Kế hoạch bài học Âm nhạc lớp 2

 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Biết hát theo giai điệu và lời ca.

2. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gỗ đệm theo bài hát.

II/ CHUẨN BỊ:

 Đàn O rgan, thanh phách. Bản đồ thế giới.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc67 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Âm nhạc lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng 8 năm 1945. - GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. - Cho HS đồng thanh đọc lời ca theo tiết tấu. - Dạy cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích. * Dặn HS chú ý những chỗ lấy hơi cuối câu hát, sửa những chỗ các em hát chưa đúng. - GV cho HS hát nhiều lần để thuộc lời, giai điệu, tiết tấu. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết tấu. - GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách (song loan). Kèn vang đây đoàn quân (Nhịp) x x (Phách) x x xx ( Tiết tấu) x x x x x - Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách, nhịp.... - Hướng dẫn HS đứng hát, chân bước đều tại chỗ, tay đáng như động tác đi đều. 3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? - Nhạc của ai? Do ai đặt lời mới? - Nội dung bài hát nói lên điều gì? - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập hát, dậm chân cho đều, đúng nhịp. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc lời ca. - HS hát theo h/dẫn của GV. - HS hát đồng thanh. Dãy, nhóm, cá nhân. - HS theo dõi và lắng nghe. - HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Theo phách. - Theo tiết tấu lời ca. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời. Chiến sĩ tí hon. - Nhạc Đinh Nhu, Lời mới Việt Anh. - Ước mơ của những em bé được làm chiến sĩ tí hon. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. TUẦN: 14 BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHIẾN SĨ TÍ HON. TẬP ĐỌC THƠ THEO TIẾT TẤU. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa. Tập đọc thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Chiến sĩ tí hon. II/ CHUẨN BỊ: Tranh ảnh bộ đội duyệt binh trong ngày lễ. Đàn, song loan, thanh phách. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon. - Cho HS xem tranh ảnh bộ đội duyệt binh, kết hợp cho HS nghe giai điệu bài hát. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ, phối hợp vận động phụ họa. - GV nhận xét và sửa chữa cho HS trong quá trình ôn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện tốt. 2/ Hoạt động 2: Tập đọc thơ theo tiết tấu. - Trước khi h/dẫn HS đọc thơ, GV cho HS luyện gõ tiết tấu cơ bản của bài Chiến sĩ tí hon. Trăng ơi... từ đâu đến Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời. - Từ cách đọc thơ theo âm hình tiết tấu, GV cho HS vận dụng đọc những đoạn thơ khác. 3/ Hoạt động 3: Trò chơi ban nhạc tí hon. - Thay lời hát bằng những âm thanh tượng trưng cho tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng trống và kết hợp làm động tác. + Tò te te tò te . Tò te te tò tí Tùng tung tung tùng túng. Tung túng túng tung tung. Tình tinh tinh tình tinh. Tình tinh tinh tình tính. Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào. - Cho HS hát tập thể 1 lần. - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu. Câu cuối cùng cả lớp cùng hát. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. 