Kế hoạch bài dạy Tuần 25 - Lớp 3 - Trường Tiểu Học Phước Thạnh

 Tập đọc

HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN

I.MỤC TIÊU:

1 Rèn kĩ năng đọc:

-Ngắt, nghỉ hơi đúng vị trí ở các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu các từ ngữ: trường đua, chiêng, man- gát, cổ vũ,

-Hiểu được nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc23 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 25 - Lớp 3 - Trường Tiểu Học Phước Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm có 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. - HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài. - Nêu được lợi ích, tác hại của một số động vật đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Các hình trong SGK trang 94, 95. -Sưu tầm các ảnh động vật. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: hát 2.Các hoạt động chính Hoạt động 1:Thảo luận °Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của động vật trong thiên nhiên. Bước 1: Làm việc theo nhóm - HS kể tên một số động mà em biết. -Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 94, 95 và tranh ảnh sưu tầm được. +Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước và cấu tạo ngoài của chúng của các con vật? +Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con? Bước 2: Hoạt động cả lớp -Đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung. +Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn,khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân °Mục tiêu: - Nêu được lợi ích hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. - HS kể tên các con vật có ích và con vật có hại đối với con người Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân °Mục tiêu: - Quan sát hình vẽ và chỉ tên các bộ phận của con vật - GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các tranh. -HS nêu -HS trình bày. - HS nêu - HS quan sát và nêu IV)Hoạt động nối tiếp: Giáo dục HS biết yêu quý và bảo vệ động vật ( Tích hợp BVMT) Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2013 Toán BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ I.MỤC TIÊU - HS biết cách giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Vận dụng kĩ năng tính vào giải toán. - Thích học toán II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Hình vẽ 7 can chứa dầu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Các hoạt động chính Hoạt động 1: HD bài toán °Mục tiêu: Biết cách giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài toán 1 - GV đưa ra đề toán -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Y/ c HS giải vào vở -Yêu cầu HS làm bài. -Y/c HS nhận xét – GV chốt ý Bài toán 2 -GV gọi HS đọc đề bài. -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Muốn tính được số lít mật ong có trong 2 can, trước hết chúng ta phải tính được gì? -Yêu cầu HS trình bày bài giải. - GV và HS các nhóm khác nhận xét - GV chốt: ở bài toán 2, ta tìm số lít mật ong của 1 can bước này được gọi bước rút về đơn vị - GV giới thiêu bài học: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - GV: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng hai bước. +Bước 1: Tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau( thực hiện phép tính chia). +Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau. -Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Hoạt động 2: Luyện tập-thực hành °Mục tiêu: Biết cách giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV sửa bài và cho điểm HS. - Bài toán trên thuộc dạng toán nào? - Bước rút về đơn vị trong bài toán là bước nào? Bài 2 - GV gọi 1HS đọc đề bài toán. - Bài toán trên thuộc dạng toán nào? - Yêu cầu HS giải bài toán trên. - Trong bài toán trên bước nào là bước rút về đơn vị. - HS đọc lại. - Có 35l mật ong, đổ đều vào 7 can. - Số lít mật ong có trong mỗi can.-Chia. - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Bài giải Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35:7=5(l) Đáp số: 5lít -HS đọc. - 7 can chứa 35l mật ong. - Số lít mật ong có trong 2 can. - Tính được số lít mật ong có trong 1 can. - HS làm bài theo nhóm. - Các nhóm trình bày Bài giải Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35:7=5(l) Số lít mật ong có trong mỗi can là: 5x2=10(l) Đáp số: 10lít - Bước tìm số lít mật ong có trong một can gọi là bước rút về đơn vị. - HS nêu, lớp nhận xét. -1HS đọc. -Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. -3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc? - HS làm bài cá nhân - Nhận xét và đánh giá - Dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị. - Là bước tìm số thuốc có trong 1 vỉ. 1HS đọc. - Toán liên quan đến rút về đơn vị. - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở -Bước thực hiện phép chia để tìm số ki-lô-gam gạo có trong 1 bao. IV)Hoạt động nối tiếp: - GV tổng kết giờ học. - Chuẩn bị bài sau. Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I.MỤC TIÊU: Củng cố cho HS các bài đã học tử đầu học kì II đến nay: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế, Tôn trọng khách nước ngoài, Tôn trọng đám tang. - Tích cực tham gia các hoạt động, đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế - Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài -Thông cảm những đau thương, mất mát người thân của người khác. - HS biết nhận xét, đánh giá vàù thái độ ứng xử đúng đắn trong các tình huống. II.CHUẨN BỊ: Nội dung bài tập, phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Khởi động: hát 2)Các hoạt động chính: Hoạt động 1: KTBC Nêu tên các bài đạo đức đã học từ học kì II a)Hoạt động 2: Thực hành * Bài Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế °Mục tiêu: HS kể được việc làm để đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. * Cách tiến hành: - HS trao đổi cặp trả lời câu hỏi: Em hãy kể 1 vài việc làm để tỏ lòng đoàn kết với thiếu nhi quốc tế GV chốt ý: kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế, tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác, tham gia các cuộc, giao lưu, viết thư gửi ảnh, gửi quà cho các bạn, quyên góp ủng hộ thiếu nhi những nước bị thiên tai, chiến tranh KL: Đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới là thực hiện lời dạy của Bác Hồ ( Tích hợp HCM) b)Hoạt động 2: Đánh giá hành vi * Tôn trọng đám tang °Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang - HS làm bài phiếu học tập: Đúng ghi chữ Đ, sai ghi chữ s khi gặp đám tang. a. chạy theo xem, chỉ trỏ b. nhường đường c. cười đùa d. ngã mũ, nón đ. Bóp còi xe xin đường e. luồn lách, vượt lên trước -Nhận xét – chốt ý: ý b, d là những hành vi đúng; a, c, đ, e là nững hành vi sai +Kết luận: Chúng ta cần chú ý tôn trọng đám tang thông qua những việc làm dù nhỏ c)Hoạt động 3: Xử lí tình huống °Mục tiêu: HS nhận xét và giải quyết tình huống - GV nêu tình huống:Ngày chủ nhật, Lan và Minh cùng ra giúp mẹ bán hàng ở gần khu di tích lịch sử của làng. Hôm đó có một đoàn khách nước ngoài rất đông đến thăm. Lan thấy Minh bán được rất nhiều hàng cho họ nhưng đó là những hàng cũ, xấu mà giá lại cao hơn trước rất nhiều. GV: Nêu câu hỏi: -Theo em việc làm của bạn Minh đúng hay sai? -Nếu em là Lan thì em xử làm gì? Vì sao? -Vậy đối với khách nước ngoài chúng ta phải làm gì? Kết luận: Tôn trọng khách nước ngoài và giúp đỡ họ là cần thiết để thể hiện lòng tự trọng và tự hào của dân tộc ta - HS nêu và nhận xét -HS nghe - HS thảo luận theo cặp. - Một vài HS trình bày. - Cả lớp nhận xét - HS làm bài cá nhân và nêu kết quả - HS kể tình huống - HS nêu ý kiến IV) Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học và đọc nội dung bài học Chính tả HỘI VẬT I.MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng viết chính tả. - Nghe- viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Hội vật từ Tiếng trống dồn lêndưới chân . - Tìm các từ trong đó tiếng nào cũng có âm tr/ ch. - Trình bày vở sạch sẽ, chữ viết đẹp. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Viết bài tập 2 lên bảng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: Giới thiệu bài - Hôm nay các em sẽ nghe- viết trọn vẹn đoạn 4 và nửa đoạn 5 của bài Hội vật, từ Tiếng trống dồn lêndưới chân . Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nghe - viết °Mục tiêu: Nghe - viết chính xác đẹp đoạn từ Tiếng trống dồn lêndưới chân trong bài Hội vật. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - Đọc đoạn văn . - Đoạn viết có mấy câu? - Giữa hai đoạn ta viết như thế nào cho đẹp? - Trong đoạn văn, ngoài những chữ đầu câu viết hoa còn có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao? -Yêu cầu HS tìm từ khó -Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được b. GV đọc cho HS viết - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết Soát lỗi -GV đọc lại bài cho HS soát lỗi c.Chấm chữa bài: - Cho HS tự sửa lỗi -Chấm 5-7 bài - Nhận xét từng bài Hoạt động 4: HD làm bài tập °Mục tiêu: Tìm các từ trong đó tiếng nào cũng có âm tr/ ch. - Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và mỗi em trình bày vào bảng con. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. -HS viết bảng con: bắt cá, ven hồ - HS đọc -6 câu. -Xuống dòng, lùi vào 2 ô. - Quắm Đen, Cản Ngũ - HS nêu từ khó - HS viết vào bảng con. -HS viết. -HS soát lỗi. - HS dùng viết chì chữa lỗi -HS đọc. -trăng trắng, chăm chỉ, chong chóng. IV) Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.- Chuẩn bị bài sau Tự nhiên-xã hội CÔN TRÙNG (Mức độ: liên hệ) I.MỤC TIÊU - Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh. - Nêu được lợi ích hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người. - Nêu tên và chỉ bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình trong SGK trang 96-97 - Sưu tầm tranh côn trùng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: hát 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận °Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. *Làm việc theo nhóm - Kể tên các côn trùng +Hãy chỉ đâu là đầu, bụng, ngực, chân cánh ( nếu có) của côn trùng chỉ trong hình. Chúng mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? +Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? * Đại diện các nhóm trình bày. -Yêu cầu HS rút ra đặc điểm chung của côn trùng. +Kết luận: Côn trùng( sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh. Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh sưu tầm được. °Mục tiêu: Kể được một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có * Làm việc theo nhóm. - Phân loại côn trùng: có ích, có hại và không có ảnh hưởng gì đến con người. * Các nhóm trình bày -KL: Côn trùng có hại cho sức khoẻ con người như: ruồi, muỗi,cần luôn làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia súc, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống. Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng sâu đục thân, châu chấusử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt. -Chia nhóm.-Quan sát. -HS thảo luận. -Mỗi nhóm giới thiệu 1 con. -HS nêu. -Nghe. - Nhóm làm việc. - Tích hợp BVMT: Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường IV)Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2013 Toán LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật. - Biết vận dụng kĩ năng tính vào giải toán. - Thích học toán. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: HD luyện tập °Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 2 -Gọi 1HS đọc đề bài. -GV nhận xét, chấm điểm cho HS. Bài 3 -GV yêu cầu HS đọc tóm tắt. -Yêu cầu HS đọc bài toán. -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét, chấm điểm cho HS. Bài 4 -Gọi HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS tự làm bài. - Củng cố cách tính chu hình chữ nhật -GV nhận xét, chấm điểm cho HS. -HS thực hiện. -Nghe. -1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. -1HS đọc. -1HS đọc. -1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. -1HS đọc. -1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. IV)Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau . . . . . . . . . Tập đọc HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN I.MỤC TIÊU: 1 Rèn kĩ năng đọc: -Ngắt, nghỉ hơi đúng vị trí ở các dấu câu, giữa các cụm từ. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu các từ ngữ: trường đua, chiêng, man- gát, cổ vũ, -Hiểu được nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh minh hoạ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Kiểm tra bài cũ -GV yêu cầu HS đọc và TLCH bài Hội vật. -Giới thiệu bài 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: Luyện đọc °Mục tiêu: Đọc đúng, trôi chảy toàn bài. Đọc mẫu: -GV đọc HD đọc từng câu -GV yêu cầu HS đọc nối tiếp. HD đọc đoạn và giải nghĩa từ. -Chia bài thành 2 phần. -Yêu cầu 2HS đọc nối tiếp. -Yêu cầu HS đọc chú giải. Luyện đọc nhóm -Chia nhóm, luyện đọc. Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài °Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài: - GV gọi 1HS đọc bài. - Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua. - Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? - Voi có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? - Em có nhận xét gì về hội đua voi? Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài °Mục tiêu: Đọc bài với giọng thể hiện sự vui tươi, hồ hởi. -GV đọc mẫu đoạn 2. -Yêu cầu HS đọc. -HS thực hiện. -HS đọc thầm. -HS đọc 2 vòng. -2HS đọc. -HS đọc. -2HS đọc. -1HS đọc. -Voi đua từng tốpphi ngựa giỏi nhất. -Chiêng trống nổi lênkhen ngợi chúng. - Ghìm đà, huơ vòi -Thú vị, hấp dẫn. -HS đọc. IV.Hoạt động nối tiếp: -Đoạn văn này cho em biết điều gì? -Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu NHÂN HOÁ.ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO? I.MỤC TIÊU -Nhận ra các hiện tượng nhân hoá; bước đầu cảm nhận được nét đẹp của hình ảnh nhân hoá. -Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? - Trả lời đúng 2- 3 câu hỏi Vì sao? Trong BT 3 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Viết sẵn các câu hỏi của bài tập 2, 3. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1) Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu: Nêu mục tiêu 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: HD làm bài tập °Mục tiêu: Nhận ra các hiện tượng nhân hoá; bước đầu cảm nhận được nét đẹp của hình ảnh nhân hoá. Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Trả lời đúng 2- 3 câu hỏi Vì sao? Trong BT 3 Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc đoạn thơ. +Trong đoạn thơ có những nhân vật, sự vật nào? - HS thực hiện vào phiếu cá nhân +Mỗi con vật, sự vật trên được gọi bằng gì? +Nêu các từ ngữ, hình ảnh tác giả đã dùng để miêu tả các sự vật, con vật trên. - GV HD tìm cách nhân hoá trong 5 vật trên. - Cách nhân hoá đó có gì hay? Bài 2 -Gọi HS đọc yêu cầu. -Gọi HS đọc các câu trong bài. -Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? -Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV chốt ý Bài 3 ( HS trả lời 2- 3 câu) -Gọi HS đọc yêu cầu. -Nhận xét và cho điểm HS. - HS tìm từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật. - HS tìm từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật. -1HS đọc. -lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời. -HS làm bài cá nhân -lúa- chị; tre- cậu; gió- cô; mặt trời- bác. -chị lúa- phất phơ bím tóc; cậu tre- bá vai nhau thì thầm đứng học; đán có- áo trắng, khiêng nắng qua sông; cô gió- chăn mây trên đồng; bác mặt trời- đạp xe qua ngọn núi. - đẹp, sinh động, đáng yêu. -HS đọc. -HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - HS đọc. - HS trả lời – Cả lớp nhận xét IV).Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013 Toán LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU - Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Viết và tính giá trị của biểu thức. - HS thích học toá và tính cẩn thận, chính xác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kẻ sẵn bài tập 3. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1) Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: HD luyện tập °Mục tiêu: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Viết và tính giá trị của biểu thức. Bài 1 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -Bài toán thuộc dạng toán gì? -GV yêu cầu HS trình bày bài giải. -Sửa bài, yêu cầu 2HS ngồi cạnh đổi vở để kiểm tra. Bài 2 -GV gọi 1HS đọc đề bài -Yêu cầu HS tự làm bài. -Bài toán trên thuộc dạng toán gì? -GV sửa bài và cho điểm HS. Bài 3 -Cho HS nhìn bảng đã kẻ sẵn bài như SGK. -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? -Trong ô trống thứ nhất em điền số nào? Vì sao? -Yêu cầu HS tiếp tục làm bài. -GV sửa bài và cho điểm HS. Bài 4a, b -GV gọi 1HS đọc đề bài. -GV yêu cầu HS viết biểu thức và tính giá trị. -GV sửa bài và cho điểm HS. -HS lên bảng sửa bài. -1HS đọc. -Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. -1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. -1HS đọc. -1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. -Bài toán thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. -HS đọc và tìm hiểu bài. -HS nêu. -Điền số 8km. Vì bài cho biết 1 giờ đi được 4km. số cần điền là số km đi được trong 2 giờ, vì thế ta lấy 4km x 2 = 8km. Điền 8km. Thời gian 1giờ 2giờ 4giờ 3giờ 5giờ Quãng đường đi 4 km 8 km 16 km 12 km 20 km -1HS đọc. -1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. IV)Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tập viết ÔN CHỮ HOA S I.MỤC TIÊU -Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S ( 1 dòng). C, T ( 1 dòng) - Viết đúng tên riêng Sầm Sơn ( 1 dòng ) và câu ứng dụng ( 1 lần): Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Mẫu chữ viết hoa -Tên riêng và câu ứng dụng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: HD viết chữ hoa °Mục tiêu: Viết đẹp các chữ cái viết hoa S Quan sát và nêu quy trình viết chữ -Tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? -Yêu cầu HS viết chữ hoa S Hoạt động 2: HD viết từ ứng dụng °Mục tiêu: Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Sầm Sơn Giới thiệu từ ứng dụng -Gọi HS đọc từ ứng dụng. -Sầm Sơn là địa danh ở đâu? Quan sát và nhận xét -Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? -Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? -Yêu cầu HS viết từ Sầm Sơn. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS. Hoạt động 3: HD viết câu ứng dụng °Mục tiêu: Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Giải thích: Nguyễn Trãi đã ca ngợi cảnh đẹp nên thơ, yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn. Đây là một di tích lịch sử của tỉnh Hải Dương. Quan sát và nhận xét -Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? -Yêu cầu HS viết từ: Côn Sơn, Ta. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS. Hoạt động 4: HD viết vào vở °Mục tiêu: Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. - Cho HS quan sát bài mẫu. -Yêu cầu HS viết, GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS. -Thu chấm 5-7 bài -HS nêu. -HS cả lớp viết bảng con. -1HS đọc: Sầm Sơn. -Sầm Sơn là khu nghỉ mát ở Thanh Hoá. -HS nêu. -HS nêu. -HS cả lớp viết bảng con. -HS đọc. -Nghe. -HS nêu. -HS cả lớp viết bảng ocn. -HS viết. +1 dòng chữ S cỡ nhỏ. +1 dòng chữ T và C cỡ nhỏ. +1dòng Sằm Sơn cỡ nhỏ. +1 lần câu ứng dụng. IV Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Chính tả HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN I.MỤC TIÊU - Nghe và viết chính xác, đẹp đoạn văn Đến giờtrúng đích. Trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ut/ uc. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Viết bài tập 2b III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: nêu mục tiêu. 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: HD viết chính tả °Mục tiêu: Nghe và viết chính xác, đẹp đoạn văn Đến giờtrúng đích. Trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. Tìm hiểu nội dung bài viết -GV đọc đoạn văn một lần -Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? HD cách trình bày -Đoạn văn có mấy câu? -Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? HD viết từ khó -Yêu cầu HS tìm từ khó. -Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. -Chỉnh sửa lỗi cho HS. Nghe-viết Soát lỗi Chấm bài Hoạt động 2: HD làm bài tập °Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệ tr/ ch, ut/ uc Bài 2b -Gọi HS đọc yêu cầu -Yêu cầu HS tự làm -Gọi HS lên bảng sửa bài -Chốt lại lời giải đúng -HS đọc lại. -Khi trống nổi lênmù mịt. -5 câu. -HS nêu. - chiêng trống, cuốn, điều khiển. - HS viết. - HS soát lỗi. - HS đọc. - HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở. IV)Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS - Dặn HS chuẩn bị bài sau HÁT CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ I.Mục tiêu: - Dạy HS một bài hát giọng Pha trưởng có cấu trúc hai đoạn đơn . - Nội dung bài hát nói lên sự thân thiện giữa con người và loài vật - Tập trình bày cách hát hoà giọng, lĩnh xướng và đối đáp. - Giáo dục HS tinh thần chăm học chăm làm II.Chuẩn bị của GV: - Hát chuẩn bài hát Chị ong nâu và em bé - Máy nghe, băng nhạc Nhạc cu ïđệm, gõ. III.Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại tên bài hát đã được học ở những tiết trước , 3.Bài mới : Hoạt động 1:Dạy bài hát Chị ong nâu và em bé Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV đệm đàn hát lại một lần nữa . Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. Bài chia thành 6 câu hát Tiết tấu lời ca đơn giản Dạy hát: Dạy từng câu, chú ý cách lấy hơi những chỗ cuối câu. Cho HS hát lại nhiều lần để thuộc giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời đều giọng. GV sửa những câu hát chưa đúng, nhận xét. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách GV hướng dẫn HS hát vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca - Ngồi ngay ngắn , chú ý nghe - Nghe băng mẫu - Tập đọc lời ca theo tiết tấu - Tập hát theo hướng dẫn của GV HS hát : Đồng thanh Dãy, nhóm Cá nhân - HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách -HS thực hiện theo hướng dẫn của GV VI. Hoạt đông nối tiếp: - Củng cố bằng cách hỏi te

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTKBG TUAN 25.doc
Tài liệu liên quan