Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 15: Bài tập

GV nhắc lại cho HS cấu trúc cơ bản của một chương trình.

?Trong cấu trúc chương trình phần nào là quan trọng nhất? Vì sao?

?Chúng ta đã được học những khái niệm cơ bản nào.

?Thế nào là chương trình, biến, hằng.

- HS sử dụng phiếu học tập so sánh sự giống và khác nhau giữa biến và hằng.

- HS trả lời.

- GV nhận xét.

?Em hãy nhắc lại cách đặt tên cho chương trình.

- GV lưu ý lại cho HS cách đặt tên cho chương trình cũng là quy tắc để đặt tên cho biến và hằng.

- HS lấy ví dụ minh hoạ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 15: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 15 Ngày soạn: 14/ 10/ 2018 Tuần dạy 8 Ngày dạy: 15/10/2018 Lớp dạy: Khối 8 BÀI TẬP 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - HS củng cố lại các kiến thức đã học. - Vận dụng để làm một số bài tập. 1.2. Kỹ năng: - Soạn thảo, sửa lỗi và chạy được chương trình pascal. 1.3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Nội dung bài thực hành, máy tính điện tử cài sẵn phần mềm Turbo Pascal. 2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, sách ,vở. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức:1’ 3.2. Kiểm tra bài cũ: không. 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (10’) - GV nhắc lại cho HS cấu trúc cơ bản của một chương trình. ?Trong cấu trúc chương trình phần nào là quan trọng nhất? Vì sao? ?Chúng ta đã được học những khái niệm cơ bản nào. ?Thế nào là chương trình, biến, hằng. - HS sử dụng phiếu học tập so sánh sự giống và khác nhau giữa biến và hằng. - HS trả lời. - GV nhận xét. ?Em hãy nhắc lại cách đặt tên cho chương trình. - GV lưu ý lại cho HS cách đặt tên cho chương trình cũng là quy tắc để đặt tên cho biến và hằng. - HS lấy ví dụ minh hoạ. ?Trong quá trình làm việc với chương trình thông qua các câu lệnh đã thực hiện ở các bài thực hành, ta thường sử dụng các câu lệnh cơ bản nào. - HS hoạt động nhóm nêu các câu lệnh cơ bản đã được học. - HS đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm nhận xét. - GV nhận xét và treo bảng phụ nêu và giải thích lại các câu lệnh. - GV lưu ý cho HS đối với câu lệnh khai báo tên chương trình và khai báo thư viện có thể có hoặc không có trong chương trình. - HS hoạt động nhóm thảo luận viết chương trình sau: ?Viết chương trình tính diện tích hình thang. - GV gợi ý cho HS sử dụng công thức tính diện tích hình thang để đưa vào câu lệnh gán và khai báo các biến tương ứng để nhập vào các giá trị cho biến. - HS đại diện nhóm giải thích các câu lệnh viết trong chương trình. - GV nhận xét và treo bảng phụ đưa ra chương trình cụ thể. 1. Cấu trúc chung của chương trình - Chương trình gồm có 2 phần: + Phần khai báo. + Phần thân. 2. Các khái niệm cơ bản và cách đặt tên a. Khái niệm: - Chương trình. - Biến. - Hằng. b. Cách đặt tên: - Tên không trùng với từ khoá. - Tên không chứa dấu cách. - Tên không chứa các kí tự đặc biệt. - Tên không bắt đầu bằng số. 3. Các câu lệnh đơn giản a. In kết quả ra màn hình. - Write - Writeln b. Nhập dữ liệu. - Read - Readln c. Khai báo biến. - Cú pháp câu lệnh gán: : = ; d. Khai báo hằng. - Cú pháp: CONST = ; Hoạt động 2: Câu hỏi và bài tập (33’) Bài 1: việc gán giá trị cho một biến có mục đích nhập dữ liệu vào vùng bộ nhớ được giành riêng cho biến đó (được kí hiệu bằng tên biến). thực chất của việc tính toán là tính toán với các biến. việc gán giá trị cho một biến: chỉ có thể thực hiện được sau khi biến đã được khai báo. Nhằm mục đích tính toán với giá trị cụ thể thông qua biến. Chỉ được thực hiện bằng cách duy nhất là sử dụng lệnh gán. Có thể thực hiện bằng lệnh nhập dữ liệu (read/readln). Bài 3: một chương trình pascal có các khai báo sau: Var a,b:real; Const c = 16.8; Các câu lệnh nào trong các câu lệnh sau là không hợp lệ? Readln(a,b); a:=b*c; b:=c; readln(c); writeln(a+b*c); c:=a; c:=c; a:=a; Bài 5: giả sử có các khai báo biến sau: Var a,b,c:real; M,n:integer; I:char; Jx:string; Theo em, mỗi giá trị dưới đây có thể gán cho những biến nào? 9 9.0 12.5 -20 ‘3.5’ ‘a’ ‘123’ ‘ ’ a*b/5 Bài 2: Tìm chỗ sai trong các lệnh khai báo sau và sửa lại cho đúng: var star,begin:real; const x:=3.14; y:=1000; var a:=5; const ten lop = ‘8A2’; var xep_loai,diem:string,real; var hs1,hs2:string,diem1,diem2:real; const ten_nhom=Tin hoc; Bài 4: giả sử trong một chương trình pascal, a và b là hai biến kiểu số nguyên, r là biến kiểu số thực và s là một biến kiểu xâu. Các phép gán nào sau đây là không hợp lệ? a:=390; r:=a/b; s:=’SCHOOL’; a:=39.000; a:=b mod 3; s:=a+b+r; a:=65000; a:=a mod b; r:=s; a:=r; r:=a div b; a:=a/b; Bài 6: hãy chọn những câu đúng trong các câu dưới đây: sau khi hằng đã được khai báo, ta có thể gán lại giá trị cho nó trong phần thân chương trình. Cả tên biến và tên hằng đều phải được đặt tuân thủ các quy định chung về tên của ngôn ngữ lập trình. Không được phép khai báo hai hằng có cùng tên, nhưng có giá trị khác nhau. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP. 4.1. Tổng kết: 1’ - Khái quát lại nội dung tiết học. 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’) Đối với bài học ở tiết học này: - Ghi nhớ các kiến thức đã học, thực hành thêm ở nhà. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc15 BAI TAP.doc