Bài 44: THẤU KÍNH PHÂN KỲ - TIÊT 48
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
- Nhận biết được thấu kính phân kì .
- Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.
b) Kĩ năng:
- Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này.
- Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.
c) Thái độ: Yêu thích môn học, cẩn thận, linh hoạt.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Xác định đúng đắn mục tiêu bài học, tổ chức hoạt động tốt, hợp tác nhóm.
II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn vị của giáo viên: Thấu Kính phân kì.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài trước khi đến lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 1 phút )
GV: Chúng ta đã được tìm hiểu về TKHT và tính chất ảnh của một vật tạo bởi TKHT. Vậy TKHT và TKPK có gì khác nhau? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Vật lý 6 & 9 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/02/2018 Tuần: 24
Ngày dạy: từ ngày 27/02 đến ngày 03/03/2018
KẾ HOẠCH DẠY HỌC VẬT LÝ 6
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT - Tiết: 24
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức:
- Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
Kỹ năng:
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Giải thích được một số ứng dụng đơn giản.
- Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
Thái độ:
- Tạo thái độ cẩn thận, nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm.
Gỉam tải: Thí nghiệm hình 21.1 chuyển thành thí nghiệm biểu diễn
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho hs:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II.Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
Mỗi nhóm: Một băng kép, và giá thí nghiệm để lắp băng kép, đền cồn.
Cả lớp: dụng cụ thí nghiệm hình 21.1 SGK. Cồn,bông, một chậu nước, khăn.
III. Tổ chức hoạt động học của hs:
Kiểm tra:(15 phút)
Bài 1: (4,0 đ) Ròng rọc có những lợi ích gì?
Bài 2: (6,0 đ) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài : (2’)
- GV: Treo hình 26.1 lên bảng và giới thiệu nội dung trong ảnh và đăt câu hỏi:
+ Tại sao đường ray bị uốn cong như trong ảnh. HS:Thảo luận và trả lời câu hỏi nêu vấn đề của GV:
* Đường ray bị dãn dài ra.
* Bị cong đi.
* Có thể là khi vật rắn dãn nở vì nhiệt bị chặn lại sẽ tạo ra một lực rất lớn.
2.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ 1: Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt (13’)
Mục tiêu: Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
I. LỰC XUẤT HIỆN TRONG SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT.
1. Thí nghiệm:
2. Trả lời câu hỏi.
C1: Thanh thép nở ra (dãn dài ra).
C2: Khi dãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sẽ gây ra một lực rất lớn.
C3: Khi co lại vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sẽ gây ra một lực rất lớn.
3. Kết luận:
C4: a> (1) nở ra (2) lực
b> (3) vì nhiệt (4) lực.
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn.
4. Vận dụng:
C5: Có để khe hở vì khi trời nóng nếu không để hở sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực rất lớn làm đường ray bị cong lại.
C6: Không giống nhau. Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiệncho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản
- GV: Tiến hành TN theo hướng dẫn trong SGK.
- HS: Quan sát thí nghiệm do GV tiến hành để rút ra kết luận theo hướng dẫn của GV.
- GV: Hướng dẫn HS mô tả hiện tượng và rút ra kết luận bằng cách trả lời câu hỏi C1, C2.
- HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C1., C2.
C1: Thanh thép nở ra (dãn dài ra).
C2: Khi dãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sẽ gây ra một lực rất lớn.
- Muốn thanh chắn biến (gãy) thì phải có gì tác dụng?
HS:C3: Khi co lại vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sẽ gây ra một lực rất lớn.
- GV: Cho HS quan sát hình 21.1 b và cho biết phải thay đổi vị trí của chốt ngang và ốc như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS dự đoán sau khi đã quan sát hình vẽ.
Sau khi dự đoán, GV làm TN kiểm chứng hướng dẫn HS rút ra nhận xét trong trường hợp này.
- GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận chung bằng cách trả lời C4.
- HS: Thảo luận nhóm hoàn thành câu C4 sau đó rút ra kết luận chung.
C4: a> (1) nở ra (2) lực
b> (3) vì nhiệt (4) lực.
* Tích hợp:
- Tại sao đường ray xe lửa, nhà, cửa, cầu... người ta lại cần tạo ra các khoảng cách nhất định?
- Trong thời tiết qua lạnh hay qua nóng ta cần có biện pháp gì để giữ nhiệt cho cơ thể?
* HS: - Trong xây dựng(đường ray xe lửa, nhà, cửa, cầu...) cần tạo ra khoảng cách nhất định để các phần đó giãn nở.
- Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông, làm mát vào mùa hè để tránh bị sốc nhiệt, tránh ăn uống thức ăn qua nóng hoặc quá lạnh.
