Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Ổn định lớp và kiếm tra kiến thức hình bình hành
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu 1 HS (Ban cán sự lớp phụ trách mảng học tập) điều khiển cả lớp kiểm tra kiến thức hình bình hành:
+Nêu đặc điểm của hình bình hành
-GV cầu HS ghi công thức tính diện tích hình bình hành vào bảng con
-GV nhận xét
-Giới thiệu bài mới: Hình thoi
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài giảng môn Toán 4 - Bài: Bình thoi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Trần Thị Hà
Giáo sinh: Bùi Thị Thanh Huyền
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MÔN TOÁN
Hình thoi
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Biết được một số đặc điểm của hình thoi
2.Kỹ năng
-Phân biệt được hình thoi với các hình khác
3.Thái độ
-Yêu thích hình thoi
II.Chuẩn bị
-Giáo viên: 1 hình thoi, 1 ê ke, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật kích cỡ lớn, tranh trang trí có hình thoi
-Học sinh: ê ke, thước đo độ dài, giấy màu hình chữ nhật, bảng con, phấn, kéo, vở, hình thoi đã cắt sẵn ở nhà theo quy trình trong SGK
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Ổn định lớp và kiếm tra kiến thức hình bình hành
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu 1 HS (Ban cán sự lớp phụ trách mảng học tập) điều khiển cả lớp kiểm tra kiến thức hình bình hành:
+Nêu đặc điểm của hình bình hành
-GV cầu HS ghi công thức tính diện tích hình bình hành vào bảng con
-GV nhận xét
-Giới thiệu bài mới: Hình thoi
-1 HS đọc câu hỏi và mời cả lớp trả lời -> nhận xét, cho ý kiến bổ sung cho đúng
+Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
- HS ghi công thức tính diện tích vào bảng con -> giơ bảng, 1 HS đọc đáp án, mời cả lớp nhận xét.
-Cả lớp ghi bài vào vở
Hoạt động 2: Giới thiệu hình thoi
*Mục tiêu: Giúp HS biết được một số đặc điểm của hình thoi
*Cách tiến hành:
-GV đưa ra 1 hình thoi ABCD (kích cỡ lớn), yêu cầu HS quan sát các cạnh của hình
-Mời 1 HS trả lời
-GV hỏi “AB và DC là hai cạnh như thế nào với nhau?”. Tương tự hỏi với AD và BC.
-“Hình thoi ABCD có bao nhiêu cặp cạnh đối diện song song? Kể tên”.
-“Hãy so sánh hình bình hành giống hình thoi ở đặc điểm nào?” (GV có thể gợi ý)
-Yêu cầu học dùng thước đo độ dài 4 cạnh của hình thoi ABCD trong SGK. Sau đó trao đổi kết quả với bạn cùng bàn
-GV mời đại diện nhóm trình bày
-“Hình bình hành và hình thoi khác nhau ở đặc điểm nào?” (GV có thể gợi ý)
-“Vậy hình thoi có mấy đặc điểm? Đó là những đặc điểm gì?”
-GV cho HS xem 1 số đồ vật có hình thoi hay dùng hình thoi để vẽ trang trí
-HS quan sát
-1 HS trả lời và mời cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần)
+Cạnh AB song song với cạnh DC. Cạnh AD song song với cạnh BC
-1 HS trả lời và mời cả lớp nhận xét
+AB và DC là 2 cạnh đối diện nhau. AD và BC cũng là 2 cạnh đối diện nhau.