4/ Hoạt động 4: Nhận xét dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học, gõ đúng tiết tấu lời ca. - HS xem tranh và nghe giai điệu bài hát. - HS hát tập thể theo nhịp đàn. - HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp và tiết tấu. - HS hát kết hợp vận động phụ họa (đứng hát dậm chân tại chỗ, đánh tay nhịp nhàng). - Tập trình diễn trước lớp (tốp ca, hoặc đơn ca). - HS tập gõ tiết tấu theo h/dẫn của GV. Cách đọc: 1,2- 3,4,5. -HS tập đọc thơ theo tiết tấu. + Đọc đồng thanh. + Từng nhóm, dãy. + Cá nhân đọc. - HS tập đọc những đoạn thơ khác và gõ theo tiết tấu. - HS hát bằng âm tượng thanh theo h/dẫn của GV. - HS hát kết hợp làm động tác giả như đang thổi kèn, đánh trống, đánh đàn.... - HS thực hiện. - HS thực hiện theo nhóm. - HS biểu diễn trước lớp. - HS lắng nghe và ghi nhớ. TUẦN THỨ: 15 Bài dạy: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT; CỘC CÁCH TÙNG CHENG; CHIẾN SĨ TÍ HON. I /MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Tập hát kết hợp trò chơi vận động. II / CHUẨN BỊ: Đàn ; nhạc cụ gõ. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 / Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát. a/ Ôn tập bài hát: “ Chúc mừng sinh nhật”. GV bắt nhịp cho HS hát. Có thể đệm đàn theo. HS hát kết hợp gõ đệm ( theo phách hoặc theo nhịp 3). Chia lớp thành 3 nhóm, tập hát nối tiếp theo từng câu ngắn, mỗi nhóm 1 câu. Toàn bài chia làm 6 câu. Cho HS tập biểu diễn bài hát theo kiểu đơn ca hoặc tốp ca. Kết hợp vận động phụ hoạ. b/ Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng. GV đệm đàn cho HS hát lại bài Cộc cách tùng cheng. - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng 1 nhạc cụ gõ. - Các nhóm lần lượt hát từng câu theo tên nhạc cụ của nhóm mình. Hai câu hát cuối cả lớp cùng hát. c/ Ôn tập bài hát: Chiến sĩ tí hon. GV đệm đàn cho cả lớp cùng hát bài Chiến sĩ tí hon. HS hát kết hợp gõ đệm (theo phách hoặc theo nhiệp 2) HS tập hát đối đáp theo từng câu hát ngắn :Chia lớp thành 3 nhóm Nhóm1: Kèn vang đây đoàn quân Nhóm 2: Đều chân ta cùng bước Nhóm 3 : Cờ sao đi đằng trước Nhóm 1: Ta vác súng theo sau Nhóm 2 : Nào ta đi cùng nhau Nhóm 3: Đều chân theo nhịp trống Cả lớp cùng hát : Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào. HS hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca . 2/Hoạt động 2 : Nghe nhạc Cho HS nghe 1 bài hát dược diễn tấu bằng nhạc cụ hoặc 1 bản nhạc, trích đoạn không lời. Cho HS hát lại1 trong 3 bài hát vừa ôn tập. Về nhà hát thuộc các bài hát đã ôn tập gõ đệm. - HS hát ôn theo h/dẫn của GV. - HS biểu diễn trước lớp. - HS hát ôn theo h/dẫn của GV. - HS hát ôn theo h/dẫn của GV. - GV đàn cho HS nghe 1 bài nhạc hoặc mở băng. - Hát ôn 1 trong 3 bài. TUẦN 16. Bài dạy: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC; NGHE NHẠC I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Các em biết 1 danh nhân âm nhạc thế giới.Nhạc sĩ Mô- da. Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ: Bản đồ thế giới,xác định vị trí nước Áo. Đọc diễn cảm câu chuyện Mô-da thần đồng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a/ Hoạt động 1: Kể chuyện “ Mô-da thần đồng âm nhạc”. - GV đọc diễn cảm câu chuyện, chậm rãi cho HS nghe. Cho HS biết vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào? Mô-da đã làn gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông? Khi biết rõ sự thật, ông bố của Mô-da nói gì? b/ Hoạt động 2: Nghe nhạc. - Cho các em nghe 1 khúc nhạc thiếu nhi chọn lọc ( hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời). Có thể dùng băng hoặc GV tự trình diễn. Sau khi HS nghe xong GV hỏi. Bài nhạc em vừa nghe như thế nào? Bài hát nói về điều gì? c/ Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. - Cho HS tập họp thành vòng tròn, đứng hoặc ngồi. GV phổ biến cách chơi. * Một HS ra khỏi vòng tròn, GV đưa một vật nhỏ cho 1 em giữ. Sau đó cho tất cả các em cùng hát 1 bài hát. GV gọi em đó vào, nếu tiếng hát nhỏ là bạn đang ở xa người giấu đồ vật, nếu tiếng hát to là đang ở gần người giấu đồ vật. Như vậy người đi tìm phải lắng nghe tiếng hát to, nhỏ để định hướnh tìm cho ra vật bị giấu. Khi phát hiện được đồ vật sẽ thay bạn khác tiếp tục chơi. 3/ Củng cố: Cho HS hát ôn lại các bài hát đã học và nắm tên tác giả. 4/ Dặn dò: Về nhà hát cho thuộc để tiết sau kiểm tra. - Nước Áo - Định quay về thú thật với bố ..tặng ông chủ rạp . - Ông bố tự hào về con và tin rằng .. thành 1 nhạc sĩ vĩ đại. