Kế hoạch bài dạy tiết 26: Luyện từ và câu 2

*Mở rộng: Giáo viên cho học sinh quan sát thêm một vài loài vật sống dưới nước bằng tranh ảnh minh hoạ (có phân loại nơi sống cụ thể).

- Yêu cầu học sinh tìm thêm các loài vật có cùng tên sống ở cả nước ngọt và nước mặn.

- Giáo viên nhận xét và đưa ra tranh minh họa cho những loài vật cùng tên sống ở nước mặn và nước ngọt.

- Giáo viên kết luận: Qua bài tập 2, cô thấy các con đã biết và kể tên được rất nhiều loài vật sống dưới nước. Bây giờ để giúp các con hiểu được cách ngắt câu, cách dùng dấu phẩy trong một câu văn như thế nào thì cô mời các con chuyển sang bài tập 3.

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy tiết 26: Luyện từ và câu 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY GVHD: BÙI THỊ NGẦN GS: ĐẶNG LINH ĐAN LỚP DẠY : 2B MÔN : TIẾNG VIỆT NGÀY SOẠN : 112/03/2018 NGÀY DẠY : 17/03/2018 TIẾT 26: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 26 I.Mục tiêu Mở rộng vốn từ về sông biển. Hệ thống vốn từ về các con vật sống dưới nước. Luyện tập về dấu phẩy. HS có thái độ ham thích môn học. II.Chuẩn bị Giáo viên: Tranh minh họa, thẻ tên và loài vậtđể dung dạy học, giáo ánđiện tử. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, luyện từ và câu. III.Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Củng cố kiến thức Gọi học sinh nêu tiêu đề bài học tuần trước: Tuần 25: “Từ ngữ về sông biển”. Đặt và trả lời câu hỏi vì sao? Ghi sẵn bảng phụ 2 câu văn: + Đêm qua cây đổ vì gió to. + Cỏ cây khô héo vì hạn hán. Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm. Gọi 1 học sinh viết từ ngữ có tiếng “biển”. Gọi 1 học sinh nhận xét bài làm của các bạn. Giáo viên hỏi: Con có đồng ý với bài làm của bạn không ? Vậy tại sao con lại dùng từ vì sao cho câu hỏi này mà không dùng những từ khác. Giáo viên nhận xét và cho điểm. Dạy bài học mới. Giới thiệu bài: Ở tiết luyện từ và câu tuần trước, các con đã được biết một số vốn từ về chủ đề song biển. Sang tiết luyện từ và câu tuần này, cô sẽ giúp các con mở rộng vốn từ về con vật sống ở dưới nước, sau đó luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn. Cô mời các con mở vở bài tập luyện từ và câu. Gọi học sinh đọc tiêu đề bài học. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài. Mục tiêu: Qua bài tập giúp học sinh nắmđược nội dung bài học. Bài học hôm nay có bao nhiêu bài tập? Đọc yêu cầu bài tậpđó. Bây giờ cô trò mình cùng tìm hiểu qua từng bài tập này nhé. Bài 1: Yêu cầu 1 học sinh đọcđề bài. Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? Giáo viên treo tranh phóng to (8 loài cá) và giới thiệu từng loài. Mời một học sinh đọc tên các loài có trong tranh. Giáo viên nêu: Trong các loài cá mà các con vừa nêu có loài cá sống ở nước mặn và loài cá sốngở nước ngọt (giải thích: Cá nước mặn là cá sống ở biển. Cá nước ngọt là là cá sống ở sông, ao, hồ,). Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát: + Cá sống ở nước mặn : Cá thu,.. + Cá sống ở nước ngọt : Cá mè,... Cho học sinh thảo luận nhóm đôi nói tên các loài cá trong tranh. Sau đó gọi 2 nhóm lên bảng gắn thẻ tên các loài cá theo đúng vùng sinh sống. Gọi học sinh nhận xét và chữa bài. Giáo viên cho từng học sinh đọc lại bài theo từng nội dung: Cá sống ở vùng nước mặn và cá sống ở vùng nước ngọt. Giáo viên giải thích: Loài cá chim có 2 loại, đó là cá chim và cá chim trắng. + Cá chim trắng sống ở vùng nước mặn. + Cá chim sống ở cả nước mặn và nước ngọt. Giáo viên hỏi: Ngoài những loài cá chúng ta vừa tìm hiểu, các con có thể kể thêm một số loài cá mà các con biết không? Ngoài một số loài cá mà các con vừa kể, cô đưa ra một số loài cá khác kèm hình minh hoạ. + Cá sống ở vùng nước mặn: Cá voi xanh, cá rồng vằn, cá mập trắng, cá kiếm. + Cá sống ở vùng nước ngọt: Cá cơm, cá diêu hồng, cá chạch, cá rô. Chúng ta vừa tìm hiểu thêm được rất nhiều loài cá, vậy bạn nào có thể kể cho cô biết một số lợi ích từ cá không nào? Giáo viên nhận xét Kết Luận: Như vậy là qua bài tập 1, nhìn chung các con đã biết tên và phân biệt được những loài cá sống ở vùng nước mặn và những loài cá sống ở vùng nước ngọt. Vậy bây giờ để biết thêm nhiều về loài vật sống ở dưới nước thì cô mời các con chuyển sang bài tập 2. Bài 2: Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì? Gọi học sinh đọc tên các con vật trong tranh. Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức. Mỗi học sinh vết nhanh tên một con vật sống dưới nuớc rồi chuyển nhanh xuống cho bạn. Sau thời gian quy định , học sinh các nhóm đọc từ ngữ tìm được. Nhóm nào tìm được nhiều và chính xác hơn nhóm đó sẽ thắng(tg:3’) Cả lớp quan sát và nhận xét. Giáo viên hỏi: Trong các loài vật mà các con vừa tìm được, con cho cô biết cá heo sống ở đâu? Giáo viên nhận xét, tổng kết và tuyên dương nhóm thắng cuộc. Giáo viên hỏi: Vậy từ những loài vật mà các con vừa nêu, bạn nào có thể sắp xếp tên loài vật đó đúng với vùng sinh sống của nó nào? Giáo viên lắng nghe và nhận xét. *Mở rộng: Giáo viên cho học sinh quan sát thêm một vài loài vật sống dưới nước bằng tranh ảnh minh hoạ (có phân loại nơi sống cụ thể). - Yêu cầu học sinh tìm thêm các loài vật có cùng tên sống ở cả nước ngọt và nước mặn. - Giáo viên nhận xét và đưa ra tranh minh họa cho những loài vật cùng tên sống ở nước mặn và nước ngọt. - Giáo viên kết luận: Qua bài tập 2, cô thấy các con đã biết và kể tên được rất nhiều loài vật sống dưới nước. Bây giờ để giúp các con hiểu được cách ngắt câu, cách dùng dấu phẩy trong một câu văn như thế nào thì cô mời các con chuyển sang bài tập 3. Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 3. Nhắc học sinh: Trong đoạn văn trên chỉ có câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy; các con hãy đọc kĩ 2 câu đó, sau đó đăth thêm dấu phẩy vào chỗ cần thiết để tách các ý của câu. Vậy trước khi làm bài 3 thì một bạn cho cô biết, khi nào thì ta sử dụng dấu phẩy trong một câu văn? Giáo viên treo bảng phụ đã ghi sẵn câu 1 và câu 4, yêu cầu học sinh đọc lại 2 câu này. Yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm vào bảng phụ và cả lớp làm vào phiếu học tập. Cả lớp quan sát bài làm của bạn và nhận xét. Giáo viên: Tại sao con lại ghi liên tiếp 3 dấu phẩy ở câu 1? Cả lớp quan sát và đối chiếu với kết quả của cô. Bạn nào làm đúng dơ tay? Giáo viên nhận xét, khen thưởng. Cho 2 học sinh đọc lại bài. Giáo viên kết luận: Chúng ta đã hoàn thành xong bài tập số 3. Qua đó, các con lưu ý, khi viết chính tả phải viết đúng dấu câu. Khi đọc một bài tập đọc khi gặp dấu phẩy các con phải làm gì nào? Qua bài tập 3, cô thấy các con đã biết cách đặt dấu phẩy trong một câu văn, cô mong các con hãy vận dụng để sử dụng dấu câu cho thật thích hợp vào các bài văn của mình, để từ đó người đọc và người nghe có thể hiểu nhanh hơn và