2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: - GV: Giáo án, bài giảng điện tử.
2.2. Học sinh: - HS: chuẩn bị bài học trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:1’
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 37 - Bài 7: Câu lệnh lặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
37
Ngày soạn:
6/ 1/ 2018
Tuần dạy
20
Ngày dạy:
8/ 1/ 2018
Lớp dạy:
Khối 8
BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP (T1)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS hiểu được nhu cầu cần có câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần biết trước.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for .do trong pascal.
1.2. Kỹ năng:
- Kĩ năng phân tích bài toán có sử dụng cấu trúc câu lệnh lặp.
- Kĩ năng sử dụng máy tính.
1.3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: - GV: Giáo án, bài giảng điện tử.
2.2. Học sinh: - HS: chuẩn bị bài học trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:1’
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Dẫn dắt (5’)
Gv: trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được em thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
Gv: Có những hoạt động mà em thường thực hiện lặp lại với một số lần nhất định và biết trước, chẳng hạn đánh răng mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ tầng một em phải bước lên 20 bậc cầu thang để tới phòng ngủ của em trên tầng 2, có những công việc em phải lặp đi lặp lại với số lần không thể xác định trước: học cho đến khi thuộc bài, nhặt từng cọng rau cho đến khi xong,
Gv: hãy nêu ví dụ khác về hoạt động lặp trong cuộc sống hằng ngày.
HS: .
GV: Ghi ví dụ của học sinh lên bảng.
HS: một em khác lấy thêm một số ví dụ
Qua những ví dụ các bạn vừa lấy ra trên bảng thì những công việc nào chúng ta đã biết trước số lần lặp đi lặp lại và công việc nào chúng ta chưa biết số lần lặp lại của nó?
HS:
GV: Nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 2: Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh (35’)
Gv: ví dụ 1: giả sử ta cần vẽ ba hình vuông có cạnh 1 đơn vị như hình 1.35. mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách 2 đơn vị. Do đó, ta chỉ cần lặp lại thao tác vẽ hình vuông ba lần. Việc vẽ hình có thể thực hiện được bằng thuật toán sau đây:
Bước 1. vẽ hình vuông ( vẽ liên tiếp bốn cạnh và trở về đỉnh ban đầu).
Bước 2. Nếu số hình vuông đã vẽ được ít hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại, kết thúc thuật toán.
Gv: riêng với bài toán vẽ một hình vuông, thao tác chính là vẽ bốn cạnh bằng nhau, hay lặp lại bốn lần thao tác vẽ một đoạn thẳng. sau mỗi lần vẽ đoạn thẳng, thước kẻ được quay một góc 90o sang phải tại vị trí của bút vẽ.
Gv: thuật toán được mô tả như sau:
Bước 1: đặt k=0; ( k là số đoạn thẳng đã vẽ được).
Bước 2: vẽ đoạn thẳng độ dài 1 đơn vị và quay thước 90o sang phải.
K:=k+1;
Bước 3: nếu k<4 thì trở lại bước 2; ngược lại kết thúc thuật toán.
1. Câu lện lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh
VD1: Vẽ 3 hình vuông giống nhau.
Thuật toán (SGK T56,57).
VD2: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
- Thuật toán: (đã nghiên cứu ở bài học số 5, ví dụ 3)
=> Kết luận:
- Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như trong 2 ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp.
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có “cách” để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là câu lệnh lặp.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết: (3’)
Cấu trúc lặp trong thuật toán được dùng để mô tả việc thực hiện lặp lại nhiều lần một hoặc một nhóm các hoạt động.
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh lặp để thể hiện cấu trúc lặp, trong đó một hoặc nhiều lệnh được viết một lần nhưng lại được điều khiển để thực hiện lặp lại một số hữu hạn lần. Các lệnh điều khiển quá trình lặp như vậy được gọi là câu lệnh lặp.
4.2. Hướng dẫn tự học: (2’)
Đối với bài học ở tiết học này:
- Ghi nhớ các kiến thức đã học trên lớp.
- Làm bài tập số 1 SGK.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị trước phần còn lại của bài học.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37.doc