Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Ôn tập học kì II

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 ph)

*PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề.

*KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não

*Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ICT.

*Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

*Các hs tìm hiểu kĩ nội dung nhiệm vụ được giao, thảo luận và trả lời câu hỏi.

*Cử đại diện nhóm phát biểu trước lớp.

*Hs hoàn thành – hoàn thiện sản phẩm của mình. * Gv giao nhiệm vụ cho HS:

-Nhớ lại (xem lại) các nội dung đã học trong SHDH ở mô đun 2 và tả lời các câu hỏi sau:

(?) Các em đã được học những nội dung kiến thức cơ bản nào về ngôn ngữ lập trình bậc cao Pascal.

*Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.

*Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm)

*Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình và chuyển ý sang hđ tiếp theo.

 KQ:

(Hs tự trả lời)

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Ôn tập học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Tiết 63, 64 Ngày chuẩn bị: 13/4/2018 ÔN TẬP HỌC KÌ II (02 tiết) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hóa toàn bộ các kiến thức đã học về ngôn ngữ lập trình bậc cao Pascal như: cấu trúc của một chương trình Pascal, các lệnh nhập, xuất dữ liệu, các kiểu dữ liệu của Pascal, hằng và biến, lệnh gán và biểu thức, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp, mảng một chiều... Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng lập trình: sử dụng thành thạo các câu lệnh trong các tình huống cơ bản ... Thái độ, phẩm chất: Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong học tập .. Yêu thích môn học; nhân ái, khoan dung; tự lập, tự tin, tự chủ. Năng lực cần hình thành: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm; NL lập trình, II/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Lập kế hoạch bài dạy chu đáo, đọc kỹ tài liệu hướng dẫn học (TLHDH) trước khi lên lớp; đồ dùng và phương tiện dạy học đầy đủ: phòng máy tính với các máy tính được cài đặt sẵn phần mềm Free Pascal, máy chiếu Học sinh: - Chuẩn bị trước bài học, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ. III/ THỰC HIỆN TIẾT DẠY: *Ngày dạy: Tiết Lớp - Ngày dạy 8C 8B 8A 8D 8Đ 61 62 *Phân chia bài dạy Tiết 63: Từ đầu cho đến hết phần B.II.1). Tiết 64: Toàn bộ các nội dung còn lại. IV/ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HĐ của HS HĐ của GV Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 ph) *PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề. *KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não *Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ICT. *Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao. *Các hs tìm hiểu kĩ nội dung nhiệm vụ được giao, thảo luận và trả lời câu hỏi. *Cử đại diện nhóm phát biểu trước lớp. *Hs hoàn thành – hoàn thiện sản phẩm của mình. * Gv giao nhiệm vụ cho HS: -Nhớ lại (xem lại) các nội dung đã học trong SHDH ở mô đun 2 và tả lời các câu hỏi sau: (?) Các em đã được học những nội dung kiến thức cơ bản nào về ngôn ngữ lập trình bậc cao Pascal. *Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần. *Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm) *Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình và chuyển ý sang hđ tiếp theo. KQ: (Hs tự trả lời) *KQ: Những nội dung kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình bậc cao Pascal trong mô đun 2: - Cấu trúc của một ch/tr pascal. - Các lệnh nhập, xuất dữ liệu. - Các kiểu dữ liệu. - Hằng và biến. - Lệnh gán và biểu thức. - Cấu trúc rẽ nhánh. - Cấu trúc lặp. - Mảng một chiều. B - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP, LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG – THỰC HÀNH(80 ph) I) ÔN TẬP LÍ THUYẾT (35 ph) *PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề, luyện tập *KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não *Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ICT. + Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: Các nhóm hs đọc kĩ nội dung trong SHDH, thảo luận và trả lời các câu hỏi. + Đại diện các nhóm hs báo cáo kết quả + Hs hoàn thành – hoàn thiện sản phẩm của mình. * Gv giao nhiệm vụ cho HS: -E hãy tìm, xem lại những thông tin đã học trong sách HDH để trả lời câu hỏi sau: ?1) Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về cấu trúc của một ch/tr Pascal? Từ khóa? Tên? ?2) Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về các lệnh nhập, xuất dữ liệu ? ?3) Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về các kiểu dữ liệu? ?4) Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về hằng và biến? ?5) Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về lệnh gán và biểu thức? ?6) Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về cấu trúc rẽ nhánh? ?7) Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về cấu trúc lặp? ?8) Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về mảng một chiều? * Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần. * Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm) * Gv nx và định hướng kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình. 1- Cấu trúc của một ch/tr pascal 2- Các lệnh nhập, xuất dữ liệu 3- Các kiểu dữ liệu 4- Hằng và biến 5- Lệnh gán và biểu thức 6- Cấu trúc rẽ nhánh 7- Cấu trúc lặp 8- Mảng một chiều. *KQ: 1- Cấu trúc của một ch/tr pascal. (+) Cấu trúc chương trình Pascal gồm: -Dòng tiêu đề: gồm có từ khóa program và tiêu đề cách nhau ít nhất một dấu cách, tiếp theo là dấu chấm phẩy ... (có thể không có dòng tiêu đề) -Phần khai báo biến: ... -Phần thân chương trình: Bắt đầu bằng từ khóa Begin .... và kết thúc bởi từ khóa End và dấu chấm. -Lời chú thích: {} hoặc (* *) (+) Một số từ khóa trong Pascal: -program, begin, end, while... do, if, then, else, repeat, until, while .. for, ... (+) Quy tắc đặt tên trong Pascal: -Phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới. -Tiếp theo là chữ cái, dấu gạch dưới hoặc chữ số. -Dài không quá 255 kí tự. -Không trùng với từ khóa. 2- Các lệnh nhập, xuất dữ liệu. a) Lệnh xuất dữ liệu: -Câu lệnh writeln dùng để hiển thị dữ liệu lên màn hình: Writeln(biểu thức 1, biểu thức 2, ..., biểu thức cuối); trong đó biểu thức có thể là một giá trị số, một dòng thông báo, một biểu thức toán học, các biểu thức cách nhau bằng dấu phẩy, dòng thông báo; riêng dòng thông báo hay chuỗi kí tự phải đặt trong cặp dấu nháy đơn. *Gv giải thích ý nghĩa của các lệnh: -Lệnh writeln có tác dụng viết lên màn hình xong thì xuống dòng. -Lệnh write có tác dụng viết lên màn hình xong thì không xuống dòng. * Writeln(‘gia tri cua R la:’, R:10:4) -Lệnh trên cho kq giá trị của R sau dấu hai chấm có 10 chỗ dành cho R trong đó 4 chỗ cho phần thập phân. b) Lệnh nhập dữ liệu: -Câu lệnh readln dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím: readln(biến 1, biến 2, ..., biến cuối); . trong đó: biến 1, biến 2, ..., biến cuối có thể là một giá trị số, kí tự; mỗi một biến cách nhau bằng cách nhấn phím enter hoặc phím cách hoặc phím Tab. -VD: readln (a, b, c); (với lệnh này ta phải nhập 3 giá trị cho 3 biến a, b, c; mỗi giá trị cách nhau bằng cách nhấn phím enter hoặc phím cách hoặc Tab *Gv giải thích thêm ý nghĩa của một số lệnh khác: -Lệnh Ues crt để nạp thư viện chuẩn Crt vào chương trình, nhờ đó ch/tr có thể sử dụng được các lệnh trong thư viện này. -Lệnh clrscr nằm trong thư viện Crt có tác dụng xóa màn hình. -Lệnh readln dùng để dừng ch/tr cho người dùng quan sát kq trên màn hình, khi quan sát xong nhấn enter