-1 HS trả lời và mời cả lớp nhận xét
+Hình thoi ABCD có 2 cặp cạnh đối diện song song là AB với DC và AD với BC
-1HS trả lời và mời cả lớp nhận xét
+Hình thoi giống hình bình hành ở điểm đều có 2 cặp cạnh đối diện song song
-HS thực hiện đo độ dài
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả đo được và mời cả lớp nhận xét
AB=BC=CD=DA
-1HS trả lời và mời cả lớp nhận xét, bổ sung
+Hình bình hành có 2 cặp cạnh bằng nhau Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau
-1 HS trả lời và mời cả lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. Một số HS nhắc lại
+Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau
-Cả lớp cùng xem
Hoạt động 3: Thực hành nhận biết và vẽ hình thoi
*Mục tiêu:-Giúp HS phân biệt được hình thoi với các hình khác
-HS vẽ đúng hình thoi
*Cách tiến hành:
3.1-Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
-Cho HS quan sát các hình trong SGK trong vòng 1 phút và dùng bút chì khoanh tròn vào tên những hình là hình thoi. (HS hòa nhập: yêu cầu nhận biết được 1 hình thoi)
-GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Yêu cầu 1 HS giải thích tại sao lại chọn hình đó.
-Tương tự với hình chữ nhật (GV có thể yêu cầu HS so sánh hình vuông và hình chữ nhật)
-GV lưu ý cho HS (hoặc để HS tự rút ra): Hình chữ nhật có 4 góc vuông và 2 cặp cạnh đối diện bằng nhau, hình thoi không có góc vuông.
3.2 - Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
-Yêu cầu HS lấy ê ke kiểm tra hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không
-GV dán hình thoi ABCD lên bảng, mời 1 HS lên và dùng ê ke lớn kiểm tra
-Tương tự với việc kiểm tra hai đường chéo có cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường hay không. Hỏi HS “Như thế nào gọi là trung điểm của đoạn thẳng?”
-Yêu cầu HS nếu rõ trung điểm trong hình thoi
-1 HS lên bảng thực hành đo, cả lớp dùng thước đo độ dài thực hành trong SGK
3.3 –Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3
-GV nhắc nhớ HS sau khi cắt xong nhớ cất kéo ngay vào cặp để tránh bị đứt tay
-Yêu cầu cả lớp lấy hình thoi đã cắt sẵn ở nhà và giơ lên
-Mời 1 HS cắt đẹp và đúng thực hiện cắt lại hình thoi
-GV có thể hướng dẫn lại cho những HS chưa thực hiện được
-GV lấy 2 hình thoi của 2 HS để nhận xét
Hoạt động 4:Tổng kết
*Mục tiêu: -Giúp HS ghi nhớ những đặc điểm của hình thoi
-HS chuẩn bị tốt bài tiết theo
*Cách tiến hành:
-GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm của hình thoi
-Yêu cầu HS chuẩn bị cho bài tiếp theo: Diện tích hình thoi
-1 HS đọc
-HS quan sát và khoanh vào SGK, trao đổi kết quả cho bạn cùng bàn nhận xét
-Đại diện 1 nhóm trình bày, giái thích và mời cả lớp nhận xét
+Hình thoi là hình 1, hình 3
+Hình chữ nhật là hình 2
-1 HS đọc
-HS thực hành dùng ê ke kiểm tra
-1 HS trả lời và mời cả lớp nhận xét
+Hai đường chéo của hình thoi ABCD có vuông góc
-HS nhắc lại kiến thức và mời cả lớp nhận xét: Trung điểm nằm giữa và cách đều 2 đầu mút
-HS chỉ ra những trung điểm có trong hình thoi:
+O là trung điểm của BD => OB=OD
+O là trung điểm của AC => OA=OC
-1 HS trình bày và mời cả lớp nhận xét
-Hai đường chéo của hình thoi ABCD có cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
Rút ra kết luận hoàn chỉnh. Một số HS nhắc lại
-Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
-1HS đọc
-Cả lớp chú ý lắng nghe
-Cả lớp giơ hình thoi đã cắt sẵn ở nhà
-1HS thực hành cắt hình thoi
-Chú ý quan sát và thực hành
-Cả lớp chú ý lắng nghe
-Cả lớp nhắc lại
Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hinh thoi_12453896.doc