Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Bài 9: Cấu trúc lặp

1) Giáo viên:

- Lập kế hoạch bài dạy chu đáo, đọc kỹ tài liệu hướng dẫn học (TLHDH) trước khi lên lớp; đồ dùng và phương tiện dạy học đầy đủ: phòng máy tính với các máy tính được cài đặt sẵn phần mềm Free Pascal, máy chiếu

2) Học sinh:

- Chuẩn bị trước bài học, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Bài 9: Cấu trúc lặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN 2. LÀM QUEN VỚI NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BẬC CAO PASCAL Tuần 29 Tiết 55, 56 Ngày chuẩn bị: 15/3/2018 Bài 9. CẤU TRÚC LẶP (02 tiết) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Như tài liệu HD học Tin học lớp 8, trang 161. Kĩ năng: Như tài liệu HD học Tin học lớp 8, trang 161. Thái độ, phẩm chất: Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong học tập .. Yêu thích môn học; nhân ái, khoan dung; tự lập, tự tin, tự chủ. Năng lực cần hình thành: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm; NL lập trình, II/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Lập kế hoạch bài dạy chu đáo, đọc kỹ tài liệu hướng dẫn học (TLHDH) trước khi lên lớp; đồ dùng và phương tiện dạy học đầy đủ: phòng máy tính với các máy tính được cài đặt sẵn phần mềm Free Pascal, máy chiếu Học sinh: - Chuẩn bị trước bài học, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ. III/ THỰC HIỆN TIẾT DẠY: *Ngày dạy: Tiết Lớp - Ngày dạy 8C 8B 8A 8D 8Đ 55 56 *Phân chia bài dạy Tiết 55: Từ đầu cho đến hết phần B-C.2). Tiết 56: Toàn bộ các nội dung còn lại. IV/ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HĐ của HS HĐ của GV Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7 ph) *PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. *KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não *Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. *Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao. *Các hs tìm hiểu kĩ nội dung nhiệm vụ được giao, thảo luận và trả lời câu hỏi. *Cử đại diện nhóm phát biểu trước lớp. *Hs hoàn thành – hoàn thiện sản phẩm của mình. * Gv giao nhiệm vụ cho HS: -Đọc thông tin trong SHD và trả lời câu hỏi. (?)Chương trình kiểm tra tính chẵn lẻ ở SHD thực hiện những việc gì? (?) Mỗi lần thực hiện chương trình chỉ kiểm tra được mấy số? Để kiểm tra được nhiều số thì phải làm thế nào? Cách làm như vậy có nhược điểm gì? (?) Ta cần một chương trình như thế nào để khắc phục được nhược điểm đó? Với những lệnh Pascal đã học, em có viết được chương trình như vậy không? *Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần. *Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm) *Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình. KQ: + Chương trình thực hiện ba việc sau đây: -Hiển thị thông báo: ‘Hãy gõ một số nguyên’; -Chờ người dùng nhập số nguyên x; -Hiển thị thông báo: ‘Đó là số chẵn’ hoặc ‘Đó là số lẻ’. + Mỗi lần thực hiện chương trình chỉ kiểm tra được một số. Để kiểm tra nhiều số thì phải thực hiện chương trình nhiều lần do đó bất tiện và mất thời gian. + Ta cần một ch/tr tự động lặp đi lặp lại ba việc trên cho đến khi nào người dùng muốn dừng mới thôi. B.C - HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC và LUYỆN TẬP(40 ph) 1) Lặp với số lần không biết trước: lệnh While - Do *PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề, luyện tập – thực hành *KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não *Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ICT. + Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao. -Các Hs đọc kĩ nội dung trong SHD và thống nhất kết quả trong nhóm. + Một vài nhóm hs báo cáo KQ làm được trước lớp. * Gv giao nhiệm vụ cho HS: -Đọc thông tin trong SHD –tr 162, 163 để biết khái niệm và cú pháp của lệnh lặp While – do trong Pascal, sau đó áp dụng để làm BT tiếp theo. * Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần. * Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp. * Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình. KQ: a) *Cú pháp câu lệnh While-do như sau: while do ; trong đó: thường là một một biểu thức có giá trị Boolean; có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép. *Câu lệnh lặp này được thực hiện như sau: Máy tính sẽ kiểm tra , nếu điều kiện đúng thì thực hiện sau đó thực hiện tiếp vòng lặp sau, nghĩa là lại quay về kiểm tra . Vòng lặp chỉ kết thúc khi điều kiện sai, khi đó máy tính chuyển sang thực hiện lệnh tiếp theo. Nếu sai ngay từ đầu thì không được thực hiện một lần nào cả. b) TH làm theo trong sách HDH. *BT1: a) - là (x 0) - là giữa hai từ khóa begin và end; b) -Nếu thay số 1 bằng những giá trị khác với 0, như 2, 3, 4, thì ch/tr không thay đổi gì. - Nếu thay bằng số 0 thì kết thúc lệnh lặp và kết thúc ch/tr. *BT2: -Đoạn ch/tr trong SHD cho kết quả: in ra các số từ 1 đến 9. 2) Lặp với số lần biết trước: lệnh For *PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề, luyện tập – thực hành *KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não *Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ICT. + Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao. -Các Hs đọc kĩ nội dung trong SHD và thống nhất kết quả trong nhóm. + Một vài nhóm hs báo cáo KQ làm được trước lớp. * Gv giao nhiệm vụ cho HS: -Đọc thông tin trong SHD –tr 164, 165 để biết lệnh lặp for trong Pascal, sau đó áp dụng để làm BT tiếp theo. * Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần. * Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp. * Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình. KQ: *) Cú pháp câu lệnh lặp: for := to do ; Trong đó: - : là biến thuộc kiểu dữ liệu đếm được: integer, char; - , : là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm. Giá trị cuối phải lớn hơn hoặc bằng giá trị đầu; *) Sự hoạt động: (SHD) *) Một số VD minh họa: a) For i:= 1 to 5 do writeln (‘chao cac ban’); b) For i:= 1 to 20 do begin writeln (‘chao cac ban’); delay(200) end; *BT3: Kết quả chayjch/tr trên là in ra màn hình các số từ 1 đến 25. *BT 4: D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 ph) *PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề, luyện tập – thực hành *KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não *Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ICT. BT + Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao. -Các Hs đọc kĩ nội dung BT ở mục D trong SHD và TH, làm BT trên máy tính. + Một vài nhóm hs báo cáo KQ làm được trước lớp. * Gv giao nhiệm vụ cho HS: -Đọc thông tin về BT ở mục D trong SHD –tr 165 và TH làm BT trên máy tính. * Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần. * Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp. * Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình. KQ: KQ: E - HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 ph) + Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: HS tự tìm hiểu hoặc trao đổi –hỏi người khác để thực hiện nhiệm vụ được giao. + HS chia sẻ kết quả với người khác và báo cáo thành tích làm được với thầy cô giáo. + Hs hoàn thành – hoàn thiện sản phẩm của mình * Gv giao nhiệm vụ về nhà cho HS: -Các em HS hãy đọc thông tin mục E trong SHDH làm BT trên máy tính. * Gv có thể trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần. * Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm) ở tiết học sau. * Gv nx, đánh giá kết quả để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình. KQ: KQ: (HS tự làm) KQ: Lạc Đạo, ngày . tháng năm 2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHDHCN-Tin hoc 8 - Tuan 29.doc
Tài liệu liên quan