1. Ổn định lớp (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5phút)
Kiểm tra trong quá trình thực hành.
3. Dạy học bài mới:
* Đặt vấn đề: (1phút)
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học khối 8 - Tiết 8 - Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 6 Ngày soạn: 23/09/2018
Tiết dạy: 11 Ngày dạy: 25/09/2018
BÀI THỰC HÀNH 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
1.1. Kiến thức:
Chuyển được biểu thức toán học sang biểu thức trong Pascal
Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì xử lý khác nhau
Hiểu được phép toán Div, Mod
Hiểu thêm các lệnh in dữ liệu ra màn hình và tạm ngừng chương trình
1.2. Kĩ năng:
Vận dụng các kiến thức làm bài tập.
1.3. Thái độ:
Hình thành hoạt động theo nhóm, có ý thức tự chủ trong học tập.
2. Mục tiêu phát triển năng lực:
Năng lực tự học, năng lực thực hành, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực đánh máy, chạy chương trình viết bằng NNLT Pascal.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, Sgk, phòng máy tính, bài tập.
Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu trước bài học, chuẩn bị nội dung liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5phút)
Kiểm tra trong quá trình thực hành.
3. Dạy học bài mới:
* Đặt vấn đề: (1phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực hình thành
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu
GV: Gọi HS đọc mục đích yêu cầu của bài.
GV: Phổ biến Nội Dung yêu cầu chung trong tiết thực hành là làm quen với ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal.
HS: Đọc yêu cầu bài thực hành.
HS: Lắng nghe
Hoạt động 2: Bài tập 1(SGK)
GV: Hướng dẫn thêm cho HS hiểu yêu cầu của bài 1a.
GV: Gọi 4 HS lên bảng thực hiện 4 biểu thực toán học.
GV: 4 HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, cho điểm các bài làm đúng
GV: Lưu ý thêm: chỉ được dùng dấu ngoặc đơn để nhóm các phép toán.
GV: Nhấn mạnh những phần quan trợng thì yêu cầu HS nên ghi lại vào vở.
GV: nhắc nhở HS phải chú ý sử dụng đúng các kí hiệu trong Pascal.
Yêu cầu HS khởi động Pascal và làm tiếp bài tập 1b trong môi trường TP
GV: Theo dõi, nhắc nhở HS quá trình thực hành.
GV: Chú ý cách Gõ, các dấu chấm phẩy, từng câu lệnh. Cho HS
GV: Ý nghĩa của những biểu thức được đặt trong dấu nháy đơn?
GV: Lưu ý thêm: các biểu thức Pascal được đặt trong câu lệnh writeln là để in ra kết quả. Các em sẽ có cách viết khác sau khi làm quen với khái niệm Biến ở bài 4.
GV: Yêu cầu HS lưu chương trình với tên CT2.pas, sau đó dịch và chạy chương trình để kiểm tra kết quả nhận được trên màn hình.
GV: Theo dõi và giúp HS sữa lỗi nếu HS không tự sữa lỗi được.
HS: Lắng nghe.
HS: Lên bảng thực hiện các bài tập
Bài 1: Luyện Gõ các biểu thức trong chương trình Pascal
Viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal:
Chỉ được dùng dấu ngoặc đơn để nhóm các phép toán
Khởi động Turbo Pascal và Gõ chương trình sau để tính các biểu thức trên
Begin
Writeln (‘15*4 – 30 +12 = ‘,15 *4 – 30 +12);
Writeln (‘(10+5)/ (3+1) – 18/(5+1) = ‘,(10+5)/ (3+1) – 18/(5+1));
Writeln (‘(10+2)*(10+2)/(3+1) = ‘, (10+2)* (10+2) / (3+1));
Writeln (‘((10+2)*(10+2) – 24)/(3+1) = ‘, ((10+2)* (10+2) – 24) / (3+1));
End.
HS: Gõ các câu lệnh theo đúng cú pháp của NNLT Pascal.
Lưu chương trình với tên CT2.pas, sau đó dịch và chạy chương trình để kiểm tra kết quả nhận được trên màn hình.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhớ, ghi chép vào vở
HS: Chú ý quan sát, lắng nghe GV sửa lỗi, giảng giải, rút kinh nghiệm.
Năng lực tự học, năng lực thực hành, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
Năng lực đánh máy, sửa lỗi, chạy chương trình Pascal viết trên môi trường Free Pascal.
Hoạt động 3: Củng cố (2phút)
- GV: Nhận xét kết quả các nhóm thực hành, nhận xét bài thực hành.
- Chỉ ra những lỗi mắc phải khi các nhóm thực hành.
4. Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà gõ bài 2,3 chạy thử chương trình, chuẩn bị sách giáo khoa đầy đủ.
________________________________________________________
Tuần dạy: 6 Ngày soạn: 23/09/2018
Tiết dạy: 12 Ngày dạy: 26/09/2018
Bài TH2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN(tt)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
1.1. Kiến thức:
HS tiếp tục làm quen cách soạn thảo, chỉnh sửa, biên dịch và chạy chương trình.
