. Nguyên lý giáo dục (NLGD)
a. Khái niệm nguyên lý giáo dục
Câu hỏi: Theo em hiểu nguyên tắc là gì?
Kết luận:
Nguyên: gốc; tắc: phép tắc
- Nguyên tắc
+ Điều cơ bản đã được qui định để dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội.
Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt (Hồ Chí Minh)
+ Điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động.
Ví dụ: Nguyên tắc đòn bẩy
- Nguyên lý
+ Những luận điểm cơ bản của một học thuyết.
Ví dụ: Nguyên lý chủ nghĩa
- Nguyên lý giáo dục
Trong GD, để đảm bảo thực hiện mục đích GD một cách hiệu quả, các nhà quản lý giáo dục (QLGD) thường đưa ra những luận điểm có tính chung nhất để chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, xác định PP, hình thức tổ chức QTGD. Những luận điểm đó được gọi là những nguyên tắc giáo dục.
Ví dụ: Đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GD; Gd phục vụ đường lối phát triển KT – XH; Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS; trong những nguyên tắc đó, những nguyên tắc cơ bản nhất được gọi là nguyên lý GD.
- Vậy, NLGD là nguyên tắc cơ bản nhất nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục có chất lượng và hiệu quả.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6434 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học thực tập sư phạm tốt nghiệp - Bài: Tính chất, nguyên lý giáo dục của nền giáo dục Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN – HUẾ
BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM HỌC 2010 – 2011
--------------***------------
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
THỰC TẬP SƯ PHẠM TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Na
Điện thoại: 0905662114 E-mail: Lyna0210@gmail.com
Giảng viên hướng dẫn: Th.s. Trịnh Thị Hiếu
Học phần: Giáo dục học đại cương
Chương 5: MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT VÀ NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC
Bài/Mục: 2. Tính chất của nền giáo dục Việt Nam
2.4 Tính khoa học và hiện đại
3. Nguyên lý giáo dục
3.1. Nguyên lý học đi đôi với hành
Tiết 8 Buổi chiều Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Lớp dạy: Nhóm 1 K33 CĐ Địa điểm: B2.04
Phê duyệt của giảng viên hướng dẫn
Th.s. Trịnh Thị Hiếu
Huế, tháng 11/2010
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN – HUẾ
BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM HỌC 2010 – 2011
----------***----------
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
THỰC TẬP SƯ PHẠM TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Na
Điện thoại: 0905662114 E-mail: Lyna0210@gmail.com
Giảng viên hướng dẫn: Th.s. Trịnh Thị Hiếu
Học phần: Giáo dục học đại cương
Chương 5: MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT VÀ NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC
Bài/Mục: 2. Tính chất của nền giáo dục Việt Nam
2.4 Tính khoa học và hiện đại
3. Nguyên lý giáo dục
3.1. Nguyên lý học đi đôi với hành
Tiết 8 Buổi chiều Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Lớp dạy: Nhóm 1 K33 CĐ Địa điểm: B2.04
1. Mục tiêu bài dạy
Sau khi học xong bài này sinh viên phải nắm được các vấn đề cơ bản sau:
Phân tích được tính khoa học và hiện đại của giáo dục
Biết được khái niệm nguyên tắc giáo dục
Hiểu được khái niệm nguyên lý giáo dục
Phân biệt được: Nguyên tắc giáo dục và nguyên lý giáo dục
Trình bày được nội dung của nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành
Nắm vững phương hướng quán triệt nguyên lí giáo dục
Có khả năng vận dụng đúng đắn, linh hoạt các nguyên lý giáo dục vào hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông
Xác định đuợc tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện tốt nguyên lý giáo dục
Tích cực, tự giác tiếp thu tri thức hiện đại
Rèn luyện thế giới quan khoa học
2. Cấu trúc nội dung
2. Tính chất của nền giáo dục Việt Nam
d. Tính khoa học và hiện đại
3. Nguyên lý giáo dục
a. Khái niệm nguyên lý giáo dục
b. Nội dung nguyên lý giáo dục
+ Nguyên lý học đi đôi với hành
3. Phương pháp dạy - học
PP diễn giảng nêu vấn đề
PP vấn đáp, đàm thoại
PP thảo luận
PP trực quan
PP tình huống
4. Học liệu – Phương tiện
4.1. Học liệu:
Phan Thanh Long (chủ biên), Lê Tràng Định, những vấn đề chung của GDH, NXB ĐHSP, Hà Nội 2008.