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. - HS chú ý GV phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi. - Hát ôn theo h/dẫn của GV. - Lắng nghe và ghi nhớ. TUẦN : 17. Bài dạy: TẬP BIỂU DIỄN 1 VÀI BÀI HÁT ĐÃ HỌC. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin. Động viên các em tích cực tham gia trò chơi âm nhạc. II/ Chuẩn bị: GV & HS cùng chuẩn bị nhạc cụ gõ là thanh phách. III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát. Sử dụng các bài hát đã học , GV tổ chức cho từng nhóm HS, mỗi nhóm từ 4-5 em hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. + Thành lập “ban giám khảo” HS để chấm điểm tiết mục. Khi các em biểu diễn , GV động viên HS sáng tạo các động tác phụ họa theo từng bài hát. - Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Vân. - Xòe hoa. Dân ca Thái . Lời mới : Phan Duy. - Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước. - Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh. - Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời : Phan Trần Bảng. - Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới : Việt Anh. 2/ Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc. - Cho cả lớp xếp thành hàng ngang , cách GV từ 2-3 m tùy theo địa hình lớp học, có thể cho HS đứng thành 2,3,4 hàng. - GV dùng 1 trống nhỏ gõ đều theo nhịp hành khúc với 1 âm hình tiết tấu như sau. - Các em vừa giậm chân tại chỗ vừa hát bài “ Chiến sĩ tí hon” hai tay nắm lại vung lên với dáng điệu mạnh mẽ. - GV gõ tiếng trống mạnh, các em tiến lên 1,2 bước, GV gõ tiếng trống nhẹ các em lùi lại 1,2 bước. - Khi gõ vào tang trống thì các em giậm chân tại chỗ. - Cứ như vậy theo tiếng trống và tiếng hát, các em tiến lên , lùi lại theo âm thanh to nhỏ của tiếng trống. - GV làm mẫu cho HS thấy. - GV gõ trống HS làm động tác theo GV. 3/ Củng cố dặn dò. - Cho HS hát lại 1 trong những bài hát đã ôn tập. - Về nhà tập hát cho tốt để tiết học sau liểm tra học kì 1. - HS tham gia biểu diễn các bài hát đã học. - Lắng nghe GV phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi. GV làm maaux cho HS thấy. - HS làm theo h/dẫn. - Hát ôn lại 1 bài hát đã ôn. - Lắng nghe và ghi nhớ. TUẦN .18. BÀI DẠY: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA I / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Cho các em ôn lại các bài hát , trong khi hát kết hợp trò chơi hoặc gõ đệm , làm động tác phụ họa. Đánh giá đúng & khích lệ đúng kết quả học tập của HS. II / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 / Hoạt động 1: Ôn tập. - Cho HS hát ôn lại 6 bài hát đã học , vừa hát kết hợp trò chơi hoặc gõ đệm , làm động tác phụ họa. Cho HS trả lời tên 6 bài hát đã học từ đầu năm đến nay. - Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Vân. - Xòe hoa. Dân ca Thái . Lời mới : Phan Duy. - Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước. - Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh. - Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời : Phan Trần Bảng. - Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới : Việt Anh. 2 / Hoạt động 2: Kiểm tra. Từng nhóm hoặc cá nhân hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm hoặc làm động tác vận động phụ họa. Cách cho điểm: A+ :Hát thuộc ; đúng nhạc, hay, kết hợp gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa. A :Hát thuộc , đúng nhạc, chưa kết hợp gõ đệm đúng nhịp hoặc điệu bộ phụ họa chưa hợp. B : Thuộc còn ngập ngợ, hát chưa đúng nhạc, không biết gõ đệm và làm động tác phụ họa. 3 / Hoạt động 3: Nhận xét. Cuối tiết học GV khen ngợi các em tích cực tham gia giờ học hát, những em học tốt, nhắc nhở nhẹ nhàng đối với các em chưa đạt yêu cầu cần cố gắng hơn. Tiết sau học hát bài “ Trên con đường đến trường”. - HS hát ôn và trả lời. - Từng nhóm biểu diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ. - GV nhận xét và TT 22 cho từng nhóm hoặc các nhân. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. __________________________________________ TUẦN : 19. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG. Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều , rõ lời. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ để chép lời ca. Nhạc cụ , tranh vẽ, hát chuẩn xác bài hát. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Trên con đường đến trường”. GV dùng tranh vẽ ở SGK ( phóng to) để giới thiệu bài hát. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Cho HS đọc đồng thanh lời ca. Toàn bộ bài hát gồm 4 câu. Chú ý những chỗ lấy hơi là sau tiếng ngân dài 1,5 phách và 2 phách ( nốt đen chấm dôi, nốt trắng) như “ trường,mát, gió,cơn, mùa, trường , hót, hót, mau”. GV bày cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích để hướng dẫn các em hát toàn bộ bài hát. Cho HS hát nhiều lần theo nhóm , dãy để thuộc lời ca. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. GV hát mẫu và gõ đệm cho HS thấy. ( theo phách , theo tiết tấu lời ca). * Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - GV cho HS hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách theo dãy, tổ. - GV cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca theo từng dãy, nhóm. - HS hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo phách. - Cho HS đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng. 3/ Củng cố và dặn dò. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? -Do nhạc sĩ nào sáng tác? - Giai điệu của bài hát như thế nào? - Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nêu lên những cảnh vật thật là đẹp của con đường dẫn đến ngôi trường em đang học). - Về nhà hát cho thuộc và tập gõ đệm cho thành thạo. - HS xem tranh để biết. - Ngồi ngay ngắn lắng nghe. - HS đọc lời ca. - Hát từng câu theo h/dẫn của GV. - HS hát theo nhóm, dãy. - Chú ý GV làm mẫu. - HS làm theo GV. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - Hát và gõ đệm. - HS vận động theo nhạc. - HS trả lời. - Lắng nghe và ghi nhớ. TUẦN:20. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hát kết hợp với múa đơn giản , chơi trò chơi. II/ CHUẨN BỊ: Nhạc cụ, thanh phách, song loan. Một vài độmh tác múa đơn giản, nắm cách chơi. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Trên con đường đến trường”. GV cho từng dãy bàn hoặc từng tổ hát ôn lại bài hát “ Trên con đường đến trường” vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách , theo tiết tấu lời ca như đã hướng dẫn ở tiết trước. - H/ dẫn HS hát kết hợp với múa đơn giản (theo gợi ý sau). GV làm mẫu cho HS thấy sau đó cho các em làm theo. + Câu 1: Trên con đường...................xanh mát. Tay trái đưa ngang tầm mắt sau đó đến tay phải chân nhún theo nhịp 2. + Câu 2: Có gió .................từng mùa. Hai tay đưa cao và nghiêng về trái sau đó về bên phải. + Câu 3: Trên con đường...................làm sao. Hai tay đưa lên miệng tượng trưng hình ảnh chim hót, chân nhún nhịp nhàng theo nhịp 2 về bên trái rồi sang phải. + Câu 4: Bạn ơi .........thật mau. Làm động tác giống như giậm chân tại chỗ. Cho các em làm nhiều lần để nắm vững động tác múa. 2/ Hoạt động 2: Trò chơi “ Rồng rắn lên mây”. GV hướng dẫn cách chơi như sau: Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 8 - 12 em, mỗi tổ cử 1 em làm “ thầy