Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TT)
I.Mục tiêu
-Nhận biết được các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số ở hàng trăm, chục, đơn vị là 0)
-Nắm được cấu tạo thập phân của các số có bốn chữ số gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị
-Biết đọc, viết các số có bốn chữ số có dạng nêu trên
-Biết thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng kẻ sẵn nội dung bài học như SGK
-Các dãy số trong bài tập 3, mỗi dãy số viết vào 1 băng giấy
III.Các hoạt động dạy học
28 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 19 - Lớp 3 - Trường Tiểu Học Phước Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới (nếu có )
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động: hát
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về các tranh ảnh
°Mục tiêu: Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc, màu da,Chúng ta cần phải biết đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn bè quốc tế
-Yêu cầu HS mở vở bài tập ĐĐ trang 30
+Trong tranh/ ảnh, các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai?
+Em thấy không khí buổi giao lưu như thế nào?
+Trẻ em Việt Nam và trẻ em các nước trên thế giới có được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau hay không?
Trẻ em trên toàn thế giới có quyền giao lưu, kết bạn với nhau không kể màu da, dân tộc
b)Hoạt động 2: Kể những hoạt động, việc làm
°Mục tiêu: Trẻ em có quyền tự do kết bạn và thu nhận những nét văn hoá tốt đẹp của các dân tộc khác
-Yêu cầu 2HS ngồi cạnh trao đổi: Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt nam để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới
-Nghe HS báo cáo, ghi lại kết quả trên bảng
-Yêu cầu HS nhắc lại
-Kết luận: Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở các nước khá, những nước còn nghèo, có chiến tranh. Các em có thể viết thư kết bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện tình đoàn kết của các em với thiếu nhi quốc tế
c)Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai
°Mục tiêu: Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới
-GV mời 5HS sắm vai các bạn thiếu nhi trên thế giới
-Nội dung: Việt Nam là nước tổ chức liên hoan
-Giới thiệu về đất nước mình
+Việt Nam: Chào các bạn, rất vui được đón các bạn đến thăm đất nước tôi
+Nhật bản: Chào các bạn, tôi đến từ Nhật Bản. Ơû nước tôi, trẻ em rất thích thả diều cá chép và giao lưu vơi các bạn bè gần xa
+Cu Ba: Chào các bạn, còn tôi đến từ Cu Ba. Đất nước tôi có nhiều mía đường và mến khách. Tuy còn khó khăn nhưng thiếu nhi chúng tôi rất ham học hỏi và giao lưu với các bạn
+Nam phi: Chào các bạn, tôi đến từ một đất nước Châu Phi. Mặc dù thời tiết bao giờ cũng nóng nhưng chúng tôi rất thích chơi đá bóng ngoài trời và giao lưu học tập với các bạn nước ngoài
+Pháp: Còn tôi đến từ đất nước có tháp Epphen, đấùt nước du lịch. Chúng tôi rất vui được đón các bạn khi có cơ hội đến thăm đất nước chúng tôi
+Việt Nam: Hôm nay chúng ta đến đây để giao lưu học hỏi lẫn nhau
-Tất cả hát bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan”
-Yêu cầu HS viết một bức thư ngắn giới thiệu về mình cho các bạn nước ngoài
-Giao lưu với bạn nhỏ nước ngoài
-Rất vui vẻ, đoàn kết. Ai cũng tươi cười
-Trẻ em Việt Nam có thể kết bạn giao lưu, giúp đỡ các bạn bè ở nhiều nước trên thế giới
-Đại diện của mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
-Đóng tiền ủng hộ các bạn ở các nước bị thiên tai, tham gia viết thư cho các bạn
-Một vài HS đại diện nhóm mình báo cáo
-Một vài HS nhắc lại
-5HS thực hiện
IV) Hoạt đông nối tiếp:
- Đoàn kết với thiếu nhi trên quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ.
- Nhận xét tiết học
- Tìm hiểu thêm trang phục, tập quán các bạn thiếu nhi trên thế giới
Chính tả
HAI BÀ TRƯNG
I.Mục tiêu
-Nghe và viết chính xác đoạn cuối bài Hai Bà Trưng
-Làm đúng các bài tập BT ( 2) a và BT( 3) a
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động:
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD viết chính tả
°Mục tiêu: Nghe và viết chính xác đoạn cuối bài Hai Bà Trưng
*Trao đổi về nội dung bài viết
-GV đọc bài viết
-Hỏi: Đoạn văn cho chúng ta biết điều gì?
-Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có kết quả như thế nào?
