví dụ 2:
- INPUT: Số a là ½ chiều rộng của hình chữ nhật và là bán kính của hình bán nguyệt, b là chiều dài của hình chữ nhật.
- OUTPUT: Diện tích của hình A.
Bước 1: Tính diện tích hình chữ nhật S1 ß 2ab.
Bước 2: Tính diện tích hình bán nguyệt S2 ß a2/2
Bước 3: S ß S1 + S2 và kết thúc.
Ví dụ 3: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
- INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1,2,3,,100.
- OUTPUT: Giá trị của tổng 1 + 2 + 3 + + 100.
Bước 1: SUM ß 0 ; i ß 0
Bước 2: i ß i + 1
Bước 3: Nếu i <= 100, thì SUM ß SUM + i và quay lại bước 2.
Bước 4: Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
Ví dụ 4: đổi giá trị của hai biến x và y.
- INPUT: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là a và b.
- OUTPUT: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.
Bước 1: z ß x
Bước 2: x ß y
Bước 3: y ß z
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1. Tổng kết (củng cố): ( 7 phút )
- Yêu cầu HS xem và trả lời câu hỏi BT5/SGK
- GV hướng dẫn HS
- Kết quả:
Thuật tốn tính tổng các phần tử của dãy số A = {a1, a2,..., an} cho trước.
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an.
OUTPUT: Tổng S = a1 + a2 +... + an.
Bước 1: S ¬ 0; i ¬ 0.
Bước 2: i ¬ i + 1.
Bước 3: Nếu i ≤ n, S ¬ S + ai và quay lại bước 2.
Ngày tháng năm 2018
Duyệt của tổ trưởng
Thạch Nhung
Bước 4: Thơng báo S và kết thúc thuật tốn.
4.2. Hướng dẫn học tập (dặn dị): (1 phút )
- Về nhà học bài, xem trước hai ví dụ 5 và 6
- Làm các bài tập 1, 2, 3 SGK
BÀI 5: TỪ BÀI TỐN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Tuần: 12
Tiết: 24
Ngày soạn: 9/10/2018
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- Hiểu thuật tốn tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của dãy số
1.2. Kỹ năng:
- Phân tích phát huy ý tưởng của HS
- Rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác.
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích mơn học, cẩn thận trong công việc.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Xem trước bài ở nhà.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1. Ổn định lớp: (1 phút)
3.2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài tốn sau:
Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần.
Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước.
Tìm số các số cĩ giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho.
3.3. Tiến hành bài học:
Hoạt động 1: Một số ví dụ về thuật toán: (30 phút)
a. Phương pháp: Gợi ý HS tìm hiểu tạo sự tư duy logic, hướng dẫn, phân tích, diễn giảng tích cực
b. Các bước của hoạt động:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội Dung
- GV: Ta xét ví dụ 5: Cho hai số thực a và b. Hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “ a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”.
- Hãy xác định INPUT và OUTPUT của bài toán?
- GV: để giải quyết bài toán ta có thuật toán sau:
+ Bước 1: Nếu a > b, kết quả là “a lớn hơn b”.
+ Bước 2: Nếu a < b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; Ngược lại, kết quả là “a bằng b” và kết thúc thuật toán.
- GV: Nếu ta thử lại các bước trên với a = 6 và b = 5, ta sẽ thấy sau hai bước ta nhận được hai kết quả. Do đó để có kết quả đúng, ta cần mô tả chính xác hơn điều kiện kết thúc thuật toán như sau:
+ Bước 1: Nếu a > b, kết quả là “a lớn hơn b” và chuyển đến bước 3.
+ Bước 2: Nếu a < b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; Ngược lại, kết quả là “a bằng b”.
+ Bước 3: Kết thúc thuật toán.
GV: Cho HS ghi bài.
GV: Xét ví dụ 6: Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2, an cho trước.
- Hãy xác định INPUT và OUTPUT của bài toán?
- GV: Ta dùng biến MAX để lưu giá trị phần tử lớn nhất của dãy A. Đầu tiên ta gán giá trị a1 cho biến MAX, tiếp theo lần lượt so sánh các số a2, , an của dãy A với MAX. Nếu a1 > MAX, ta gán ai cho MAX. Ta có thuật toán sau:
+ Bước 1: MAX ß a1 ; i ß 1
+ Bước 2: i ß i + 1
+ Bước 3: Nếu i > n, chuyển đến bước 5.
+ Bước 4: Nếu ai > MAX , MAX ß ai . Quay lại bước 2.
+ Bước 5: Kết thúc thuật toán.
GV: Cho HS ghi bài.
- GV: Minh hoạ thuật toán trên với trường hợp chọn thỏ lớn nhất trong bốn chú thỏ.
- Yêu cầu HS quan sát hình thỏ SGK và hướng dẫn cho HS hiểu bài.
- INPUT: Hai số thực a và b.
- OUTPUT: Kết quả so sánh.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS ghi bài.
HS trả lời:
- INPUT: Dãy A các số a1, a2, , an. (n >= 1).
- OUTPUT: Giá trị MAX = max(a1, a2, , an).
- HS lắng nghe.
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe
4) Một số ví dụ về thuật toántoán:
* Ví dụ 5: Cho hai số thực a và b. Hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “ a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”.
- INPUT: Hai số thực a và b.
- OUTPUT: Kết quả so sánh.
Bước 1: Nếu a > b, kết quả là “a lớn hơn b” và chuyển đến bước 3.
Bước 2: Nếu a < b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; Ngược lại, kết quả là “a bằng b”.
Bước 3: Kết thúc thuật toán.
* Ví dụ 6: Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2, an cho trước.
- INPUT: Dãy A các số a1, a2, , an. (n >= 1).
- OUTPUT: Giá trị MAX = max(a1, a2, , an).
Bước 1: MAX ß a1 ; i ß 1
Bước 2: i ß i + 1
Bước 3: Nếu i > n, chuyển đến bước 5.
Bước 4: Nếu ai > MAX , MAX ß ai . Quay lại bước 2.
Bước 5: Kết thúc thuật toán.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1. Tổng kết (củng cố): ( 8 phút )
- Yêu cầu HS thảo luận nhĩm và trả lời câu hỏi BT3/SGK
- HS đại diện nhĩm ghi kết quả lên bảng
- Nhận xét, hướng dẫn trả lời kết quả
- Kết quả:
Mơ tả thuật tốn:
INPUT: Ba số dương a >0, b >0 và c >0.
OUTPUT: Thơng báo “a, b và c cĩ thể là ba cạnh của một tam giác” hoặc thơng báo “a, b và c khơng thể là ba cạnh của một tam giác”.
Bước 1: Tính a + b. Nếu a + b ≤ c, chuyển tới bước 5.
Bước 2: Tính b + c. Nếu b + c ≤ c, chuyển tới bước 5.
Bước 3: Tính a + c. Nếu a + c ≤ b, chuyển tới bước 5.
Bước 4: Thơng báo “a, b và c cĩ thể là ba cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật tốn.
Bước 5: Thơng báo “a, b và c khơng thể là ba cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật tốn.
4.2. Hướng dẫn học tập (dặn dị): (1 phút )
- Về nhà học bài
- Giải các câu hỏi bài tập cịn lại
- Xem lại bài 5 : các bước gải bài tốn, mơ tả thuật tốn, xem lại các ví dụ tiết sau làm bài tập về xác định bài tốn và mơ tả thuật tốn
Ngày tháng năm 2018
Duyệt của tổ trưởng
Thạch Nhung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 21, 22, 23,24 tuan 11.12 Từ bài toán đến chương trình.doc