ch/tr sẽ tiếp tục thực hiện. 3- Các kiểu dữ liệu. a) Kiểu dữ liệu số nguyên (Integer): -Miền giá trị: từ -32768 đến +32768; -Phép toán số học: “+”, “-”, “*’, “/”, DIV (chia lấy phần nguyên), MOD (chia lấy phần dư). -Phép toán quan hệ: , =; =, . *Ví dụ : số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện,... b) Kiểu dữ liệu số thực (Real): -Miền giá trị: từ -3,4x1038 đến đến 3,4x1038 ; (độ chính xác: 1,5x 10-45. -Phép toán số học: “+”, “-”, “*’, “/”. -Phép toán quan hệ: , =; =, . *Ví dụ: chiều cao của bạn Bình, điểm trung bình môn Toán,... *) Một số VD: -VD1: 9 DIV 2 = 4; 9 MOD 2 = 1; *Lưu ý: với phép chia, Pascal quy định: phép chia hai giá trị integer cho nhau sẽ cho kq thuộc kiểu Real. c) Kiểu dữ liệu kí tự Char +Thông tin được biểu diễn dưới các dòng văn bản – các kí tự được gọi là kiểu dữ liệu Character – kiểu dữ liệu kí tự Char. +Mỗi kiểu dữ liệu kí tự phải được đặt trong hai dấu nháy đơn. +Miền giá trị của kiểu Char: gồm các chữ cái từ a đến z, các chữ số từ 0 đến 9,các dấu (chấm, phẩy, ngoặc, ...), dấu cách và những kí hiệu khác. d) Kiểu dữ liệu String: +Kiểu dữ liệu String: gồm các xâu kí tự có độ dài không vượt quá 255 kí tự. +Mỗi giá trị thuộc kiểu String phải được đặt trong hai dấu nháy đơn. e) Kiểu dữ liệu Boolean +Thông tin diễn tả tính chất đúng-sai của dữ liệu được gọi là Kiểu dữ liệu Boolean – kiểu logich +Kiểu Boolean chỉ gồm hai giá trị kí hiệu là TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai). +VD: -Biểu thức: (3<5) có giá trị là TRUE. - Biểu thức: (3>5) có giá trị là FALSE. +Các phép toán so sánh đều cho kết quả thuộc kiểu Boolean. +Các phép toán trên kiểu Boolean gồm: AND, OR, NOT +Hai kí tự hoặc hai xâu kí tự có thể được so sánh với nhau thông qua phép toán = (bằng) hoặc (khác). +Hai kí tự hoặc hai xâu kí tự là bằng nhau nếu chúng giống hệt nhau. 4- Hằng và biến. *Biến dùng để lưu trữ dữ liệu một cách tạm thời, phục vụ quá trình tính toán của chương trình. +Giá trị của biến có thể thay đổi bởi các lệnh khi thực hiện chương trình. *Hằng cũng được dùng để lưu trữ dữ liệu giống như biến nhưng khác với biến, giá trị của hằng phải được quy định ngay từ đầu và không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện chương trình. *Cả hằng và biến phải được khai báo trước khi sử dụng. +Cách khai báo hằng như sau: Const Tên_hằng = giá trị; +Cách khai báo biến: Var Tên_biến: kiểu dữ liệu;. 5- Lệnh gán và biểu thức a) Lệnh gán: -Lệnh gán trong Pascal có dạng: ten_bien := bieu_thuc; *Hđ: lần lượt thực hiện hai bước sau đây: B1: Tính giá trị của biểu thức ở vế phải của lệnh gán; B2: Gán giá trị tính được cho biến ở VT. b) Biểu thức: -Biểu thức phải được dùng trong các câu lệnh cụ thể, chẳng hạn như gán giá trị của biểu thức cho biến, in ra màn hình giá trị của biểu thức ... *Chú ý: -Hàm căn bậc hai có cú pháp là: Sqrt(bieu_thuc_can_tinh_can) (kết quả thuộc kiếu số thực) -Kiểu dl của biểu thức được quy định bởi kiểu dl của các hằng và biến trong biểu thức. -Các biểu thức nguyên và biểu thức thực được gọi chung là biểu thức số học. *Có hai loại biểu thức có giá trị TRUE hoặc FALSE đó là: -Biểu thức quan hệ. VD: x > 0; -Biểu thức lôgich. VD: (a10); *Các biểu thức này thường được dùng trong các lệnh điều kiện. *Các loại biểu thức có giá trị TRUE hoặc FALSE được gọi chung là biểu thức lôgich. 