GV: do tại mỗi thời điểm, một biến chỉ lưu được một giá trị duy nhất nên trong đoạn chương trình trên, mỗi khi cần đến thu nhập của hộ gia đình nào ta lại phải thực hiện câu lệnh readln(a) để nhập mức thu nhập của hộ đó vào biến a.
Gv: cần lưu ý thao tác nhập mức thu nhập của các hộ gia đình từ bàn phím chiếm phần lớn thời gian trong quá trình thực hiện đoạn chương trình trên, mà ta lại phải thực hiện công việc đó hai lần.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 51 - Bài 9: Làm việc với dãy số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
51
Ngày soạn:
2/ 3/ 2018
Tuần dạy
27
Ngày dạy:
5/ 3/ 2018
Lớp dạy:
Khối 8
BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm mảng một chiều.
1.2. Kỹ năng:
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.
1.3. Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử.
2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:1’
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Dẫn dắt (5’)
Gv: để khảo sát mức độ phân hóa giàu nghèo của một địa phương, người ta đã tiến hành thu thập thông tin về thu nhập của từng hộ gia đình trong địa phương đó. Cần viết chương trình tính mức thu nhập của từng hộ gia đình so với mức thu nhập trung bình.
Gv: giả sử hộ gia đình được khảo sát là 50. Đoạn chương trình sau có thể giúp giải quyết bài toán trên:
Gv: Em hãy tìm hiều tác dụng của từng câu lệnh trong đoạn chương trình này và rút ra nhận xét của em.
Hs:....
Việc giải bài toán trên gồm 2 bước cơ bản:
Tính thu nhập trung bình bằng cách tính tổng thu nhập của tất cả các hộ gia đình rồi chia cho tổng số hộ.
Lần lượt lấy thu nhập của từng hộ trừ đi giá trị trung bình ở bước 1 để tính độ chênh lệch giữa mức thu nhập của hộ đó so với mức thu nhập trung bình.
Var a,thunhapTB:real;
I:integer;
Begin
Thunhaptb:=0;
For i:=1 to 50 do
Begin
Write(‘Thu nhap cua gia dinh thu: ‘,i);
Readln(a);
Thunhaptb:=thunhaptb+a;
End;
Thunhaptb:=thunhaptb/50;
For i:=1 to 50 do
Begin
Write(‘thu nhap cua gia dinh thu: ‘,i);
Readln(a);
Writeln(‘Do lech so voi thu nhap trung binh la: ‘,a-Thu nhaptb);
End;
End.
Hoạt động 2: Dãy số và biến mảng (25’)
GV: do tại mỗi thời điểm, một biến chỉ lưu được một giá trị duy nhất nên trong đoạn chương trình trên, mỗi khi cần đến thu nhập của hộ gia đình nào ta lại phải thực hiện câu lệnh readln(a) để nhập mức thu nhập của hộ đó vào biến a.
Gv: cần lưu ý thao tác nhập mức thu nhập của các hộ gia đình từ bàn phím chiếm phần lớn thời gian trong quá trình thực hiện đoạn chương trình trên, mà ta lại phải thực hiện công việc đó hai lần.
Gv: để chỉ phải nhập dữ liệu một lần, ta có thể khai báo nhiều biến, mỗi biến dùng để lưu trữ thu nhập của một hộ gia đình. Ví dụ: trong pascal ta cần nhiều câu lệnh khai báo và nhập dữ liệu như sau:
GV: chú ý địa phương cần khảo sát có bao nhiêu hộ gia đình thì cần viết đủ chừng ấy khai báo và câu lệnh nhập mức thu nhập- một công việc không hề thú vị.
Gv: Để giúp giải quyết các vấn đề trên, các ngôn ngữ lập trình đã đưa ra một kiểu dữ liệu đặc biệt, được gọi là kiểu mảng để lưu nhiều dữ liệu liên quan đến nhau bằng một biến duy nhất và đánh số thứ tự cho các dữ liệu đó giúp cho việc xử lí các dữ liệu ấy đơn giản hơn.
GV: để giải quyết các vấn đề trên chúng ta cần có kiểu dữ liệu gì?
HS: Biến mảng
GV: Việc sắp xếp thứ tự như thế nào?
HS: .
GV: Giá trị của mảng như thế nào?
HS: Là một biến nguyên.
Dãy số và biến mảng.
Var thunhap_1, thunhap_2, thunhap_3, : real;
Read(thunhap_1);Read(thunhap_2), Read(thunhap_3);
Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số:
Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng. Khi dử dụng biến mảng, thực chất chúng ta đã sắp xếp theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới một tên duy nhất.
Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số (số nguyên, hoặc số thực) có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
Hoạt động 3: Ví dụ về biến mảng (13’)
Gv: để làm việc với các dãy số nguyên hay số thực, chúng ta phải khai báo biến mảng có kiểu số tương ứng trong phần khai báo của chương trình.
Gv: cách thức khai báo biến mảng trong các ngôn ngữ lập trình có thể khác nhau, nhưng cần chỉ rõ: tên biến mảng, số lượng phần tử, kiểu dữ liệu chung của các phần tử.
Gv: ví dụ: cách khai báo đơn giản một biến mảng trong ngôn ngữ Pascal như sau:
Var chieucao: array[1..50] of real;
Với câu lệnh trên, ta đã khai báo một biến có tên chieucao gồm 50 phần tử, mỗi phần tử là biến có cùng kiểu dữ liệu số thực.
Ví dụ về biến mảng
*Cú pháp khai báo biến mảng trong Pascal như sau:
Var : array[..] of ;
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết: 1’
- Biết được khái niệm mảng một chiều.
- Hiểu sự cần thiết của biến mảng.
4.2. Hướng dẫn tự học: (1’)
Đối với bài học ở tiết học này: ghi nhớ các kiến thức đã học trên lớp.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: chuẩn bị trước phần còn lại của bài học.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 51.doc