Phạm Viết Vượng, Bài tập giáo dục học, NXB ĐHSP, Hà Nội 2007
4.2. Phương tiện:
- Máy chiếu Projector, Máy tính
- Sơ đồ, tranh ảnh
5. Tiến trình dạy – học
Thời gian
và các bước lên lớp chủ yếu
Hoạt động
của người dạy
Nội dung – Học liệu - Phương tiện
Hoạt động
của người học
1. Ổn định lớp,
(1 – 2 phút)
Chào sinh viên
Giới thiệu người dự
Điểm danh
- Nghi thức sư phạm
- Thông tin về người dự:
+Th.s. Trịnh Thị Hiếu
….
Danh sách lớp
- Chào giáo viên
- Lắng nghe
- Báo cáo tên các thành viên vắng
Dẫn nhập
2. Giảng bài mới
(40 – 45 phút)
Giới thiệu cấu
trúc bài học
Chương 5: Mục đích, tính chất và nguyên lý giáo dục
2. Tính chất của nền giáo dục Việt Nam
d. Tính khoa học và hiện đại
3. Nguyên lý giáo dục
a. Khái niệm nguyên lý giáo dục
b. Nội dung nguyên lý giáo dục
+ Nguyên lý học đi đôi với hành
- Lắng nghe, chuẩn bị tâm thế
(10 – 15 phút)
(10 – 12 p)
Tổ chức thảo luận
Nhóm 2 – 3 người
Thời gian (5 – 7 p)
Hướng dẫn
Giám sát, điều khiển, điều chỉnh…
2. Tính chất của nền giáo dục Việt Nam
d. Tính khoa học và hiện đại
Thảo luận: (5 phút)
Vì sao nền GDVN có tính khoa học và tính hiện đại?
Tìm hiểu những biểu hiện về tính khoa học và tính hiện đại của nền GDVN?
Gợi ý: Thể hiện trong ND, chương trình, SGK
Tiếp nhận, ghi chép câu hỏi
Tiến hành đọc sách, trao đổi, tranh luận
Yêu cầu SV trình bày
Yêu cầu SV khác nhận xét, bổ sung
Nhận xét, kết luận
Kết luận:
Tại vì:
Loại trừ những tư tưởng phản khoa học, mê tín, dị đoan trong nhà trường.
Cuộc cách mạng KHKT làm cho tri thức bị lão hóa nhanh chóng
Biểu hiện:
Nội dung, chương trình, sách giáo khoa cho tất cả các cấp học, bậc học phải mang tính khoa học, hệ thống, logic, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Loại trừ những tư tưởng phản khoa học, mê tín, dị đoan trong nhà trường.
Đặt ra cho các lực lượng giáo dục phải GD tư duy khoa học, phong cách khoa học, phương pháp khoa học, để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc sống.
Tính hiện đại đòi hỏi nội dung, phương pháp GD phải luôn luôn cập nhật, phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học.
Phải đón đầu thực tiễn, hòa hợp với khu vực và thế giới.
Nền giáo dục nước ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền GD Việt Nam.
Trình bày
Nhận xét, bổ sung
Lắng nghe, ghi chép
(3 – 5p)
Diễn giảng
Giao bài tập về nhà
Mối quan hệ giữa các tính chất
Các tính chất có mối quan hệ biện chứng, qua lại với nhau, nghĩa là trong tính dân tộc có tính khoa học, tính hiện đại, tính nhân dân và ngược lại.
Ví dụ: nội dung giáo dục ...(phân tích ví dụ)
Tính nhân dân Tính dân tộc
Giáo dục
Tính khoa học Tính hiện đại
Bài tập: Tìm hiểu tính khoa học và tính hiện đại trong nội dung giáo dục (Ở trường Tiểu học hoặc THCS)
Lắng nghe, liên hệ tri thức về tính nhân dân, tính dân tộc, liên hệ với nội dung giáo dục tự lấy thêm ví dụ minh họa
Ghi chép bài tập
(20 – 25 p)
(3 – 5p)
Phát vấn
Nhận xét, kết luận
3. Nguyên lý giáo dục (NLGD)
a. Khái niệm nguyên lý giáo dục
Câu hỏi: Theo em hiểu nguyên tắc là gì?
Kết luận:
Nguyên: gốc; tắc: phép tắc
Nguyên tắc
Điều cơ bản đã được qui định để dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội.
Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt (Hồ Chí Minh)
Điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động.
Ví dụ: Nguyên tắc đòn bẩy
Nguyên lý
Những luận điểm cơ bản của một học thuyết.