thuốc” những em còn lại đứng thành 1hàng dọc, tay người sau nắm vạt áo người đứng trước hoặc đặt trên vai. Sau đó đi lượn qua lượn lại tượng trưng con rắn đang bò, vừa đi vừa nói. Chung: Rồng rắn lên mây. Có cây núc nác. Có nhà điểm binh. Hỏi thăm thầy thuốc. Có nhà hay không?. Nếu thầy thuốc nói : “ thầy thuốc đi vắng không có nhà” Rồng rắn lại tiếp tục hát và hỏi cho đến khi thầy thuốc trả lời: “ Có nhà” và cuộc đối thoại tiếp tục như sau : - Thầy thuốc: Rồng rắn đi đâu ? - Rồng rắn : Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. -Thầy thuốc: Con lên mấy ? Rồng rắn : Con lên một. -Thầy thuốc : Thuốc chẳng hay ! Rồng rắn : Con lên mười . - Thầy thuốc : Thuốc hay vậy ! Xin khúc đầu . - Rồng rắn : Những xương cùng xẩu. -Thầy thuốc : Xin khúc đuôi. Rồng rắn : Tha hồ mà đuổi. Thầy thuốc phải tìm cách làm sao bắt được người cuối cùng trong hàng . Người đứng đầu hàng phải dang tay ngăn cản không cho thầy thuốc bắt được “ đuôi mình”. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải thay làm thầy thuốc. Cho HS chơi theo từng tổ. 3/ Dặn dò : Xem trước bài hát Hoa lá mùa xuân. - Hát ôn theo h/dẫn của GV. - Chú ý nhìn GV làm mẫu. Sau đó các em làm theo từng động tác. - HS luyện tập theo nhóm. - Nghe phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi. HS chơi theo tổ. - Lắng nghe và ghi nhớ. TUẦN : 21. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: HOA LÁ MÙA XUÂN. Nhạc và lời: Hoàng Hà. I / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Qua bài hát các em cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp với giai điệu vui , rộn ràng. Biết lấy hơi ở cuối mỗi câu hát. II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài “ Hoa lá mùa xuân”. Đàn , thanh phách , song loan. Bảng phụ chép lời ca. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ hoa lá mùa xuân”. - GV giới thiệu: Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa lá tươi tốt, vạn vật như bừng tỉnh sau những ngày đông giá lạnh. Nhạc sĩ Hoàng Hà đã sáng tác bài hát Hoa lá mùa xuân để ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. + Bài hát có 4 câu. Câu 1,3 và Câu 2,4 có giai điệu giống nhau, cuối câu 4 được mở rộng thêm một nhịp. Bài hát viết theo nhịp 2/4, có ô nhịp lấy đà, khi đánh nhịp hoặc gõ đệm đến tiếng “lá” mới gõ. GV hát mẫu cho các em nghe và đệm đàn. Cho HS đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu câu hát. Dạy cho các em từng câu theo lối móc xích. Khi đã tập xong GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét về giai điệu của câu hát 1và 3; câu 2 và 4. Cho HS luyện tập theo từng dãy; tổ; từng nhóm và cá nhân. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp; phách; tiết tấu. Khi đệm theo nhịp 2 chú ý bài hát có nhịp lấy đà. Tôi là lá tôi là hoa tôi là hoa lá hoa mùa xuân. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Cho HS vừa hát kết hợp gõ đệm nhiều lần theo 3 kiểu trên. Cho HS đứng hát và vận động theo nhạc. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Vừa rồi các em được học bài hát gì? - Do nhạc sĩ nào sáng tác? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Nội dung bài hát nói lên điều gì? ( Ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, các em cùng ca hát với mùa xuân). Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần. Về nhà tập hát cho thuộc, đúng giai điệu và tập gõ đệm theo 3 kiểu đã học. - HS ngồi ngay ngắn và lắng nghe. - Hát ôn theo h/dẫn của GV. - Chú ý nhìn GV làm mẫu. Sau đó các em làm theo từng động tác. - HS luyện tập theo nhóm. - Nghe phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi. HS chơi theo tổ. - Lắng nghe và ghi nhớ. TUẦN: 22. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: HOA LÁ MÙA XUÂN. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Tập hát gọn tiếng, rõ lời, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của bài hát. Hát kết hợp vận động ( hoặc múa đơn giản). II/ Chuẩn bị: Đàn , thanh phách, song loan. Một vài động tác phụ họa cho bài hát. III/ Các hoạt động dạy và học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Hoa lá mùa xuân”. GV đàn lại giai điệu bài hát cho HS nghe. GV đệm đàn cho HS hát lại bài hát “ Hoa lá mùa xuân”. GV chú ý lắng nghe, sửa sai những chỗ HS hát chưa đúng, hướng dẫn các em hát gọn tiếng, rõ lời và lấy hơi đúng chỗ. + Hướng dẫn HS hát đối đáp. Chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1 hát: Tôi là lá.......................mùa xuân. Nhóm 2 hát: Tôi cùng múa..................mừng xuân. Nhóm 1 hát: Xuân vừa đến...................đẹp tươi. Nhóm 2 hát: Cho nhựa mới cho đời vui. Cả 2 nhóm cùng hát: Cho người muôn ............ nơi nơi. Chia lớp thành nhiều nhóm, luân phiên tập hát và gõ đệm theo phách. + HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 , theo phách, tiết tấu. Tôi là lá tôi là hoa tôi là hoa lá hoa mùa xuân. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. GV hướng dẫn các em một vài động tác múa đơn giản hoặc vận động phụ họa theo bài hát. - Chia từng nhóm hoặc từng dãy cho các em thực hiện động tác, sau đó cho các em thi đua biểh diễn trước lớp. Khi HS biểu diễn GV có thể đệm đàn HS còn lại gõ đệm theo phách. + Trò chơi đố vui. ( Có thể thực hiện trong tiết học nếu còn thời gian). - GV vỗ tay hoặc gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca “ Tôi là lá tôi...........mùa xuân” cho HS đoán xem đó là câu hát nào? - HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Nếu HS trả lời: ( Cho nhựa ........rộn ràng) không có 2 tiếng “ nơi nơi” cũng hoàn toàn đúng và được khen ngợi. - Cho HS hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo phách. Xem trước bài “ Chú chim nhỏ dễ thương”. - Hát ôn theo h/dẫn của GV. - Chú ý nhìn GV làm mẫu. Sau đó các em làm theo từng động tác. - HS luyện tập theo nhóm. - Nghe phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi. HS chơi theo tổ. - Lắng nghe và ghi nhớ. TUẦN: 23. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG. Nhạc Pháp. Lời: Hoàng Anh. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. Biết bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương” là bài hát của trẻ em Pháp. Lời Việt của Hoàng Anh. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, song loan. III/ CÁC HOAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “Chú chim nhỏ dễ thương”. GV giới thiệu bài hát và ghi đề lên bảng. GV hát mẫu và đệm đàn cho HS nghe. Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát. GV dạy cho HS hát từng câu theo lối móc xích. + GV cần lưu ý: Hát với tốc độ hơi nhanh. Đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài. Biết dấu quay lại và chỗ kết bài. Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động. HS đứng hát kết hợp vận động tại chỗ. Từng nhóm 5-6 em biểu diễn trước lớp. GV lúc đầu lắng nghe và nhìn để sửa những chỗ sai cho các em. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Hôm nay các em được học hát bài gì? - Nhạc của ai? - Ai đã dặt lời Việt? “Hoàng Anh”. - Giai điệu của bài hát như thế nào? - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS đọc lời ca - HS thực hiện - HS tập hát theo hướng dẫn của GV. -HS biếu diễn và vận động - HS sửa sai. - "Chú chim nhỏ dễ thương”. - “ Nhạc Pháp”. - “ Hơi nhanh, vui”. TUẦN : 24. BÀI DẠY : ÔN TẬP BÀI HÁT :CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hát kết hợp vận động phụ họa, II/ CHUẨN BỊ. Nhạc cụ gõ. Đàn Organ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Kiểm tra bài cũ. Gọi một