*HD cách trình bày
-Đoạn văn có mấy câu?
-Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào?
-Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
*HD viết từ khó
-Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn.
-Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả
-GV đọc cho HS viết
*Soát lỗi
* Chấm bài
b)Hoạt động 2: HD làm bài tập
°Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả
*Bài 2a
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng
*Bài 3a
-Tổ chức thi tìm từ
-1HS đọc lại
-Kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng
-HS nêu
-4 câu
-Viết lùi vào 1ô và viết hoa chữ cái đầu tiên
-HS nêu
-cả lớp viết vào bảng con
-Đọc đồng thanh
-Nghe-viết
-HS đổi vở, dùng bút chì để soát lỗi
-1HS đọc
-3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
-HS làm theo nhóm
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau
Tự nhiên-xã hội
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG(TT)
( Tích hợp NLTK & HQ: Bộ phận)
I.Mục tiêu
-Nêu tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
-Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tranh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và công đồng.
- GDHS biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nước.
II.Đồ dùng dạy học
-Các hình trang 72-73 SGK
III.Các hoạt động dạy học
[
[[[[[[[
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động: hát
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Quan sát tranh
°Mục tiêu: Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ
*Bước 1: Quan sát hình 1, 2 trang 72 SGK và trả lời câu hỏi:
-Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình
-Theo bạn hành vi nào đúng, hành vi nào sai?
-Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
*Bước 2: Nhóm trình bày
*Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK
-Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người
-Theo bạn, các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu?
*Bước 4: Nhóm trình bày
-GV phân tích: trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và sinh vật sống trong nước
-Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và sinh vật sống trong nước
b)Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh
°Mục tiêu: Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và công đồng. Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải
*Bước 1: Làm việc cá nhân
-Hãy cho biết ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được thải vào đâu?
-Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa?
-Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh?
*Bước 2: Quan sát hình 3-4 trang 73 SGK
-Theo bạn, hệ thống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
-Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không?
*Bước 3: Các nhóm trình bày
-GV: nếu 1 nhà máy thải nước bẩn ra ao hồ thì cá trpng ao, hồ sẽ chết và làm cho môi trường xung quanh bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
-Kết luận: Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết
-Quan sát theo nhóm
-Một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
-Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
-HS tự trả lời
-Quan sát, trả lời
-Nhóm trình bày
-Nghe
IV) Hoạt động nối tiếp:
- HS đọc nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị
Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013
Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TT)
I.Mục tiêu
-Nhận biết được các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số ở hàng trăm, chục, đơn vị là 0)
-Nắm được cấu tạo thập phân của các số có bốn chữ số gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị
-Biết đọc, viết các số có bốn chữ số có dạng nêu trên
-Biết thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng kẻ sẵn nội dung bài học như SGK
-Các dãy số trong bài tập 3, mỗi dãy số viết vào 1 băng giấy
III.Các hoạt động dạy học
[
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Đọc, viết số có 4 chữ số (Trường hợp các chữ số ở hàng trăm, chục, đơn vị là 0)
°Mục tiêu: Nhận biết được các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số ở hàng trăm, chục, đơn vị là 0)
-GV yêu cầu HS đọc phần bài học, sau đó chỉ vào dòng của số 2000 và hỏi: Số này gồm mấy nghìn, mấy chục, mấy trăm, mấy đơn vị?
-Vậy ta viết số này như thế nào?
-GV nhận xét đúng(sai) và nêu: Số có 2 nghìn nên viết 2 ở hàng nghìn, có 0 trăm nên viết 0 ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị. Vậy số này viết là 2000
-Số này đọc thế nào? (SGK)
b)Hoạt động 2: Luyện tập-thực hành
°Mục tiêu: Các số có bốn chữ số gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị. Biết đọc, viết các số có bốn chữ số có dạng nêu trên. Biết thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số
*Bài 1
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chỉ số trên bảng yêu cầu HS đọc số
-GV HD 2HS ngồi cạnh nhau thi đọc số
-GV cho một số HS thực hành
-GV nhận xét, tuyên dương những cặp HS thực hành đúng, nhanh
*Bài 2
-GV yêu cầu 3HS đã làm dán băng giấy lên bảng, cả lớp nhận xét
-GV sửa bài, sau đó yêu cầu các nhóm HS đổi vở để kiểm tra bài
*Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc thầm các dãy số trong bài, sau đó hỏi:
+Dãy a: Các số trong dãy số a là những số như thế nào?
+Dãy b: Trong dãy số b, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu?
+Dãy c: Trong dãy số này, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu?