1.2. Kĩ năng:
HS làm quen với các biểu thức số học trong chương trình Pascal.
1.3. Thái độ:
Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình
2. Mục tiêu phát triển năng lực:
Năng lực tự học, năng lực thực hành, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực đánh máy, chạy chương trình viết bằng NNLT Pascal.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, Sgk, phòng máy tính, bài tập.
Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu trước bài học, chuẩn bị nội dung liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5phút)
Kiểm tra trong quá trình thực hành.
3. Dạy học bài mới:
* Đặt vấn đề: (1phút)Ở tiết trước các em đã làm quen với các phép toán trong Pascal, một vài ví dụ về giao tiếp giữa người và máy tính. Để củng cố lại nhưng kiến thức đã học chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành 2 ”Viết chương trình để tính toán”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực hình thành
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu
GV: Gọi HS đọc mục đích yêu cầu của bài.
GV: Phổ biến yêu cầu chung trong tiết thực hành:
- Luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình, biên dịch, chạy và xem kết quả hoạt động của chương trình.trong môi trường Turbo Pascal.
- Thực hành với các biểu thức số học trong chương trình Turbo Pascal.
HS: Đọc yêu cầu bài thực hành.
HS: Lắng nghe
Tái hiện kiến thức.
Hoạt động 2: Bài tập 2(SGK)
GV: Yêu cầu HS khởi động pascal và thực hành bài tập 2/ trang 27.
GV: Bài tập này Yêu cầu các em điều gì?
GV: Nhận xét, giải thích thêm yêu cầu bài thực hành.
GV: Trong bài này các em nên chú ý dòng lệnh uses crt ở phần khai báo và dòng lệnh clrscr; ở phần thân chương trình. Đây là dòng lệnh xóa màn hình.
- Yêu cầu HS Gõ đúng quy tắc, Gõ đúng các kí hiệu toán học trong Pascal tránh sự nhầm lẫn với các kí hiệu trong toán học.
- Yêu cầu HS thực hành theo thứ tự từ câu a đến câu d.
- Yêu cầu HS vừa thực hành vừa rút ra nhận xét với kết quả nhận được.
GV: Quan sát, đôn đốc HS thực hành
GV: Yêu cầu HS quan sát kết quả và rút ra nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu bài 2 và trả lời câu hỏi.
Bài tập 2: Tìm hiểu các số chia lấy phần nguyên và các phép chia lấy phần dư với số nguyên. Sử dụng các câu lệnh tạm ngừng chương trình.
Mở tệp mới và Gõ chương trình sau đây:
Uses crt;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘16/3= ‘, 16/3);
Writeln (‘16 div 3 =’, 16 div 3);
Wrieln (’16 mod 3 = ‘, 16 mod 3);
Writeln (‘16 div 3 =’, 16 – (16 div 3)*3);
Wrieln (’16 mod 3 = ‘,(16 – (16 mod 3))/3);
End.
HS: Lắng nghe GV giải thích ý nghĩa câu lệnh.
HS: Thực hành theo Nội Dung GV yêu cầu.
HS: Thực hành, quan sát kết quả và rút ra nhận xét của mình
Năng lực đánh máy, sửa lỗi, chạy chương trình Pascal viết trên môi trường Free Pascal.
Hoạt động 2: Bài tập 3(SGK) (15 phút)
GV: Yêu cầu HS tiếp tục thực hành bài tập 3 trang 28
GV: Ở bài này các em chỉ cần mở lại chương trình CT2.pas đã lưu và chỉnh sữa lại theo Yêu cầu của bài tập 3, xem kết quả của 2 bài khác nhau ở điểm nào?
GV: Tổng hợp ý kiến của HS từ đó rút ra nhận xét .
GV: Ở bài này chủ yếu giúp các em hiểu và phân biệt được phép div, mod. Và hiểu thêm về cách in dữ liệu ra màn hình.
HS: Thực hiện theo yêu cầu bài tập 3, đưa ra nhận xét của mình
Bài tập 3: Tìm hiểu thêm về cách in dữ liệu ra màn hình.
Mở lại tệp CT2.pas và sửa ba lệnh cuối (trước từ khóa end) thành
Writeln ((10+5)/ (3+1) – 18/(5+1):4:2);
Writeln ((10+2)*(10+2)/(3+1):4:2);
Writeln (((10+2)*(10+2) – 24)/(3+1):4:2);
HS: Lắng nghe và thực hiện trên máy tính
Năng lực đánh máy, sửa lỗi, chạy chương trình Pascal viết trên môi trường Free Pascal.
Hoạt động 3: Củng cố (2phút)
- GV: Nhận xét, đánh giá tiết thực hành.
Nêu một số lỗi thường gặp của HS rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài cũ
- Soạn bài Finger break out.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 6 - Tin 8.doc