1. Quan sát hình sau và trả lời các câu hỏi:
a. Trong hình 2.27 có bao nhiêu đối tượng toán học đã được tạo ra?
b. A,b là các đối tượng gì? Tự do hay phụ thuộc?
c. Điểm A là đối tượng tự do hay phụ thuộc?
2. Hình 2.28 có các đối tượng: các điểm A,B,C và đường thẳng d.
Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
a. A,B,C là các điểm tự do, d đi qua B và C nên không là tự do.
b. D là tự do, B,C nằm trên d nên không là tự do. Điểm A là tự do.
c. Đường thẳng d không là tự do. Các điểm A,B,C thì chưa thể kết luận là tự do hay phụ thuộc.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 62 - Bài 11: Giải toán và vẽ hình phẳng với geogebra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
62
Ngày soạn:
10/ 4/ 2018
Tuần dạy
32
Ngày soạn:
12/ 4/ 2018
Lớp dạy:
Khối 8
BÀI 11. GIẢI TOÁN VÀ VẼ HÌNH PHẲNG VỚI GEOGEBRA(T1)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết tính toán đa thức, phân thức đại số, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn số với Geogebra.
- Vẽ hình học phẳng theo nội dung hình học 8.
1.2. Kỹ năng:
- Kĩ năng sử dụng phần mềm giải quyết một số bài toán đơn giản.
1.3. Thái độ:
- Nghiêm túc, khám phá phần mềm.
- Phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: - GV: giáo án, bài giảng điện tử.
2.2. Học sinh: - HS: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:1’
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Dẫn dắt (5’)
Gv: đưa bài tập dẫn dắt lên ti vi.
Gv: yêu cầu hs trả lời các câu hỏi.
Hs:..
Gv: phần mềm gepgebra sẽ giúp các em tìm hiểu và giải quyết được các câu hỏi này.
Quan sát hình sau và trả lời các câu hỏi:
Trong hình 2.27 có bao nhiêu đối tượng toán học đã được tạo ra?
A,b là các đối tượng gì? Tự do hay phụ thuộc?
Điểm A là đối tượng tự do hay phụ thuộc?
Hình 2.28 có các đối tượng: các điểm A,B,C và đường thẳng d.
Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
A,B,C là các điểm tự do, d đi qua B và C nên không là tự do.
D là tự do, B,C nằm trên d nên không là tự do. Điểm A là tự do.
Đường thẳng d không là tự do. Các điểm A,B,C thì chưa thể kết luận là tự do hay phụ thuộc.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các phép tính trên đa thức(15’)
Gv: toàn bộ các phép tính với đa thức của mục này và các mục sau đều làm việc trên cửa sổ CAS và phải được thực hiện trong chế độ tính toán chính xác.
Gv: nháy nút = để thiết lập chế độ tính toán chính xác.
Gv: cần ghi đủ phép nhân giữa hai biến của đa thức khi viết lệnh.
Ví dụ: 2xy phải viết là 2x*y
Gv: thực hiện mẫu cho hs quan sát.
Gv: đưa ra bài tập yêu cầu hs lên thực hiện.
Gv: yêu cầu hs nhận xét.
Gv: đưa ra bảng một số lệnh làm việc chính với đa thức.
Hs: đọc và chép bài.
Gv: yêu cầu hs làm bài tập 1a và bài tập 2a sgk/101.
Các phép tính trên đa thức.
Các phép cộng trừ nhân đa thức: nhập biểu thức trên dòng lệnh của cửa sổ CAS, chúng ta có ngay kết quả
Khai triển các biểu thức có chứa tích hoặc lũy thừa: sử dụng lệnh Expand[]
Phân tích đa thức thành tích của các biểu thức: sử dụng lệnh Factor [] cho việc phân tích trong số hữu tỉ và lệnh ifactor[] đối với số vô tỉ.
Các phép chia đa thức: sử dụng ba lệnh là Div (tính thương), mod (tính số dư) và Division (tính cả thương và số dư) của hai đa thức.
Hoạt động 3. Tìm hiểu các phép tính trên phân thức đại số (10’)
Gv: tương tự như với đa thức, chúng ta nhập trực tiếp phân thức cần tính toán trên dòng lệnh của cửa sổ CAS, chúng ta sẽ thấy ngay kết quả.
Gv: dấu lũy thừa được dùng với kí hiệu ^
Gv: thực hiện mẫu cho hs quan sát.
Gv: với các phép tính trên phân thức đại số, phần mềm sẽ tự động tính toán, khai triển và rút gọn nếu có thể được.
Gv: thực hiện mẫu cho hs quan sát.
Gv: yêu cầu hs thực hiện bài tập 3a,b trang 102.
Các phép tính trên phân thức đại số
Dấu lũy thừa được dùng với kí hiệu ^
Phải thêm dấu ngoặc đơn đối với tử và mẫu là đa thức khi viết lệnh.
Hoạt động 4. Tìm hiểu giải phương trình và bất phương trình bậc I một ẩn (10’)
Gv: Để giải phương trình và bất phương trình, chúng ta sẽ sử dụng các lệnh solve[] và solution[]. Cú pháp và ý nghĩa các lệnh này như sau:
Gv: chiếu lên ti vi.
Gv: thực hiện mẫu cho hs quan sát.
Gv: yêu cầu hs kiểm tra lại kết quả.
Gv: yêu cầu hs làm bài tập 4a và 5a sgk.
Giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Lệnh solve[] hoặc solve[] cho kết quả là các nghiệm của phương trình hoặc bất phương trình.
Lệnh solution[] hoặc solution[] cho kết quả là tất cả các giá trị nghiệm của phương trình, bất phương trình.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết: (2’)
- Giáo viên chốt lại nội dung chính của bài học.
- Nhận xét tiết học.
4.2. Hướng dẫn tự học: (2’)
Đối với bài học ở tiết học này: làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: tìm hiểu trước phần còn lại của bài.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62.doc