Ví dụ: Nguyên lý chủ nghĩa
Nguyên lý giáo dục
Trong GD, để đảm bảo thực hiện mục đích GD một cách hiệu quả, các nhà quản lý giáo dục (QLGD) thường đưa ra những luận điểm có tính chung nhất để chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, xác định PP, hình thức tổ chức QTGD. Những luận điểm đó được gọi là những nguyên tắc giáo dục.
Ví dụ: Đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GD; Gd phục vụ đường lối phát triển KT – XH; Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS; … trong những nguyên tắc đó, những nguyên tắc cơ bản nhất được gọi là nguyên lý GD.
- Vậy, NLGD là nguyên tắc cơ bản nhất nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục có chất lượng và hiệu quả.
Suy nghĩ, trả lời
Lắng nghe, ghi chép
(20 – 22p)
Chuyển tiếp
Diễn giảng
b. Nội dung nguyên lý giáo dục
“Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Điều 3, khoản 2 luật giáo dục 2005).
NLGD là một thể thống nhất và có thể phân tích ở các ý sau:
- Lắng nghe
Thảo luận ( 7p)
Hướng dẫn thảo luận
Theo dõi tình hình thảo luận của từng nhóm, nhắc nhở, điều khiển sinh viên thảo luận
Gọi SV lần lượt lên trình bày các nội dung
Nghe phần trình bày của SV
Yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung
Học đi đôi với hành
Câu hỏi thảo luận
- Tại sao trong giáo dục cần thực hiện “học đi đôi với hành”?
- Nội dung này được áp dụng như thế nào trong nhà trường hiện nay?
- Yêu cầu thực hiện?
Ghi chép câu hỏi thảo luận
Ổn định, tiến hành thảo luận
+ Từng thành viên trình bày ý kiến
+ Nhóm trưởng đôn đốc các bạn thảo luận
+ Nhóm thống nhất ý kiến
+ Thư ký thu thập thống nhất ý kiến ghi vào biên bản (ghi đầy đủ tên cả nhóm, nội dung thảo luận)
Nhận xét, kết luận nội dung thảo luận
+ Đầy đủ, chính xác
+ Chưa đầy đủ, bổ sung, chưa chính xác điều chỉnh
+ Tnh thần, thái độ
…
Kết luận
Tại vì: (Cơ sở khoa học)
“ Các cháu HS không nên học gạo, không nên học vẹt… Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” (Hồ Chí Minh: nói chuyện tại ĐHSP HN ngày 21. 10.1964).
“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” (HCM tuyển tập. T5).
Học và hành là hai hoạt động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học là quá trình nhận thức chân lí khoa học. Hành là thực hành, tức là luyện tập để hình thành các kĩ năng lao động và hoạt động xã hội. Học làm hành có hiệu quả hơn. Và qua hành giúp cho học sinh nắm vững, mở rộng tri thức hơn trong thực tiễn.
Mục đích cuối cùng của việc học là làm việc (hành)
Học mà không hành thì học sinh không có kiến thức sâu rộng trong thực tiễn. Hành mà không học thì học sinh sẽ trở nên máy móc.
Mục đích giáo dục của nhà trường là đào tạo những con người vừa có kiến thức khoa học vừa có kĩ năng thực hành.
Thực trạng
+ Trong các nhà trường đa số thực hiện rất tốt bên cạnh đó còn một số trường thiếu phương tiện thì việc thực hiện chưa được tốt. Phương pháp, dạy học và giáo dục còn nặng về lý thuyết, ít rèn kĩ năng thực hành.
Ví dụ: ở các trường miền núi, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho học tập còn thiếu thốn nên ảnh hưởng không ít tới việc hình thành kỹ năng thực tế cho học sinh.
- Yêu cầu:
+ Trước hết cần coi trọng cả việc học lẫn việc hành của học sinh.
+ Cần trang bị cho học sinh những tri thức khoa học chính xác, cụ thể, rõ ràng, có hệ thống, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng thực hành, vận dụng tri thức vào thực tiễn.
+ Xây dựng chương trình có hệ thống bài tập thực hành, giờ thực hành thí nghiệm…tùy đặc điểm từng môn học và điều kiện giáo dục
Lắng nghe, bổ sung ý kiến
Lắng nghe, ghi chép, hiểu vấn đề
3.Củng cố bài học, giao bài tập về nhà (1 – 2p)
Trả lời các câu hỏi của bài trong học liệu 1
Trả lời và làm các bài tập trong Bài tập Giáo dục học
Đọc trước nội dung tiếp theo
- Tiếp nhận, ghi nhớ
4.Tổng kết, nhận xét giờ học (1phút)
Ưu điểm
Hạn chế
Hướng khắc phục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tinhchatnguyenly.Lyna.doc
- TINHCHATNGHUYENLY.ppt