Kế hoạch dạy học chủ đề năm học 2018 - 2019 môn: Lịch sử lớp 6

I) Mục tiêu

1) Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu rõ thời kì cư dân Văn Lang đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, phong phú, tuy còn sơ khai.

2) Kỹ năng

- Quan sát và nhận xét hình ảnh.

3) Thái độ

- Bước đầu giáo dục học sinh lòng yêu nước và ý thức văn hóa dân tộc .

II) Chuẩn bị

1) Chuẩn bị của giáo viên

- SGV, SGK, tranh ảnh, mẫu vật, một số câu chuyện cổ tích về Hùng Vuơng.

2) Chuẩn bị của học sinh

- Soạn bài, đọc sách trước ở nhà, quan sát hình 36, 37, 38 trang 38, 39.

III) Họat động dạy học

1) Ổn định tình hình lớp (1 phút)

2) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

a) Câu hỏi kiểm tra

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy học chủ đề năm học 2018 - 2019 môn: Lịch sử lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả lời. - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. - HS xem SGK, suy nghĩ, thảo luận và thống nhất để trả lời câu hỏi. - Người Hoa Lộc (Thanh Hóa), người Phùng Nguyên (Phú Thọ), phát minh ra thuật luyện kim. - Tìm ra kim loại đồng và làm ra những công cụ bằng đồng. - Năng suất lao động tăng cao. - Cuộc sống được ổn định. 10P Hoạt động 2: Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào? 2) Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào? Hỏi 10: Những dấu tích nào chứng tỏ người Việt cổ đã phát minh ra nghề trồng lúa nước? (GV gợi ý Người ta tìm thấy ở các di chỉ Hoa Lộc (Thanh Hóa), Phùng Nguyên (Phú Thọ), hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ, dấu vết gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. Chứng tỏ nghề trồng lúa đã ra đời.) Hỏi 11: Theo em, vì sao con người lại định cư lâu dài ở các đồng bằng ven sông lớn ? (GV gợi ý Đây là vùng đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất; đặc biệt là nghề trồng lúa, thuận lợi cho việc đi lại và xây dựng nhà ở.) - GV sơ kết Trên bước đường phát triển sản xuất để nâng cao đời sống, con người đã biết sử dụng ưu thế của đất đai. Họ tạo ra 2 phát minh lớn ( thuật kim và nghề trồng lúa nước) à Cuộc sống ổn định. - GV chuẩn xác câu hỏi và ghi bảng. - HS xem SGK và suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. - Nghề trồng lúa nước ra đời ở các đồng bằng ven sông lớn. - Con người chủ động trong việc trồng trọt, chăn nuôi, tích lũy lương thực và định cư lâu dài. 5P Hoạt động 3: Củng cố Hỏi 12: Vì sao nghề làm gốm phát triển thì tạo điều kiện cho việc phát minh ra thuật luyện kim? (GV gợi ý Vì, kim loại trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng quặng, không như đá. Muốn có kim loại nguyên chất, phải biết lọc từ quặng. Chính trong quá trình nung đồ gốm, con người phát hiện ra điều này. Do đồng có nhiệt độ nóng chảy thấp (8 000độ c đến 1 000 độ c). Vào thời đó, đồng là kim loại được phát hiện và sử dụng đầu tiên nhất. Hơn nữ, đồng thì không đẽo, mài như đá. Vậy làm thế nào để có công cụ đồng?. Nhờ nghề làm đồ gốm, người ta biết làm khuôn đúc bằng đất sét nung. Tiếp đó, nung chảy đồng, rồi rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết. Thuật luyện kim được phát minh như vậy.) Hỏi 13: Nghề nông trồng lúa ra đời có ý nghĩa gì? (GV gợi ý Con người chủ động trong trồng trọt và tích lũy lương thực. Con người định cư lâu dài, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần hơn.) - HS liên hệ kiến thức đã học và suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - HS liên hệ kiến thức đã học và suy nghĩ để trả lời câu hỏi. 4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút) - Các em học và làm bài tập của bài học này (bài 10). - Các em xem trước ở nhà bài học tiếp theo (bài 11); các em tự nghiên cứu trả lời các câu hỏi có trong SGK (bài 11). IV) Rút kinh nghiệm – bổ sung NGÀY SOẠN: 04/ 11/ 2018 - TIẾT: 12 BÀI 11 I) Mục tiêu 1) Kiến thức - Kinh tế phát triển xã hội đã có nhiều chuyển biến, trong xã hội đã có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà . - Chế độ mẫu hệ đã dần dần chuyển sang chế độ phụ hệ . - Trên nước ta đã nảy sinh những vùng kinh tế lớn, chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước, đặc biệt là thời kì Văn hóa Đông Sơn. 2) Kỹ năng - Nhận xét, so sánh và sử dụng bản đồ . 