-GV yêu cầu HS tự làm bài
-GV sửa bài, sau đó hỏi:
+Các số trong dãy số b có điểm gì giống nhau?
+Các số này được gọi là các số tròn trăm
+Các số trong dãy số c có điểm gì giống nhau?
+GV: Các số này được gọi là các số tròn chục
-GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các số có 4 chữ số nhưng là số tròn trăm, số tròn chục
-HS: Số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị
-1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp
-HS đọc
-3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
-Theo dõi, trả lời
-HS làm bài- Nhận xét
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
Tập đọc
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA “NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”
I.Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
- Hiểu được nội dung một bản báo cáo tổ, lớp.
- Tư thế đứng đọc tự nhiên, thoải mái.
II.Đồ dùng dạy học
-Tranh minh họa bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy học
[[[[[
[[[[[[[
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động:
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Luyện đọc
°Mục tiêu: Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo
*Đọc mẫu
-GV đọc toàn bài
*HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn
-HD đọc đoạn và giải nghĩa từ
-Chia 3 đoạn
+Đoạn 1: Ba dòng đầu
+Đoạn 2: Nhận xét các mặt
+Đoạn 3: Khen thưởng
-Yêu cầu 3HS đọc nối tiếp
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
b)Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
°Mục tiêu: Hiểu được nội dung một bản báo cáo tổ
-GV gọi 1HS đọc cả bài
-Theo em báo cáo trên của ai?
-Bạn đó báo cáo với những ai?
-Bản báo cáo gồm những nội dung gì?
-Các mặt được nhận xét là những mặt nào?
-Những ai được đề nghị khen thưởng?
-Theo em, báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
c)Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
°Mục tiêu: Đọc trôi chảy rõ ràng, rành mạch
-GV gọi 1HS đọc lại toàn bài
-Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân
-Gọi 3HS thi đọc, mỗi HS đọc 1 đoạn
-Tuyên dương những HS đọc tốt
-HS theo dõi
-HS đọc nối tiếp, đọc 2 vòng
-Luyện phát âm từ sai
-Đọc từng đoạn
-Mỗi HS đọc 1 đoạn
-Đọc nhóm
-1HS đọc
-Báo cáo trên của bạn lớp trưởng, bạn báo cáo với tất cả các bạn trong lớp về tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
-Bản báo cáo gồm hai nội dung chính đó là nhận xét các mặt và đề nghị khen thưởng
-Đó là học tập, lao động, các công tác khác
-Tập thể: tổ 1, 3; cá nhân có 5 bạn
-HS thảo luận cặp đôi:
+Báo cáo hoạt động giúp mọi người trong lớp thấy được việc thực hiện thi đua của lớp trong tháng, rút king nghiệm những mặt chưa làm tốt, phát huy những mặt đã làm tốt
+Báo cáo để khen thưởng những tập thể, cá nhân đã tích cực thi đua lập thành tích cho lớp, tổ, nhắc nhở những tập thể, cá nhân chưa tích cực sửa chữa khuyết điểm
+Báo cáo giúp cho các thành viên trong lớp thêm yêu, tự hào về lớp mình
-1HS đọc
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Em có nhận xét gì về báo cáo so với lời văn một bài văn, bài thơ, câu chuyện
-Chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “KHI NÀO”?
I.Mục tiêu
-Nhận biết được hiện tượng nhân hoá và cách nhân hoá .
-Ôn tập cách đặt và TLCH Khi nào?;tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào?
II.Đồ dùng dạy học
-Viết sẵn bài tập 1, 3, 4 lên bảng
III.Các hoạt động dạy học
[[[[
[[[[
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động: Giới thiệu bài
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: Làm quen với nhân hoá
°Mục tiêu: Nhận biết được hiện tượng nhân hoá và cách nhân. Ôn tập cách đặt và TLCH Khi nào?;tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào?
*Bài 1
-Yêu cầu HS đọc khổ thơ trong bài tập 1
-Gọi 1HS đọc câu hỏi a, sau đó yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để trả lời câu hỏi này
-Chúng ta thường dùng từ anh để chỉ người hay chỉ vật?
-GV: Trong khổ thơ trên, để gọi đom đóm là một con vật tác giả dùng từ chỉ người là anh, đó được gọi là nhân hoá
-Hỏi: Tính nết của đom đóm được miêu tả bằng từ nào?
-Chuyên cần là từ chỉ tính nết của con người
-Hoạt động của đom đóm được miêu tả bằng từ ngữ nào?