vài em HS hát lại bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương”. GV nhận xét và sửa sai cho các em. 2/ Bài mới: a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương”. GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách cho từng tổ, từng dãy... HS hát kết hợp vận động . GV chia lớp thành nhiều nhóm. Từng nhóm cầm tay nhau xếp thành vòng tròn, miệng hát, chân bước theo phách. Lần thứ nhất chuyển động theo chiều kim đồng hồ ( Lại đây hỡi .........dễ thương này).Lần thứ hai đi ngược chiều kim đồng hồ ( Lại đây hỡi.......... dễ thương). Nắm tay nhau đứng tại chỗ dùng chân đá về phía trước theo nhịp ( Mời bạn ...........vang lừng).Vẫn đứng nguyên tại chỗ nhún theo nhịp cho câu hát ( Chim ơi.......A....). Sau đó quay lại động tác đầu cho 2 câu hát cuối. GV chỉ định cho 1 vài nhóm lên biểu diễn trước lớp. b / Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. C Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này xx x x x x x x x x x x x x x x x x - GV phân công các nhóm sử dụng nhạc cụ gõ khác nhau ( thanh phách, song loan, mõ, trống nhỏ...). Cho HS luyện tập nhiều lần cho thành thạo. c / Hoạt động 3: Nghe nhạc. GV chọn 1 bài hát thiếu nhi hoặc trích đoạn một tác Phẩm nhạc không lời cho HS nghe. 3/ Củng cố dặn dò. Cho HS hát lại bài hát “ Chú chim nhỏ dễ thương” 1 lần kết hợp gõ đệm theo phách. - HS thực hiện - HS thực hiện - Hát ôn theo h/dẫn của GV. - Chú ý nhìn GV làm mẫu. Sau đó các em làm theo từng động tác. - HS luyện tập theo nhóm. - Lắng nghe và ghi nhớ. HS thực hiện. TUẦN: 25. BÀI DẠY: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG HOA LÁ MÙA XUÂN; CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: TIẾNG ĐÀN THẠCH SANH. I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Hát kết hợp vận động và trò chơi. Qua câu chuyện, HS thấy được âm nhạc có tác động mạnh mẽ đối với đời sống. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách , song loan. Tranh ảnh minh họa chuyện Thạch Sanh. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát. a/ ÔN tập bài: Trên con đường đến trường. GV đệm đàn cho HS hát ôn bài kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu. Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát. Theo phách x x x x x x x x Theo tiết tấu: x x x x x x x x x x x x b/ Ôn tập bài : Hoa lá mùa xuân. GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu. Tôi là lá tôi là hoa tôi là hoa lá hoa mùa xuân. Theo nhịp: x x x x Theo phách: x x x x x x x x Theo tiết tấu: x x x x x x x x x x x x x HS đứng hát và chuyển động nhịp nhàng theo nhịp. c/Ôn tập bài: Chú chim nhỏ dễ thương. Cho HS kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca. Cho HS hát đối đáp theo hai nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu ngắn. Bài hát có 7 câu, mỗi nhóm hát xen kẻ 3 câu, câu cuối cùng cả lớp cùng hát. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 2/ Hoạt động 2: Kể chuyện tiếng đàn Thạch Sanh. - GV kể cho các em nghe câu chuyện theo nội dung trong SGV. Sau khi kể xong GV nhấn mạnh 2 tình tiết trong câu chuyện có liên quan đến tiếng đàn. Đoạn thơ có ở SGV đọc cho HS nghe. GV đặt 1 số câu hỏi cho các em trả lời sau khi nghe kể xong câu chuyện. - Vì sao công chúa bị câm? ( Thấy Lý Thông lấp cửa hang mưu hại Thạch Sanh). - Thạch Sanh bị vu oan nên nhà vua bắt hạ ngục.Trong ngục tối chàng đã làm gì? (lấy đàn ra gảy). - Vì sao công chúa đang bị câm lại bật lên tiếng nói? (Vì tiếng đàn đã gợi cho công chúa nhớ đến người đã cứu mình dưới hang đại bàng tinh). - Tại sao quân giặc bị thua phải xin hàng và quay về nước? ( Tiếng đàn khi tha thiết nỉ non như tiếng gọi của vợ con, lúc đầm ấm thân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Am nhac lop 2 ca nam.doc