2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: - GV: Máy tính, bài giảng điện tử.
2.2. Học sinh: - HS: phiếu học tập, tài liệu học tập.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm bài tập 2 SGK/50.(5’)
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 25 - Bài 6: Câu lệnh điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
Tuần dạy
25
13
Ngày soạn:
Ngày soạn:
Lớp dạy:
11/ 11/ 2017
13/11/2017
Khối 8
BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (TIẾT 2)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dang: Dạng thiếu và dạng đầy đủ.
- Biết mọi ngôn ngữu lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong Pascal.
1.2. Kỹ năng:
- Viết được câu lệnh điều kiện ở cả 2 dạng.
- Phân biệt được sự khác nhau của 2 dạng câu lệnh điều kiện.
1.3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: - GV: Máy tính, bài giảng điện tử.
2.2. Học sinh: - HS: phiếu học tập, tài liệu học tập.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm bài tập 2 SGK/50.(5’)
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cấu trúc rẽ nhánh (10’)
GV: Khi thực hiện một chương trình, máy tính sẽ thực hiện tuần tự các câu lệnh, từ trên xuống dưới. để thay đổi trình tự ấy, ngôn ngữ lập trình có các câu lệnh cho phép máy tính thực hiện một lệnh nào đó, nếu một điều kiện được thoản mãn; ngược lại, nếu điều kiện không được thoả mãn thì bỏ qua câu lệnh hoặc thực hiện một câu lệnh khác.
Gv: ví dụ 2: một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
Gv: ta có thể mô tả hoạt động tính tiền cho khách bằng các bước sau:
Bước 1: tính tổng số tiền t khách hàng đã mua sách.
Bước 2: nếu t>=100000, số tiền phải thanh toán là 70% xT.
Bước 3: in hoá đơn.
Ví dụ 3: cũng như trong ví dụ 2, nhưng chính sách khuyến mãi được thực hiện như sau: nếu tổng số tiền mua từ 100 nghìn đồng trở lên, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Trong trường hợp ngược lại, những khách hàng mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng sẽ chỉ giảm 10%.
Gv: khi đó cần phải tính tiền cho khách trong cả hai trường hợp, tổng tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng và tổng tiền nhỏ hơn 100 nghìn đồng. thuật toán được sửa lại như sau:
Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T; ngược lại số tiền phải thanh toán là 90% x T.
Bước 3: In hóa đơn.
Gv: cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như vd 2 được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu, còn ở vd 3 gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
4. Cấu trúc rẽ nhánh
Ví dụ 2: Mô tả hoạt động tính tiền cho khách với khuyến mãi tổng số tiền lớn hơn 100 nghìn thì giảm 30%.
+ Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
+ Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T.
+ Bước 3: In hóa đơn.
Ví dụ 3: Mô tả hoạt động tính tiền cho khách nếu tổng số tiền nhỏ hơn 100 nghìn thì giảm 10%.
+ Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
+ Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T; ngược lại số tiền phải thanh toán là 90% x T.
+ Bước 3: In hóa đơn.
Cấu trúc rẽ nhánh cho phép thay đổi thứ tự thực hiện tuần tự các bước trong thuật toán.
Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình được linh hoạt hơn.
Hoạt động 2: Câu lệnh điều kiện (12’)
GV: Trong các ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện.
Gv: trong pascal, câu lệnh điều kiện dạng thiếu được viết với các từ khoá if và then như sau:
If then ;
Gv: khi gặp câu lệnh điều kiện này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then. Ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.
Ví dụ 4: giả sử cần in ra màn hình số lớn hơn trong hai số a và b:
Nếu a > b thì in ra màn hình giá trị của a.
Thể hiện bằng câu lệnh dạng thiếu trong pascal:
If a > b then write(a);
Ví dụ 5: viết chương trình yêu cầu người dùng nhập một số không lớn hơn 5 từ bàn phím, chương trình sẽ kiểm tra tính hợp lệ, nếu không hợp lệ sẽ thông báo lỗi. Khi đó, chương trình có thể biểu diễn bằng thuật toán sau:
Bước 1: nhập số a;
Bước 2: nếu a >5 thì thông báo lỗi.
Thể hiện bằng câu lệnh dạng thiếu trong pascal như sau:
Readln(a);
If a>5 then write(‘so da nhap khong hơp le’);
Ví dụ 6:
Viết chương trình tính kết quả của a chia cho b, với a và b là hai số bất kì. Phép tính chỉ thực hiện được khi b0. Chương trình sẽ kiểm tra giá trị của b, nếu b0 thì thực hiện phép chia; nếu b=0 thì sẽ thông báo lỗi.
If b0 then x:=a/b else write(‘ mau so bang 0, khong chia duoc!’);
Gv: Đây là câu lệnh mô tả dưới dạng đầy đủ có cú pháp:
If then else ;
Gv: với câu lệnh này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then. Trong trường hợp ngược lại, câu lệnh 2 sẽ thực hiện lênh.
4. Câu lệnh điều kiện
- Kết quả kiểm tra đúng: Điều kiện được thoả mãn.
- Dạng thiếu:
IF THEN ;
- Dạng đầy đủ:
IF THEN
ELSE ;
Hoạt động 3: Bài tập củng cố (15’)
Bài 1: mỗi điều kiện hoặc biểu thức sau cho kết quả đúng hay sai?
123 là số chia hết cho 3.
Nếu ba cạnh a,b,c của một tam giác thoả mãn c2>a2+b2 thì tam giác đó có một góc vuông.
152 >200.
X2<1.
Bài 3: Với mỗi câu lệnh sau đây giá trị của biến x sẽ là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của x bằng 5?
If (45 mod 3) = 0 then x:=x+1;
If x>10 then x:=x+1;
Bài 2: các câu lệnh pascal sau được viết đúng hay sai?
If x:=7 then a=b;
If x>5 ; then a:=b;
If x>5 then ; a:=b;
If x>5 then a:=b; m:=n;
If x>5 then a:=b; else m:=n;
If n>0 then begin a:=0; m:=-1 end else c:=a;
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết: 1’
Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thoả mãn hay không.
- Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng : dạng thiếu và dạng đủ.
- Điều kiện của cấu trúc rẽ nhánh thường được biểu diễn bằng phép so sánh. Diều kiện này có một trong hai giá trị đúng hoặc sai. Diều kiện đơn giản được biểu diễn bằng một phép so sánh, ví dụ a> 0 và điều kiện phức hợp được thể hiện bằng việc kết hợp các điều kiện đơn giản thông qua các phép toán và (and) hoặc (or), ví dụ : (a>0) and (a<10).
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh điều kiện, trong pascal :
+ Dạng thiếu : if then ;
+ Dạng đầy đủ : if then else ;
- Bản thân các câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong một câu lệnh điều kiện cũng có thể là một câu lệnh điều kiện khác. Khi đó ta nói các câu lệnh điều kiện lồng nhau.
- Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong một câu lệnh điều kiện cũng có thể là một câu lệnh ghép. Trong ngôn ngữ pascasl, câu lệnh ghép là nhóm các lệnh được đặt giữa các từ khoá Begin và end.
4.2. Hướng dẫn tự học: (2’)
Đối với bài học ở tiết học này:
- Ghi nhớ các kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong sách bài tập.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị tiết sau học tiết bài tập.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25.doc