2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: giáo án, bài giảng actispire.
2.2. Học sinh: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3.3. Tiến trình dạy học:
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 19: Bài 5: Từ bài toán đến chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
19
Ngày soạn:
24/ 10/ 2017
Tuần dạy
10
Ngày dạy:
26/10/2017
Lớp dạy:
Khối 8
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (t3)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết các bài toán và cách xác định bài toán.
- Hiểu thuật toán và cách thức mô tả thuật toán.
1.2. Kỹ năng:
- Mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
1.3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: giáo án, bài giảng actispire.
2.2. Học sinh: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Một số ví dụ về thuật toán (40’)
Gv: yêu cầu hs nhắc lại quá trình giải bài toán trên máy tính.
Gv đưa ra ví dụ 2:
HS quan sát.
GV yêu cầu HS xác định INPUT và OUTPUT.
GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận.
HS các nhóm nhận xét.
GV nhận xét.
HS hoạt động nhóm nêu các bước để mô tả cho thuật toán.
GV quan sát, gợi ý và hướng dẫn các nhóm.
HS đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm đối chiếu, nhận xét.
GV nhận xét và giải thích lại các bước cho HS hiểu.
Ví dụ 3:
HS quan sát.
GV yêu cầu HS xác định INPUT và OUTPUT.
GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận.
HS các nhóm nhận xét.
GV nhận xét.
HS hoạt động nhóm nêu các bước để mô tả cho thuật toán.
GV quan sát, gợi ý và hướng dẫn các nhóm.
HS đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm đối chiếu, nhận xét.
Gv: ở đây ta sẽ tính trực tiếp tổng cần tìm mà không sử dụng công thức toán học bằng cách dùng một biến SUM để lưu giá trị của tổng. Việc tính SUM có thể được thực hiện như sau:
Đầu tiên gán cho SUM giá trị bằng 0; tiếp theo lần lượt thêm các giá trị 1,2,3,...,100 vào SUM.
Gv: vấn đề là ở chỗ tổ chức việc “ lần lượt thêm vào” như thế nào?
Hs:...
Gv: bước 1. SUM ß 0.
Bước 2: SUMßSUM + 1.
...
Bước 101. SUM ß SUM+100.
Gv: tuy nhiên việc mô tả thuật toán như trên là quá dài dòng.
Trong tất cả các bước trên chỉ có một phép toán đó là cộng thêm vào SUM lần lượt các giá trị 1,2,3,..100. tức là chỉ có một thao tác cộng được lặp đi lặp lại 100 lần.
Gv: mặt khác, việc cộng thêm số i vào SUM chỉ được thực hiện khi i không vượt quá 100.
Gv: thuật toán đưa ra ngắn gon hơn như sau:
Bước 1: SUM ß 0; i ß0.
Bước 2: SUM ß SUM + i; i ß i+1.
Bước 3: nếu i<=100 thì quay lại bước 2, ngược lại thông báo giá trị của SUM và kết thúc thuật toán.
Ví dụ 4: đổi giá trị của hai biến x và y
HS quan sát.
GV yêu cầu HS xác định INPUT và OUTPUT.
GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận.
HS các nhóm nhận xét.
GV nhận xét.
HS hoạt động nhóm nêu các bước để mô tả cho thuật toán.
Gv: ta không thể thực hiện trực tiếp hai phép gán: x ß y và y ß x, bởi sau phép gán thứ nhất, giá trị của x đã bị thay bằng giá trị của y và kết quả của hai phép gán này là cả hai biến x và y cùng có giá trị ban đầu của biến y. Vì thế cần dùng một biến trung gian, ví dụ biến z, để lưu trước giá trị của biến x.
Gv: ta có thuật toán như sau:
+ Bước 1: z:= x;
+ Bước 2: x:= y;
+ Bước 3: y:= z;
Gv minh họa bằng chương trình chuẩn bị sẵn.
Hs quan sát.
4. Một số ví dụ về thuật toán
Ví dụ 2: Tính diện tích hình A.
- Xác định INPUT và OUTPUT:
+ INPUT: Số a là 1/2 chiều rộng của hình chữ nhật và là bán kính của hình bán nguyệt, b là chiều dài của hình chữ nhật.
+OUTPUT: Diện tích của hình A.
- Thuật toán:
+ Bước 1: S1:= 2 * (a + b);
+ Bước 2: S2:= pi * (a*a);
+ Bước 3: S:= S1 + S2;
Ví dụ 3: Tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên.
- Xác định INPUT và OUTPUT:
+ INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên.
+OUTPUT: Giá trị của tổng 1 + 2 + ... + 100.
- Thuật toán:
+ Bước 1: Sum:= 0; i:= 0;
+ Bước 2: i:= i + 1;
+ Bước 3: Nếu i <=100, thì Sum:= Sum + i và quay lại bước 2.
+ Bước 4: Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
Ví dụ 4: Đổi giá trị của 2 biến x và y.
- Xác định INPUT và OUTPUT:
+ INPUT: Hai biến x và y có giá trị tương ứng là a và b.
+OUTPUT: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.
- Thuật toán:
+ Bước 1: z:= x;
+ Bước 2: x:= y;
+ Bước 3: y:= z;
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết: (4’)
Mô tả thuật toán là tìm cách giải bài toán và diễn tả các bước cần thực hiện.
Lưu ý : sau khi đã hiểu bài toán ta có thể dự đoán cách giải bài toán trước khi chính thức mô tả thuật toán. Công việc này được gọi là tìm ý tưởng thuật toán.
4.2. Hướng dẫn tự học: (1’)
Đối với bài học ở tiết học này:
- Ghi nhớ các kiến thức bài học.
- Làm bài tập 3,4 SGK/44.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Tìm hiểu trước ví dụ 5 và ví dụ 6 của mục số 4.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20.doc