3) Thái độ - Ý thức tìm hiểu và tôn trọng về cội nguồn dân tộc. II) Chuẩn bị 1) Chuẩn bị của giáo viên - Vẽ lược đồ, một số di tích khảo cổ ở Việt Nam và một số bức tranh 31, 32, 33, 34 SGK, mẫu vật bằng đồng . 2) Chuẩn bị của học sinh - Đọc và soạn các câu hỏi trong SGK, quan sát các bức tranh SGK III) Họat động dạy học 1) Ổn định tình hình lớp (1 phút) 2) Kiểm tra bài cũ (5 phút) a) Câu hỏi kiểm tra Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào? b) Dự kiến phương án trả lời của học sinh - Người Hoa Lộc (Thanh Hóa), Phùng Nguyên (Phú Thọ), phát minh ra thuật luyện kim. - Tìm ra kim loại đồng và làm ra những công cụ bằng đồng. - Năng suất lao động tăng cao. - Cuộc sống được ổn định. 3) Giảng bài mới a) Giới thiệu bài (1 phút) Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về những chuyển biến trong nền kinh tế. Từ những chuyển biến trong nền kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến trong xã hội, xuất hiện sự phân công xã hội, sự phân hóa giàu nghèo. Đây là những chuyển biến quan trọng chuẩn bị ra đời một thời đại mới Đó là thời đại dựng nước của cư dân vùng ven sông lớn. Đây là nội dung chính của tiết học hôm nay, cô và các em cùng nghiên cứu? b) Tiến trình bài dạy (35 phút) Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10P Hoạt động 1: Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào? 1) Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào? - GV gọi HS đọc SGK trang 33. - GV nhắc lại việc phát minh vè thuật luyện kim. Hỏi 1: Em có nhận xét gì về việc đúc một công cụ bằng đồng hay làm một bình đất nung, so với việc làm một công cụ bằng đá? (GV gợi ý Để có một công cụ bằng đá, người ta chỉ cần lấy đá để ghè, đẽo, mài theo hình dáng như ý muốn của mình. - Để có một công cụ bằng đồng thì người ta phải lọc quặng, làm khuôn bằng đất để đúc, nung chảy đồng, rồi rót vào khuôn. - Để có một bình đất nung, người ta phải tìm ra đất sét, nhào nặn, đưa vào nung cho cứng.) Hỏi 2: Việc làm một công cụ bằng đồng, có phải ai cũng làm được không? (GV gợi ý Không. Bỡi vì, đúc các công cụ bằng đồng phải trải qua nhiều giai đoạn: lọc quặng, làm khuôn, nung chảy đồng, Công cụ càng phức tạp, đòi hỏi chuyên môn hóa ngày càng cao.) Hỏi 3: Khi sản xuất phát triển, sự phân công lao động diễn ra như thế nào? (GV gợi ý: - Phụ nữ làm việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm. - Nam giới, chế tác công cụ lao động, đúc đồng, làm đồ trang sức, làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, nên công việc nặng nhọc hơn) Hỏi 4: Vì sao lại cần có sự phân công chuyên môn hóa trong lao động? (GV gợi ý Sản xuất ngày càng phát triển thì lao động ngày càng phức tạp hơn.) - GV giải thích thêm Địa vị đàn ông ngày càng tăng lên, người đứng đầu cả thị tộc và bộ lạc là nam giới, không phải phụ nữ như trước đây. Vì vậy, trong xã hội lúc này, gọi là xã hội của chế độ phụ hệ. - GV nhận xét, chuẩn xác câu hỏi và ghi bảng. - GV chuyển ý sang phần tiếp theo. - HS đọc SGK - HS xem SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Sản xuất phát triển. - Lao động ngày càng phức tạp. - Phân công lao động giữa người đàn ông và người đàn bà . 