Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 53 - Bài 9: Làm việc với dãy số

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

3.1. Ổn định tổ chức:1’

3.2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

Câu 1. Em hãy nêu cú pháp chung của biến mảng? Lợi ích của việc sử dụng biến mảng?

Câu 2. Hãy cho biết các khai báo biến mảng sau đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích tại sao.

a) A:array[1, 20] of real;

b) xau:array[255.1] of longint;

c) so:array[1.1.1.10] of integer;

d) kitu:array[1.255] of real;

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 53 - Bài 9: Làm việc với dãy số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 53 Ngày soạn: 10/ 3/ 2018 Tuần dạy 28 Ngày dạy: 12/ 3/ 2018 Lớp dạy: Khối 8 BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ(t3) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Hiểu được tác dụng của mảng một chiều. - Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng - Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy số. 1.2. Kỹ năng: - Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số. 1.3. Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử. 2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức:1’ 3.2. Kiểm tra bài cũ: (7’) Câu 1. Em hãy nêu cú pháp chung của biến mảng? Lợi ích của việc sử dụng biến mảng? Câu 2. Hãy cho biết các khai báo biến mảng sau đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích tại sao. A:array[1, 20] of real; xau:array[255..1] of longint; so:array[1.1..1.10] of integer; kitu:array[1..255] of real; y:array[1,,100] of integer; 3.3. Tiến trình dạy học: (35’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số ( 35’) Gv: ví dụ 3. Viết chương trình nhập n số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất cùng độ lệch của giá trị đó so với giá trị trung bình của n số đã nhập. N cũng được nhập từ bàn phím. Gv: trước hết ta khai báo biến n để nhập số các số nguyên sẽ được nhập vào. Sau đó khai báo n biến lưu các số được nhập vào như là các phần tử của một biến mảng A. Ngoài ra cần khai báo một biến i để làm biến đếm cho các lệnh lặp và biến max để lưu số lớn nhất, biến min để lưu số nhỏ nhất. Phần khai báo của chương trình có thể như sau: Gv: Phần thân chương trình sẽ tương tự dưới đây: Gv: yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của từng câu lệnh. Gv: giải thích các câu lệnh cho hs hiểu. Hs: viết bài. Gv: trong chương trình này, chúng ta hãy lưu ý điểm sau: số tối đa các phần tử của mảng (còn gọi là kích thước của mảng) phải được khai báo bằng một số cụ thể (ở đây là 100, mặc dù số các số được nhập sau này có thể nhỏ hơn nhiều so với 100). 3. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số Ví dụ 3. (SGK) program MaxMin; uses crt; Var i, n, Max, Min: integer; A: array[1..100] of integer; Begin clrscr; write('Hay nhap do dai cua day so, N = '); readln(n); writeln('Nhap cac phan tu cua day so:'); For i:=1 to n do Begin write('a[',i,']='); readln(a[i]); End; Max:=a[1]; Min:=a[1]; for i:=2 to n do begin if Max<a[i] then Max:=a[i]; if Min>a[i] then Min:=a[i] end; write('So lon nhat la Max = ',Max); write('; So nho nhat la Min = ',Min); readln End. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP. 4.1. Tổng kết: (1’) - Phần mở rộng: kiểu dữ liệu của biến mảng trong pascal có thể là kiểu dữ liệu bất kì, không chỉ là dữ liệu kiểu số nguyên và số thực. Ví dụ: var danhsach: array[1..20] of string; - Gv chốt lại nội dung chính của bài học. 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’) Đối với bài học ở tiết học này: về nhà ôn lại các kiến thức đã học trên lớp, làm các bài tập trong sách giáo khoa. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: chuẩn bị các bài tập trong sách bài tập, tiết sau học tiết bài tập. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc53.doc