-Những từ ngữ vừa tìm được là những từ chỉ hoạt động của con người hay của vật?
-Khi dùng các từ chỉ tính nết, hoạt động của con người để nói về tính nết, hoạt động của con vật cũng được gọi là nhân hoá
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở
*Bài 2
-Yêu cầu HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS đọc lại bài thơ Anh đom đóm
-Nêu tên các con vật có trong bài
-Các con vật này được gọi bằng gì?
-Hoạt động của chị Cò Bợ được miêu tả như thế nào?
-Thím Vạc đang làm gì?
-Vì sao có thể nói hình ảnh của Cò Bợ và Vạc là hình ảnh nhân hoá?
-Yêu cầu HS làm bài vào vở
b)Hoạt động 2: Ôn tập về mẫu câu “khi nào”?
*Bài 3
-Yêu cầu HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào”? trong các câu văn
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó sửa bài, nhận xét và cho điểm HS
*Bài 4
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Các câu hỏi được viết theo mẫu câu nào?
-Đó là mẫu câu hỏi về thời gian hay địa điểm?
-Yêu cầu 2HS ngồi cạnh làm bài, một HS hỏi, một HS trả lời và ngược lại
-Nghe
-1HS đọc
-HS trả lời: Con đom đóm được gọi bằng anh
-Chỉ người
-Rút ra kết luận: Dùng từ chỉ người để gọi vật, con vật -> gọi vật như người -> nhân hoá
-Chuyên cần
-Lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ
-Là các từ chỉ hoạt động của con người
-Rút ra kết luận: Dùng từ chỉ tính nết, hoạt động của con người để nói về tính nết, hoạt động của vật -> tả vật như người -> nhân hoá
-1HS đọc
-1HS đọc thuộc lòng
-Cò Bợ, vạc
-Cò Bợ được gọi là chị Cò Bợ, Vạc được gọi là thím Vạc
-Chị Cò Bợ đang ru con Ru hỡi! Ru hời!
Hỡi bé tôi ơi,/ Ngủ cho ngon giấc
-Thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm
-Vì Cò Bợ và Vạc được gọi như con người là chị Cò Bợ, thím Vạc và được tả như con người là đang ru con, lặng lẽ mò tôm
-1HS đọc
-1HS lên bảng làm bài, cả lớp dùng bút chì làm bài vào SGK
-Đáp án:
a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối
b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác
c) Chúng em học bài thơ “Anh Đom Đóm” trong học kì I
-HS sửa bài vào vở
-HS nêu
-Viết theo mẫu “Khi nào”?
-Là mẫu câu hỏi về thời gian
-Một số cặp trình bày
a) Lớp em bắt đầu học kì II từ ngày 4 tháng 1
b) Học kì II kết thúc vào ngày 31 tháng 5
c) Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè
-HS nêu: Nhân hoá là gọi và tả vật như gọi và tả người
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Em hiểu thế nào là nhân hoá?
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013
Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TT)
I.Mục tiêu
-Biết cấu tạo thập phân của các số có 4 chữ số (Gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị)
-Biết viết các số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng viết sẵn nội dung bài học như SGK
III.Các hoạt động dạy học
[
[[[[[[
[[[
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động:
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1:
°Mục tiêu: Nhận biết cấu tạo thập phân của các số có 4 chữ số (Gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị)
-GV viết lên bảng số 5427 yêu cầu HS đọc số này
-GV hỏi: Số 5427 gồm mất nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
-GV: Bạn nào có thể viết số 5427 thành tổng của các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị?
-GV nhận xét và nêu cách viết đúng 5427=5000+400+20+7
-GV viết tiếp lên bảng số 3095, yêu cầu HS đọc số và nêu rõ số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
-Hãy viết số thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị
-GV hỏi: Một số bất kì cộng với 0 sẽ cho kết quả là bao nhiêu?
-Vậy số 0 trong tổng 3000+0+90+5 không ảnh hưởng đến giá trị của tổng này, vì thế ta có thể viết thành 3000+90+5
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau lên bảng đọc, phân tích và viết các số trong phần bài học thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị
b)Hoạt động 2: Luyện tập-thực hành
°Mục tiêu: Biết viết các số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại
*Bài 1
-GV hỏi: Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau
-GV đi kiểm tra bài của một số HS
*Bài 2 ( cột 1 câu a, b)
-GV hỏi: Bài tập cho gì và yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV viết lên bảng tổng: 4000+60+7
-GV hỏi: Bạn nào có thể viết tổng trên thành số có 4 chữ số?
