Chốt: Như vậy, lớp chúng mình vừa tìm hiểu xong nội dung bài thơ “ Gà Trống và Cáo” rồi đấy. Qua bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta rằng: Đừng vội vã tin những lời ngọt ngào của những kẻ vốn xảo quyệt, tinh ranh. Chúng mình phải luôn thông minh, tỉnh táo và luôn cảnh giác trong mọi tình huống để tránh mắc bẫy những kẻ có ý đồ xấu.
8 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học lớp 4 - Phân môn: Tập đọc: Gà trống và cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Kháng Nhật Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2018
Lớp 4C
Giáo viên:.................................
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Phân môn: Tập đọc
GÀ TRỐNG VÀ CÁO (TV4 T1 tr.50)
Mục tiêu
Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được những yêu cầu sau:
Hiểu nghĩa các từ ngữ: vắt vẻo, đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, rõ phường gian dối, quắp đuôi.
Hiểu ý nghĩa bài thơ: Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào, hãy luôn cảnh giác và tỉnh táo, thông minh trong mọi tình huống.
Biết cách chọn giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ: giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tính cách của nhân vật:
Đoạn 1: “Nhác trông....tình thân”: Giọng nhẹ nhàng, mời mọc của Cáo.
Đoạn 2: “Nghe lời...tin này” : Giọng đọc nhanh hơn, ngọt ngào, hù dọa Cáo của Gà Trống.
Đoạn 3: “Cáo nghe..được ai”: Giọng đọc hốt hoảng, sợ hãi (2 câu đầu); giọng đọc khoái chí, đắc ý (2 câu sau).
Kĩ năng
Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ (cụm từ) có âm, vần dễ bị phát âm sai: loan tin này, quắp đuôi; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả: vắt vẻo, tinh nhanh lõi đời, đon đả, sung sướng, e ngại, tỏ bày, ghi ơn, loan tin, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí; bước đầu đọc diễn cảm.
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ ở những câu dài, khó đọc:
“Nhác trông /vắt vẻo trên cành
Anh chàng gà trống/ tinh nhanh lõi đời,
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
“Kìa// anh bạn quý, xin mời xuống đây””
“Hòa bình / gà cáo sống chung
Mừng này/ còn có tin mừng nào hơn
Kìa,/tôi thấy cặp chó săn”
Đọc bài với giọng phù hợp (vui, dí dỏm)
Biết đọc thầm nhanh để trả lời được các câu hỏi và nắm bắt được nội dung của bài.
Thái độ
Tích cực tham gia các hoạt động học tập
Luôn có thái độ cảnh giác, đề phòng với những lời nói ngọt ngào
Không nên nói dối, lừa lọc người khác.
Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chuyên môn: Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ.
Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
Chuẩn bị
Giáo viên: Sgk, sách giáo viên, power point,
Học sinh: sgk, vở ghi
Các hoạt động dạy học
Ổn định trật tự: Hát
Kiểm tra bài cũ:
Kĩ năng đọc
Hiểu văn bản
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV đưa bức tranh Gà trống và cáo. đặt câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì?
? Trong tranh, 2 con vật đang làm gì?
Kết luận:
- Đồng tình với ý kiến của HS.
- Cả lớp cùng đọc bài thơ “Gà trống và cáo” để xem cáo nói gì với gà trống và gà trống đã đáp lại như thế nào?
- Yêu cầu hs ghi tên đề bài vào vở.
- HS quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:
- Trả lời: Tranh vẽ 2 con vật: gà trống và cáo. Gà trống có bộ lông sặc sỡ rất đẹp, đang đứng ở trên cây. Còn cáo thì đứng dưới đất ngước mặt lên như đang nói chuyện gì đó với gà.
- Trả lời: Trong tranh, 2 con vật đang nói chuyện với nhau.
HS ghi bài vào vở.
Hoạt động 2: Luyện đọc
Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, ngắt nghỉ hơi đúng trong mỗi dòng thơ và đọc trôi chảy rõ ràng toàn bài thơ.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài.
Cách tiến hành:
Đọc mẫu
-Giáo viên (hoặc HS đọc tốt) đọc mẫu toàn bài.
-Yêu cầu HS theo dõi và đọc thầm, trả lời câu hỏi:
Các con hãy lắng nghe bạn đọc và cho cô biết, bạn đọc bài này với giọng đọc như thế nào?
Luyện đọc từng đoạn, từ khó đọc, ngắt nhịp thơ.
Đọc từng đoạn
Lần 1:
-Yêu cầu học sinh đọc nối mỗi HS 1 đoạn thơ trong bài theo hàng ngang.
-Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
-GV ghi từ khó (từ HS phát âm sai) lên bảng.