- GV: Treo hình vẽ 21.2 và 21.3 lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét và trả lời câu C5, C6.
- HS: Quan sát tranh và thảo luận trả lời câu C5, C6.
C5: Có để khe hở vì khi trời nóng nếu không để hở sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực rất lớn làm đường ray bị cong lại.
C6: Không giống nhau. Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiệncho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản
HĐ 2: Băng kép (13’)
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
II. BĂNG KÉP.
1. Thí nghiệm:
- Băng kép được cấu tạo từ hai chất rắn khác nhau.
2. Trả lời câu hỏi:
C7: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau.
C8: Cong về thanh đồng,
C9: Cong về phía thanh thép.
3. Vận dụng:
C10. Khi đủ nóng băng kép cong lại về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện. (Thanh đồng nằm trên)
- GV: yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C1, C2, C3, C4.
HS: thảo luận trả lời C1, C2, C3, C4.
- GV: Yêu cầu HS quan sát và mô tả băng kép đã phát cho mỗi nhóm.
- HS: Quan sát và mô tả cấu tạo của băng kép. Và sau đó đưa ra nhận xét.
- GV: Yêu cầu HS lắp TN như hình 21.4 a,b dự đoán hiện tượng xảy ra.
- GV: Hướng dẫn HS làm TN và rút ra kết luận về câu C7, C8.
- HS: tiến hành TN và quan sát để trả lời
C7: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau.
C8: Cong về thanh đồng,
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu C9.
C9: Cong về phía thanh thép.
- GV: Treo hình 21.5 lên bảng và mô tả cấu tạo của bàn là.
- GV: Hướng dẫn HS Thảo luận và trả lời câu C10.
- HS: Quan sát và thảo luận để trả lời câu C10.
C10. Khi đủ nóng băng kép cong lại về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện. (Thanh đồng nằm trên)
Hoạt động củng cố (2’)
- GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
IV. Rút kinh nghiệm:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC VẬT LÝ 9
BÀI TẬP - Tiết: 47
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa kiến thức thấu kính hội tụ.
b) Kĩ năng: Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích.
c) Thái độ: Tự tin, chịu khó.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Xác định đúng nội dung, mục đích yêu cầu, lựa chon, hình thành và triển khai được các ý tưởng mới, sử dụng được các ngôn ngữ toán học.
II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số bài tập liên quan đến thấu kính hội tụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách bài tập, sách giáo khoa, một số bài tập ở sách bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 1 phút )
GV: Để củng cố lại những kiến thức về TKHT củng như giúp cho các em rèn luyện được những kỹ năng giải bài tập về TKHT. Thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu tiết bài tập.
HS Chú ý lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 41 phút )
Nội dung
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí thuyết ( 10 phút )
Mục tiêu: Củng cố lại cách xác định tiêu điểm, tiêu cự, quang tâm và cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi TKHT.
I. Lý thuyết
- Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt ( thường là thủy tinh hoặc nhựa).
- Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- Kí hiệu của thấu kính: Ánh sáng chiếu vào mặt trước thấu kính
( trục chính)
F
F’
trước
sau
O
O: Quang tâm
F: Tiêu điểm vật (trước thấu kính)
F’: Tiêu điểm ảnh (sau thấu kính)
OF=OF’=f: tiêu cự
- Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
+ Tia tới qua quang tâm, tia ló tiếp tục truyền thẳng.
+ Tia tới song song với trục chính, tia ló qua tiêu điểm ảnh F’ ( sau thấu kính.
+ Tia tới qua tiêu điểm F ( trước thấu kính ), tia ló song song với trục chính.
Thấu kính thường được làm bằng vật liệu gì?
HS trả lời HS khác nhận xét.
GV kết luận.
GV: Yêu cầu HS chỉ ra cho được đâu là quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.
GV: Yêu cầu HS nêu đường truyền của một số tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
HS: Nêu.
HS khác nhận xét
GV kết luận
Hoạt động 2: Bài tập ( 29 phút )
Mục tiêu: - Hiểu được cách vẽ ảnh của một điểm sáng và ảnh của một vật sáng tạo bởi TKHT
- Vận dụng hình học tính khoảng cách từ ảnh đến TK và độ cao của ảnh.
S’
S
Bài tập 1: Trên hình cho S’ là ảnh của S. Cho biết ảnh thật hay ảo? Loại thấu kính? Bàng cách vẽ xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’S
Bài giảiS
.
I
F’
O
F’
S’
S’ là ảnh thật
Thấu kính hội tụ vì điểm sáng s qua thấu kính cho ảnh thật.
