Kế hoạch dạy học tuần 4 - Năm học 2018 - 2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hs biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ; biết giữ gìn vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.

- Hs mức 3,4 phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ.

2. Kĩ năng: Rèn KN tự mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, chải đầu, giữ vệ sinh cá nhân.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn VS cá nhân luôn gọn gàng, sạch sẽ, thích cái đẹp.

4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề .

- Năng lực tư duy phản biện.

- Năng lực tự điều chỉnh hành vi đạo đức; phát triển bản thân.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bài hát: Rửa mặt như mèo. Lược chải đầu.

2. HS: Vở bài tập Đạo đức 1.

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm / lớp, phương pháp thực hành luyện tập.

 

docx11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học tuần 4 - Năm học 2018 - 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét ... TUẦN 4 Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017 Chào Cờ TẬP TRUNG CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN .............................................................................................. Thể dục TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ: TRÒ CHƠI “ DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI” I. Mục tiêu 1.Kiến thức: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Ôn trò chơi : “Diệt các con vật có hại”. 2. Kỹ năng: - Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng, nhanh, trật tự và kỉ luật hơn giờ trước. - Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong giờ học. 4. Năng lực cho HS: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực thể chất. II. Chuẩn bị Giáo viên: kế hoạch, còi. Học sinh: Trang phục gọn gàng. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải, phương pháp trò chơi, phương pháp luyện tập thực hành. IV.Tổ chức dạy học trên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động - GV cho cả lớp khởi động. - Đứng vỗ tay hát. - Khởi động các khớp. * Hoạt động 2. Khám phá kiến thức 1. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ - GV hô khẩu lệnh, cho cả lớp tập hợp hàng dọc. - GV quan sát, sửa sai cho HS. - GV nhận xét sau mỗi lần tập - Gọi HS nhận xét, sau đó GV nhận xét. Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành Ôn:Diệt các con vật có hại - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và các yêu cầu khi chơi. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét sau mỗi lần chơi. * Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống - GV cho cả lớp thả lỏng. - Cúi xuống hít sâu, thở đều, rũ tay chân. - Đứng vỗ tay và hát. Hoạt động 5: Sáng tạo Ôn ĐHĐN và trò chơi Đội hình khởi động x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV HS khởi động tích cực. - Gọi cán sự lên điều khiển lớp tập. Đội hình tập luyện x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV . - Gọi 1 số em lên thực hiện động tác nghiêm – nghỉ. Đội hình chơi x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV Đội hình thả lỏng x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV Toán TIẾT 13: BẰNG NHAU, DẤU = I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết sự bằng nhau về số lượng. Mỗi số bằng chính nó (3=3; 4=4). Biết sử dụng từ “bằng nhau” “dấu =”để so sánh các số. HS cần hoàn thành BT 1,2,3. Bài 4(M4). 2. Kĩ năng: Rèn KN so sánh bằng nhau, viết dấu =; KN nhận thức, tư duy,... 3. Thái độ: Yêu thích môn học. 4. Năng lực: Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy Toán lớp 1. 2. HS: SGK Toán 1; VBT Toán 1; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con. III.Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi. IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động.Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” - HS thi tìm các sự vật có số lượng như nhau trong bức tranh. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. Hoạt động 2. Khám phá kiến thức a, Nhận biết quan hệ bằng nhau. Giới thiệu dấu =. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp. - Bước 1: Yêu cầu HS viết số thích hợp vào ô trống ở dòng đầu tiên ở trong SGK. - Bước 2: Treo các tranh vẽ. HS q/s tranh và nêu hình vẽ có số lượng hai bên là 3. - Bước 3: HS thực hành trên vật thật: lấy 3 ô vuông, 3 que tính, 3 con bướm,... sau đó chỉ và đọc 3=3. - GVKL: 3 bạn, 3 chấm tròn, 3 hình tam giác... cả hai bên để có số 3 nên ta nói số lượng hai bên bằng nhau, giới thiệu và đưa ra dấu bằng. (GV viết lên bảng). b, Liên hệ và mở rộng. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp. HS nối tiếp lấy ví dụ về các số bằng nhau hoặc lượng vật thật bằng nhau. Có thể từ sách vở hoặc thực tiễn. Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành Bài 1. Viết dấu =. Làm việc cá nhân. (Mức 1) - HS thực hành viết vào bảng con. GV nhận xét – chỉnh sửa. - HS thực hành viết vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa. Bài 2. Viết theo mẫu( lớp)( Mức 1,2) - Tập cho H nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ. - Gợi ý giúp H làm bài theo hình 1. - HS thực hành làm bài tập vào sách.( hình 2,3,4) Bài 3. >, <, = ( Mức 3 ,4) - Hs nối tiếp làm bài ( nhắc lại kiến thức về số liền trước, liền sau, dấu bằng) Bài 4: Viết (theo mẫu) ( Mức 4) - Tập cho H nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ. - HS thực hành làm bài tập vào sách.( hình 2,3) Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống : Cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn.” - GV đưa các tờ bìa có đính các nhóm đồ vật. HS thi tìm ra các hình có số lượng vật hai bên bằng nhau - Nhận xét, dặn về nhà ôn lại bài và Chuẩn bị bài sau Hoạt động 5: Sáng tạo So sánh số lượng các đồ vật trong gia đình. ---------------------------------------------------------------------------- Tiếng Việt LUẬT CHÍNH TẢ E, Ê (2 TIẾT) (Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 147-155) ................................................................................................... Chiều: Tiếng Việt(LT) ÔN BÀI: LUẬT CHÍNH TẢ E, Ê I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về luật chính tả e, ê. 2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa luật chính tả e, ê. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. 4. Năng lực: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Sách TV1.CGD. 2. Học sinh: Sách TV1.CGD, bảng con. III. Phương pháp dạy học: -Phương pháp trò chơi, phương pháp luyện tập thực hành. IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Khởi động: TC: Truyền điện. - HS nối tiếp đọc a,b,c,ch, d, đ, e,ê, dê, dế, đê, bê. - GV giới thiệu nội dung ôn tập. Hoạt động 2: Thực hành: a. Củng cố luật chính tả cho âm /c/ đứng trước âm e/ê. * Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đúng âm /c/ khi đứng trước âm /e, ê/ * Cách tiến hành: - Giáo viên cho HS phân biệt âm /c/ được ghi theo mấy cách, đó là những cách nào? Khi âm /c/ đứng trước âm /e/, /ê/ thì nó được ghi bằng cách nào? - Lưu ý: + Âm / c/ được ghi theo 3 cách /c/, /k/, /q/. + Âm /c/ đứng trước âm /e/, /ê/ ghi bằng con chữ /k/. b. Vẽ mô hình tiếng có chứa luật chính tả với âm /c/. * Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ mô hình và đưa tiếng vào mô hình * Cách tiến hành: - GV cho HS vẽ mô hình trên bảng con. - Cho HS tự vẽ vào vở - Lưu ý cho HS với những mô hình chứa luật chính tả âm /c/ đứng trước âm /e/, /ê/. Hoạt động 3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống - Yêu cầu học sinh về nhà ghi nhớ luật chính tả e, ê. Hoạt động 5: Sáng tạo Tìm và viết các tiếng có phần đầu c, k, q. Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017 Tiếng Việt ÂM G (2 TIẾT) (Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 155-158) ..................................................................................................... Toán TIẾT 14:LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5. HS cần hoàn thành BT 1,2. Hs mức 4 làm thêm bài 3. 2. Kĩ năng: Rèn KN nhận biết so sánh số lượng và sử dụng từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =,. 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học Toán 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; Các nhóm có 1,2,3,4,5 đồ vật cùng loại. 2. HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con. III.Phương pháp dạy học: - Phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi. IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động bằng trải nghiệm - Chơi trò chơi “Thi đếm nhanh.” - Mục tiêu: Rèn kĩ năng đếm xuôi, đếm ngược từ 1-5; từ 5-1. - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành Bài 1. >, <, = . Làm việc cá nhân. - Hs nêu yêu cầu; trao đổi cách làm bài. - 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con. - GV nhận xét – chỉnh sửa. Bài 2. Viết theo mẫu. - HS nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ. - Gợi ý giúp H làm mẫu H1 ( 3>2; 2 < 3). - HS thực hành làm bài tập vào vở các phần còn lại. Lưu ý: + So sánh số lượng hai bên theo hình. - GV theo dõi, trực tiếp giúp đỡ em còn chưa làm được Bài 3. Làm cho bằng nhau( theo mẫu). - Khuyến khích HS mức 4 làm bài. ( Hùng, Tú, Mai Trang ) Hoạt động 3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống - Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết, so sánh các số từ 1-5. Hoạt động 5: Sáng tạo -Vận dụng hiểu biết để so sánh số lượng các đồ vật có trong gia đình. Đạo đức BÀI 2: GỌN GÀNG SẠCH SẼ (TIẾT 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ; biết giữ gìn vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. - Hs mức 3,4 phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ. 