Kế hoạch bài dạy môn Tin học khối 8 - Tiết 19 - Bài thực hành 3: Khai báo sử dụng biến

1. Ổn định lớp (2phút)

2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình thực hành.

3. Dạy học bài mới:

* Đặt vấn đề: Để củng cố lại những kiến thức đã học về biến và hằng. Hôm nay các em sẽ tiếp tục thực hành bài thực hành số 3 ”khai báo và sử dụng biến”

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học khối 8 - Tiết 19 - Bài thực hành 3: Khai báo sử dụng biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 10 Ngày soạn: 20/10/2018 Tiết dạy: 19 Ngày dạy: 22/10/2018 Bài TH3: KHAI BÁO SỬ DỤNG BIẾN(T2) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng: 1.1. Kiến thức: Biết khai báo và sử dụng biến trong chương trình Biết cách khai báo và sử dụng hằng trong chương trình 1.2. Kỹ năng: Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến Kết hợp được giữa lệnh Write và Writeln với Read và Readln để thực hiện nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím. Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến. 1.3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, xây dựng bài, tích cực trong hoạt động nhóm 2. Mục tiêu phát triển năng lực: - Góp phần hình thành năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực quản lý, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng, năng lực dự đoán. II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, Giáo án Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu trước bài học, chuẩn bị nội dung liên quan. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp (2phút) 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình thực hành. 3. Dạy học bài mới: * Đặt vấn đề: Để củng cố lại những kiến thức đã học về biến và hằng. Hôm nay các em sẽ tiếp tục thực hành bài thực hành số 3 ”khai báo và sử dụng biến” Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Năng lực hình thành Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành. GV: Nhắc lại một số kiến thức trọng tâm. - Lắng nghe, ghi nhớ. Tái hiện kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2 GV : Yêu cầu HS đọc bài toán trong SGK và các nhóm nghiên cứu hình thành ý tưởng, thuật toán giải bài toán trên. GV : Gợi ý cách thức hoán đổi 2 số GV : Chương trình này cần khai báo những biến nào ? GV : Đưa từng phần của chương trình lên màn hình. GV: Giải thích sơ bộ từng phần vừa đưa lên. GV: Đi các máy kiểm tra và hướng dẫn, uốn nắn HS cách soạn thảo chương trình. GV: Kết hợp đánh giá và cho điểm HS qua tiết thực hành. Bài 2. Thử viết chương trình nhập các số nguyên x và y, in giá trị của x và y ra màn hình. Sau đó hoàn đổi các giá trị của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y. HS : Nghiên cứu SGK trả lời. HS: Quan sát, lắng nghe GV giải thích về chương trình HS: Lắng nghe, thực hành trên máy tính chương trình hoàn chỉnh Tham khảo chương trình sau: program hoan_doi; var x,y,z:integer; begin read(x,y); writeln(x,' ',y); z:=x; x:=y; y:=z; writeln(x,' ',y); readln end. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực quản lý, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng, năng lực dự đoán. Hoạt động 3: Củng cố Nhận xét, đánh giá tiết thực hành. Lưu ý các lội HS thường mắc phải trong tiết thực hành. Nhắc HS lưu bài thực hành, tắt máy Tổ trực vệ sinh phòng thực hành 4. Hướng dẫn về nhà: (1phút) - Làm lại các bài tập - Xem trước bài 5 ____________________________˜™____________________________ Tuần dạy: 10 Ngày soạn: 21/10/2018 Tiết dạy: 20 Ngày dạy: 24/10/2018 Bài 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH ( t1) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng: 1.1. Kiến thức: - Biết được khái niệm bài toán, thuật toán. - Biết cách xác định bài toán 1.2. Kỹ năng: - Hiểu được thuật toán, quá trình giải toán trên máy tính. 1.3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo . 2. Mục tiêu phát triển năng lực: - Hình thành khả năng giải quyết các bài toán theo các bước một cách logic, nhằm phát triến khả năng tư duy, logic, trừu tượng hóa, khái quát hóa vấn đề. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học. - Học sinh:Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập. Xem bài mới trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp (2phút) 2. Kiểm tra bài cũ (6 phút) ? CH1: Khái niệm biến nhớ. Cho ví dụ về khai báo biến? * Trả lời: CH1: - Biến nhớ là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. Giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. - Ví dụ: Var i, j: integer; Dientich: real; 3. Dạy học bài mới: * Đặt vấn đề: Bài toán là khái niệm quen thuộc trong các môn học như Toán, Vật lí, Chẳng hạn tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100, tính quãng đường ô tô đi được trong 3 giờ,Tuy nhiên hằng ngày ta thường gặp và giải quyết các công việc đa dạng hơn nhiều, ví dụ như lập bảng cửu chương, lập bảng điểm, so sánh chiều cao của hai bạn. Và để giải quyết một bài toán cụ thể đó như thế nào trong ngôn ngữ lập trình, ta sang một nội dung mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Năng lực hình thành Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài toán và xác định bài toán GV: Nêu sơ qua về khái niệm bài toán. GV: Xét vd: Tính diện tích hình vuông. GV: ? Tìm giả thiết và kết luận của bài toán này. GV: Nhận xét. GV: Trong toán học, trước khi bắt đầu giải một bài toán, ta thường tìm GT và KL. Trong tin học, phần giả thiết là điều kiện cho trước (input), phần KL là kết quả thu được (output). -> đó là cách xác định một bài toán trong tin học, chúng dùng để cho ta viết một CT giải toán trên máy tính. HS: Lắng nghe. * Khái niệm bài toán: - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. HS: - Giả thiết: cạnh hình vuông. - KL: Tính diện tích. HS: Lắng nghe. * Xác định bài toán: - Xét vd tính diện tích hình tròn. + ĐK cho trước: độ dài cạnh hình vuông. + KQ thu được: Diện tích hình vuông. - Xác định bài toán là việc xác định các điều kiện ban đầu (thông tin vào – input) và kết quả cần thu được (thông tin ra – output). Năng lực tư duy, phân tích,khái quát, trừu tượng hóa Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình giải toán trên máy tính GV: Xét ví dụ bài toán tính diện tích hình vuông, sau khi tóm tắt bài toán bước tiếp theo em sẽ làm gì ? GV: Tóm tắt bài toánàTìm cách giảiàTrình bày cách giải. GV: Sau khi xác định bài toán, để máy tính có thể ‘giải’ được bài toán thì con người cần chỉ dẫn cho máy tính, sự chỉ dẫn đó phải cụ thể, chi tiết và đặc biệt là máy tính phải ‘hiểu’ được những chỉ dẫn này. GV: Hướng dẫn HS phân tích ví dụ rô bốt nhặt rác. Nêu lại phương án ở bài trước. Bước 1: Tiến hai bước; Bước 2: Quay trái, tiến một bước; Bước 3: Nhặt rác; Bước 4: Quay phải, tiến ba bước; Bước 5: Quay trái, tiến hai bước; Bước 6: Bỏ rác vào thùng; GV: Yêu cầu HS tìm cách khác để có thể đi từ vị trí hiện tại, nhặt rác và bỏ rác vào thùng. GV: Nhận xét phần trả lời của học sinh GV: Dãy hữu hạn các bước (thao tác) cần thực hiện để giải một bài toán gọi là thuật toán GV: Vậy thuật toán là gì? GV: Một bài toán có thể có nhiều thuật toán khác nhau, nhưng mỗi thuật toán chỉ dùng để giải một bài toán cụ thể. GV: Sau khi mô tả thuật toán thì máy tính có hiểu được thuật toán chưa? GV: Con người có thể nói chuyện để ra lệnh cho máy tính thực hiện chương trình không ? GV: Vậy con người phải làm gì để máy tính hiểu được thuật toán? GV: Chốt nội dung: Cần thể hiện thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình. GV: Vậy quá trình giải bài toán trên máy tính gồm những bước nào? GV: Nhận xét. GV: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước: Xác định bài toán, mô tả thuật toán, viết chương trình GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Suy nghĩ, trả lời HS: Lắng nghe HS: Thảo luận tìm các cách hướng dẫn rô bốt HS: Suy nghĩ, trả lời - Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Suy nghĩ, trả lời. HS: Lắng nghe, ghi bài. - Quá trình giải toán trên máy tính gồm các bước sau: + Xác định bài toán: Input, Output + Mô tả thuật toán: Diễn tả cách giải bài toán bằng dãy các thao tác cần thực hiện. + Viết chương trình: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình thích hợp. HS: Chú ý lắng nghe Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực quản lý, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng, năng lực dự đoán. Hoạt động 3: Củng cố (2phút) +Nhắc lại nội dung chính của bài học. 4. Hướng dẫn về nhà: (1phút) + Làm bài tập 1, 2 SGK. + Xem trước nội dung phần 3 và ví dụ phần 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 10 - Tin 8.doc
Tài liệu liên quan