Đoạn 1: lõi đời
Đoạn 2: loan tin này
Đoạn 3: quắp đuôi, khoái chí
-Cả lớp luyện đọc đồng thanh từ ngữ khó.
Lần 2:
Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn theo hàng dọc.
Giải nghĩa từ khó
-GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Trong câu “Nhác trông vắt vẻo trên cây”, từ vắt vẻo miêu tả cái gì? Con hiểu vắt vẻo có nghĩa là gì?
? Gà trống được tác giả miêu tả có tính cách như thế nào? Lõi đời là như thế nào? Cho cô một từ đồng nghĩa với từ lõi đời.
? Tìm từ ngữ miêu tả thái độ của cáo khi ngỏ lời với gà trống? Thái độ “đon đả” nghĩa là gì?
-GV gọi HS phát biểu ý kiến, bổ sung ý kiến cho bạn, nhận xét.
? Ai có thể nêu cho cô cách ngắt nhịp của từng câu trong khổ thơ?
Nhác trông /vắt vẻo trên cành
Anh chàng gà trống/ tinh nhanh lõi đời,
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
“Kìa// anh bạn quý, xin mời xuống đây
-GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? “Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn” Con hãy tìm từ đồng nghĩa với từ dụ trong câu thơ.
? Từ “loan tin” cô không hiểu nghĩa là gì, bạn nào hãy giúp cô tìm từ đồng nghĩa với từ loan tin.
? Bạn nào giỏi giúp cô ngắt nhịp của 3 dòng thơ:
Hòa bình / gà cáo sống chung
Mừng này/ còn có tin mừng nào hơn
Kìa,/tôi thấy cặp chó săn
-GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
? Sau khi nghe Gà Trống nói, thái độ của Cáo như thế nào?
? Vậy con hiểu cụm từ “hồn lạc phách bay” nghĩa là gì?
Luyện đọc theo nhóm
GV: Để bạn nào cũng đọc lưu loát bài này, chúng mình cùng luyện đọc theo nhóm 4. Mỗi bạn đọc 1 đoạn thơ, các bạn khác lắng nghe và sửa lại cho bạn.
GV quan sát từng nhóm
Gọi 1 số nhóm lên đọc
HS nhận xét nhóm bạn
Cả lớp đọc đồng thanh
-Lắng nghe, đọc thầm
-Trả lời: 3 đoạn
+ Đoạn 1: “Nhác trông....tình thân”
+ Đoạn 2: “Nghe lời...tin này”
+ Đoạn 3: “Cáo nghe..được ai”
-HS đọc nối tiếp theo hàng ngang
-Lớp đọc đồng thanh
-Hs đọc nối tiếp theo hàng dọc
-1 HS đọc và trả lời:
-Trả lời: Vắt vẻo chỉ dáng ngồi của gà trống trên cây. Ngồi vắt vẻo có nghĩa là ngồi trên cao, không vững chắc, không có chỗ tựa, như là vắt ngang qua cành cây.
-Trả lời: Lõi đời có nghĩa là rất thông minh, già dặn, có nhiều kinh nghiệm, biết nhiều mánh khóe.
Từ đồng nghĩa: già đời
-Trả lời: Đon đả: nhiệt tình, niềm nở, tỏ ra rất thân thiện khi tiếp xúc với người khác.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Trả lời: Từ đồng nghĩa với từ dụ: dụ dỗ, gạ gẫm.
-Trả lời: Từ đồng nghĩa với loan tin: thông báo, báo tin cho nhiều người biết.
-1 Hs đọc đoạn 3 và trả lời
-Trả lời: Sau khi nghe Gà Trống nói, Cáo “hồn lạc phách bay”; “quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì”
-Trả lời: có nghĩa là vô cùng sợ hãi, hốt hoảng
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ để đọc bài tốt hơn.
Cách tiến hành:
- Mời một HS đọc cả bài, các HS còn lại đọc thầm theo.
Đoạn 1:
- Bây giờ chúng ta sẽ cùng chuyển sang phần tìm hiểu bài để đọc bài tốt hơn. Cô mời một bạn đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo bạn và cho cô biết : Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất?
- Nhận xét:
Đoạn 2:
Câu hỏi 2: Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
-Nhận xét:
Câu hỏi 3: Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
-Nhận xét:
Đoạn 3:
Câu hỏi 4: Thái độ của cáo như thế nào khi nghe gà nói? Thái độ của gà ra sao?
-Nhận xét:
Câu hỏi 5: Qua bài thơ trên, em thấy Cáo và Gà Trống là những người như thế nào?
-Nhận xét:...Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào?
