3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:1’
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: con người điều khiển máy tính thông qua như thế nào?
• Con người điều khiển máy tính thông qua các lệnh.
Câu 2: chương trình là gì?
Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SBT
Câu 1.1. Để máy tính có thể thực hiện một công việc cụ thể, con người phải đưa ra những chỉ dẫn (“ câu lệnh”, “lênh”) thích hợp cho máy tính. Những thiết bị nào dưới đây được sử dụng để thực hiện việc “ ra lệnh” cho các máy tính thông thường? Hãy chọn các thiết bị thích hợp.
• A. Bàn phím B. Màn hình.
• C. Tai nghe D. Chuột máy tính
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 2 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
2
Ngày soạn:
21/ 8/ 2017
Tuần dạy
1
Ngày dạy:
24/ 8/ 2017
Lớp dạy:
Khối 8
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (T2)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Biết chương trình là bản hướng dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
- Biết ngôn ngữ được dùng để viết các chương trình máy tính được gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng lắng nghe, quan sát và tiếp nhận kiến thức.
1.3. Thái độ:
- Tập trung cao độ, nghiêm túc trong giờ học.
- Học sinh ngày càng yêu thích môn học hơn.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử, SGK, laptop, máy chiếu.
2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, sách ,vở.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:1’
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: con người điều khiển máy tính thông qua như thế nào?
Con người điều khiển máy tính thông qua các lệnh.
Câu 2: chương trình là gì?
Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SBT
Câu 1.1. Để máy tính có thể thực hiện một công việc cụ thể, con người phải đưa ra những chỉ dẫn (“ câu lệnh”, “lênh”) thích hợp cho máy tính. Những thiết bị nào dưới đây được sử dụng để thực hiện việc “ ra lệnh” cho các máy tính thông thường? Hãy chọn các thiết bị thích hợp.
A. Bàn phím B. Màn hình.
C. Tai nghe D. Chuột máy tính
1.2. Hãy ghép mỗi mục ở cột bên trái với một mục ở cột bên phải của bảng dưới đây để có chỉ dẫn đúng cho máy tính:
Hoạt động cần thực hiện
Các bước chỉ dẫn cho máy tính
Mở phần mềm vừa chơi, vừa luyễn gõ phím nhanh.
1. Nháy đúp biểu tượng của phần mềm Rapid Typing trên màn hình nền.
b. In bảng tính Excel đang được mở
2. Nháy đúp chuột vào biểu tượng thời gian ở góc phải trên thanh công việc của Windows.
c. Sao chép một đoạn văn bản sang một vị trí khác trong Microsoft Word.
3. chọn lệnh Print trên bảng chọn File.
d. Xem ngày hiện tại của máy tính.
4. Chọn đoạn văn bản cần sao chép; chọn lệnh Copy; Đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí đích; Chọn lệnh Paste.
1.3. Quan sát hình ảnh sau. Bạn Phan đã viết các lệnh cho rô bốt thực hiện nhiệm vụ nhặt rác như sau:
Lệnh 1: Quay trái, tiến 1 bước.
Lệnh 2: Quay phải, tiến 2 bước.
Lệnh 3: Nhặt rác.
Lệnh 4: Tiến 3 bước.
Lệnh 5: Quay trái, tiến 2 bước.
Lệnh 6: Bỏ rác vào thùng.
Theo các lệnh của bạn Phan, rô bốt có thực hiện được nhiệm vụ nhặt rác không?
1.5. Một số thiết bị điện tử thông dụng có “ bộ xử lí” đơn giản ( dưới dạng bảng mạch điện tử) cho phép nhận các “lệnh” ( thực chất là “kích hoạt” các chương trình cài đặt sẵn bên trong) để điều khiển hoạt động của các thiết bị đó ( tương tự như rô bốt). Ví dụ, chiếc ti vi nhận tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa và chuyển đến kênh có chương trình ca nhạc em yêu thích. Về thực chất, các bảng mạch điện tử đó có các chương trình được cài đặt cố định ở bên trong. Em hãy dự đoán các thiết bị nào dưới đây có gắn chương trình bên trong?