2. Kĩ năng: Rèn KN tự mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, chải đầu, giữ vệ sinh cá nhân. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn VS cá nhân luôn gọn gàng, sạch sẽ, thích cái đẹp. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề . - Năng lực tư duy phản biện. - Năng lực tự điều chỉnh hành vi đạo đức; phát triển bản thân. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài hát: Rửa mặt như mèo. Lược chải đầu. 2. HS: Vở bài tập Đạo đức 1. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm / lớp, phương pháp thực hành luyện tập. IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. Hoạt động 2: Khám phá kiến thức: Quan sát tranh và TL về nội dung bức tranh (Bài tập 3). Làm việc nhóm - GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận quan sát tranh và nêu nội dung tranh. - Cho Hs chia sẻ trước lớp. - Gv nx, khen ngợi và kết luận: ...nên làm như các bạn trong tranh 1,3,4,5,7,8. Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành: Liên hệ thực tế : Làm việc nhóm. - Gv hướng dẫn hs nhận xét: Em hãy giải thích tại sao em cho là bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ? Tại sao chưa gọn gàng, sạch sẽ? Nên sửa như thế nào thì sẽ trở thành gọn gàng, sạch sẽ? - GV cho HS thảo luận nhóm kể cho các bạn trong nhóm nghe về cách ăn mặc của mình. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. - Các nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét khen ngợi những nhóm bạn có cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. - GVKL: Quần áo đi hoc phải phẳng, lành, sạch, gọn. Không mặc quần áo nhàu, rách, bẩn, xộc xệch đến lớp. Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống - Dặn HS hàng ngày thực hiện giữ gìn VS cá nhân; ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Hoạt động 5: Sáng tạo - Biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. ------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2017 Toán TIẾT 15: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5. HS cần hoàn thành BT 1,2,3. 2. Kĩ năng: Rèn KN nhận biết so sánh các số trong phạm vi 5. 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học Toán. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo. - Năng lực tư duy và lập luận toán học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; Các nhóm có 1, 2 , 3,4,5 đồ vật cùng loại. 2. HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con. III.Phương pháp dạy học: - Phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 Khởi động: Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!” 3 đội chơi. - HS nối tiếp nhau điền dấu , = vào ô trống. 3 ... 2 4 ... 5 2 ... 3 1 ... 2 4 .. . 4 3 ... 4 2 ... 2 4 .... 3 3 ... 3 - GV NX – đ/g; giới thiệu nội dung ôn tập. Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành Bài 1. Làm cho bằng nhau. Làm việc nhóm. - GV hướng dẫn HS nhận biết yêu cầu của bài. - HS làm việc nhóm, quan sát tranh, thảo luận, nhận xét và so sánh xem số bông hoa, số con kiến, số cây nấm của mỗi bức tranh có bằng nhau không? Làm thế nào để có số lượng bằng nhau? - Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn trong nhóm thực hành vẽ thêm hoặc gạch bớt để hai tranh có số lượng bằng nhau. - HS chia sẻ KQ trước lớp. GV nhận xét – chỉnh sửa. Bài 2. Nối với số thích hợp (theo mẫu). Làm việc cá nhân. - Cho HS nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ. - Gợi ý giúp HS làm mẫu (H1). - Lưu ý: Có thể nối mỗi ô trống với 1 hay nhiều số. Vì thế mỗi lần nối các số với 1 ô trống các em hãy thay đổi màu bút chì để dễ nhìn kết quả. - HS thực hành làm bài tập vào vở các phần còn lại. - Cho học sinh đọc lại kết quả, chẳng hạn : “ Một bé hơn năm”... Bài 3. Nối với số thích hợp - Tổ chức trò chơi : “ Nối đúng nối nhanh” - GV nêu cách chơi, luật chơi, thời gian, 1 đội 3 em và tổ chức cho học sinh chơi. - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương. Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống - Củng cố về > < = bằng cách GV hỏi HS trả lời nhanh kết quả. Ví dụ : + Hai lớn hơn mấy? Bốn bé hơn mấy? Ba lớn hơn mấy? Một bé hơn mấy?.... Hoạt động 5: Sáng tạo -Vận dụng kiến thức đã học để so sánh số lượng đồ vật có trong gđ. ..................................................................................................... Tiếng Việt ÂM /H/ (2 TIẾT) (Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 159-161) . Chiều : Tiếng Việt ÂM /I/ (TIẾT 7) (Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 162-166) ................................................................................................................... Thủ công XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 1. Kiến thức: HS làm quen với kỹ thuật xé, dán giấy, cách xé, dán giấy để tạo hình. 2. Kĩ năng: Xé được đường thẳng, đường cong để tạo thành hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn và dán cho cân đối. 3. Thái độ : Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo. - Năng lực thẩm mỹ. II. Chuẩn bị: - GV: + Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn. + Giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau - HS: Giấy màu, giấy nháp trắng, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, hoạt động cá nhân, phương pháp thực hành luyện tập. III. Tổ chức dạy học: Hoạt động 1: Khởi động bằng trải nghiệm: Chơi trò chơi Cho HS xem bài mẫu, hỏi để HS trả lời quy trình Kết luận: Nhận xét chốt lại ý HS đã trả lời. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành HD HS thực hành vẽ, xé và dán hình vuông, hình tròn. 1.Vẽ và xé hình vuông đếm ô và dùng bút chì nối các dấu dể thành hình vuông. 2.Vẽ và xé dán hình tròn. - Dùng bút chì vẽ hình tròn. 3. GV hướng dẫn thao tác dán hình Yêu cầu HS kiểm tra sản phẩm lẫn nhau Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống - Yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình xé dán hình vuông, hình tròn. - Đánh giá sản phẩm: Hoàn thành và không hoàn thành - Dặn dò: về nhà chuẩn bị giấy màu để học bài: Xé, dán hình quả cam. - Nhận xét tiết học. 5. Hoạt động 4: Sáng tạo : - Tìm một số giấy , bìa có thể thay thế giấy thủ công. ................................................................................................. Tự nhiên và xã hội BẢO VỆ MẮT VÀ TAI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. HS mức 3,4 đưa ra được một số cách xử lý đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai. Ví dụ có bụi bay vào mắt, bị kiến bò vào tai... 2. Kĩ năng: Rèn KN tìm tòi, khám phá, chăm sóc, bảo vệ các bộ phận của cơ thể. 3. Thái độ: GD HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo. - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các hình trong bài 1SGK. 2. HS: SGK, VBT. III.Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành luyện tập. IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động bằng trải nghiệm Trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh. - Cách tiến hành: 3 hs đã được bịt mắt, đặt vào tay hs 1 số vật yêu cầu hs đoán. Bạn nào đoán đúng tất cả bạn đó thắng cuộc. - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi Hoạt động 2. Khám phá kiến thức a, Quan sát hình trong sgk. Làm việc nhóm. - Mục tiêu: Biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ tai. - Cách tiến hành: + HS làm việc theo cặp: cùng quan sát các hình ở trang 11 SGK và nói với nhau về những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ tai. + Cho HS chia sẻ trước lớp. - GVKL lưu ý những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ tai. b, Thảo luận theo nhóm nhỏ. Hỏi đáp theo cặp. - Mục tiêu: Biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm để bảo vệ mắ. - Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn hs tập đặt câu hỏi và trả lời. Cho 1 cặp làm mẫu. Bước 2: Thực hành hỏi đáp theo cặp đôi. VD: Điều gì sẽ xảy ra khi bụi bay vào mắt/ hay mắt bị đau/ không nhìn thấy gì ?.... Bước 3: Chia sẻ trước lớp. - GVKL: Nhờ có mắt, tai mà ta nhận biết được các vật xung quanh. Nếu 1 trong các giác quan đó bị hỏng, chúng ta không thể biết được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể. Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống - Cho HS nói tiếp nhau nêu các cách giữ gìn bảo vệ mắt, tai,... - Nhắc hs cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể. 5. Hoạt động 5: Sáng tạo - Biết bảo vệ đôi mắt của mình. ......................................................................................................... Thứ năm ngày 22tháng 9 năm 2017 Tiếng Việt ÂM /I/ (TIẾT 8) (Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 162-166) .. Tiếng Việt ÂM /GI/ ( TIẾT 9) (Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 166-170) .. Mĩ thuật Đ/C Minh dạy( 2 tiết) ...................................................................................... Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2017 Tiếng Việt ÂM /GI/ (2 TIẾT) (Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 166-170) ................................... Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 4 ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxlop 1 tuan 4 soan theo huong phat trien nang luc_12416504.docx
Tài liệu liên quan