Xác định O, F, F’
Nối SS’ cắt trục chính của thấu kính tại O
Dựng đường thẳng vuông góc với trục chính tại O
Đó là vị trí đặt thấu kính.
Từ S dựng tia SI song song với trục chính của thấu kính. Nối I với S’ cắt trục chính tại F’.
Lấy OF=OF’
Bài tập 2:
Một vật sáng AB có dạng mũi tên có độ cao AB= 1 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cách thấu kính một đoạn OA=6cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự là f= 4cm.
a) Dựng ảnh A’B’ cuả vật AB tạo bởi thấu kính đã cho.
b) Dùng hình học tính độ cao cuả ảnh và khoảng cách OA’ từ ảnh đến thấu kính.
Bài giải
a) Dựng ảnh
Dùng hai tia sáng đặc biệt dựng ảnh B’. Từ B’ hạ vuông góc với trục chính của thấu kính cắt trục chính tại A’ ảnh của A
B
A’
O
A
I
B’
b) Tính A’B’; OA’
Tam giác ABF đồng dạng với tam giác FOI
Với A’B’=OI
Ta có hệ thức đồng dạng
AF=OA-OF=6-4=2cm
OI=AB.
A’B’=2AB=2.1=2cm
Tam giác A’B’O đồng dạng với tam giác ABO nên ta có hệ thức đồng dạng
OA’=2OA=2.6=12cm
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
HS: Đọc bài tập 1
GV: Yêu cầu HS lên bảng giải?
HS lên bảng giải.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm.
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
HS: Đọc bài tập 1
GV: Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt đề bài.
HS: Lên bảng tóm tắt đề bài.
HS kasc nhận xét.
GV nhận xét cho điểm.
GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình.
HS: Lên bảng vẽ hình.
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét cho điểm.
GV: Yêu cầu HS khá, giỏi lên bảng giải?
HS lên bảng giải.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Hoạt động luyện tập ( Củng cố kiến thức ) ( 2 phút )
GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
HS khác nhận xét.
GV kết luận.
4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Bài 44: THẤU KÍNH PHÂN KỲ - TIÊT 48
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
- Nhận biết được thấu kính phân kì .
- Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.
b) Kĩ năng:
- Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này.
- Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.
c) Thái độ: Yêu thích môn học, cẩn thận, linh hoạt.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Xác định đúng đắn mục tiêu bài học, tổ chức hoạt động tốt, hợp tác nhóm.
II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn vị của giáo viên: Thấu Kính phân kì.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài trước khi đến lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 1 phút )
GV: Chúng ta đã được tìm hiểu về TKHT và tính chất ảnh của một vật tạo bởi TKHT. Vậy TKHT và TKPK có gì khác nhau? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
HS Chú ý lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 35 phút )
Nội dung
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính phân kì (15 phút)
Mục tiêu: - Biết được đặc điểm của TKPK
- Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ:
1. Quan sát và tìm cách nhận biết:
C2: Thấu kính phân kì làm bằng vật trong suốt có phần rìa dày hơn phần giữa.
2. Thí nghiệm:
C3: Chùm sáng tới song song, vuông góc với mặt của thấu kính cho chùm tia ló loe rộng ra.
- Tiết diện của TK:
GV: Đưa cho Hs hai loại thấu kính yêu cầu Hs tìm ra thấu kính hội tụ? Các thấu kính còn lại khác với thấu kính hội tụ ở điểm nào?
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Giới thiệu: Thấu kính còn lại là THPK. Yêu cầu HS so sánh độ dày phần rìa và phần giữa của TKPK
HS: TKPK có phần rìa dày hơn phần giữa.
GV: Yêu cầu Hs quan sát thí nghiệm ảo trên màn hình và trả lời các câu hỏi C3.
HS: Quan sát và trả lời C3: Chùm tia ló là chùm phân kì.
GV: Giới thiệu tiết diệnc ủa TKPK trên màn hình và kí hiệu của TKPK.
HS: Chú ý quan sát và ghi nhớ.
Hoạt động 2:Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK (20phút)
Mục tiêu:- Hiểu được trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK.
- Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.
II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNHPHÂN KÌ:
1. Trục chính:
Tia đi qua thấu kính không bị đổi hướng mà đi thẳng, tia đó trùng với trục chính của thấu kính. Ký hiệu:
2. Quang tâm:
Trục chính cắt thấu kính tại O. O là quang tâm của thấu kính. Mọi tia sáng đi qua quang tâm đều đi thẳng.
3. Tiêu điểm:
- Các tia ló kéo dài gặp nhau tại một điểm trên trục chính, gọi là tiêu điểm.
- Mỗi TK có hai tiêu điểm F và F’ nằm đối xứng với nhau qua quang tâm O.
