Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 7 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu

GV: Máy tính là công cụ xử lí thông tin, còn chương trình chỉ dẫn cho máy tính cách thức xử lí thông tin để có kết quả mong muốn. Thông tin rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng rất khác nhau về bản chất. Để dễ dàng quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau như: chữ, số nguyên, số thập phân

GV: Các kiểu dữ liệu thường được xử lí theo các cách khác nhau. Chẳng hạn, ta có thể thực hiện các phép toán số học với các số, nhưng với các xâu kí tự thì các phép toán đó không có nghĩa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 7 - Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT Tuần dạy 7 4 Ngày soạn: Ngày dạy: 14/ 9/ 2018 16/9/2018 Lớp dạy: Khối 8 Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU(T1) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - HS biết được một số kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình. 1.2. Kỹ năng: - Tương tác giữa người và máy. 1.3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử, SGK, laptop, máy chiếu. 2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, sách ,vở. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức: 3.2. Kiểm tra bài cũ:5’ Đọc phần tổng kết. 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Dữ liệu và kiểu dữ liệu (20’) GV: Máy tính là công cụ xử lí thông tin, còn chương trình chỉ dẫn cho máy tính cách thức xử lí thông tin để có kết quả mong muốn. Thông tin rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng rất khác nhau về bản chất. Để dễ dàng quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau như: chữ, số nguyên, số thập phân GV: Các kiểu dữ liệu thường được xử lí theo các cách khác nhau. Chẳng hạn, ta có thể thực hiện các phép toán số học với các số, nhưng với các xâu kí tự thì các phép toán đó không có nghĩa. GV: Các ngôn ngữ lập trình định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản. Kiểu dữ liệu xác định miền dữ liệu có thể của dữ liệu và các phép toán có thể thực hiện trên các giá trị đó. 1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu. - Kiểu số nguyên (integer): Ví dụ số học sinh của một lớp; số sách trong thư viện. - Kiểu số thực (real): Ví dụ chiều cao, điểm trung bình môn học - Kiểu xâu (string): là dãy các kí tự lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình. Lưu ý: để chương trình dịch hiểu dãy chữ số là kiểu xâu, ta phải đặt dãy số đó trong cặp dấu nháy đơn. Ví dụ: ‘5324’ Kí tự (char): là một chữ, một chữ số hay 1 kí hiệu đặc biệt. Ví dụ: Kí tự chữ “a” Kí tự “1” Kí tự khoảng trắng “ ” Hoạt động 2: Các phép toán với dữ liệu kiểu số ( 20’) GV: Trong mọi ngôn ngữ lập trình ta đều có thể thực hiện các phép toán số học cộng trừ nhân chia với các số nguyên và số thực. GV: bảng dưới đây là kí hiệu của các phép toán số học trong ngôn ngữ pascal. Kí hiệu Phép toán Kiểu dữ liệu + - * / div mod Cộng Trừ Nhân Chia Chia lấy nguyên Chia lấy dư nguyên + thực nguyên + thực nguyên + thực nguyên + thực nguyên nguyên GV: lưu ý mọi ngôn ngữ lập trình đều xem kết quả chia hai số n cho m (n/m) là số thực, cho dù n và m là các số nguyên và n có chia hết cho m hay không. Ví dụ: 4/2=2.0(real); 6/4=1.5(real); GV: dưới đây là các ví dụ về phép chia, phép chia lấy phần nguyên, phép chia lấy phần dư: 5/2=2.5; 5 div 2=2; 5 mod 2=1; -12/5=-2.4 -12 div 5=-2 -12 mod 5 =-2 GV: sử dụng dấu ngoặc, ta có thể kết hợp các phép tính số học để có các biểu thức số học phức tạp hơn. Ví dụ: biểu thức số học được viết trong ngôn ngữ pascal: Biểu thức số học Cách viết trong Pascal A x b – c+d A*b-c*d 15+5x(a:2) 15+5*(a/2) GV: chú ý rằng khi viết các biểu thức toán, để dễ phân biệt, ta có thể dùng các cặp dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc vuông, dấu ngoặc nhọn để gộp các phép toán, nhưng trong ngôn ngữ lập trình chỉ được sử dụng dấu ngoặc đơn cho mục đích này. Ví dụ: Bài tập: viết các biểu thức toán dưới đây với các kí hiệu trong pascal. ( bài 5 sgk) Chuyển các biểu thức được viết trong pascal sau đây thành các biểu thức toán: ( bài 6 sgk). 2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số. Kí hiệu Phép toán Kiểu dữ liệu + - * / div mod Cộng Trừ Nhân Chia Chia lấy nguyên Chia lấy dư nguyên + thực nguyên + thực nguyên + thực nguyên + thực nguyên nguyên - Ví dụ: 15 mod 2 = ? 15 div 2 = ? Kết quả chia hai số n cho m (n/m) là số thực, cho dù n và m là các số nguyên và n có chia hết cho m hay không. Chú ý rằng khi viết các biểu thức toán, để dễ phân biệt, ta có thể dùng các cặp dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc vuông, dấu ngoặc nhọn để gộp các phép toán, nhưng trong ngôn ngữ lập trình chỉ được sử dụng dấu ngoặc đơn cho mục đích này. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 4.1. Tổng kết: (3’) Các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thường xử lí theo các kiểu khác nhau, với các phép toán có thể thực hiện trên từng kiểu dữ liệu đó. 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’) Đối với bài học ở tiết học này: - Ghi nhớ các kiến thức. - Làm bài tập 1,2,3, 4, 5 sgk Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem trước nội dung mục 3, 4 bài “Chương trình máy tính và dữ liệu”. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7.doc
Tài liệu liên quan