-GV nhận xét và yêu cầu HS nêu cách viết
-Yêu cầu HS tự làm tiếp bài
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn
-GV sửa bài, sau đó yêu cầu HS đocï bài
*Bài 3
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài
-GV đi kiểm tra vở của một số HS
-1HS đọc
-5 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 7 đơn vị
-HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp
-HS đọc: Ba nghìn không trăm chín mươi lăm. Số gồm 3 nghìn, 0 trăm, 9 chục, 5 đơn vị
-HS viết: 3000+0+90+5
-Là chính số ấy
-Nghe
-HS nêu
-HS làm bài, sau đó 2HS ngồi cạnh đổi vở để kiểm tra
-HS nêu
-2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp 4567
-5HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
-Nhận xét và sửa chữa
-HS lần lượt đọc các tổng trong bài
VD: 9000+10+5=9015 đọc là chín nghìn cộng mười cộng năm bằng chín nghìn không trăm mười lăm
-HS viết các số: a) 8555; b) 8550; c) 8500
-Viết các số có 4 chữ số mà các chữ số của mỗi số đều giống nhau
-HS viết số, 3HS viết trên bảng lớp: 1111, 2222, 3333, 4444, 5555, 6666, 7777, 8888, 9999.
IV)Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học
Tập viết
ÔN CHỮ HOA N (TT)
I.Mục tiêu
-Viết đúngvà tương đối nhanh chữ hoa N ( 1 dòng chữ Nh), R, L ( 1 dòng); Viết đúng tên riêng Nhà Rồng ( 1 dòng)và câu ứng dụng ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ:
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà
-Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II.Đồ dùng dạy học
-Mẫu chữ viết hoa N , R, L
-Tên riêng và câu ứng dụng
III.Các hoạt động dạy học
[[[[[[
[[[[[
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1)Hoạt động khởi động: Giới thiệu bài
2)Các hoạt động chính
a)Hoạt động 1: HD viết chữ hoa
°Mục tiêu: Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa N, R, L, C, H
-Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
-Yêu cầu HS viết tiếp chữ h vào cạnh chữ N để được chữ Nh
-GV nhận xét chữ viết của 3HS trên bảng. Yêu cầu cả lớp giơ bảng con
-GV kèm những HS viết chưa đẹp và yêu cầu HS viết lại
-Yêu cầu HS viết chữ hoa N vào bảng
-Khi có chữ cái hoa N, muốn viết chữ Nh ta viết như thế nào?
-Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ N, Nh, R. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng hS
b)Hoạt động 2: HD viết từ ừng dụng.
°Mục tiêu: Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Nhà Rồng
*Giới thiệu từ ứng dụng
-Gọi 1HS đọc từ ứng dụng
-Em biết gì về bến cảng Nhà Rồng?
*Quan sát và nhận xét
-Từ ứng dụng gồm có mấy chữ? Là những chữ nào?
-Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
*Viết bảng
-Yêu cầu HS viết từ ứng dụng Nhà Rồng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS
c)Hoạt động 3: HD viết câu ứng dụng.
°Mục tiêu: Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ câu ứng dụng :
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà
*Giới thiệu câu ứng dụng
-Gọi HS đọc câu ứng dụng.
-Giải thích về các địa danh: sông Lô là sông chảy qua các tỉnh hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc; phố Ràng tỉnh Yên Bái; Cao lạng là tên chỉ chung hai tỉnh Cao Bằng và lạng Sơn; Nhị hà là tên gọi khác của sông Hồng
-Các địa danh trên là những địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công oai hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi những địa danh và những chiến công đó
*Quan sát và nhận xét.
-Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
*Viết bảng.
-Yêu cầu HS viết các từ: Lô, Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà vào bảng con
-GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS
d)Hoạt động 4: HD viết vào vở.
°Mục tiêu: Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ
-GV cho Hs xem bài mẫu
-Yêu cầu HS viết bài
-GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
-Thu và chấm 5-7 bài.
-HS nêu
-HS viết bảng
-HS giơ bảng, 2HS ngồi cạnh quan sát và nhận xét bài của nhau
-HS thực hiện
-HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
-Viết tiếp chữ h vào cạnh chữ N, khoảng cách giữa hai chữ nhỏ hơn một con chữ o một chút (giữa hai chữ này không có nét nối phụ)
-3HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
-1HS đọc: Nhà Rồng
-Bến cảng Nhà Rồng ở thành phố HCM, chính từ nơi này Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước
-Từ gồm 2 chữ Nhà Rồng
-HS nêu
-Bằng 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TKBG TUAN 19.doc