GV: ngoài các phép toán số học, người ta còn thường so sánh các số.
GV: khi viết chương trình để so sánh dữ liệu ( số, biểu thức,.) chúng ta sử dụng các kí hiệu do ngôn ngữ lập trình quy định.
GV: kí hiệu các phép toán và phép so sánh có thể khác nhau, tùy theo từng ngôn ngữ lập trình.
GV: giới thiệu các kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ pascal.
GV: kết quả của phép so sánh chỉ có thể đúng hoặc sai. Ví dụ, phép so sánh 9>6 cho kết quả đúng, 10=9 cho kết quả sai hoặc 5<3 cho kết quả sai,
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
Tuần dạy
8
4
Ngày soạn:
Ngày dạy:
14/ 9/ 2018
16/9/2018
Lớp dạy:
Khối 8
Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (T2)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS hiểu các phép so sánh và cách thể hiện trong Pascal.
- HS hiểu các lệnh giao tiếp giữa người và máy tính.
1.2. Kỹ năng:
- Thể hiện các phép so sánh trong pascal.
1.3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử, SGK, laptop, máy chiếu.
2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, sách ,vở.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: các phép so sánh (25’)
GV: ngoài các phép toán số học, người ta còn thường so sánh các số.
GV: khi viết chương trình để so sánh dữ liệu ( số, biểu thức,..) chúng ta sử dụng các kí hiệu do ngôn ngữ lập trình quy định.
GV: kí hiệu các phép toán và phép so sánh có thể khác nhau, tùy theo từng ngôn ngữ lập trình.
GV: giới thiệu các kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ pascal.
GV: kết quả của phép so sánh chỉ có thể đúng hoặc sai. Ví dụ, phép so sánh 9>6 cho kết quả đúng, 10=9 cho kết quả sai hoặc 5<3 cho kết quả sai,
GV: để so sánh giá trị của hai biểu thức, chúng ta cũng sử dụng một trong các kí hiệu đó.
Ví dụ: 5*2=9 cho kết quả sai.
15+7>20-3 cho kết quả đúng.
5+x<=10 cho kết quả đúng hay sai còn phụ thuộc x.
3. Các phép so sánh:
Khi viết chương trình để so sánh dữ liệu ( số, biểu thức,..) chúng ta sử dụng các kí hiệu do ngôn ngữ lập trình quy định.
Các phép so sánh trong Pascal:
= ;;;>=
Kết quả của phép so sánh chỉ có thể đúng hoặc sai.
Hoạt động 2: Giao tiếp giữa người – máy tính ( 10’)
GV: trong khi thực hiện chương trình máy tính, con người thường có nhu cầu can thiệp vào quá trình tính toán, thực hiện việc kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung. Ngược lại, máy tính cũng cho thông tin về kết quả tính toán, thông báo, gợi ý,..
GV: quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều như thế thường được gọi là giao tiếp hay tương tác giữa người và máy tính. Với các máy tính cá nhân, tương tác giữa người và máy thường được thực hiện nhờ các thiết bị chuột, bàn phím và màn hình.
Gv: một số trường hợp tương tác giữa người và máy tính.
GV: thông báo kết quả tính toán.
GV: thông báo kết quả tính toán là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình. Ví dụ câu lệnh pascal
Write(‘ dien tich hinh tron la ‘,x);
In kết quả tính diện tích hình tròn ra màn hình kết quả.
GV:nhập dữ liệu
GV: một trong những tương tác thường gặp là chương trình yêu cầu nhập dữ liệu. Chương trình sẽ tạm ngừng để chờ người dùng “ nhập dữ liệu” từ bàn phím.
GV: hoạt động tiếp theo của chương trình sẽ tùy thuộc vào dữ liệu được nhập vào.
GV: ví dụ, chương trình yêu cầu nhập năm sinh từ bàn phím. Khi đó ta cần nhập một số tự nhiên ứng với năm sinh. Sau khi nhấn phím enter để xác nhận, chương trình sẽ tiếp tục hoạt động.
Gv: ví dụ: hai câu lệnh pascal dưới đây sẽ cho kết quả như hình 1.20.
Write(‘ban hay nhap nam sinh = ‘);
Read(ns);
GV: tạm ngừng chương trình
Gv: có hai chế độ tạm ngừng chương trình: tạm ngừng trong một khoảng thời gian nhất định và ngừng cho đến khi người dùng nhấn phím.
Ví dụ:3
Writeln(‘ cac ban cho 2 giay nhe’);
Delay ( 2000);
GV: sau khi ghi ra màn hình dòng chữ “ cac ban cho 2 giay nhe’, chương trình sẽ tạm ngừng trong 2 giây sau đó thực hiện tiếp.
Vi dụ 4: khi chạy đoạn chương trình pascal có các câu lệnh
Writeln(‘so Pi= ‘,Pi);
Readln;
Sau khi thông báo kết quả tính số Pi, chương trình sẽ tạm ngừng chờ người dùng nhấn phím enter rời mới tiếp tục.
GV: hộp thoại
GV: một số môi trường lập trình cho phép sử dụng hộp thoại như một công cụ giao tiếp người và máy tính trong khi chạy chương trình.
Thông báo kết quả tính toán.
Nhập dữ liệu
Tạm ngừng chương trình.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết: (3’)
Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
4.2. Hướng dẫn tự học: (1’)
Đối với bài học ở tiết học này:
Học thuộc các kiến thức đã học.
Làm hết bài tập sgk, sbt
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị trước bài thực hành số 2.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8.doc