10P Hoạt động 2: Xã hội có gì đổi mới? 2) Xã hội có gì đổi mới? Hỏi 5: Khi cuộc sống của con người được ổn định thì xã hội có sự thay đổi như thế nào? (GV gợi ý Khi sản xuất phát triển thì cuộc sống của con người được ổn định hơn, dân số tăng, làng, bản ; miền núi gọi là chiềng, chạ; hình thành. Dần hình thành các cụm làng, bản ; miền núi gọi là cụm chiềng, chạ; có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộ lạc.) Hỏi 6: Khi sản xuất phát triển thì vị trí, vai trò của người đàn ông trong xã hội, trong gia đình, như thế nào? (GV gợi ý Vị trí, vai trò của người đàn ông trong xã hội, trong gia đình, ngày càng cao hơn. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ trong xã hội.) Hỏi 7: Thế nào là chế độ phụ hệ? Tại sao chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ trong xã hội? (GV gợi ý Chế độ phụ hệ, người đàn ông đóng vai trò trụ cột và có uy tín trong xã hội, trong gia đình, - Vì sản xuất phát triển, công việc nặng nhọc nhiều, nên rất cần sức lao động của người đàn ông. Người đàn ông ngày càng có vai trò và có uy tín trong xã hội, trong gia đình, Tức là chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ trong xã hội.) - GV giải thích Những người có chức quyền được chia của cải nhiều hơn, họ chiếm một số của cải dư thừa của thị tộc, nên họ ngày càng giàu lên. Xã hội phân chia kẻ giàu người nghèo. - GV nhận xét, chuẩn xác câu hỏi và ghi bảng. - GV chuyển ý sang phần tiếp theo. - HS xem SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS xem SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Sự phân công lao động. - Hình thành làng, bản (chiềng, chạ). - Hình thành cụm làng, bản (cụm chiềng, chạ), gọi là bộ lạc. - Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ. - Xã hội phân hóa kẻ giàu, người nghèo . 10P Hoạt động 3: Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? 3) Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? - GV cho HS quan sát hình 31, 32, 33 và 34 trong SGK. Hỏi 8: Em nhận xét các công cụ sản xuất của nền văn hóa Đông Sơn có đặc điểm gì? (GV gợi ý Số lượng công cụ bằng đồng ngày càng nhiều, phong phú, đa dạng về hình loại và thể hiện phát triển về trình độ kỹ thuật, mỹ thuật.) Hỏi 9: Theo em, những công cụ nào, góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội? (GV gợi ý Công cụ bằng đồng thay thế hẳn công cụ bằng đá.) Hỏi 10: Em hiểu gì về nền văn hóa Đông Sơn? (GV gợi ý Đây là một vùng đất ven sông Mã (Thanh Hóa), nơi phát hiện hàng loạt đồ đồng tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển cao của người nguyên thủy thời đó, do đó được dùng để gọi chung là nền văn hóa đồng thau, ở Bắc Việt Nam nước ta. Đây là nền văn hóa đã tạo ra những công cụ, vũ khí bằng đồng, góp phần tạo bước chuyển biến trong xã hội nước ta lúc bấy giờ.) - GV nhận xét, chuẩn xác câu hỏi và ghi bảng. - HS quan sát hình 31, 32, 33 và 34 trong SGK. - HS xem SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS xem SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS xem SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Hình thành những nền văn hoá: + Tây Nam Bộ có Oùc Eo (An Giang) là cơ sở nhà nước Phù Nam. + Nam Trung Bộ có Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), là cơ sở nhà nước Cham-pa. + Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả. (gọi là văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt) 5P Hoạt động 4: Củng cố Hỏi 11: Em hãy điểm lại các chuyển biến về mặt xã hội của nước ta thời Văn hóa Đông Sơn? (GV gợi ý – Hình thành sự phân công lao động. - Hình thành làng, bản (miền núi gọi là chiềng, chạ). - Hình thành cụm làng, bản (cụm chiềng, chạ), gọi là bộ lạc. - Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ trong xã hội.) - GV nhận xét, chuẩn xác câu hỏi. - HS liên hệ kiến thức đã học và suy nghĩ trả lời câu hỏi. 4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút) - Các em học và làm bài tập của bài học này (bài 11). - Các em xem trước ở nhà bài học tiếp theo (bài 12); các em tự nghiên cứu trả lời các câu hỏi có trong SGK (bài 12). IV) Rút kinh nghiệm – bổ sung NGÀY SOẠN: 11/ 11/ 2018 - TIẾT: 13 BÀI 12 I) Mục tiêu 1) Kiến thức - Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước nhà, tuy còn sơ khai, nhưng đây là một tổ chức đất nước vững bền, đánh dấu mở đầu thời kì dựng nước. 2) Kỹ năng - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử . - Kĩ năng vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang. 3) Thái độ - Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc, nước ta có lịch sử lâu đời. - Giáo dục cho HS tình cảm cộng đồng. II) Chuẩn bị 1) Chuẩn bị của giáo viên - Sơ đồ nhà nước Văn Lang. - Bản đồ phần Bắc bộ và Trung bộ. - Đồ phục chế . 2) Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước SGK ở nhà, soạn bài theo yêu cầu gợi ý SGK - Làm bài tập III) Họat động dạy học 1) Ổn định tình hình lớp (1 phút) 2) Kiểm tra bài cũ (5 phút) a) Câu hỏi kiểm tra Sự phân công lao động trong xã hội đã được hình thành như thế nào? b) Dự kiến phương án trả lời của học sinh - Sản xuất phát triển. - Lao động ngày càng phức tạp. - Phân công lao động giữa người đàn ông và người đàn bà. 3) Giảng bài mới a) Giới thiệu bài (1 phút) Những chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế và xã hội, đã dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người Việt cổ . Đó là sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời kì mới của dân tộc. Đây là nội dung chính của tiết học hôm nay, cô và các em cùng nghiên cứu? b) Tiến trình bài dạy (35 phút) Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10P Hoạt động 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? 1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? * GV yêu cầu HS xem SGK, mục 1, trang 35, 36. * Nhĩm 1: Thảo luận nhĩm, kỹ thuật “khăn phủ bàn”, thời gian 5 phút. Câu hỏi 1: (Nhĩm 1) Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? (* GV gợi ý: - Hình thành bộ lạc lớn. - Sản xuất phát triển. - Mâu thuẫn giàu nghèo. - Các bộ lạc liên kết chống thiên tai, chống ngoại xâm) Câu hỏi 2: Theo em những câu truyện nào mà em đã học, em hãy dẫn chứng: các bộ lạc lớn đã liên kết với nhau, nhằm để chống thiên tai, chống ngoại xâm? (* GV gợi ý: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và truyện Thánh Giĩng) - GV hướng dẫn HS xem mẫu vật (hình 31 và 32 trong SGK, trang 34) Câu hỏi 3: Em có suy nghĩ gì về vũ khí trong hình 31 và 32 trong SGK, trang 34)? (* GV gợi ý: Đây là các loại vũ khí bằng kim loại sắc bén, dùng để tự vệ, chiến đấu khi có xung đột giữa các bộ lạc.) * GV sơ kết: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp, cư dân luôn phải đấu tranh với thiên nhiên, chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên của mình. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh trên. * GV chuyển ý sang phần 2. - HS nhĩm 1, xem SGK thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - Hình thành bộ lạc lớn. - Sản xuất phát triển. - Mâu thuẫn giàu nghèo. - Các bộ lạc liên kết chống thiên tai, chống ngoại xâm. 10P Hoạt động 2 Nhà nước Văn Lang thành lập 2. Nước Văn Lang thành lập * GV yêu cầu HS xem SGK, mục 2, trang 36. * Nhĩm 2: Thảo luận nhĩm, hình thức phiếu học tập, thời gian 5 phút. Câu hỏi 4: (Nhĩm 2) Em hãy trình bày sự thành lập nhà nước Văn Lang? (Thời gian, tên vua, tên kinh đơ, tên nước?) (* GV gợi ý: - Khoảng thế kỉ VII TCN. - Đứng đầu nhà nước là vua Hùng. - Đóng kinh đô ở Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). - Đặt tên nước là Văn Lang.) Câu hỏi 5: Theo em những câu truyện nào mà em đã học, em hãy dẫn chứng: sự thành lập nhà nước Văn Lang? (* GV gợi ý: Sự tích Âu Cơ và Lạc Long Quân) * GV giải thích hai từ “Hùng vương”. Nghĩa là: “Hùng” là Mạnh; “Vương” là vua. Câu hỏi 6: Em có biết những danh ngơn, câu ca dao nào nĩi về cơng đức của vua Hùng mà em biết? (* GV gợi ý: * Danh ngơn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” (Hồ Chí Minh) * Câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba . Dù ai mua bán gần xa. Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba, mồng Mười”. * GV sơ kết: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước nhà, tuy còn sơ khai, nhưng đây là một tổ chức đất nước vững bền, đánh dấu mở đầu thời kì dựng nước. * GV chuyển ý sang phần 3. - HS nhĩm 2 xem SGK thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - Thế kỉ VII TCN. - Đứng đầu nhà nước vua Hùng. - Đóng kinh đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ). - Đặt tên nước Văn Lang. 10P Hoạt động 3 Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? 3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? * GV yêu cầu HS xem SGK, mục 3, trang 36, 37. * Nhĩm 3 và nhĩm 4: Thảo luận nhĩm, hình thức : vẽ sơ đồ, thời gian 5 phút. Hỏi 7: Vẽ và giải thích sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. * GV giải thích thêm Con trai vua được gọi là Quan lang, con gái gọi là Mỵ nương. - Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp, chưa có quân đội. Nhưng khi có ngoại xâm, các lạc tướng chỉ huy trai tráng chiềng, chạ tập hợp lại, để cùng nhau chiến đấu. * GV nhận xét, chuẩn xác câu hỏi và ghi bảng. - HS nhĩm 3 và nhĩm 4, xem SGK thảo luận và trả lời câu hỏi. (Vẽ sơ đồ: Tổ chức của nhà nước Văn Lang, theo sách giáo khoa, trang 37) 5P Hoạt động 4 Củng cố Hỏi 8: Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang? (* GV gợi ý Tổ chức nhà nước Văn Lang rất đơn giản. Ở trung ương có vua đứng đầu, giúp việc vua có Lạc Hầu, Lạc Tướng. Ở bộ lạc do Lạc Tướng đứng đầu. Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp, chưa có quân đội. Nhưng đây là tổ chức chính quyền cai quản đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta.) * GV nhận xét, chuẩn xác câu hỏi. - HS liên hệ kiến thức đã học và suy nghĩ trả lời câu hỏi. 4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút) - Các em học và làm bài tập của bài học bài 12. - Các em xem trước ở nhà bài 13 “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang”; các em tự nghiên cứu trả lời các câu hỏi có trong SGK của bài 13. IV) Rút kinh nghiệm - Bổ sung Đời vua Tên Thuần Việt Đời Vua Tên Thuần Việt 1 Kinh Dương Vương 10 Hùng Hi vương 2 Hùng Hiền vương 11 Hùng Trinh vương 3 Hùng Lân vương 12 Hùng Vũ vương 4 Hùng Diệp vương 13 Hùng Việt vương 5 Hùng Hi vương 14 Hùng Anh vương 6 Hùng Huy vương 15 Hùng Triêu vương 7 Hùng Chiêu vương 16 Hùng Tạo vương 8 Hùng Vĩ vương 17 Hùng Nghị vương 9 Hùng Định vương 18 Hùng Duệ vương NGÀY SOẠN: 11/ 11/ 2018 - TIẾT: 13 BÀI 12 I) Mục tiêu 1) Kiến thức - Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước nhà, tuy còn sơ khai, nhưng đây là một tổ chức đất nước vững bền, đánh dấu mở đầu thời kì dựng nước. 2) Kỹ năng - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử . - Kĩ năng vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang. 3) Thái độ - Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc, nước ta có lịch sử lâu đời. - Giáo dục cho HS tình cảm cộng đồng. II) Chuẩn bị 1) Chuẩn bị của giáo viên - Sơ đồ nhà nước Văn Lang. - Bản đồ phần Bắc bộ và Trung bộ. - Đồ phục chế . 2) Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước SGK ở nhà, soạn bài theo yêu cầu gợi ý SGK - Làm bài tập III) Họat động dạy học 1) Ổn định tình hình lớp (1 phút) 2) Kiểm tra bài cũ (5 phút) a) Câu hỏi kiểm tra Sự phân công lao động trong xã hội đã được hình thành như thế nào? b) Dự kiến phương án trả lời của học sinh - Sản xuất phát triển. - Lao động ngày càng phức tạp. - Phân công lao động giữa người đàn ông và người đàn bà. 3) Giảng bài mới a) Giới thiệu bài (1 phút) Những chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế và xã hội, đã dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người Việt cổ . Đó là sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời kì mới của dân tộc. Đây là nội dung chính của tiết học hôm nay, cô và các em cùng nghiên cứu? b) Tiến trình bài dạy (35 phút) Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10P Hoạt động 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? 