Câu hỏi 6: Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
-Nhận xét:
Chốt: Như vậy, lớp chúng mình vừa tìm hiểu xong nội dung bài thơ “ Gà Trống và Cáo” rồi đấy. Qua bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta rằng: Đừng vội vã tin những lời ngọt ngào của những kẻ vốn xảo quyệt, tinh ranh. Chúng mình phải luôn thông minh, tỉnh táo và luôn cảnh giác trong mọi tình huống để tránh mắc bẫy những kẻ có ý đồ xấu.
-Một HS đọc cả bài, các bạn còn lại đọc thầm theo.
-Một HS đọc đoạn 1.
-Trả lời: Thấy Gà Trống đang vắt vẻo trên cành một món mồi tuyệt hảo đối với Cáo – Cáo bèn đon đả mời Gà Trống xuống tung ra một thông tin "muôn loài mạnh yếu từ nay được kết thân với nhau" để lừa Gà Trống xuống đất mà dễ bề vồ lấy ăn thịt.
-1 HS đọc đoạn 2
-Trả lời: Vì Gà rất hiếu bản chất của Cáo: tinh ranh và xảo quyệt. Lời của Cáo hoàn toàn là lời bịa đặt nên Gà không dễ dàng mắc lừa giong lưỡi của kẻ"ngoài miệng thì thơn thớt nói cười mà bụng da bồ dao găm"
-Trả lời: Gà tung tin như vậy là vì: Cáo vốn rất sợ chó săn. Nếu thông tin Cáo đem đến là sự thật thì Cáo không có gì để sợ chó cả. Nếu thông tin ấy là giả dối thì khi nghe tin có cặp chó săn đến nhất định Cáo phải chuồn. Như vậy Gà sẽ phát hiện được bộ mặt xảo quyết của Cáo. Kẻ gian dối sẽ bị lộ mặt.
-1 HS đọc đoạn 3
-Trả lời: Sau khi nghe Gà nói, Cáo “hồn lạc phách bay”, “quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì”. Còn Gà Trống thì khoái chí vì đã vạch trần được âm mưu của Cáo.
-Trả lời: Cáo thì gian dối, xảo trá;Gà trống thì thông mình, khôn ngoan
-Trả lời: Gà không bóc trần âm mưu của Cáo ngay mà giả bộ tin Cáo và mừng rỡ khi nghe Cáo nói. Rồi Gà báo cho Cáo biết: Có đàn chó săn đang loan tin (đánh vào điểm yếu của Cáo là sợ chó săn) làm Cáo khiếp sợ, co cẳng chạy.
-Trả lời: Tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích khuyên người đừng vội tin những lời ngọt nào của những kẻ vốn xảo quyệt, tinh ranh
Hoạt động 4: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Đọc trôi chảy, biết diễn cảm theo nội dung bài thơ.
Cách tiến hành:
-Tìm giọng đọc của từng đoạn thơ và cả bài thơ:
? Chúng mình vừa tìm hiểu xong về nội dung của bài thơ. Vậy, một bạn đứng lên nói cho cô biết nột dung của từng đoạn thơ này là gì nào?
+) Vậy là chúng mình đã biết được nội dung của từng đoạn thơ rồi. Để đọc bài thơ hay hơn, cô và các con cùng nhau đi tìm giọng đọc phù hợp cho mỗi đoạn thơ nhé!
? Các con cùng thảo luận nhóm 4 và lựa chọn cho cô giọng đọc phù hợp với từng đoạn thơ và lí giải vì sao mình lại chọn giọng đọc như vậy?
-Luyện đọc lại:
+Gọi 1 HS đọc khá đọc lại toàn bài.
+Yêu cầu HS tự luyện đọc cá nhân.
+Gọi 3 đến 4 HS lên thi đọc, mỗi HS chỉ đọc một đoạn.
+Tuyên dương những HS đọc tốt biết diễn cảm.
-Trả lời:
Đoạn 1: Lời dụ dỗ của Cáo gian ác với gà Trống.
Đoạn 2: Sự đáp trả thông minh của Gà Trống.
Đoạn 3: Sự tháo chạy của Cáo gian ác và sự đắc chí của Gà Trống thông minh.
-HS thảo luận nhóm 4.
-Trả lời: Dựa vào nội dung của mỗi đoạn thơ và tính cách của các nhân vật, ta có thể lựa chọn giọng đọc cho mỗi đoạn như sau:
Đoạn 1: Giọng nhẹ nhàng, mời mọc của Cáo.
Đoạn 2: Giọng đọc nhanh hơn, ngọt ngào, hù dọa Cáo của Gà Trống.
Đoạn 3: Giọng đọc hốt hoảng, sợ hãi (2 câu đầu); giọng đọc khoái chí, đắc ý (2 câu sau).
-1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Tự luyện đọc.
- HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc bài hay nhất.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 5 Ga Trong va Cao_12523140.docx