Kế hoạch bài học Hình học 9 - Tiết 29: Vị trí tương đối của hai đường tròn

GV vẽ sẵn vị trí 2 đường tròn cắt nhau

trên bảng.

?Hai đường tròn này có vị trí tương đối nào ?

? Độ dài đoạn nối tâm OO’ với các bán kính R, r có quan hệ như thế nào ?

(R- r< OO’

?Ba đoạn thẳng OO’, OA,O’A là ba cạnh của tam giác nào?( AOO’)

?Hãy viết bđt của tam giác AOO’?

GV vẽ sẵn vị trí tiếp xúc ngoài của 2 đường tròn trên bảng.

?Hai đường tròn này có vị trí tương đối nào?

? Hãy tính OO’ ?Rồi nêu mối quan hệ giữa OO’ với các bán kính.

 HS: Quan hệ OO’=R+r

Trình chiếu vị trí tiếp xúc trong của 2 đường tròn.

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Hình học 9 - Tiết 29: Vị trí tương đối của hai đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 11/ 12/ 2018. Tiết 29: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN A. MỤC TIÊU: + Kiến thức:-HS nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của 2 đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của 2 đường tròn - Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của 2 đường tròn + Kĩ năng:-HS biết vẽ 2 đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, tiếp tuyến chung của hai đường tròn, biết xác định vị trí tương đối của 2 đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính. HS thấy được hình ảnh của 1 số vị trí tương đối của 2 đường tròn trong thực tế. + Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập. B.CHUẨN BỊ: GV: Máy chiếu, Thước thẳng, eke, compa, phấn màu. - HS: Thước kẻ, com pa, bảng nhóm C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: khởi động Tình huống 1:Dựa vào hình a,b,c em hãy nêu vị trí tương đối của hai đường tròn?( Trình chiếu hình vẽ các trường hợp vị trí tương đối của hai đường tròn). HS trả lời GV: Trình chiếu lên máy chiếu kết luận vị trí tương đối của hai đường tròn. Tình huống 2: Trình chiếu chiếc xe đạp có bánh xe tiếp xúc với mặt đường cho ta hình ảnh thực tế về tiếp tuyến chung của hai đường tròn. ĐVĐ vào bài: Vậy thì số tiếp tuyến chung của hai đường tròn phụ thuộc như thế nào vào vị trí tương đối của hai đường tròn đó. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ điều đó. Hoạt động của GV - HS NỘI DUNG Hoạt động 2: - GV vẽ sẵn vị trí 2 đường tròn cắt nhau trên bảng. ?Hai đường tròn này có vị trí tương đối nào ? ? Độ dài đoạn nối tâm OO’ với các bán kính R, r có quan hệ như thế nào ? (R- r< OO’ <R+r ) ?Ba đoạn thẳng OO’, OA,O’A là ba cạnh của tam giác nào?(AOO’) ?Hãy viết bđt của tam giác AOO’? GV vẽ sẵn vị trí tiếp xúc ngoài của 2 đường tròn trên bảng. ?Hai đường tròn này có vị trí tương đối nào? ? Hãy tính OO’ ?Rồi nêu mối quan hệ giữa OO’ với các bán kính. HS: Quan hệ OO’=R+r Trình chiếu vị trí tiếp xúc trong của 2 đường tròn. ? Hãy tính OO’ ?Rồi nêu mối quan hệ giữa OO’ với các bán kính. HS:OO’ = R –r. GV vẽ sẵn hình hai đường tròn không giao nhau : ngoài nhau ?Hai đường tròn này có vị trí tương đối nào? Trình chiếu hai đường tròn đựng nhau, đồng tâm. ?Nếu (O) và (O’) ở ngoài nhau thì đoạn nối tâm OO’ so với R+r như thế nào? Yêu cầu HS về nhà tự c/m ?Nếu (O) và (O’) đựng nhau thì đoạn nối tâm OO’ so với R- r như thế nào? Yêu cầu HS về nhà tự c/m. ?Nếu (O) và (O’) đồng tâm thì đoạn nối tâm OO’ bằng bao nhiêu? GV: Ta c/m được các mệnh đề đảo của các mệnh đề trên.(ghi dấu mũi tên hai chiều) ? Ta có thêm dấu hiệu nào để xác định vị trí tương tương đối của hai đường tròn?( Dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính) GV trình chiếu bảng tóm tắt. GV trình chiếu hình ảnh dây cu roa ở đầu bài để vào mục 2 ĐVĐ: Các đoạn dây cu roa AB, CD cho ta hình ảnh tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Vậy tiếp tuyến chung của hai đường tròn là gì? Chúng ta vào mục 2 để hiểu rõ về điều đó. Hoạt động 3: ?Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn? ?Vậy tiếp tuyến chung của hai đường tròn là gì? GV vẽ 1 tiếp tuyến chung của TH1,TH3 ?TH1,TH3 có tiếp tuyến chung nữa không? Yêu cầu HS lên bảng vẽ thêm tiếp tuyến chung của hai đường tròn TH1, TH3. GVtrình chiếu hai trường hợp 1, 3 ?Em có nhận xét gì về tiếp tuyến chung của hai đường tròn với đoạn nối tâm OO’ ở TH1, TH3. HS: trả lời GV giới thiệu các tiếp tuyến chung ngoài,trong. ?Hãy thực hiện?.3 (Đề bài và hình vẽ đưa lên màn hình) ?Tìm thêm trong thực tế ta thường gặp những đồ vật có hình dạng và kết cấu liên quan đến vị trí tương đối của hai đường tròn. HS: trả lời GV trình chiếu các hình ảnh cụ thể. I.Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính. Ta xét (O;R) và (O’; r) với R > r 1.Hai đường tròn cắt nhau: 2.Hai đường tròn tiếp xúc nhau: a) Tiếp xúc ngoài: b)Tiếp xúc trong: 3.Hai đường tròn không giao nhau: a) Ngoài nhau: OO’>R + r b) Đựng nhau: c) Đồng tâm OO’< R - r OO’= 0 Bảng tóm tắt đã trình chiếu ở máy chiếu. II.Tiếp tuyến chung của 2 đường tròn: là đường thẳng tiếp xúc với cả 2 đường tròn đó. - Tiếp tuyến chung ngoài không cắt đoạn nối tâm. - Tiếp tuyến chung trong cắt đoạn nối tâm ?.3 -H 97a: Tiếp tuyến chung ngoài: d1và d2-TT chung trong: m -H 97b: Tiếp tuyến chung ngoài: d1và d2 -H 97c: Tiếp tuyến chung ngoài: d -H 97d: Không có tiếp tuyến chung Hoạt động 4: Củng cố Học sinh thảo luận nhóm. Điền vào các ô trống trong bảng, biết rằng hai đường tròn (O;R) và (O;r) có OO’ = d, R > r. Vị trí tương đối của hai đường tròn Số điểm chung Hệ thức giữa d,R,r Số tiếp tuyến chung (O; R) đựng (O;r) 0 d < R - r 0 Ở ngoài nhau 0 d > R + r 4 Tiếp xúc ngoài 1 d = R + r 3 Tiếp xúc trong 1 d = R - r 1 Cắt nhau 2 R- r < d < R + r 2 Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà -Học thuộc bài và xem kĩ các bài tập đã giải. -Làm bài tập 36, 37, 38, 39 SGK - Chuẩn bị tốt cho tiết luyện tập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuong II 78 Vi tri tuong doi cua hai duong tron_12503329.docx
Tài liệu liên quan