2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: - GV: Máy tính, bài giảng điện tử.
2.2. Học sinh: - HS: phiếu học tập, tài liệu học tập.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 29 - Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện if.. then, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
Tuần dạy
29
15
Ngày soạn:
Ngày soạn:
Lớp dạy:
17/ 11/ 2017
25/11/2017
Khối 8
BÀI THỰC HÀNH 4. SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IF..THEN
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS luyện tập sử dụng lệnh điều kiện If...then.
1.2. Kỹ năng:
- Viết được câu lệnh điều kiện ở cả 2 dạng.
- Phân biệt được sự khác nhau của 2 dạng câu lệnh điều kiện.
1.3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: - GV: Máy tính, bài giảng điện tử.
2.2. Học sinh: - HS: phiếu học tập, tài liệu học tập.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: ổn định (2’)
HS: khởi động máy
GV: kiểm tra máy và phần mềm.
Khởi động máy và phần mềm
Hoạt động 2: Bài tập 1 (15’)
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1 SGK/52.
- GV hướng dẫn cho HS khai báo biến và sử dụng câu lệnh If...then dạng đầy đủ để giải quyết yêu cầu của bài tập trên.
- HS thực hiện gõ chương trình cho bài tập 1.
- GV quan sát.
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành dịch chương trình.
- HS quan sát các lỗi trên màn hình.
- GV quan sát các nhóm và hướng dẫn HS cách sửa lỗi.
- HS chạy chương trình.
- GV yêu cầu HS nhập 2 giá trị tương ứng cho 2 biến đã được khai báo với các bộ dữ liệu (12, 53), (65, 20).
- HS quan sát kết quả nhận được.
- GV quan sát kết quả của các nhóm và rút ra nhận xét.
- HS lưu chương trình với tên Sap_xep.
BÀI 1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in hai số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm.
Chương trình:
Program SS_haiso;
Uses crt;
Var a,b: real;
Begin
CLRSCR;
Writeln(‘nhap vao hai so’);
Readln(a,b);
If a < b then writeln(a,’ ‘,b)
else writeln(b,’ ‘ ,a);
Readln;
End.
Hoạt động 3: Bài tập 2 (15’)
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2 SGK/53.
- GV gợi ý cho HS khai báo biến và sử dụng câu lệnh If...then dạng đầy đủ.
- HS thực hiện gõ chương trình.
- GV quan sát.
- HS tiến hành dịch chương trình và quan sát các lỗi xuất hiện trên màn hình.
- GV quan sát các nhóm và hướng dẫn HS cách sửa lỗi.
- HS chạy chương trình.
- GV yêu cầu HS nhập 2 giá trị tương ứng cho 2 biến đã được khai báo với các bộ dữ liệu (1.5, 1.6), (1.6, 1.5), (1.6, 1.6) để kiểm nghiệm kết quả.
- HS quan sát kết quả nhận được.
- GV quan sát kết quả của các nhóm và rút ra nhận xét.
- HS lưu chương trình với tên Aicaohon.
BÀI 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Trang và Long, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn.
Chương trình:
Program Ai_cao_hon;
Uses crt;
Var Long, Trang: real;
Begin
CLRSCR;
Write (‘nhap vao chieu cao cua hai ban’);
Readln(a,b);
If Long > Trang then writeln(‘Long cao hon’)
Else If Long < Trang then writeln(‘Trang cao hon’)
Else writeln(‘Hai ban cao bang nhau’);
Readln;
End.
Hoạt động 4: Chấm điểm một số học sinh (8’)
- GV: chấm điểm lấy điểm miệng một số học sinh.
- Thoát TP.
- Thoát máy.
Học sinh tiếp tục thực hành.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết: (3’)
- HS nhắc lại 2 câu lệnh điều kiện của cấu trúc rẽ nhánh.
- GV lưu ý cho HS tuỳ các trường hợp khác nhau mà sử dụng các câu lệnh khác nhau và lưu ý thêm cho HS khi khai báo biến cần chú ý đến yêu cầu của bài toán để khai báo kiểu dữ liệu phù hợp cho biến..
4.2. Hướng dẫn tự học: (2’)
Đối với bài học ở tiết học này:
- Ghi nhớ các kiến thức đã học; tiếp tục thực hành ở nhà.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị phần còn lại của bài thực hành.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29.doc