Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn: Tin lớp 6 năm học: 2018 - 2019

GV: Tương tự như vậy với cỡ chữ, kiểu chữ và màu sắc.

- GV: Thực hành bài Biển đẹp cho

- GV: Mời 2 HS lên thực hành lại

- GV: Để định dạng kí tự bằng hộp thoại Font ta làm theo mấy bước, đó là những bước nào?

- GV: Cho HS quan sát và hướng dẫn các em sử dụng hộp thoại Font:

- GV: Thực hành bài Biển đẹp cho HS quan sát.

- GV: Mời 2 HS lên thực hành lại

- GV: Trên hộp thoại Font có các lựa chọn định dạng kí tự tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng không?

 

docx12 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn: Tin lớp 6 năm học: 2018 - 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP ĐÔNG HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Môn: Tin Lớp: 6 Năm học: 2018-2019 A. TÊN CHỦ ĐỀ: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN B. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức - Biết được định dạng văn bản là gì? Có 2 loại định dạng văn bản: Đinh dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. - Biết các thao tác định dạng văn bản, đoạn văn bản. 2. Kỹ năng - Thực hiện được định dạng văn bản. Sử dụng nút lệnh để định dạng đoạn văn bản và định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph. 3. Thái độ - Có tinh thần khám phá để có được một đoạn văn bản đẹp hơn nhờ việc tìm hiểu định dạng một đoạn văn bản. - Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, chính xác, thẩm mỹ. 4. Định hướng phát triển các năng lực : - Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phân biệt kí tự, từ, dòng, đoạn, trang, gõ văn bản đúng quy tắc. - Năng lực trình bày văn bản: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông C. KẾ HOẠCH DẠY HỌC 1. Nội dung và thời lượng Dạy học theo chủ đề Dạy học theo PPCT và SGK hiện hành Mạch logic kiến thức Thời lượng Môn: TIN Lớp: 6 Tiết PPCT Tên bài Nội dung liên quan 48 Định dạng văn bản Tìm hiểu về định dạng văn bản và có mấy loại định dạnh văn bản 49 Định dạng đoạn văn bản (Mục 1, 2) Tìm hiểu về khái niệm định dạng đoạn văn bản 50 Định dạng đoạn văn bản (Mục 3) Biết được định dạng đoạn văn bản bằng 2 cách Định dạng văn bản 1 tiết Định dạng đoạn văn bản 2 tiết 2. Bảng mô tả mức độ nhận thức Nội dung cần kiểm tra đánh giá MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các KN/NL phát triển/hướng tới Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nội dung I: Định dạng văn bản - Học sinh biết được thế nào là định dạng văn bản và có mấy loại định dạng văn bản. - Học sinh biết cách định dạng các kí tự trong văn bản bằng nút lệnh và bằng bảng chọn. - Nắm được các bước thực hiện định dạng kí tự trong văn bản bằng nút lệnh và bằng hộp thoại Font. - Thực hiện các thao tác định dạng văn bản đơn giản. - Sử dụng các nút lệnh để định dạng kí tự. -Sử dụng hộp thoại Font để định dạng kí tự. Nội dung II: Định dạng đoạn văn bản - Biết khái niệm định dạng đoạn văn bản. - Biết định dạng đoạn văn bản bằng 2 cách là: sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ và hộp thoại Paragraph. - Nắm được 2 cách để định dạng đoạn văn bản: sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ và sử dụng hộp thoại Paragraph. - Thực hiện thành thạo việc sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng đoạn văn bản. - Thực hiện thành thạo việc sử dụng hộp thoại Paragraph để định dạng đoạn văn bản. 3. Tổ chức dạy học Tiết Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Sản phẩm hoạt động học Tiêu chí đánh giá hoạt động học của HS (*) 48 Hoạt động 1: Tìm hiểu định dạng văn bản là gì? - GV: Cho HS quan sát một văn bản có nội dung chưa được định dạng và một văn bản khác với cùng nội dung nhưng đã được định dạng. Yêu cầu HS hãy đưa ra nhận xét về định dạng của hai văn bản. - GV: Câu hỏi 1. Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào? - GV: Nhận xét, chốt nội dung - HS: Nhận xét sự khác biệt giữa hai văn bản - HS: Phát biểu: + Định dạng văn bản là làm thay đổi kiểu dáng, bố trí các thành phần trong văn bản. Định dạng văn bản nhằm mục đích để có trang văn bản đẹp, dễ đọc và dễ ghi nhớ. + Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. - HS: Lắng nghe, ghi bài. - Định dạng văn bản là làm thay đổi kiểu dáng, bố trí các thành phần trong văn bản. Định dạng văn bản nhằm mục đích để có trang văn bản đẹp, dễ đọc và dễ ghi nhớ. - Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên và nêu được thế nào là định dạng văn bản và có mấy loại định dạng văn bản. Hoạt động 2: Tìm hiểu định dạng kí tự. - GV: Định dạng kí tự là gì? - GV: Chúng có những tính chất nào? - GV: Để định dạng kí tự ta làm theo mấy bước, đó là những bước nào? - GV: Cho HS quan sát các nút lệnh định dạng kí tự trên thanh công cụ định dạng. - GV: Để chọn phông chữ ta làm thế nào? - GV: Tương tự như vậy với cỡ chữ, kiểu chữ và màu sắc. - GV: Thực hành bài Biển đẹp cho - GV: Mời 2 HS lên thực hành lại - GV: Để định dạng kí tự bằng hộp thoại Font ta làm theo mấy bước, đó là những bước nào? - GV: Cho HS quan sát và hướng dẫn các em sử dụng hộp thoại Font: - GV: Thực hành bài Biển đẹp cho HS quan sát. - GV: Mời 2 HS lên thực hành lại - GV: Trên hộp thoại Font có các lựa chọn định dạng kí tự tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng không? - GV: Vậy tại sao chúng ta nên định dạng văn bản sau khi đã soạn thảo xong toàn bộ phần nội dung của văn bản? - HS: Trả lời: Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của các kí tự. HS: Trả lời: - Các tính chất phổ biến gồm: + Phông chữ + Cỡ chữ + Kiểu chữ + Màu chữ - HS: Suy nghĩ, trả lời. - HS: Quan sát, lắng nghe. - HS: Trả lời. - HS quan sát. - HS:Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS: Trả lời. - HS: Quan sát. - HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS: Trà lời - HS: Trả lời. - Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của các kí tự. - Các tính chất phổ biến gồm: + Phông chữ + Cỡ chữ + Kiểu chữ + Màu chữ a. Sử dụng các nút lệnh. Để thực hiện định dạng kí tự, em làm theo hai bước: 1. Chọn phần văn bản cần định dạng 2. Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. Chọn phông chữ Chọn cỡ chữ Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ gạch chân Chọn màu chữ Các nút lệnh định dạng kí tự trên thanh công cụ định dạng * Các nút lệnh gồm: - Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font và chọn phông chữ thích hợp. - Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Size (Cỡ chữ) và chọn cỡ chữ cần thiết. - Kiểu chữ: Nháy nút Bold (Chữ đậm), Italic (Chữ nghiêng) hoặc Underline (Chữ gạch chân). - Màu sắc: Nháy nút ở bên phải hộp Font Color (Màu chữ) và chọn màu thích hợp. b. Sử dụng hộp thoại Font Để định dạng kí tự ta làm như sau: - Cách 1: 1. Chọn phần văn bản muốn định dạng. 2. Mở bảng chọn Format, chọn lệnh Font và sử dụng hộp thoại Font. - Cách 2: 1. Chọn phần văn bản muốn định dạng. 2. Dùng tổ hợp phím tắt Ctrl+D. HỘP THOẠI FONT Chọn phông chữ Chọn kiểu chữ Nhấn vào OK để kết thúc định dạng Hiển thị kết quả định dạng chữ Chọn cỡ chữ Chọn màu chữ - Các lựa chọn định dạng kí tự tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng - Chú ý: + Nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó. + Nên định dạng văn bản sau khi đã soạn thảo xong toàn bộ phần nội dung của văn bản. - Lí do: + Thứ nhất, để tiết kiệm thời gian. + Thứ hai, sẽ giúp cho văn bản có một định dạng thống nhất, hợp lí, không phải chỉnh sửa lại nhiều lần. Học sinh biết cách định dạng các kí tự trong văn bản bằng nút lệnh và bằng bảng chọn 49 Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn bản - GV: Chiếu một đoạn văn bản và thực hiện định dạng đoạn văn bản. - GV: Qua ví dụ này cho biết định dạng đoạn văn bản là làm gì? Câu hỏi 2. Hãy liệt kê một số tham số định đạng đoạn văn bản? - HS: Quan sát. - HS: Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản: + Kiểu căn lề; + Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang; + Khoảng cách lề của dòng đầu tiên; + Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới; + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. - Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản: + Kiểu căn lề; + Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang; + Khoảng cách lề của dòng đầu tiên; + Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới; + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. HS nêu và nắm được khái niệm định dạng đoạn văn bản Hoạt động 2: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn - GV: Tương tự như định dạng kí tự, ta có thể định dạng đoạn văn bản bằng các nút lệnh và bằng hộp thoại. Yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm hiểu các bước sử dụng nút lệnh để định dạng đoạn văn bản. - GV: Hướng dẫn cho học sinh cách dùng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản. - GV: Đưa ra 1 đoạn văn. Yêu cầu HS các nhóm lên thực hiện định dạng đoạn văn bằng cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ. Câu hỏi 3. Muốn thụt lề dòng đầu tiên của đoạn văn bản, ta phải làm thế nào? - GV: Nhận xét, chốt kiến thức. - HS: Tìm hiểu các bước sử dụng nút lệnh để định dạng đoạn văn bản: - Đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng: + Căn lề. + Thay đổi lề cả đoạn văn. + Khoảng cách dòng trong đoạn văn. - HS: Chú ý lắng nghe, quan sát GV làm mẫu. - HS: Thực hiện định dạng đoạn văn bằng cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ. - Đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng: + Căn lề. + Thay đổi lề cả đoạn văn. + Khoảng cách dòng trong đoạn văn. HS trả lời được câu hỏi GV 50 Hoạt động 1: Định dạng văn bản bằng hộp thoại Paragraph. - GV: Hộp thoại paragraph dùng để làm gì? Có dùng để định dạng đoạn văn bản hay không? Định dạng như thế nào? Chúng ta đi vào tìm hiểu. + Thực hiện thao tác mở hộp thoại paragraph, yêu cầu hs quan sát các thuộc tính trong hộp thoại. - GV: Nêu các bước mở hộp thoại paragraph. - GV: thực hiện thao tác định dạng bằng hộp thoại paragraph và yêu cầu hs quan sát. Yêu cầu hs lên thực hiện. - GV: Yêu cầu hs khác nhận xét và thực hiện - HS: Quan sát - HS: Bước 1: đưa con trỏ vào đoạn văn bản cần định dạng. Bước 2: mở bảng chọn Format chọn Paragraph Hộp thoại Paragraph xuất hiện, ta lựa chọn các tính chất cho phù hợp. Mục Alignment: căn lề Left: căn thẳng lề trái Right: căn thẳng lề phải Center: căn giữa Justified: căn thẳng hai lề Mục Indentation: khoảng cách lề Mục Before: khoảng cách đến đoạn trên Mục After: khoảng cách đến đoạn dưới Line spacing: khoảng cách các dòng trong đoạn - Special: thụt lề dòng đầu - HS: Thực hiện * Các bước định dạng văn bản bằng hộp thoại Paragraph: Bước 1: đưa con trỏ vào đoạn văn bản cần định dạng. Bước 2: mở bảng chọn Format chọn Paragraph Hộp thoại Paragraph xuất hiện, ta lựa chọn các tính chất cho phù hợp. Mục Alignment: căn lề + Left: căn thẳng lề trái + Right: căn thẳng lề phải + Center: căn giữa + Justified: căn thẳng hai lề Mục Indentation: khoảng cách lề Mục Before: khoảng cách đến đoạn trên Mục After: khoảng cách đến đoạn dưới Line spacing: khoảng cách các dòng trong đoạn Special: thụt lề dòng đầu HS trả lời được câu hỏi và giải được bài toán 4. Kiểm tra, đánh giá 4.1. Hệ thống câu hỏi/bài tập Câu hỏi 1. Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào? Câu hỏi 2. Hãy liệt kê một số tham số định đạng đoạn văn bản? Câu hỏi 3. Muốn thụt lề dòng đầu tiên của đoạn văn bản, ta phải làm thế nào? Câu hỏi 5. Làm thế nào để biết một phần văn bản có phông chữ gì? Câu hỏi 6. Nêu các cách định dạng kí tự mà em biết? Câu hỏi 7. Khi thực hiện định dang cho một đoạn văn bản chúng ta có cần chọn cả văn bản này không? Câu hỏi 8. Em chỉ chọn một phần văn bản và thực hiện một lệnh định dạng đoạn văn. Lệnh có tác dụng đối với toàn bộ đoạn văn bản không? Câu hỏi 9. Hãy thực hiện các thao tác để định dạng một phần văn bản với cỡ chữ 36pt? Câu hỏi 10. Em có thể định dạng các phần khác nhau của văn bản bằng nhiều phông chữ khác nhau được không? Em có nên dùng nhiều phông chữ khác nhau trong một đoạn văn không? Theo em thì tại sao? Câu hỏi 11. Hãy thực hiện định dạng văn bản bằng sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ Câu hỏi 12. Hãy sử dụng hộp thoại Font để định dạng kí tự. Câu hỏi 13. Hãy sử dụng hộp thoại Paragraph để định dạng đoạn văn bản 4.2. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá dạy học theo chủ đề Kết hợp đánh giá quá trình học tập của HS theo các tiêu chí (*) với đánh giá qua bài kiểm tra (**) với trọng số phù hợp. D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ LÃNH ĐẠO TRƯỜNG DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH Lê Phương Thảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an ca nam_12455582.docx
Tài liệu liên quan