6- Cấu trúc rẽ nhánh +Cấu trúc rẽ nhánh ra lệnh cho máy tính thực hiện một câu lệnh nào đó nếu một đk được thỏa mãn; ngược lại nếu đk không đượcthỏa mãn thì bỏ qua câu lệnh đó. Sơ đồ: có hai dạng (SHD) -Dạng thiếu: -Dạng đủ: +Để mô tả một cấu trúc rẽ nhánh, ta cần biểu diễn đk rẽ nhánh bằng biểu thức điều kiện a) Câu lệnh đk dạng thiếu: if then *Cơ chế hoạt động: (SHD) b) Câu lệnh đk dạng đầy đủ: if then else *Cơ chế hoạt động: (SHD) *Trong câu lệnh điều kiện if then else nếu có nhiều hơn một câu lệnh sau từ khóa then (hoặc else) thì phải đặt giữa cặp từ khóa begin và end. 7- Cấu trúc lặp a) Lặp với số lần không biết trước: lệnh While - Do *Cú pháp câu lệnh While-do như sau: while do ; trong đó: thường là một một biểu thức có giá trị Boolean; có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép. *Câu lệnh lặp này được thực hiện như sau: Máy tính sẽ kiểm tra , nếu điều kiện đúng thì thực hiện sau đó thực hiện tiếp vòng lặp sau, nghĩa là lại quay về kiểm tra . Vòng lặp chỉ kết thúc khi điều kiện sai, khi đó máy tính chuyển sang thực hiện lệnh tiếp theo. Nếu sai ngay từ đầu thì không được thực hiện một lần nào cả. b) Lặp với số lần không biết trước: lệnh Repeat - until *Cú pháp câu lệnh While-do như sau: Repeat ; until ; trong đó: thường là một một biểu thức có giá trị Boolean; có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép. *Câu lệnh lặp này được thực hiện như sau: Máy tính sẽ thực hiện cho đến khi = TRUE thì dừng. c) Lặp với số lần biết trước: lệnh For for := to do ; Trong đó: - : là biến thuộc kiểu dữ liệu đếm được: integer, char; - , : là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm. Giá trị cuối phải lớn hơn hoặc bằng giá trị đầu. * Sự hoạt động: (SHD) 8- Mảng một chiều +) Biến mảng (mảng) là một tập hợp các phần tử có đặc điểm: -cùng kiểu; -được đánh số thứ tự liên tiếp; -mỗi phần tử mảng có thể được sử dụng như một biến độc lập. +) Cách khai báo một biến mảng như sau: : array[..] of ; Trong đó: -: do người lập trình đặt. -, : chỉ số cho phần tử đầu tiên và phần tử cuối cùng trong mảng, thường là những hằng số nguyên. Chỉ số đầu phải nhỏ hơn chỉ số cuối. -: kiểu dữ liệu của các phần tử mảng. *VD: Var a: array[1..50] of real; II) LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG – THỰC HÀNH(45 ph) + Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: Các nhóm hs đọc kĩ nội dung bài tập, thảo luận và làm - TH trên máy tính. + Đại diện các nhóm hs báo cáo kết quả + Hs hoàn thành– hoàn thiện sản phẩm của mình. * Gv giao nhiệm vụ cho HS làm các bài tập sau trên máy tính: +BT1) Viết ch/tr nhập vào một số nguyên và kiểm tra xem số vửa nhập là số chẵn hay số lẻ. +BT2) Viết ch/tr tính tổng sau: (với số n được nhập từ bàn phím) +BT3) Viết chương trình thực hiện những việc sau: a) khai báo một mảng các phần tử thuộc kiểu số thực; b) Nhập các phần tử của mảng từ bàn phím; c) Hiển thị phần tử lớn nhất và nhỏ nhất trong mảng. * Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần. * Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm) * Gv nx và định hướng kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình. KQ: *KQ: +BT1) Viết ch/tr nhập vào một số nguyên và kiểm tra xem số vửa nhập là số chẵn hay số lẻ. +BT2) Viết ch/tr tính tổng sau: (với số n được nhập từ bàn phím) Hoặc: +BT3) Viết chương trình thực hiện những việc sau: a) khai báo một mảng các phần tử thuộc kiểu số thực; b) Nhập các phần tử của mảng từ bàn phím; c) Hiển thị phần tử lớn nhất và nhỏ nhất trong mảng. C - HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 ph) + Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: .HS tự tìm hiểu hoặc trao đổi –hỏi người khác để hiểu thêm ý nghĩa của các lệnh trong Pascal. .HS tự ôn tập, TH trên máy tính, chuẩn bị cho tiết sau KTHKII + HS chia sẻ kết quả với người khác và báo cáo thành tích làm được với thầy cô giáo. + Hs hoàn thành – hoàn thiện sản phẩm của mình * Gv giao nhiệm vụ cho HS: -Các em HS hãy tìm hiểu thêm ý nghĩa tác dụng của các lệnh khác và tự TH trên máy tính. -Y/c hs tự ôn tập để tiết sau KTHKII * Gv có thể trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần. KQ: (HS tự làm) Lạc Đạo, ngày . tháng năm 2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHDHCN-Tin hoc 8 - Tuan 33.doc
Tài liệu liên quan