Kế hoạch bài dạy Tuần 28 - Lớp 3 - Trường Tiểu Học Phước Thạnh

Chínhtả

CÙNG VUI CHƠI

I.MỤC TIÊU

-Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơ cuối bài Cùng vui chơi.

-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Viết bài tập lên bảng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc27 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 28 - Lớp 3 - Trường Tiểu Học Phước Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi: nêu mục tiêu. 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: HD luyện tập +Mục tiêu: Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số. Biết so sánh các số. Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 ( tính viết và tính nhẩm) @Bài 1 -GV yêu cầu HS đọc -Trong dãy số này, số nào đứng sau 99 600? -99 600 cộng thêm mấy thì bằng 99 601? -Vậy bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1 đơn vị. -GV yêu cầu HS làm bài. -Các số trong dãy số thứ hai là những số như thế nào? -Các số trong dãy số thứ ba là những số như thế nào? @Bài 2b -Trước khi điền dấu so sánh chúng ta phải làm gì? -Yêu cầu HS làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. @Bài 3 @Bài 4 -Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu số em tìm được. @Bài 5 -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét và co điểm HS. -HS lên bảng làm bài. -Nghe. -Đọc -Số 99 601. -99 600+1=99 601. -Nghe giảng. -1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. -Là những số tròn trăm. -Là những số tròn nghìn. -Tự làm bài vào vở. -1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. -HS nêu miệng . -HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở. IV. Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2017 Đạo đức TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (TIẾT 1 ) Tích hợp NL ( Toàn phần) I.MỤC TIÊU -Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Khởi động: hát 2)Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Xem ảnh +Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em có sức khoẻ và phát triển tốt. + Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát ảnh VBT/ 42 -Trong mỗi tranh, em thấy con người đang dùng nước để làm gì? -Theo em nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? *Theo dõi, nhận xét, bổ sung và kết luận: -Nước được sử dụng ở mọi nơi(miền núi, miền biển hay đồng bằng). -Nước dùng để ăn uống, sản xuất. -Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khoẻ cho con người. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm +Mục tiêu:HS biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước. + Cách tiến hành -Nhận xét, bổ sung và kết luận: * Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Hoạt động 3: làm việc cá nhân +Mục tiêu: HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở. + Cách tiến hành -Yêu cầu HS làm việc cá nhân -Nhận xét -HS chia nhóm thảo luận. -Đại diện một vài nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. * Tích hợp: Nước là năng lượng quan trọng của sự sống của loài người và Trái Đất -Quan sát tranh VBT/43 -Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung, nhận xét. * Tích hợp: Nước không phải là vô hạn, cần bảo vệ và tiết kiệm - HS thực hiện theo yêu cầu -HS trình bày *Tích hợp: Tuyên truyền mọi người tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước IV. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................................................................................................................................... Chính tả CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG I.MỤC TIÊU -Nghe viết chính xác đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng. -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Viết sẵn bài tập 2b III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Kiểm tra bài cũ -Giới thiệu bài: nêu mục tiêu 2)Các hoạt động chính: Hoạt động 1: HD viết chính tả +Mục tiêu: Nghe viết chính xác đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng. @Tìm hiểu nội dung bài viết -GV đọc đoạn văn 1 lần -Hỏi: Ngựa Con chuẩn bị hội thi như thế nào? -Bài học mà Ngựa Con rút ra là gì? @HD cách trình bày -Đoạn văn có mấy câu? -Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? @HD viết từ khó -Yêu cầu HS tìm từ khó -Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. -GV chỉnh sửa lỗi cho HS. @Viết chính tả -GV đọc. @Soát lỗi -GV đánh vần các tiếng khó. @Chấm bài -Chấm 7-10 bài Hoạt động 2: HD làm bài tập +Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân dấu hỏi, dấu ngã. -Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS tự làm bài. -Gọi HS sửa bài. -HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp. -Nghe. -1HS đọc lại. -Ngựa Con vốn khoẻ mạnh và nhanh nhẹn nên chỉ mải ngắm mình dưới suối. -đừng bao giờ chủ quan. -3 câu. -HS nêu. -chuẩn bị, khoẻ, nguyệt quế, mải ngắm, -HS viết bảng con. -1HS đọc. -HS làm bằng bút chì vào vở. -Lời giải: Tuổi- nở- đỏ- thẳng- vẻ- của. Dũng- sĩ. IV. Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. -Chuẩn bị bài sau. Tự nhiên-xã hội THÚ(TT) Tích hợp BVMT( liên hệ) I.MỤC TIÊU -Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng đựơc quan sát. -Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Các hình trong SGK trang 106-107. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Khởi động: hát 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận +Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng đựơc quan sát. *Bước 1: Làm việc theo nhóm -GV yêu cầu HS quan sát hình các loài thú rừng trong SGK trang 106, 107 -Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. +Kể tên các loài thú rừng mà bạn biết. +Nêu đặc điểm cầu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát. +Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà. -GV nhắc HS khi mô tả loài nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của loài đó. *Bước 2: làm việc cả lớp -Đại diện các nhóm lên trình bày. -Kết luận: +Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao đẻ con, nuôi con bằng sữa. + Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp +Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng. *Bước 1: Làm việc theo nhóm -Các nhóm thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng? *Bước 2: làm việc cả lớp -HS liên hệ thực tế về việc săn bắt thú rừng -HS làm theo yêu cầu. -Các nhóm nhận xét, bổ sung. -HS phân biệt thú nhà và thú rừng. - thú ăn thịt, thú ăn cỏ. IV Hoạt động nối tiếp: - Chúng ta phải bảo vệ thú rừng và vận động mọi người không ăn thịt thú rừng.( tích hợp). Thứ tư , ngày 21 tháng 03 năm 2012 Toán LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU - Đọc, viết số trong phạm vi 100 000.Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, vở, bảng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Kiểm tra bài cũ -Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2)Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành +Mục tiêu: Đọc, viết số trong phạm vi 100 000.Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn @Bài 1 -Yêu cầu HS tự làm bài, khi sửa bài yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số. @Bài 2 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV yêu cầu HS tự làm bài. - HS giải thích cách làm của từng phần trong bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. @Bài 3 -GV gọi 1HS đọc đề bài. -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Bài toán trên thuộc dạng toán nào đã học? -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. -HS lên bảng sửa bài. -Nghe. -3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở. HS làm bài -1HS đọc. -3 ngày đào được 315m mương, số mét mương đào trong mỗi ngày là như nhau. -Trong 8 ngày đào được bao nhiêu mét mương. -Là bài toán liên quan đến rút về đơn vị. -1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. IV. Hoạt động nối tiếp -GV tổng kết giờ học. -Chuẩn bị bài sau . Tập đọc CÙNG VUI CHƠI I.MỤC TIÊU -Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ -Hiểu nội dung, ý nghĩa: Các bạn HS chơi đá cầu thật vui. Trò chơi cũng giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người và học tập tốt hơn. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn - Học thuộc lòng bài thơ II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh minh họa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1) Kiểm tra bài cũ -Giới thiệu bài: cho HS quan sát tranh và hỏi tranh vẽ gì? 2)Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Luyện đọc +Mục tiêu: Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ *Đọc mẫu *HD đọc từng dòng thơ -GV yêu cầu HS đọc nối tiếp -GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS *HD đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ -GV yêu cầu 4HS đọc nối tiếp. -Cho HS quan sát quả cầu giấy trong SGK. -Yêu cầu 1HS đọc và nêu cách ngắt giọng ở hai khổ thơ đầu. - Gọi 5-7HS luyện ngắt giọng hai khổ thơ trên. -GV nêu: Các khổ thơ còn lại các em ngắt giọng ở cuối mỗi câu thơ, nghỉ hơi lâu ở cuối khổ thơ. -Yêu cầu 4HS đọc lại lần 2. *Luyện đọc theo nhóm -Chia nhóm, mỗi nhóm 2HS. -Yêu cầu 3-4 nhóm đọc bài. Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài +Mục tiêu: Hiểu nội dung bài thơ: Các bạn HS chơi đá cầu thật vui. Trò chơi cũng giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người và học tập tốt hơn. -Gọi 1HS đọc lại toàn bài. -Bài thơ tả hoạt động gì của HS? -Các bạn HS chơi vui như thế nào? -Các bạn đá cầu khéo như thế nào? -Hãy đọc khổ thơ cuối và cho biết vì sao tác giả viết “chơi vui học càng vui”? -Em có thích đá cầu không? Trong giờ ra chơi em thường chơi trò gì? -GV KL: Bài thơ đã cho chúng ta được tham dự trò chơi thật vui và khéo léo của các bạn HS. Giờ ra chơi, các em hãy cùng nhau chơi các trò chơi bổ ích như đá cầu, nhảy dâycác em sẽ thấy vui hơn và học tập tốt hơn. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ +Mục tiêu: Học thuộc lòng bài thơ -GV yêu cầu HS đọc đồng thanh -GV xoá dần bài thơ -Gọi 1HS đọc thuộc bài thơ -Nhận xét và cho điểm HS -HS nêu. -Mỗi HS đọc 2 dòng. -Luyện phát âm. -Mỗi HS đọc 1 khổ thơ. -1HS nêu Ngày đẹp lắm/ bạn ơi/ Nắng vàng trải lhắp nơi/ Chim ca trong bóng là/ Ra sân/ ta cùng chơi.// Quả cầu giấy/ xanh xanh/ Qua chân tôi,/ chân anh/ Bay lên/ rồi lộn xuống/ Đi từng vòng quanh quanh.// -HS đọc ngắt giọng. -Nghe. -4HS đọc nối tiếp. -Luyện đọc theo nhóm. -Nhóm đọc, cả lớp nhận xét. -Cả lớp đọc. -1HS đọc. -Tả trò chơi đá cầu trong giờ ra chơi của các bạn HS. -Đọc thầm và trả lời: Trò chơi của các bạn nom rất vui mắt, quả cầu giấy xanh cứ bay lên rồi lộn xuống đi từng vòng quanh quanh từ chân bạn này sang chân bạn khác. Các bạn vừa đá cầu vừa cười vừa hát. -Để đá cầu hay các bạn phải nhìn thật tinh mắt, đá thật dẻo chân cố gắng để quả cầu bay trên sân, không bị rơi xuống đất. -HS thảo luận cặp đôi và trả lời: Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tình cảm bạn bè thêm gắn bó, học tập sẽ tốt hơn. -2-3HS nêu. -Cả lớp đọc. -HS học thuộc lòng. -HS đọc. IV. Hoạt động nối tiếp -GV nhận xét tiết học. -Dặn về nhà học thuộc bài thơ. -Chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu NHÂN HOÁ ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI LÀM GÌ? DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN I.MỤC TIÊU -Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá. -Ôn tập về cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? -Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Viết câu văn bài tập 2, đoạn văn bài tập 3. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Khởi động: -Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: HD làm bài tập +Mục tiêu: Tiếp tục học về nhân hoá. @Bài 1 -GV gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS đọc 2 đoạn thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì? -GV kết luận: Để cây cối, con vật, sự vật tự xưng bằng các từ tự xưng của người như tôi, tớ, mìnhlà một cách nhân hoá. Khi đó, chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè. @Bài 2 -GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. -GV gọi HS khá đọc lại các câu văn. -Yêu cầu HS tự suy nghĩ và tự làm bài. -Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. @Bài 3 -Yêu cầu HS đọc thầm bài tập trong SGK và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS tự làm vào vở. -Nghe. -1HS đọc. -1HS đọc. -HS phát biểu: Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng là tớ. Cách xưng hô như thế làm cho chúng ta cảm thấy bèo lục bình và xe lu như những người bạn đang nói chuyện với chúng ta. -1HS đọc. -1HS đọc. -HS lên bảng gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?”HS cả lớp làm vào vở -HS nêu. -Cả lớp làm bài, 1HS lên bảng làm, lớp theo dõi và nhận xét. IV. Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà tập đặt 3 câu hỏi theo mẫu “Để làm gì” sau đó trả lời câu hỏi này. Tự nhiên-xã hội MẶT TRỜI Tích hợp BVMT( liên hệ) I.MỤC TIÊU -Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Các hình trong SGK trang 110,111. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Kiểm tra bài cũ 2)Các hoạt động chính Hoạt động 1: Thảo luận nhóm +Mục tiêu: Biết mặt trời vừa chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. @Bước 1: HS thảo luận theo các câu gợi ý -Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? -Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao? -Nêu ví dụ cứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. @Bước 2 -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của lớp mình. +Kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời +Mục tiêu: Biết vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất. @Bước 1: HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận nhóm theo gợi ý sau: *Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật. *Nếu không có Mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất? @Bước 2: -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình. -GV và HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. -GV lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt độ của Mặt trời đối với sức khoẻ và đời sống con người +Kết luận: Nhờ có Mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh. Hoạt động 3: Làm việc với SGK +Mục tiêu: Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày. @Bước 1: -GV cho HS quan sát hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. @Bước 2: -GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi. -GV yêu cầu HS liên hệ thực tế hàng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt độ của Mặt Trời để làm gì? -GV: Ngày nay những thành tựu khoa học trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời( Pin Mặt trời) và tấm nhiệt. Hoạt động 4: Thi kể về Mặt trời @Bước 1: HS kể về Mặt trời trong nhóm. Kể hoặc đóng vai. @Bước 2: Đại diện nhóm để kể. -GV nhận xét. -Khen ngợi, động viên. . -HS thảo luận nhóm. -Các nhóm trình bày kết qủa thảo luận. -Nghe, đọc lại. -Quan sát ngoài trời. -Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -Phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, làm nóng nước. IV. Hoạt động nối tiếp: - Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên trái đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. -Nhận xét.-Chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2017 Thủ công LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN ( TIẾT 1 ) I.MỤC TIÊU -HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. -Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật. -HS yêu thích sản phẩm mình làm được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Mẫu. Đồng hồ để bàn. Tranh quy trình. Giấy, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo, II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Khởi động: hát 2)Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét +Mục tiêu: HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. -GV cho HS quan sát đồng hồ thật. +Đồng hồ có hình dạng như thế nào? +Nó có màu gì? -Hãy chỉ từng bộ phận trên mặt đồng hồ và nêu tác dụng của từng bộ phận. -So sánh đồng hồ để bàn và đồng hồ mẫu. Hoạt động 2: HD mẫu +Mục tiêu: Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật. @Bước 1: Cắt giấy @Bước 2 -Làm khung đồng hồ -Làm đồng hồ: -Làm đế đồng hồ: @Bước 3: Làm thành đồng hồ -Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ. -Dán khung đồng hồ vào phần đế. -Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ: 3) Hoạt động 3: HS thưc hành nháp -HS quan sát. -Trả lời. -HS theo dõi -Làm theo yêu cầu, IV)Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét, dặn dò -Về nhà thực hành lại các bước. Thứ năm, ngày 22 tháng 03 năm 2012 Toán DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH I.MỤC TIÊU -Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông qua bài toán so sánh diện tích so sánh của các hình. -Biết hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích của hình này bé hơn hình kia; Một hình tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đả tách. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Các hình minh họa trong SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)Kiểm tra bài cũ -Giới thiệu bài: nêu mục tiêu 2)Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Giới thiệu về diện tích của một hình. +Mục tiêu: Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông qua bài toán so sánh diện tích so sánh của các hình. -GV đưa ra một hình tròn như SGK: Đây là hình gì? -GV đưa ra hình chữ nhật như SGK: Đây là hình gì? -GV: Cô đặt hình chữ nhật lên hình tròn thì thấy hình chữ nhật nằm được trọn trong hình tròn( không bị thừa ra ngoài), khi đó ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. -GV đưa ra hình A, sau đó hỏi: hình A có mấy ô vuông? -GV: Ta nói diện tích hình A bằng 5ô vuông. -GV đưa hình B sau đó hỏi: hình B có mấy ô vuông? -Vậy diện tích hình B bằng mấy ô vuông? -GV: Diện tích hình A bằng 5ô vuông, diện tích hình B bằng 5ô vuông nên ta nói diện tích hình A bằng diện tích hình B. -GV đưa ra hình P như SGK, sau đó hỏi: Diện tích hình P bằng mấy ô vuông? -GV dùng kéo cắt hình P thành hai hình m và N như SGK, vừa thao tác, vừa nêu: tách hình P thành hai hình M và N. E hãy nêu số ô vuông có trong mỗi hình M và N. -Lấy số ô vuông của mỗi hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được bao nhiêu ô vuông? -10 ô vuông là diện tích của hình nào trong các hình P, M, N? -Khi đó ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích của hình M và hình N. Hoạt động 2: Luyện tập- thực hành +Mục tiêu: Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau. @Bài 1 -Yêu cầu HS cả lớp quan sát hình. -Yêu cầu 1HS đọc các ý a, b, c. -GV hỏi: Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai? Vì sao? -GV hỏi: Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai? Vì sao? -GV hỏi: Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình tứ giác ABVD đúng hay sai? Vì sao? -GV hỏi: Diện tích hình tứ giác ABCD như thế nào so với diện tích của hai hình tam giác ABC và ACD? @Bài 2 -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV sửa bài, nêu từng câu hỏi cho HS trả lời: +Hình P gồm bao nhiêu ô vuông? +Hình Q gồm bao nhiêu ô vuông? +So sánh diện tích của hình P với diện tích của hình Q? @Bài 3 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và đoán kết quả. -Gv sửa bài: GV đưa ra một số hình tam giác cân như hình A. Sau đó yêu cầu HS dùng kéo cắt theo đường cao hạ từ đỉnh cân xuống. -4HS thực hiện. -Nghe. -Hình tròn. -Hình chữ nhật. -HS quan sát và nêu: diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. -Hình A có 5 ô vuông. -HS nhắc lại: diện tích hình A bằng 5 ô vuông. -Hình B có 5 ô vuông. -Diện tích hình B bằng 5 ô vuông. -HS nhắc lại: Diện tích hình A bằng diện tích hình B. -Diện tích hình P bằng 10 ô vuông. -HS quan sát và trả lời: Hình M có 6 ô vuông và hình N có 4 ô vuông. -thì được 10 ô vuông. -Là diện tích của hình P. -Quan sát hình trong SGK. -HS nêu. -Sai vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong tứ giác ABCD, vậy diện tích của tam giác ABC không thể lớn hơn diện tích của tứ giác ABCD. -Đúng, vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong tứ giác ABCD, vậy diện tích của tam giác ABC bé hơn diện tích của tứ giác ABCD. -Sai, vì diện tích của tam giác ABC bé hơn diện tích của tứ giác ABCD. -Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích hình tam giác ABC và diện tích hình tam giác ACD. -HS tự làm bài. -Hình P gồm 11 ô vuông. -Hình Q gồm 10 ô vuông. -11>10 vậy diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q. -HS nêu. -3-4HS nêu kết quả. -HS thực hiện, rút ra kết luận: Diện tìch hình A bằng diện tích hình B IV. Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học. Chínhtả CÙNG VUI CHƠI I.MỤC TIÊU -Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơ cuối bài Cùng vui chơi. -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Viết bài tập lên bảng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1)kiểm tra bài cũ -Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2)Các hoạt động chính: Hoạt động 1: HD viết chính tả +Mục tiêu: Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơ cuối bài Cùng vui chơi. @Trao đổi về nội dung bài viết -GV gọi HS đọc thuộc đoạn thơ. -Theo em, vì sao “Chơi vui học càng vui”? @HD cách trình bày -Đoạn thơ có mấy khổ? Cách trình bày các khổ thơ như thế nào cho đẹp? -Các dòng thơ trình bày

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTKBG TUAN 28.doc
Tài liệu liên quan