1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? * GV yêu cầu HS xem SGK, mục 1, trang 35, 36. * Nhĩm 1: Thảo luận nhĩm, kỹ thuật “khăn phủ bàn”, thời gian 5 phút. Câu hỏi 1: (Nhĩm 1) Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? (* GV gợi ý: - Hình thành bộ lạc lớn. - Sản xuất phát triển. - Mâu thuẫn giàu nghèo. - Các bộ lạc liên kết chống thiên tai, chống ngoại xâm) Câu hỏi 2: Theo em những câu truyện nào mà em đã học, em hãy dẫn chứng: các bộ lạc lớn đã liên kết với nhau, nhằm để chống thiên tai, chống ngoại xâm? (* GV gợi ý: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và truyện Thánh Giĩng) - GV hướng dẫn HS xem mẫu vật (hình 31 và 32 trong SGK, trang 34) Câu hỏi 3: Em có suy nghĩ gì về vũ khí trong hình 31 và 32 trong SGK, trang 34)? (* GV gợi ý: Đây là các loại vũ khí bằng kim loại sắc bén, dùng để tự vệ, chiến đấu khi có xung đột giữa các bộ lạc.) * GV sơ kết: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp, cư dân luôn phải đấu tranh với thiên nhiên, chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên của mình. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh trên. * GV chuyển ý sang phần 2. - HS nhĩm 1, xem SGK thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - Hình thành bộ lạc lớn. - Sản xuất phát triển. - Mâu thuẫn giàu nghèo. - Các bộ lạc liên kết chống thiên tai, chống ngoại xâm. 10P Hoạt động 2 Nhà nước Văn Lang thành lập 2. Nước Văn Lang thành lập * GV yêu cầu HS xem SGK, mục 2, trang 36. * Nhĩm 2: Thảo luận nhĩm, hình thức phiếu học tập, thời gian 5 phút. Câu hỏi 4: (Nhĩm 2) Em hãy trình bày sự thành lập nhà nước Văn Lang? (Thời gian, tên vua, tên kinh đơ, tên nước?) (* GV gợi ý: - Khoảng thế kỉ VII TCN. - Đứng đầu nhà nước là vua Hùng. - Đóng kinh đô ở Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). - Đặt tên nước là Văn Lang.) Câu hỏi 5: Theo em những câu truyện nào mà em đã học, em hãy dẫn chứng: sự thành lập nhà nước Văn Lang? (* GV gợi ý: Sự tích Âu Cơ và Lạc Long Quân) * GV giải thích hai từ “Hùng vương”. Nghĩa là: “Hùng” là Mạnh; “Vương” là vua. Câu hỏi 6: Em có biết những danh ngơn, câu ca dao nào nĩi về cơng đức của vua Hùng mà em biết? (* GV gợi ý: * Danh ngơn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” (Hồ Chí Minh) * Câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba . Dù ai mua bán gần xa. Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba, mồng Mười”. * GV sơ kết: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước nhà, tuy còn sơ khai, nhưng đây là một tổ chức đất nước vững bền, đánh dấu mở đầu thời kì dựng nước. * GV chuyển ý sang phần 3. - HS nhĩm 2 xem SGK thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. - Thế kỉ VII TCN. - Đứng đầu nhà nước vua Hùng. - Đóng kinh đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ). - Đặt tên nước Văn Lang. 10P Hoạt động 3 Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? 3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? * GV yêu cầu HS xem SGK, mục 3, trang 36, 37. * Nhĩm 3 và nhĩm 4: Thảo luận nhĩm, hình thức : vẽ sơ đồ, thời gian 5 phút. Hỏi 7: Vẽ và giải thích sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. * GV giải thích thêm Con trai vua được gọi là Quan lang, con gái gọi là Mỵ nương. - Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp, chưa có quân đội. Nhưng khi có ngoại xâm, các lạc tướng chỉ huy trai tráng chiềng, chạ tập hợp lại, để cùng nhau chiến đấu. * GV nhận xét, chuẩn xác câu hỏi và ghi bảng. - HS nhĩm 3 và nhĩm 4, xem SGK thảo luận và trả lời câu hỏi. (Vẽ sơ đồ: Tổ chức của nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 12 Nuoc Van Lang_12488837.doc
Tài liệu liên quan