4. Tiêu cự:
Tiêu cự là khoảng cách giữa quang tâm đến tiêu điểm: OF = OF’ = f
GV: Hãy cho biết trong 3 tia ló thì tia nào khi đi qua TKPK không bị khúc xạ?
?: Quang tâm của TKPK là gì?
GV: Các em hãy kéo dài các tia sáng ló bằng bút chì? Nhận xét các đường kéo dài.
GV: Tiêu điểm F’ nằm đối xứng với F qua quang tâm.
?: Tiêu cự của TK là gì?
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi và rút ra kiến thức cần thiết.
3. Hoạt động luyện tập ( Củng cố kiến thức ) ( 2 phút )
GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Nhấn mạnh nội dung chính của bài.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
III - VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C6 đến C8.
HS: Trả lời C6 đến C8.
HS khác nhận xét
GV: Nhận xét chung
C7:
C8: Kính cận là thấu kính phân kì. Có thể nhận biết bằng một trong hai cách sau:
- Phần rìa của thấu kính dày hơn phần giữa.
- Đặt thấu kính gần dòng chữ. Nhìn qua thấu kính thấy ảnh của dòng chữ nhỏ hơn khi nhìn trực tiếp dòng chữ đó.
C9: Thấu kính phân kì có những đặc điểm trái ngược với thấu kính hội tụ
- Phần rìa của thấu kính dày hơn phần giữa.
- Chùm sáng tới song song với trục chính của thấu kính phân kì, cho chùm tia ló phân kì.
- Đặt thấu kính gần dòng chữ. Nhìn qua thấu kính thấy ảnh của dòng chữ nhỏ hơn khi nhìn trực tiếp dòng chữ đó.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc có thể em chưa biết
HS: Đọc
IV. RÚT KINH NGHIỆM
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 8
Thực hành
Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình – Tiết 49
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
- HS biết cách tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
b) Kỹ năng:
- Tính toán được điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trong gia đình.
c) Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, khoa học khi tính toán thực tế và say mê học tập môn công nghệ.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Xác định đúng đắn mục tiêu bài học, tổ chức hoạt động tốt, hợp tác nhóm.
II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Quạt điện.
- Nghiên cứu trước các bài thực hành trong SGK và chuẩn bị sẵn báo cáo thực hành
2.Chuẩn bị của học sinh: SGK
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 3 phút )
GV: Quạt điện là một dụng cụ điện giúp làm mát cho chúng ta hàng ngày. Để hiểu rõ cách tính toán tiêu thụ điện của các đồ dùng điện trong gia đình như thế nào. Thầy trò của chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài Thực hành tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình
HS: Chú ý lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 40 phút )
Nội dung
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện. ( 15 phút )
Mục tiêu: Hiểu được công thức tính điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện.
Công thức tính điện nằng tiêu thụ của các đồ dùng điện: A=P.t
GV: Trong gia đình em sử dụng các loại đồ dùng điện gì?
HS: Ti vi, máy lạnh, quạt điện
GV: Để tính điện năng tiêu thụ trong ngày cần biết những đại lượng gì?
HS: Trả lời.
GV: Giảng giải cho HS biết: Điện năng là công của dòng điện, vậy điện năng được tính theo công thức: A=P.t
A là điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t.
Hoạt động 5: Thực hành tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình. ( 25 phút )
Mục tiêu: Có kỹ năng tính toán
A=P.t (Wh)
P=60W; t=4x30=120h
A=P.t=60.120=7.200Wh=7,2KWh
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập tính toán điện năng tiêu thụ của gia đình mình.
HS: Tính điện gia đình 220V và sử dụng đèn 220V-60W, tính điện năng bóng đèn tiêu thụ trong 1 tháng 30 ngày, mỗi ngày bật đèn 4 giờ.
GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời:
- Thời gian làm việc của đồ dùng điện.
- Công suất của đồ dùng điện.
HS: Thảo luận trả lời.
GV: Quạt bàn nhà em có mấy chiếc? Công suất của quạt là bao nhiêu? Nhà em sử dụng mấy tiếng trong ngày?
HS: Trả lời
GV: Đèn ống huỳnh quang có mấy cái? Công suất của đèn là bao nhiêu? Nhà em sử dụng mấy tiếng trong ngày?
HS: Trả lời và ghi BCTH
3. Hoạt động luyện tập ( Củng cố kiến thức ) ( 2 phút )
- Nhận xét tinh thần thái độ ý thức thực hành của HS
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình.
- Thu BCTH
- Ôn tập các kiến thức chương VI, VII.
4. Hoạt động vận dụng (nếu có)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 24 Phát.doc