Thang máy ở những nhà cao tầng
Quạt điện có điều khiển từ xa
Cửa đóng mở tự động ở sân bay và ở một số siêu thị, cửa hàng.
Điện thoại cố định trả lời tự động và ghi lại tin nhắn khi chủ nhà đi vắng.
Điều hòa nhiệu độ
Hệ thống báo cháy
Máy giặt
3.3. Tiến trình dạy học:
* Giới thiệu bài mới: 1’
GV: tiết học trước các em đã được học cách chỉ dẫn rô bốt thực hiện 1 nhiệm vụ bằng cách con người đưa ra các lệnh để rô bốt thực hiện. tuy nhiên con người không thể chỉ rô bốt làm việc bằng ngôn ngữ tự nhiên, mà con người chúng ta phải viết các lệnh để điều khiển rô bốt thông qua một ngôn ngữ lập trình. Vậy viết chương trình là gì và ngôn ngữ lập trình là gì? Các em sẽ được tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình (15’)
GV: Để máy tính có thể xử lí, thông tin đưa vào máy tính phải chuyển thành các dãy bit.
GV: dãy bit là gì?
HS:
GV: Dãy bit là dãy các số chỉ gồm 0 và 1.
GV: Các dãy bit là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy, được gọi là ngôn ngữ máy.
GV: Khi máy tính mới xuất hiện, người ta viết chương trình bằng ngôn ngữ này.
GV: Tuy nhiên viết bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian bởi các câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ máy khác xa với ngôn ngữ tự nhiên nên khó nhớ, khó xử dụng.
GV: Ngôn ngữ lập trình ra đời.
GV:
GV: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính dưới dạng các câu lệnh bằng ngôn ngữ tự nhiên.
GV: chương trình dịch dùng để làm gì?
HS:
GV: Chương trình dịch có nhiệm vụ chuyển đổi các câu lệnh sang ngôn ngữ máy.
Như vậy, việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm hai bước sau:
Bước 1: Viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình.
Bước 2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
Kết quả nhận được sau bước 1 là danh sách các lệnh được lưu thành một tệp văn bản trong máy tính.
Kết quả của bước 2 là một tệp có thể thực hiện trên máy tính. Các tệp đó thường được gọi chung là chương trình.
GV: Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào một phần mềm, được gọi là môi trường lập trình. Ví dụ, với ngôn ngữ lập trình Pascal có hai môi trường lập trình phổ biến là Turbo Pascal và Free Pascal.
viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc.
Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
Viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công viêc hay giải một bài toán cụ thể.
Hoạt động 2: Câu hỏi và bài tập ( 15’)
Câu 4: Tại sao người ta phải tạo ra các ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ máy?
Câu 5: Chương trình dịch là gì?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SBT
1.6. Hãy chọn những phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
Trên thực tế, không cần phải có chương trình máy tính vì ta có thể lần lượt đưa vào máy tính từng lệnh đơn lẻ để máy tính thực hiện.
Khi thực hiện chương trình, máy tính có thể thực hiện các lệnh trong chương trình theo trình tự tùy ý, nói cách khác, thứ tự thực hiện các lệnh nói chung không ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình.
Chương trình máy tính được viết bằng ngôn ngữ lập trình.
Câu 4: Viết bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian bởi các câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ máy khác xa với ngôn ngữ tự nhiên nên khó nhớ, khó xử dụng.
Câu 5: Chương trình dịch có nhiệm vụ chuyển đổi các câu lệnh sang ngôn ngữ máy.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1. Tổng kết: 1’
- Học sinh hiểu được chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- Viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công viêc hay giải một bài toán cụ thể.
- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
- Chương trình dịch là chương trình dùng để chuyển các câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy tính.
- Việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm hai bước:
+ Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.
+ Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
4.2. Hướng dẫn tự học: (2’)
Đối với bài học ở tiết học này:
- Học thuộc kiến thức.
- Làm các bài tập 1.7 đến 1.14 trong SBT.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị trước nội dung bài 2: “ làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình”.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2.doc