rõ ràng hơn. Hoạt động nối tiếp: Giáo viên: Vừa rồi cô thấy các con đã học tập rất là say mê, bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi. Các con có thích chơi trò chơi không nào? Trò chơi của chúng ta có tên là “ Đố Vui” Chúng ta sẽ dựa vào tiết luyện từ và câu hôm nay để trả lời cho các câu hỏi. Cô sẽ đưa ra câu đó kèm tranh minh hoạ, nhiệm vụ của các con là giải các câu đố này, nếu bạn nào giải đuợc câu đố sẽ được cả lớp thưởng cho một tràng vỗ tay. Các con đã sẵn sàng chưa? + Câu 1: Mắt lồi mồm rộng Sấm động mưa rào Tắm mát rủ nhau Hát bài ộp ộp. Là con gì? + Câu 2: Tên nghe là chúa sơn lâm Sống nơi biển cả, mênh mông vẫy vùng Là con gì? + Câu 3: Tám sào chống cạn Hai nạng chống xiên Cặp mắt láo liên Cái đầu không có. Là con gì? Cả lớp nhận xét và tuyên dương bạn trả lời đúng. Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh về nhà ghi nhớ cách dùng dấu phẩy trong câu văn, kể cho người thân nghe về những loài vật sống dưới nuớc mà các con đã được học. Chuẩn bị bài: Ôn bài giữa kì HKII. Học sinh trả lời. 2 học sinh lên bảng làm. + Vì sao đêm qua cây đổ? + Vì sao cỏ cây khô héo? Biển cả, sóng biển, Học sinh nhận xét. Học sinh trả lời. Vì cụm từ vì gió to là phần trả lời cho câu hỏi “ vì sao?”. Học sinh lắng nghe. 1 học sinh đọc tiêu đề bài học. 3 bài tập, học sinh đọcđề 3 bài tập. 1 học sinh đọc. Học sinh trả lời. Học sinh quan sát. 1 học sinh đứng lên đọc. Học sinh lắng nghe. Học sinh quan sát. Học sinh thảo luận. 2 nhóm lên bảng gắn thẻ tên các loài cá: + Cá nuớc mặn: Cá thu, cá chim, cá chuồn, cá nục. + Cá nuớc ngọt : Cá mè, cá chép, cá trê, cá quả. Học sinh lắng nghe. Học sinh kể: cá mập, cá voi, cá kiếm,.. Học sinh quan sát. Lợi ích: Làm các món ăn, cá để làm cảnh, làm thuốc,.. Học sinh lắng nghe. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc yêu cầu. Kể tên loài vật sống ở dưới nước. 2 nhóm lên bảng thi, ví dụ: Cá chép,cá mè, cá trôi, cá trắm, cá diếc, cá rô, ốc, tôm, cua, cá thu, cá voi, cá heo, rắn biển,sao biển.. 1 học sinh nhận xét. Học sinh trả lời: Cá heo sống ở nước mặn. Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời: + Loài vật sống ở nước mặn: Cá heo, cá thu, sao biển, cá nục, cá voi, rắn biển, cá chim. Loài vật sống ở nước ngọt: cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chày, cá diếc, tôm, cua, ốc, cáy, cá rô. Học sinh quan sát. Học sinh kể: Tôm, cua, rắn, hến, rùa,. Học sinh quan sát. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc yêu cầu. Học sinh lắng nghe. Sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các sự vật trong một câu. Học sinh đọc lại 2 câu. Học sinh làm bài: + Trăng trên sông, trên đồng, trên làng , tôi đã thấy nhiều. + Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. 1 Học sinh nhận xét. Vì: đây là câu chưa hoàn thành hay nói cách khác là dùng để ngăn cách các sự vật trong câu. Học sinh dơ tay. 2 học sinh đọc lại cả bài Học sinh lắng nghe. Khi đọc bài gặp dấu phẩy ta phải ngắt hơi. Học sinh lắng nghe. Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. Học sinh nghe giáo viên phổ biến trò chơi Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời câu đố: Là con ếch. Là con sư tử biển. Là con cua. Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. Ngày tháng năm 2017 Giáo viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 26 Lop 2_12308855.docx
Tài liệu liên quan