Kế hoạch bài học Hình học 9 - Tiết 25, 26

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nắm được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn , các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm . Nắm được định lí về tính chất tiếp tuyến .Nắm được các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn .

- Biết vận dụng các kiến thức được học trong giờ để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn .

- Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế .

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV: Compa, thước thẳng, bảng phụ.

HS: các định lí quan hệ về đường kính và dây

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Hình học 9 - Tiết 25, 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 25 Ngày dạy: .. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Củng cố lại các định lí liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây. Rèn kĩ năng vẽ hình, giải bài tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: bảng phụ, phấn màu, thước. HS: các định lí liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV và HS Nội dung LUYỆN TẬP (42 phút) BT14 tr106 Sgk: GV gọi HS đọc đề, vẽ hình và giải vào tập. Đại diện HS lên bảng thực hiện. BT15 tr106 Sgk: HS vẽ hình và phân tích liên hệ giữa dây cung và khoảng cách từ tâm đến dây trong mỗi đường tròn. BT 16 tr106 Sgk: HS vẽ hình và thực hiện theo hướng dẫn của GV. BT14 tr106 Sgk: Gọi H và K lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ O đến dây CD và AB. Ta có OH CD và OK AB nên KA = KB và HC = HD. Áp dụng định lí Pytago vào tam giác AKO vuông tại K ta có (cm) Ta có OK = HK – OH = 22 -15 = 7 (cm) Từ đó tính được CD = 48 cm. BT15 tr106 Sgk: Trong đường tròn nhỏ: AB > CD Trong đường tròn lớn: OH < OK Trong đường tròn lớn: ME > MF BT 16 tr106 Sgk: Kẻ OH EF . Trong tam giác OHA vuông tại H, ta có OA > OH. Suy ra BC < EF IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HOC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ: (3 phút) 1. Củng cố: thông qua tiết luyện tập Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Xem lại các BT đã giải. Nhớ kĩ mối liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Chuẩn bị bài mới: “ Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn”. Tuần 13 Tiết 26 Ngày dạy: .. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Nắm được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn , các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm . Nắm được định lí về tính chất tiếp tuyến .Nắm được các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn . - Biết vận dụng các kiến thức được học trong giờ để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn . - Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế . II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: Compa, thước thẳng, bảng phụ. HS: các định lí quan hệ về đường kính và dây III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1:BA VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN (25p) Hãy nêu các vị trí tương đối của hai đường thẳng? + Song song nhau – không điểm chung + Cắt nhau – 1 điểm chung + Trùng nhau – vô số điểm chung Vậy, nếu có một đthẳng và một đtròn, sẽ có mấy vị trí tương đối? Mỗi trường hợp có mấy điểm chung? HS: - có 3 vị trí tương đối: Đthẳng và đtròn có 2 điểm chung ;Đthẳng và đtròn có1 điểm chung ; Đthẳng và đtròn không có điểm chung . -GV vẽ đtròn dùng que thẳng làm hình ảnh đthẳng, di chuyển cho HS thấy được các vị trí tương đối của đthẳng và đường tròn. -Vì sao đthẳng và đròn không thể có nhiều hơn hai điểm chung? HS: -Nếu đthẳng và đtròn có 3 điểm chung trở lên thì đtròn đi qua 3 điểm thẳng hàng (vô lí) Căn cứ vào số điểm chung của đthẳng và đtròn mà ta có các vị trí tương đối của chúng ® (a) -Đường thẳng a và đường tròn cắt nhau khi nào? HS: Đthẳng a và đtròn cắt nhau khi chúng có hai điểm chung -Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình minh họa cả hai trường hợp ( O Î a và O Ï a) ® Giới thiệu a là cát tuyến. -So sánh OH và R trong mỗi trường hợp? Nêu cách tính AH, HB theo R và OH? HS: OH < R AH = HB = ( theo đ l Pytago) -Nếu OH càng tăng thì độ lớn AB càng giảm đến khi AB = 0 hay A trùng B thì OH bằng bao nhiêu? HS: Khi AB = 0 thì OH = R -Khi đó đthẳng a và đ tròn (O;R) có mấy điểm chung? HS: -chỉ có 1 điểm chung -GV giới thiệu đthẳng và đtròn tiếp xúc nhau. ® -Khi nào nói đthẳng a và đtròn (O;R) tiếp xúc nhau? HS: Khi chúng chỉ có 1 điểm chung - Lúc đó đthẳng a gọi là tiếp tuyến của đtròn. Điểm chung duy nhất gọi là tiếp điểm -Có nhận xét gì về vị trí của OC đối với đthẳng a và độ dài OH? HS: OC ^a, H trùng C. OH = R GV: H/dẫn HS chứng minh nhận xét trên bằng pp phản chứng như SGK GV yêu cầu vài HS phát biểu lại và nhấn mạnh đây là tính chất cơ bản của tiếp tuyến đường tròn -GV giới thiệu đthẳng và đtròn không giao nhau (không có điểm chung), vẽ hình minh họa Yêu cầu HS nhận xét khoảng cách OH ? HS: OH > R I.Ba vị trí tương đối của đthẳng và đường tròn: a)Đường thẳng và đường tròn cắt nhau: Khi chúng có hai điểm chung . OH < R AH = HB = a gọi là cát tuyến của (0) b) Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau: OH = R Đthẳng a gọi là tiếp tuyến của đtròn. Điểm chung duy nhất gọi là tiếp điểm * Định lý: SGK/108 GT a là tiếp tuyến của (O) C là tiếp điểm KL a ^ OC c) Đường thẳng và đường tròn không giao nhau : -Khi chúng không có điểm chung OH > R Hoạt động 2: HỆ THỨC GIỮA KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐƯỜNG TRÒN ĐẾN ĐƯỜNG THẲNG VÀ BÁN KÍNH CỦA ĐƯỜNG TRÒN (8phút) Tóm tắt :Đặt OH = d, ta có các kết luận sau: -Yêu cầu 1 HS đọc SGK -Dùng bảng phụ lần lượt yêu cầu HS điền vào chỗ trống HS: Có 3 vị trí tương đối giữa hai đường thẳng (song song, cắt nhau, trùng nhau) Có 3 vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn : - Có hai điểm chung - Có một điểm chung - Không có điểm chung yêu cầu HS thực hiện ?3 HS: a/ Vì d = 3cm và R = 5cm Nên d < Ra và (O) cắt nhau b/ ta có OH BC HB = HC = . Nên BC = 2 HC êOHC vuông tại H có : HC = = = 4 (cm)BC = 2.4 = 8cm II.Hệ thức giữa k/c từ tâm đtròn đến đthẳng và bán kính đường tròn: Bảng tóm tắt : (SGK /109) IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ: (8 phút) 1. Củng cố: Bt 17/109 SGK R d Vị trí tương đối của đ thẳng và đ tròn 5cm 3cm Cắt nhau 6cm 6cm Tiếp xúc nhau 4cm 7cm Không giao nhau 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học thuộc bảng tóm tắt (SGK) -Tìm trong thực tế các hình ảnh ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn -Làm bài tập18, 19,20/110SGK HDBT20 Áp dụng định lí Pytago tính AB - Tiết sau “ Luyện tập”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12299139.doc
Tài liệu liên quan