Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 17 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình

Gv: Bài toán là khái niệm quen thuộc trong các môn học như Toán, vật lí,.chẳng hạn tính tổng của các số tự nhiên từ 1 đến 100; tính quãng đường ô tô đi được trong 3 giờ với vận tốc 60km/h là những ví dụ về bài toán.

Gv: tuy nhiên hằng ngày chúng ta thường gặp và giải quyết các công việc đa dạng hơn nhiều nảy sinh từ nhu cầu thực tế, ví dụ như tính số gạch ít nhất phải mua để lát nền nhà, lập bảng điểm của lớp hoặc so sánh chiều cao của các bạn,.cũng là những ví dụ về bài toán.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 17 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 17 Ngày soạn: 20/ 10/ 2018 Tuần dạy 9 Ngày dạy: 22/10/2018 Lớp dạy: Khối 8 BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (t1) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - HS biết khái niệm bài toán, thuật toán. - Biết các bước giải bài toán trên máy tính. - Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình. 1.2. Kỹ năng: - Mô tả được quá trình giải bài toán trên máy bằng 3 bước. - Xác định được INPUT, OUTPUT của một bài toán đơn giản. 1.3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: giáo án, bài giảng actispire. 2.2. Học sinh: chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức:1’ 3.2. Kiểm tra bài cũ: không. 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Dẫn dắt (5’) Gv: Bài toán là khái niệm quen thuộc trong các môn học như Toán, vật lí,...chẳng hạn tính tổng của các số tự nhiên từ 1 đến 100; tính quãng đường ô tô đi được trong 3 giờ với vận tốc 60km/h là những ví dụ về bài toán. Gv: tuy nhiên hằng ngày chúng ta thường gặp và giải quyết các công việc đa dạng hơn nhiều nảy sinh từ nhu cầu thực tế, ví dụ như tính số gạch ít nhất phải mua để lát nền nhà, lập bảng điểm của lớp hoặc so sánh chiều cao của các bạn,...cũng là những ví dụ về bài toán. Gv: hãy nêu một vài bài toán em đã từng gặp và từng giải quyết trong cuộc sống hằng ngày. HS:... Hoạt động 2: Xác định bài toán (10’) Gv: theo nghĩa rộng thì bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. Gv: để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là phát biểu rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được. Ví dụ 1: bài toán tính diện tích hình tam giác. Ví dụ 2: bài toán vượt qua điểm ngẽn giao thông. Ví dụ 3: bài toán nấu một món ăn. Gv: xác định bài toán là bước đầu tiên rất quan trọng trong việc giải các bài toán. 1. Bài toán và xác định bài toán - Bài toán: Là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. - Để giải quyết bài toán cụ thể, cần xác định bài toán tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được. Ví dụ 1: a) Tính diện tích tam giác: - Điều kiện: Một cạnh và đường cao tương ứng với cạnh đó. - Kết quả thu được: Diện tích hình tam giác. b) Tìm đường đi tránh các điểm nghẽn giao thông. - Điều kiện: Vị trí điểm nghẽn giao thông và các con đường có thể đi từ vị trí hiện tại. - Kết quả thu được: Đường đi tới vị trí cần tới nhưng không qua điểm nghẽn giao thông. c) Bài toán nấu một món ăn. - Điều kiện: Các thực phẩm. - Kết quả thu được: Một món ăn. Hoạt động 2: Quá trình giải bài toán trên máy tính (15’) GV : Máy tính chỉ có thể thực hiện các công việc tiếp nhận, xử lí, biến đổi, tính toán, lưu trữ và biểu diễn thông tin thành dạng cần thiết dưới sự chỉ dẫn của con người thông qua các câu lệnh cụ thể. Gv : Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán thường được gọi là thuật toán. Gv : máy tính không thể tự mình tìm ra lời giải của các bài toán. Cách giải một bài toán cụ thể, tức thuật toán, là tư duy sáng tạo của con người. Gv : tuy nhiên việc mô tả thuật toán chưa đủ đối với máy tính mà cần diễn đạt thuật toán dưới dạng máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Gv : kết quả diễn đạt thuật toán là chương trình được viết trong một ngôn ngữ lập trình nào đó. Máy tính sẽ chạy chương trình và cho ta lời giải của bài toán. Gv : nói một cách khác, thuật toán là các bước để giải một bài toán, còn chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể. 2. Quá trình giải bài toán trên máy tính - việc dùng máy tính giải một bài toán là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được để từ các điều kiện cho trước ta nhận được các kết quả cần tìm. - Thuật toán : Là các bước (thao tác) để giải một bài toán. Quá trình giải bài toán trên máy : + Xác định bài toán : Từ phát biểu của bài toán, xác định điều kiện cho trước – thông tin đã cho (INPUT) và thông tin cần tìm (OUTPUT). + Mô tả thuật toán : diễn tả cách giải bài toán bằng dãy các thao tác cần phải thực hiện. + Viết chương trình : Dựa vào thuật toán để viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình. Hoạt động 4 : Bài tập (10’) Bài 1 : Phát biểu nào sau đây là sai ? Trong tin học, ta có thể hiểu bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện. Xác định một bài toán là chỉ rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được. Một dãy hữu hạn các thao tác nếu thực hiện rất nhiều lần, nhưng không thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước thì không được xem là một thuật toán. Với mọi bài toán, ta đều có thể viết được ngay chương trình để giải mà không nhất thiết phải thực hiện theo ba bước : xác định bài toán ; mô tả thuật toán, viết chương trình. Bài 3 : Hãy chỉ ra các phát biểu sai : Thứ tự liệt kê bước 1, bước 2,trong một thuật toán rất quan trọng vì đó chính là thứ tự thực hiện các công việc để dẫn đến kết quả đúng. Việc thay đổi thứ tự thực hiện các công việc thường dẫn đến kết quả không mong muốn. Chương trình chỉ là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Có thể xây dựng một thuật toán tổng quát để giải quyết mọi bài toán. Có thể thể hiện thuật toán trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Bài 2 : Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau : A. Xác định bài toán là việc xác định các điều kiện ban đầu (INPUT) và kết quả cần thu được (OUTPUT) B. Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một thứ tự nhất định để giải một bài toán được gọi là thuật toán. C. Đối với mỗi bài toán cụ thể, chúng ta chỉ có một thuật toán duy nhất để giải bài toán đó trên máy tính. D. Với mỗi bài toán cụ thể, chúng ta phải lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp rồi mới xây dựng thuật toán giải bài toán đó. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP. 4.1. Tổng kết: 4’ Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước : 1. xác định bài toán, xác định thông tin vào (INPUT) và thông tin ra (OUTPUT). 2. Mô tả thuật toán : tìm cách giải bài toán và diễn tả các bước cần thực hiện. 3. viết chương trình : dựa vào mô tả thuật toán ở trên, viết chương trình cho máy tính thực hiện bằng một ngôn ngữ lập trình. 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’) Đối với bài học ở tiết học này: - Ghi nhớ các kiến thức đã học. - Làm bài tập 1SGK/44 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị trước nội dung mục 3 bài “Từ bài toán đến chương trình”. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18.doc
Tài liệu liên quan